Bộ tạo vi sóng là nguồn phát sóng hay máy phát sóng cao tần là bộ phận quan trọng nhất của thiết bị. Công dụng của bộ phận này là nguồn phát ra các tia vi sóng thực hiện hâm nóng hoặc nấu chín thức ăn. Nguồn phát ra các tia sóng thường là các loại đèn khác nhau. Từ nguồn phát sóng, các tia sóng chuyển động thành dòng bên trong ống dẫn sóng đi đến quạt phát tán. Bộ phận này sẽ phát tán các tia sóng khắp mọi phía. Các tia vi sóng sẽ phản xạ liên tục qua lại bên trong lò vi sóng
49 trang |
Chia sẻ: Tiểu Khải Minh | Ngày: 19/02/2024 | Lượt xem: 128 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng mô đun Bảo dưỡng sửa chữa thiết bị điện gia dụng (Trình độ: Trung cấp), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sóng vẫn vận hành tuy thế thức ăn không nóng.............................. 48
4.7. Bảng điều khiển không hoạt động hoặc hoạt động không đúng ............... 48
4.8. Lò vi ba bị cháy ở trong buồng nướng .................................................... 49
5
TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN
Tài liệu này thuộc loại giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng
nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh
thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
6
LỜI GIỚI THIỆU
Hiện nay các thiết bị điện gia dụng như nồi cơm, ấm đun nước, bình nước nóng, tủ
lạnh, điều hòa... được sử dụng phổ biến và thường xuyên tại các hộ gia đình Việt Nam.
Trong chương trình đào tạo sơ cấp điện dân dụng có mô đun “ Sửa chữa thiết bị điện dân
dụng”. Mô đun này nhằm đào tạo cho học viên các kiến thức về cấu tạo, nguyên lý hoạt
động và sửa chữa một số hư hỏng thường gặp cuacs các thiết bị điện gia dụng. Giáo trình
Sửa chữa tủ lạnh dân dụng luôn bám sát vào chương trình khung sơ cấp sửa chữa thiết bị
điện gia dụng. Giáo trình này là tài liệu quan trọng, có ý nghĩa thiết thực cho việc giảng
dạy của giáo viên và học tập của sinh viên. Giáo trình này có cấu trúc gồm sáu bài chủ
yếu là:
BÀI 1: LẮP ĐẶT, KIỂM TRA VÀ THAY THẾ CÁC LOẠI ĐÈN CHIẾU SÁNG
THÔNG DỤNG
BÀI 2: SỬA CHỮA BÀN LÀ
BÀI 3: SỬA CHỮA NỒI CƠM ĐIỆN
BÀI 4: BẢO DƯỠNG, SỬA CHỮA BÌNH NƯỚC NÓNG
BÀI 5: SỬA CHỮA MẠCH ĐIỆN TỦ LẠNH LÀM LẠNH TRỰC TIẾP
BÀI 6: SỬA CHỮA MẠCH ĐIỆN TỦ LẠNH QUẠT GIÓ
BÀI 7: SỬA CHỮA LÒ VI SÓNG
Trong quá trình biên soạn giáo trình, không tránh khỏi khiếm khuyết, tác giả rất
mong sự cộng tác và góp ý phê bình của bạn đọc, để ngày một hoàn thiện hơn
Lào Cai, ngày 10 tháng 7 năm 2017
Tác giả biên soạn
Đỗ Xuân Sinh
7
GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN
Tên mô đun: Bảo dưỡng sửa chữa thiết bị điện gia dụng
Mã mô đun: MĐ 02
Vị trí, tính chất của mô đun:
- Vị trí: Mô đun này bố trí học trước khi học viên đi thực tập tại cơ sở.
- Tính chất: Là môn học kiến thức kỹ thuật chuyên môn bắt buộc.
Mục tiêu của mô đun
Sau khi học xong môn học này, người học có khả năng:
- Giải thích được cấu tạo, nguyên lý hoạt động của nhóm thiết bị cấp nhiệt sử dụng
trong gia đình theo tiêu chuẩn kỹ thuật của nhà sản xuất.
- Giải thích được ý nghĩa các ký hiệu ghi trên nhãn động cơ.
- Vẽ được sơ đồ trải, sơ đồ đấu dây bộ dây động cơ 1 pha.
- Tháo lắp, bảo dưỡng được các thiết bị điện cấp nhiệt, thiết bị lạnh, động cơ điện 1
pha...
- Xác định được nguyên nhân và sửa chữa được các hư hỏng thông thường.
- Biết cách bố trí và đấu dây trên hộp nối và xác định được cực tính động cơ 1 pha.
- Quấn lại được bộ dây quạt điện, động cơ một pha, máy biến áp gia dụng.
- Đấu nối, vận hành được động cơ một pha đúng yêu cầu kỹ thuật.
- Rèn luyện tác phong công nghiệp. Lao động có kỷ luật, kỹ thuật, sáng tạo. Cẩn
thận, ngăn nắp, gọn gàng.
- Chủ động lập kế hoạch, dự trù được vật tư, thiết bị.
- Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và tư duy khoa học trong công việc.
Nội dung mô đun:
8
BÀI 1: LẮP ĐẶT, KIỂM TRA VÀ THAY THẾ CÁC LOẠI ĐÈN
CHIẾU SÁNG THÔNG DỤNG
Mục tiêu:
- Trình bày được cấu tạo và nguyên lý làm việc của các loại đèn chiếu sáng
thông dụng;
- Lắp đặt, kiểm tra và thay thế được các loại đèn chiếu sáng thông dụng;
- Rèn luyện tác phong công nghiệp.
Nội dung:
1. Đèn sợi đốt
1.1. Cấu tạo
Đèn sợi đốt hay còn gọi là đèn dây tóc được dùng rộng rãi trong các lĩnh vực
do cấu tạo đơn giản, lắp đặt dễ dàng.
Dây tóc bóng đèn được làm từ kim loại Wolfram (Kim loại có điện trở nóng
chảy rất cao). Để giảm tổn thất nhiệt lượng dây tóc được quấn xoắn. đường kính
xoắn càng lớn thì tổn thất nhiệt lượng càng giảm. dây tóc được mắc gíc dắc trên
cực phụ và hai cực chính của bóng đèn.
Trong bóng có thể chứa khí trơ hoặc chân không. Thường bóng có công suất
nhỏ thì hút chân không, còn bóng có công suất lớn hơn 75W thì nạp khí trơ để bảo
vệ sợi đốt.
1.2. Nguyên lý làm việc
Khi cho dòng điện đi qua sợi đốt của bóng đèn, do sợi đốt của bóng đèn có
điện trở suất lớn là Wolfram nên sợi đốt được đốt nóng đến nhiệt độ phát ra ánh
sáng khoảng (2000 3000)oK.
1.3. Ưu nhược điểm và ứng dụng
- Ưu điểm:
9
Nối trực tiếp với nguồn điện
Kích thước nhỏ
Rẻ tiền
Bật sáng ngay
Độ rọi cao
- Nhược điểm:
Tốn điện
Phát nhiệt
2. Đèn huỳnh quang
2.1. Cấu tạo
a. Bóng:
Đèn tuýp còn gọi là đèn huỳnh quang. Nguyên tắc phát quang của loại đèn
này là dựa trên cơ sở sự phóng điện trong các chất khí. Sau khi hút chân không
người ta nạp vào trong bóng một ít chất khí Argon và thuỷ ngân. Phía mặt trong
ống được bôi một lớp bột huỳnh quang. Hai điện cực đặt ở hai đầu ống.
1-Bột huỳnh quang
2-ống thuỷ tinh
3-Điện cực
b. Stăcte
1-Điên cực số 1
2-Điện cực số 2
3-Vỏ
4-Tụ điện
Nó được tạo thành từ ống nhỏ đựng đầy Argon hay neon. Có hai điện cực, một
trong hai điện cực được cấu tạo từ thanh lưỡng kim (hai kim loại có hệ số giãn nở
nhiệt khác nhau ghép xát lại với nhau) và được uốn cong hình chữ U.
1 2 3
2
1
3
4
10
Khi có điện áp đặt vào hai điện cực sẽ tạo nên sự phóng điện trong Stăcte.
Do nhiệt lượng toả ra nên điện cực 2 bị uốn cong và chạm vào điện cực 1 làm ngắn
mạch giữa hai điện cực, khi đó điện áp đặt lên hai điện cực giảm xuống, thanh
lưỡng kim nguội đi và trở về trạng thái ban đầu. Nếu không có sự phóng điện trong
đèn ống thì quá trình phóng điện trong Stăcte lại xảy ra đến khi sự phóng điện
trong đèn ống thành công mới thôi.
Tụ điện mắc giữa hai điện cực nhằm giảm nhiễu điện lúc phóng điện trông
Stắcte sang các thiêt bị dùng điện khác.
c. Chấn lưu điện cảm:
Có tác dụng nâng điện áp lúc lên cáo tạo điều kiện thuận lợi cho sự phóng
điện giữa hai điện cực của bóng đèn. Khi đèn làm việc chấn lưu có tác dụng ổn
định điện áp cấp cho bóng để đèn làm việc không bị nháy rung.
d. Chấn lưu điện tử:
Do sự phát triển của kỹ thuật điện tử người ta nghiên cứu và thay thế các
chấn lưu điện cảm bằng chấn lưu điện tử. Chấn lưu điện tử nhẹ hơn, tiêu thụ diện
năng ít hơn chấn lưu điện cảm.
Chấn lưu điện tử biến tần số dòng điện từ 50HZ lên tới 20KHZ khí đó điện
áp cũng tăng theo
2.2. Nguyên lý làm việc
Khi cấp nguồn vào mạch điện thì trên hai cực của stắcte có điện áp đặt vào
xuất hiện sự phóng điện giữa hai điện cực. Thanh lưỡng kim nóng lên, uốn cong
nối liền hai điện cực của stăcte lúc này. Lúc đó sợi đốt ở hai cực của bóng đèn có
dòng điện chảy qua và nóng lên làm hơi thuỷ ngân ở hai đầu bóng đèn bốc hơi tạo
thành các đám mây điện tử ở hai đầu bóng đèn và dần lan rộng về giữa, là môi
trường dẫn điện khi có điện áp đặt lên hai điện cực.
Sau một thời gian ngắn mạch thanh lưỡng kim nguội đi và sẽ trở lại trạng
thái ban đầu (Hai điện cực của Stắcte tách rời nhau ra) làm dòng điện trong mạch
bị mất đột ngột, từ trường của cuộn chấn lưu biến thiên mạnh để chống lại sự mất
11
đột ngột của dòng điện. Từ trường này làm phát sinh một xung điện có điện áp cao
đặt vào hai đầu cực của bóng đèn tạo nên sự phóng điện giữa hai điện cực của
bóng đèn. Dòng điện chảy trong bóng đèn làm phát sinh trong bóng các sóng điện
từ có tần số lớn va đập vào thành ống. Tại thành ống có lớp bột huỳnh quang hấp
thụ sóng điện từ này phát sinh ra tia bức xạ thứ cấp mắt người có thể nhìn thấy
được.
2.3 Ưu nhược điểm và ứng dụng
Ưu điểm
- Hiệu suất ánh sáng lớn
- Tuổi thọ cao
- Diện tích phất quang lớn
Nhược điểm
- Chế tạo khó, giá thành cao
- Khi đóng điện đèn nhấp nháy nên hại mắt
3. Đèn thủy ngân cao áp
3.1. Cấu tạo
Cấu tạo của bóng đèn này gồm có một bóng nhỏ hình ống bằng thạch anh.
đường kính khoảng 10 15 mm và chiều dài khoảng vài cm. Trong bóng có hai
điện cực và chứa thuỷ ngân với một lượng đủ bốc hơi khi đèn vận hành. áp suất
trong ống thay đổi từ 1 5 at tuỳ theo từng loại bóng. ẩng thạch anh này được đặt
thẳng đứng trong một bóng đèn tròn có tráng lớp bột huỳnh quang và chứa hơi khí
hiếm có áp suất thấp
3.2. Nguyên lý làm việc
12
Khi vận hành do điện cực phụ được gần 1 trong hai điện cực chính và nối
với cực chính còn lại thông qua một điện trở phụ. Khi cấp nguồn, hai điện cực đặt
gần nhau sẽ phóng điện sang nhau sinh nhiệt làm thuỷ ngân bốc hơi (Quá trìng
khởi động). Quá trình khởi động thường kéo dài từ 4 5 phút. Lúc này đèn có ánh
sáng màu đỏ.
Khi môi trường trong ống thuỷ tinh là hơi thuỷ ngân thì sự phóng điện giữa hai
điện cực chính xảy ra và xuất hiện các tia cực tím bức xạ bắn phá vào bầu thuỷ tinh
bên ngoài có bột huỳnh quang. Lớp bột huỳnh quang này hấp thụ tia tử ngoại và phát
sinh ánh sáng mắt người nhìn thấy được
Cuộn chấn lưu có tác dụng làm ổn định và hạn chế dòng điện lúc đèn vận
hành.
Tụ điện mắc song song với đèn để bù công suất.
3.3. Ưu, nhược điểm và ứng dụng
Ưu điểm
- Hiệu suất ánh sáng lớn
Tuổi thọ cao
- Diện tích phất quang lớn
Nhược điểm
- Chế tạo khó, giá thành cao
- Khi đóng điện đèn không sáng ngay mà cần thời gian mồi
13
4. Thực hành lắp đặt, kiểm tra và thay thế
4.1. Đèn sợi đốt
4.1.1. Lắp mạch điều khiển 1 đèn sợi đốt
a. Sơ đồ mạch điện
*Sơ đồ nguyên lý
Hình 6.1.2: Sơ đồ nguyên lý
Trên hình vẽ là sơ đồ nguyên lý của mạch đèn sợi đốt, trong đó CC là cầu
chì, K là công tắc và Đ là bóng đèn sợi đốt.
*Sơ đồ lắp đặt
Hình 6.1.3: Sơ đồ lắp đặt
b. Các bước thực hiện lắp đặt và đấu dây
• Bước 1: Lắp các thiết bị lên panel thực hành
Ở bước này cần xác định vị trí các thiết bị trên panel và gá lắp chúng lên.
Với sơ đồ mạch như trên, các thiết bị cần gá lắp bao gồm: Ống PVC; bảng
điện
và bóng đèn.
• Bước 2: Đấu dây
- Luồn dây trong ống đến các vị trí đấu lắp của các thiết bị
14
- Đấu dây các thiết bị
c. Thực hành lắp đặt và đấu dây
* Công tác chuẩn bị:
- Dụng cụ
TT Tên dụng cụ Số lượng Ghi chú
1 Kìm tuốt dây 01
2 Kìm điện 01
3 Kìm cắt dây 01
4 Tuôc nơ vít 4 cạnh 01
5 Tuôc nơ vít 2 cạnh 01
- Thiết bị vật tư
TT Tên Thiết bị, vật tư Số lượng Ghi chú
1 Dây dẫn đơn 1,5 mm 10m
2 Bảng điện 01 cái
3 Ống PVC 10m
4 Khớp nối 05 cái
5 Bóng đèn 01 cái
6 ốc vít 20 cái
* Thao tác mẫu
Đây là bài học đầu tiên về kỹ năng lắp ráp mạch đèn chiếu sáng, các bài lắp
ráp mạch sẽ thực hiện trên panel thực hành. Các thiết bị lắp trên panel thực hành
theo phải đảm bảo khoảng cách vừa đủ để sinh viên dễ dàng liên hệ với mạch điện
thi công ngoài thực tế. Thao tác mẫu là một công việc rất quan trọng trong giờ thực
hành, quá trình thao tác mẫu chính xác, rõ ràng sẽ giúp sinh viên nắm chắc được
kiến thức và dễ dàng trong việc rèn luyện kỹ năng.
Phần này giáo viên sẽ thao tác tỉ mỉ lần lượt từng bước thực hiện công việc
để sinh viên quan sát. Vừa thao tác, vừa kết hợp thuyết trình và đối chiếu với bảng
quy trình kỹ thuật để học viên nắm rõ được các bước thực hiện.
Trong quá trình thao tác mẫu, nếu thấy sinh viên chưa hiểu hoặc chưa rõ
bước nào thì giáo viên sẽ thao tác lại bước đó.
* Thực hành
- Chia nhóm và phân bổ các nhóm vào vị trí thực hành
- Các nhóm tiến hành thực hiện công việc
- Trong thời gian sinh viên thực hành, giáo viên phải thường xuyên quan sát,
uốn nắn và chỉnh sửa các thao tác còn chưa đúng, chưa đạt của để hoàn thiện kỹ
năng cho các em.
* Đánh giá kết quả
15
Kết thúc giờ thực hành, giáo viên dựa vào các tiêu chí đánh giá của bài thực
hành để đánh giá kết quả của từng nhóm. Đối với kỹ năng đấu mạch đèn sợi đốt,
sản phẩm cuối cùng phải đạt được những tiêu chí sau:
- Mạch hoạt động tốt
- Các thiết bị đặt đúng theo kích thước của bản vẽ sơ đồ lắp ráp
- Mạch điện đảm bảo các điều kiện về an toàn điện
Từ kết quả bài thực hành của các nhóm, nhận xét kết quả chung của cả lớp.
Nhắc nhở, nhấn mạnh những kiến thức, những thao tác cần lưu ý trong bài.
4.1.2. Lắp đặt mạch điện 2 đèn đấu song song, nối tiếp
a. Sơ đồ nguyên lý
* Sơ đồ mạch hai đèn nối tiếp
Hình 6.2.1: Sơ đồ mạch hai đèn nối tiếp
* Sơ đồ mạch hai đèn song song
Hình 6.2.1: Sơ đồ mạch hai đèn song song
b. Trình tự lắp đặt
Khi thực hiện lắp đặt mạch điện ta tiến hành theo trình tự sau:
- Lắp đặt và đấu nối các thiết bị trên bảng điện bao gồm: cầu chì; công tắc.
- Xác định vị trí và lấy dấu chỗ lắp bảng điện và đèn
- Đặt các ống nối, hộp nối vào tuyến đường dây đã định sẵn
- Mắc đèn vào vị trí đã được lấy dấu
- Luồn dây vào trong các ống tới các thiết bị, số lượng dây dẫn đã được qui
định trên sơ đồ, chừa các đầu dây tại các hộp nối.
- Đấu nối các đầu dây theo sơ đồ và cho vận hành thử.
c. Lắp đặt mạch điện
* Công tác chuẩn bị
+ Dụng cụ
TT Tên dụng cụ Số lượng Ghi chú
1 Kìm tuốt dây 01
2 Kìm điện 01
16
3 Kìm cắt dây 01
4 Tuôc nơ vít 4 cạnh 01
5 Tuôc nơ vít 2 cạnh 01
6 Bút thử điện 01
+ Thiết bị vật tư
TT Tên Thiết bị, vật tư Số lượng Ghi chú
1 Dây dẫn đơn 1,5 mm 10m
2 Bảng điện 01 cái
3 Cầu chì 01 cái
4 Công tắc 01 cái
5 Ổ cắm 01 cái
6 Ống PVC 10m
7 Khớp nối 05 cái
8 Bóng đèn 01 cái
9 Ốc vít 20 cái
* Thao tác mẫu
Phần lắp đặt các mạch đèn sinh viên đã hình thành được kỹ năng ở các bài
trước. Đối với bài này giáo viên chỉ thao tác mẫu kỹ năng lắp đặt đèn huỳnh quang
trên panel thực hành. Vừa thao tác vừa thuyết trình và đối chiếu với các bước thực
hiện đã học để sinh viên nắm chắc được kiến thức và trình tự thao tác.
Trong quá trình thao tác mẫu, nếu thấy sinh viên chưa hiểu hoặc chưa rõ
bước nào thì giáo viên sẽ thao tác lại bước đó.
* Thực hành
- Chia nhóm và phân bổ các nhóm vào vị trí thực hành
- Các nhóm tiến hành thực hiện công việc
- Trong thời gian sinh viên thực hành, giáo viên phải thường xuyên quan sát,
uốn nắn và chỉnh sửa các thao tác còn chưa đúng, chưa đạt của để hoàn thiện kỹ
năng cho các em.
17
4.2. Đèn huỳnh quang
a. Sơ đồ nguyên lý
Hình 4.1.5: Mạch đèn huỳnh quang
b. Các bước thực hiện lắp đặt và đấu dây
Mạch đèn huỳnh quang được cho trên hình vẽ 9.1.5. Để lắp đặt mạch đèn
huỳnh
quang ta thực hiện theo các bước sau:
• Bước 1: Lắp các thiết bị lên panel thực hành
Ở bước này cần xác định vị trí các thiết bị trên panel và gá lắp chúng lên.
Với sơ đồ mạch như trên, các thiết bị cần gá lắp bao gồm: Ống PVC; bảng điện và
đèn huỳnh quang
• Bước 2: Đấu dây
- Luồn dây trong ống đến các vị trí đấu lắp của các thiết bị
- Đấu dây các thiết bị
c. Thực hành lắp ráp mạch
* Công tác chuẩn bị:
- Dụng cụ
TT Tên dụng cụ Số lượng Ghi chú
1 Kìm tuốt dây 01
2 Kìm điện 01
3 Kìm cắt dây 01
4 Tuôc nơ vít 4 cạnh 01
5 Tuôc nơ vít 2 cạnh 01
- Thiết bị vật tư
TT Tên Thiết bị, vật tư Số lượng Ghi chú
1 Dây dẫn đơn 1,5 mm 10m
2 Bảng điện 01 cái
3 Ống PVC 10m
18
4 Khớp nối 05 cái
5 Bóng đèn 01 cái
6 ốc vít 20 cái
* Thao tác mẫu
Phần lắp đặt các mạch đèn sinh viên đã hình thành được kỹ năng ở các bài
trước. Đối với bài này giáo viên chỉ thao tác mẫu kỹ năng lắp đặt đèn huỳnh quang
trên panel thực hành. Vừa thao tác vừa thuyết trình và đối chiếu với các bước thực
hiện đã học để sinh viên nắm chắc được kiến thức và trình tự thao tác.
Trong quá trình thao tác mẫu, nếu thấy sinh viên chưa hiểu hoặc chưa rõ
bước nào thì giáo viên sẽ thao tác lại bước đó.
* Thực hành
- Chia nhóm và phân bổ các nhóm vào vị trí thực hành
- Các nhóm tiến hành thực hiện công việc
- Trong thời gian sinh viên thực hành, giáo viên phải thường xuyên quan sát,
uốn nắn và chỉnh sửa các thao tác còn chưa đúng, chưa đạt của để hoàn thiện kỹ
năng cho các em.
4.3. Đèn thủy ngân cao áp
a. Các bước thực hiện lắp đặt và đấu dây
• Bước 1: Lắp các thiết bị lên panel thực hành
Ở bước này cần xác định vị trí các thiết bị trên panel và gá lắp chúng lên.
Với sơ đồ mạch như trên, các thiết bị cần gá lắp bao gồm: Ống PVC; bảng điện và
bộ đèn halogen
• Bước 2: Đấu dây
- Luồn dây trong ống đến các vị trí đấu lắp của các thiết bị
- Đấu dây các thiết bị
b. Thực hành lắp đặt và đấu dây
* Công tác chuẩn bị:
- Dụng cụ
TT Tên dụng cụ Số lượng Ghi chú
1 Kìm tuốt dây 01
2 Kìm điện 01
3 Kìm cắt dây 01
4 Tuôc nơ vít 4 cạnh 01
5 Tuôc nơ vít 2 cạnh 01
- Thiết bị vật tư
19
TT Tên Thiết bị, vật tư Số lượng Ghi chú
1 Dây dẫn đơn 1,5 mm 10m
2 Bảng điện 01 cái
3 Ống PVC 10m
4 Khớp nối 05 cái
5 Bóng đèn 01 cái
6 ốc vít 20 cái
* Thao tác mẫu
Kỹ năng lắp ráp mạch sinh viên đã được thao tác rất nhiều ở các bài trước,
điểm khác biệt nhất của bài này là kỹ năng lắp ráp bộ đèn halogen lên trên panel
thực hành. Giáo viên chỉ thao tác mẫu bước này, vừa thao tác, vừa kết hợp thuyết
trình và đối chiếu với bảng quy trình kỹ thuật để học viên nắm rõ được các bước
thực hiện.
Trong quá trình thao tác mẫu, nếu thấy sinh viên chưa hiểu hoặc chưa rõ
bước nào thì giáo viên sẽ thao tác lại bước đó.
* Thực hành
- Chia nhóm và phân bổ các nhóm vào vị trí thực hành
- Các nhóm tiến hành thực hiện công việc
- Trong thời gian sinh viên thực hành, giáo viên phải thường xuyên quan sát,
uốn nắn và chỉnh sửa các thao tác còn chưa đúng, chưa đạt của để hoàn thiện kỹ
năng cho các em.
20
BÀI 2: SỬA CHỮA BÀN LÀ
Mục tiêu:
- Trình bày được cấu tạo và nguyên lý làm việc của bàn là;
- Kiểm tra, sửa chữa được những hư hỏng thường gặp của bàn là;
- Rèn luyện tác phong công nghiệp.
Nội dung:
1. Cấu tạo và nguyên lý làm việc
1.1. Dây may xo
- Dây may xo được làm bằng hợp kim Niken - Crôm, chịu được nhiệt độ cao.
1.2. Rơ le nhiệt
Điều chỉnh nhiệt độ tự động của bàn là bằng rơle nhiệt RN đóng mở mạch điện
cấp cho dây điện trở. Tuỳ vị trí điều chỉnh của rơle nhiệt RN để cho cam lệch tâm C
thay đổi thay đổi khoảng cách vị trí tiếp điểm của rơle nhiệt mà bàn là có nhiệt độ
làm việc khác nhau.
1.3. Nguyên lý làm việc
Khi cho cấp nguồn vào bàn là sẽ có dòng điện chạy trong dây đốt nóng, dây đốt
nóng toả nhiệt và nhiệt được tích vào đế của bàn là làm đế bàn là đủ nóng để là uần áo.
Trong bàn là có rơle nhiệt, phần tử cơ bản của rơle nhiệt là một thanh lưỡng
kim cấu tạo từ hai tấm kim loại có hệ số dãn nở nhiệt khác nhau, một tấm có hệ số
dãn nở nhiệt lớn, một tấm có hệ số dãn nở nhiệt nhỏ (hình 1-4).
Khi nhiệt độ của bàn là đạt đến trị số quy định thì nhiệt lượng toả ra của
bàn là làm cho thanh kim loại kép bị uốn cong về phía tấm kim loại có hệ số
dãn nở nhỏ, nó đẩy tiếp điểm làm tiếp điểm mở ra, kết quả làm cắt mạch điện
vào bàn là. Khi bàn là nguội đến mức quy định, thanh kim loại trở về dạng ban
đầu, tiếp điểm rơle nhiệt tự động đóng lại làm kín mạch điện, bàn là được
đóng điện, đèn tín hiệu Đ sáng. Thời gian đóng mở của rơle nhiệt phụ thuộc vào
Hình 2-1. Sơ đồ nguyên lý của bàn là
Sợi đốt
Cam C
Đèn Đ
Thanh lưỡng kim
21
việc điều chỉnh vị trí cam C. Khi sử dụng, tuỳ thuộc loại vải nào, nhiệt độ cần
thiết là bao nhiêu, trên bàn là đã chỉ vị trí điều chỉnh nhiệt độ tương ứng.
2. Thực hành kiểm tra và sửa chữa những hư hỏng thường gặp của bàn là
a. Rơ le nhiệt
Rơ le nhiệt của bàn là thường hỏng ở dạng như không tiếp xúc tiếp điểm hoặc
tiếp điểm bị dính. Nguyên nhân xảy ra do quá trình làm việc lâu ngày, tiếp điểm đóng
cắt sinh ra tia lửa điện làm cháy tiếp điểm. Khi xảy ra hư hỏng ta phải kiểm tra vệ
sinh lại tiếp điểm bằng giấy ráp mịn, nếu không được ta phải thay thế rơ le nhiệt mới.
b. Dây điện trở
Khi dây điện trở làm việc lâu ngày sẽ xảy ra hiện tượng bị đứt (Không xảy ra
hiện tương chập). Khi dây điện trở bị đứt cần phải thay dây mới. Để thay dây điện
trở, ta phải tháo dây dẫn cắm điện rồi mở vỏ bàn là ra, tiếp theo tháo vỏ và bộ phận
điều chỉnh nhiệt độ (nếu có), sau đó tháo bỏ dây cũ, thay dây mới vào và lắp lại.
c. Dây dẫn, phích cắm, đèn báo
Các bộ phận như dây dẫn phích cắm của bàn là thường hỏng ở dạng chập
chờn, tiếp xúc không tốt. Khi sửa chữa cần phải kiểm tra lại như sau:
- Kiểm tra cách điện giữa vỏ bàn là và mạch điện (các phần dẫn điện trong bàn
là). Việc kiểm tra phải được tiến hành trong một phút ở nhiệt độ làm việc nóng
nhất của bàn là.
- Kiểm tra tất cả các mối nối của mạch điện xem có tiếp xúc tốt không,
- Đèn tín hiệu phải làm việc bình thường, khi cắm điện vào đèn phải sáng,
- Mặt đế bàn là phải sạch và trơn láng.
- Tay cầm phải chắc chắn (không lỏng, không lung lay).
22
BÀI 3: SỬA CHỮA NỒI CƠM ĐIỆN
Mục tiêu:
- Trình bày được cấu tạo và nguyên lý làm việc của nồi cơm điện;
- Kiểm tra, sửa chữa được những hư hỏng thường gặp của nồi cơm điện;
- Rèn luyện tác phong công nghiệp.
Nội dung:
1. Cấu tạo
1.1. Điện trở nấu
Điện trở nấu hay còn gọi là phần đốt nóng (mâm nhiệt): Dây điện trở được đúc
trong ống có chất chịu nhiệt và cách điện với vỏ ống và đặt trong mâm dưới đáy
nồi, giống như một bếp điện. Ở giữa mâm nhiệt có bộ cảm biến nhiệt bên dưới nồi
dùng để tự động ngắt điện khi cơm chín.
1.2. Điện trở ủ
Khi kết thúc giai đoạn nấu cơm thì điện trở ủ của nồi cơm điện được đấu nối
tiếp với điện trở nấu nhằm giảm dòng điện đi qua điện trở nấu nên giảm nhiệt độ
nấu xuống nhiệt độ ủ giúp nồi cơm luôn nóng.
1.3. Rơ le từ
Rơ le từ được làm từ nam châm vĩnh cửu NS gắn dưới đáy nồi. Khi nồi
nóng lên, từ tính của nam châm giảm, nhờ lò xo điều khiển công tắc K tự động mở
tiếp điểm và chuyển sang chế độ ủ cơm, lúc này điện trở nấu nối tiếp với điện trở ủ,
đèn vàng sáng báo cơm ở chế độ ủ.
1.4. Cầu chì nhiệt
Trong nồi cơm điện có gắn cầu chì nhiệt để bảo vệ quá nhiệt cho nồi cơm.
Khi rơle từ bị hỏng, tiếp điểm nấu không ngắt khi kết thúc quá trình nấu dẫn đến
quá nhiệt nồi cơm. Lúc này cầu chì nhiệt sẽ đứt ra để bảo vệ nội khỏi bị cháy.
23
2. Nguyên lý làm việc
Hình vẽ trên là sơ đồ nồi cơm điện kiểu cơ thông dụng hiện nay. Sơ đồ mạch
điện đơn giản nhưng có thể làm việc tự động ở hai chế độ:
- Chế độ nấu cơm, dùng một điện trở mâm chính R1 đặt dưới đáy nồi.
- Chế độ ủ cơm hoặc ninh thực phẩm dùng thêm một điện trở phụ công suất
nhỏ R2 gắn vào thành nồi. Việc nấu cơm, ủ cơm được thực hiện hoàn toàn tự động.
Khi nấu cơm, ấn nút M để đóng công tắc, điện trở R2 được nối tắt, nguồn điện
trực tiếp vào mâm chính R1 có công suất lớn để nấu cơm. Khi cơm chín, nhiết độ
trong nồi tăng lên, nam châm vĩnh cửu NS gắn dưới đáy nồi nóng lên, từ tính của
nam châm giảm, công tắc K tự động mở tiếp điểm và chuyển sang chế độ ủ cơm,
lúc này R1 nối tiếp với R2, đèn vàng sáng báo cơm ở chế độ ủ.
3. Thực hành kiểm tra, sửa chữa những hư hỏng thường gặp của nồi cơm điện
Tuỳ theo nguyên nhân hư hỏng mà phán đoán xem sự cố ở khu vực nào, từ đó
đề ra phương án kiểm tra và sửa chữa.
a. Vừa cắm điện nồi cơm điện thì cháy cầu chì bảo vệ ngay
* Nguyên nhân:
- Do dây dẫn bên trong bị chập.
- Do dây dẫn tại phích cắm bị lỏng sinh nhiệt làm cháy dây gây ra chập
mạch.
* Cách khắc phục
- Sửa chữa hoặc thay dây mới.
- Xiết chặt lại dây dẫn tại phích cắm.
b. Cắm điện nồi cơm điện, nhấn chuyển mạch nguồn xuống thì cầu chì bảo vệ
liền bị cháy
* Nguyên nhân:
Dây dẫn nối giữa các linh kiện điện bị chập.
* Cách khắc phục
R1
R2
K L
M NS
V
Đ
~
24
Kiểm tra lại phần dây dẫn nối các thiết bị trong nồi cơm xem phần dây nào
bị nóng chảy và chạm chập với nhau, có thế dùng đồng hồ vạn năng để ở thang
X1 để kiểm tra.
c. Rò điện ra vỏ nồi
* Nguyên nhân:
- Các linh kiện hoặc công tắc bị ướt.
- Lớp cách điện của dây dẫn nối bên trong mạch điện bị chập.
- Do sợi đổt chạm vỏ
* Cách khắc phục
- Cắm điện cho nóng trong 10 phút để cho khô hẳn, hiện tượng rò điện sẽ
hết.
- Thay dây nối khác.
- Dùng đồng hồ vạn năng đặt ở thàn ôm X1 đo giữa 1 trong 2 cực của sợi đốt
với vỏ. nếu giá trị đo được có điện trở thấp thi phải thay thế nồi cơm.
d. Cơm đã chín nhưng công tắc chuyển mạch không phục hồi vị trí được, làm
cho cơm bị cháy
* Nguyên nhân:
- Kết cấu liên động của cần chuyển mạch không nhạy, nhiệt độ đã đạt ở
mức cao nhưng miếng từ mềm không rời ra nên không nhả công tắc điện.
- Đầu tiếp xúc của bộ cố định nhiệt lưỡng kim không nhả, dẫn tới tiếp điểm
bị nóng cháy.
- Đáy xoong bị méo mó và lõm xuống so với bình thường.
* Cách khắc phục:
- Kiểm tra lại cần liên động, điều chỉnh để cần liên động chuyển mạch linh
hoạt.
- Điều chỉnh lại thanh lưỡng kim để hoạt động linh hoạt, nếu tiếp điểm bị
cháy dính thì dùng mũi dao sắc cạo phẳng mặt tiếp xúc giữa 2 má tiếp điểm, sau đó
dùng giấy nhám mịn đánh mịn hoặc cần thiết có thể thay tiếp điểm khác.
- Kiểm tra lại xoong cơm, nếu thấy đáy xong bị méo, lõm xuống thì ta khôi
phục lại trạng thái ban đầu
e. Cơm nấu không chín
*Nguyên nhân:
- Giữa đáy nồi và mâm nhiệt có vật lạ rơi vào làm cho đáy nồi không tiếp
xúc tốt với mâm nhiệt. hoặc đáy nồi bị méo mó
- Lò xo phục hồi bị yếu.
* Cách khắc phục:
- Kiểm tra giữa đáy nồi và mâm nhiệt xem có vật lạ rơi vào hay không để
loại trừ vật lạ. Nếu đáy nồi bị méo mó, lồi lõm thì nắn lại đáy nồi.
- Có thể do lò xo phục hồi bị yếu ta khắc phục bằng cách kéo căng lò xo
phục hồi.
25
BÀI 4: BẢO DƯỠNG, SỬA CHỮA BÌNH NƯỚC NÓNG
Mục tiêu:
- Trình bày được cấu tạo và nguyên lý làm việc của bình nước nóng;
- Bảo dưỡng, kiểm tra và sửa chữa được những hư hỏng thường gặp của bình
nước nóng;
- Rèn luyện tác phong công nghiệp.
Nội dung:
1. Cấu tạo
1.1. Thanh đốt nóng (may xo)
Vỏ
bình
Nước
nóng ra
Nước
nóng ra
Nước
lạnh
Nước
lạnh
Rơ le bảo vệ và rơ le
khống chế nhiệt độ
Thanh lọc Sợi đốt
Van một chiều
Ha: Loại sợi đốt đặt đứng Hb: Loại sợi đốt đặt ngang
26
1.2. Rơ le nhiệt
1.3. Ap tô mat chống giật
Dây chống giật máy nước nóng bảo vệ an toàn cho người sử dụng., trẻ em
khi vô tình chạm tay vào điện hoặc bị rò rỉ ra môi trường bên ngoài từ máy nước
nóng trực tiếp và gián tiếp. Thiết bị sẽ ngắt trong thời gian 0.01 giây
27
2. Nguyên lý làm việc
Hình 1.11. Sơ đồ mạch điện
Khi bật công tắc cấp nguồn cho bình, sẽ có dòng điện đi qua sợi đốt để sinh
nhiệt đun nước nóng. Nhiệt lượng của bình phụ thộc vào việc ta điều chỉnh núm
chỉnh chiệt độ trên rơ la khống chế nhiệt độ. Nhiệt độ cao nhất là 80 độ C.
Khi nhiệt độ của nước đạt đến nhiệt độ yêu cầu, rơ le khống chế nhiệt độ sẽ
ngắt điện cấp cho sợi đốt. Khi nước nguội rơ le sẽ tự động bật lại để tiếp tục đun
nước.
3. Thực hành kiểm tra và sửa chữa những hư hỏng thường gặp của bình nước
nóng
a. Nước không nóng:
* Nguyên nhân:
Do mất điện cấp cho sợi đốt
Hỏng sợi đốt
* Cách kiểm tra:
Ta dựa vào đèn báo nguồn: nếu đền báo không sáng ta kiểm tra nguồn đốt
cấp cho sợi đốt bằng cách kiểm tra trước và sau aptômát, kiểm tra rơ le bảo vệ, rơ
le khống chế nhiệt độ, dây dẫn. Nếu đèn báo sáng ta kiểm tra zắc cắm, kiểm tra sợi
đốt (điện trở suất vào khoảng 20).
b. Nước nóng chậm.
* Nguyên nhân:
- Nguồn điện yếu
- Còn bẩn bám nhiều ở sợi đốt
- Đặt nhiệt độ thấp hoặc rơ le khống chế nhiệt độ đóng cắt không hợp lý.
* Cách kiểm tra:
Trước hết kiểm tra nguồn điện, sau đó kiểm tra núm điều chỉnh nhiệt độ,
kiểm tra vỏ bình (cách nhiệt kém), thông thường sau một thời gian cặn bẩn bám
nhiều ở sợi đốt do đó ta phải tiến hành vệ sinh xúc xả.
c. Rò nước:
RL bảo vệ
RL khống
chế nhiệt độ
Sợi
đốt
28
* Nguyên nhân:
- Do hở zắc co nối ống
- Hở zoăng
- Do thủng bình
* Cách kiểm tra:
Trước hết kiểm tra sơ bộ zắc co nối ống, zoăng cao su, đối với bình bằng
kim loại thường gặp hiện tượng thủng do đó ta phải tháo vỏ ngoài bới xốp ở phần
đáy rồi bơm nước vào kiểm tra khắc phục chỗ thủng (hàn điện).
d. Rò điện:
* Nguyên nhân:
- Do dây dẫn dẫn điện chạm ra vỏ
- Rơ le chạm ra vỏ
- Sợi đốt chạm ra vỏ
* Cách kiểm tra:
Ta tách sợi đốt ra khỏi mạch điện sau đó kiểm tra, nếu không có hiện tượng
như ban đầu thì ta kiểm tra và khắc phục sợi đốt, nếu điện rò ra vỏ ta kiểm tra dây
dẫn rơ le.
29
BÀI 5: SỬA CHỮA MẠCH ĐIỆN TỦ LẠNH LÀM LẠNH TRỰC
TIẾP
Mục tiêu:
- Trình bày được cấu tạo và nguyên lý làm việc của tủ lạnh làm lạnh trực tiếp;
- Kiểm tra và sửa chữa được những hư hỏng thường gặp phần mạch điện của
tủ lạnh làm lạnh trực tiếp;
- Rèn luyện tính cẩn thận trong công việc.
Nội dung:
1. Sơ đồ mạch điện nguyên lý
L N
Đ Công tắc
Rơle
khống
chế nhiệt
độ
Sấy dàn lạnh
C
R
S
C
L
H
Rơle khởi động
Rơle bảo vệ
30
2. Cấu tạo
2.1. Động cơ máy nén
Block được sử dụng nhiều ở tủ lạnh là Block piston.
a. Cấu tạo:
Có phần cơ và phần điện
* Phần điện: Có nhiệm vụ biến điện năng thành cơ năng để làm quay trục
cơ. Phần điện bao gồm rôto và Stato:
* Phần cơ:
Có nhiệm vụ nhận chuyển động từ động cơ điện làm piston dịch chuyển
trong xilanh để thực hiện quá trình hút nén. Phần cơ gồm có trục khuỷu, tai biên,
piston, xi lanh, lá van, tiêu âm.
b. Cách xác định các chân đấu điện Block
Vì bên trong Block có hai cuộn dây là cuộn dây làm việc và cuộn dây khởi
động. Một đầu của cuộn dây làm việc và một đầu của cuộn dây khởi động chụm lại
với nhau gọi chung là C. Đầu kia của cuộn dây làm việc gọi là đầu chạy R còn đầu
kia của cuộn khởi đông gọi là chân đề S do đó ở đầu ra của Bloc có ba chân là C,
R, S
Cách xác định: Dùng đồng hồ đo ôm thang X1 đo ba chân với nhau. Lần
đo nào điện trở lớn nhất đó là chân chạy R và chân đề S, chân còn lại là chân
chung C. Từ chân C ta đo lần lưới với hai chân kia, lần đo nào có điện trở nhỏ là
chân R, lớn hơn là chân S (vì tiết diện cuộn dây làm việc lớn hơn tiết diện cuộn
dây khởi động).
R
S
C
31
2.2. Rơ le cảm biến nhiệt độ
a. Công dụng:
Điều chỉnh, khống chế và duy trì nhiệt độ trong tủ.
b. Cấu tạo:
2.3. Rơ le khởi động
Sấy Sấy
3
1
2
Nguồn
Sấy
Lốc
L
H
C
Nguồn Lốc
6
4
5
Nguồn Lốc
M
Đầu cảm biến
Cơ cấu
Vít
chỉnh
Hộp
xếp
32
a. Công dụng
Block tủ lạnh thường sử dụng động cơ điện một pha khởi động bằng cuộn
dây hoặc khởi động bằng tụ khởi động nên phải sử dụng rơ le khởi động. Rơ le này
tương tự như công tắc tự động đóng mạch khi khởi động và tự động ngắt mạch khi
khởi động xong.
b. Cấu tạo:
* Rơ le dòng điện:
* Rơ le bán dẫn
L: Nguồn vào
M: Ra chân chạy
S: Ra chân đề
L1, L2: Nguồn vào
M: Ra chân chạy
S: Ra chân đề
L
M
S
L
S
M
Kiểu 1 vào 2 ra
L2 S
M
L1
Kiểu 2 vào 2 ra
2
4
1
3
C
S
R
4
3
2
1
Tụ ngâm
33
2.4. Rơ le bảo vệ
a. Công dụng:
Rơ le bảo vệ có tác dụng ngắt mạch để bảo vệ động cơ khi bị quá tải do
dòng điện cao hoặc nhiệt độ của động cơ quá cao.
b. Cấu tạo:
3. Nguyên lý làm việc
Khi được cấp nguồn, sẽ có dòng điện đi từ L qua rơ le khống chế nhiệt độ,
qua rơ le bảo vệ, qua cuộn chạy của máy nén, qua cuộn dây của rơle khởi động và
về nguồn N.
Dòng qua cuộn dây của rơle khởi động lúc này là dòng khởi động nên tiếp
điểm rơ le khở động đóng lại đưa cuộn khởi động của máy nén vào mạch điện giúp
cho máy nén khởi động. Khi khởi động xong tiếp điểm của rơ le tự động mở ra kết
thúc quá trình khởi động.
Khi nhiệt độ của tủ đạt đến nhiệt độ đặt thì rơ le khống chế nhiệt độ ngắt
điện cấp cho máy nén, khi nhiệt độ trong tủ tăng cao, rơ le lại đóng tiếp điểm để
cấp nguồn cho máy nén hoạt động để tủ làm lạnh.
Công tắc cửa tủ điều khiến cấp nguồn đèn chiếu sáng khi mở cửa và cắt
nguồn khi đóng cửa
4. Kiểm tra và sửa chữa những hư hỏng của mạch điện tủ lạnh
4.1. Block hoạt động nhưng tủ không làm lạnh
a. Nguyên nhân:
Nguồn vào
Tiếp
điểm
Thanh lưỡng kim
Sợi
đốt
Nguồn vào Nguồn ra
Tiếp
điểm
Thanh lưỡng kim
Sợi
đốt
34
- Hệ thống hết ga
- Tắc ga hoàn toàn
- Do block luồn hơi (tụt hơi)
- Đối với tủ lạnh quạt gió có thể quạt gió không làm việc
b. Cách kiểm tra:
- Đối với tủ lạnh quạt gió ta đặt tay ở cửa gió ra. Nếu không có gió thổi ra ta
kiểm tra nguồn cấp cho quạt, kiểm tra quạt. Nếu có gió thổi ra hoặc đối với tủ lạnh
trực tiếp ta kiểm tra hệ thống lạnh bằng cách cắt ống hút trước, sau đó cắt ống đẩy.
Nếu ống hút và ống đẩy đều có ga xì ra, ta kiểm tra áp suất đẩy của block (cho
block hoạt động bịt tay ống đẩy)
Nếu ống hút và ống đẩy không có ga xì ra tức là hệ thống hết ga. Ta quan sát
ống nạp, các mối hàn,....thử kín dàn nóng, dàn lạnh. Nếu ống hút không có ga xì ra
nhưng ống đẩy có ga xì ra mạnh tức là hệ thống bị tắc. Ta vệ sinh hoặc tthay phin
lọc.
* Lưu ý: Khi phát hiện quạt gió bị cháy ta phải kiểm tra các bộ phận của hệ
thống xả tuyết.
4.2. Block hoạt động liên tục không ngừng.
a. Nguyên nhân:
- Do núm điều chỉnh của rơ le khống chế nhiệt chỉ số lớn
- Do tủ lạnh làm lạnh kém
- Do hỏng rơ le khống chế nhiệt
- Có thể do đầu cảm nhiệt đặt không đúng vị trí (sau khi sửa chữa hoặc thay thế)
b. Cách kiểm tra
Trước hết ta kiểm tra núm điều chỉnh nhiệt độ đầu cảm nhiệt. Sau đó kiểm
tra tủ, nếu tủ làm lạnh tốt ta xuay núm điều chỉnh về số nhỏ nhất, một lúc sau nếu
rơ le không ngắt ta phải thay thế. Nếu tủ lạnh làm lạnh kém ta phải kiểm tra khắc
phục nguyên nhân dẫn đến tủ làm lạnh kém.
35
BÀI 6: SỬA CHỮA MẠCH ĐIỆN TỦ LẠNH LÀM LẠNH QUẠT
GIÓ
Mục tiêu:
- Trình bày được cấu tạo và nguyên lý làm việc của tủ lạnh quạt gió;
- Kiểm tra và sửa chữa được những hư hỏng của mạch điện tủ lạnh quạt gió;
- Rèn luyện tính cẩn thận trong công việc
Nội dung:
1. Sơ đồ mạch điện nguyên lý
Rơle thời gian
Cảm biến âm
Sấy
Quạt
gió
Cầu chì nhiệt
Cầu
chì
dòng
Rơle KĐ
Rơle
bảo
vệ
Đ
Công
tắc
cửa tủ
L
N
C
S
R
2(4)
4(2)
3
1
Rơle không chế to
36
2. Cấu tạo
2.1. Động cơ máy nén
Block được sử dụng nhiều ở tủ lạnh là Block piston.
a. Cấu tạo:
Có phần cơ và phần điện
* Phần điện: Có nhiệm vụ biến điện năng thành cơ năng để làm quay trục
cơ. Phần điện bao gồm rôto và Stato:
* Phần cơ:
Có nhiệm vụ nhận chuyển động từ động cơ điện làm piston dịch chuyển
trong xilanh để thực hiện quá trình hút nén. Phần cơ gồm có trục khuỷu, tai biên,
piston, xi lanh, lá van, tiêu âm.
b. Cách xác định các chân đấu điện Block
Vì bên trong Block có hai cuộn dây là cuộn dây làm việc và cuộn dây khởi
động. Một đầu của cuộn dây làm việc và một đầu của cuộn dây khởi động chụm lại
với nhau gọi chung là C. Đầu kia của cuộn dây làm việc gọi là đầu chạy R còn đầu
kia của cuộn khởi đông gọi là chân đề S do đó ở đầu ra của Bloc có ba chân là C,
R, S
Cách xác định: Dùng đồng hồ đo ôm thang X1 đo ba chân với nhau. Lần
đo nào điện trở lớn nhất đó là chân chạy R và chân đề S, chân còn lại là chân
chung C. Từ chân C ta đo lần lưới với hai chân kia, lần đo nào có điện trở nhỏ là
chân R, lớn hơn là chân S (vì tiết diện cuộn dây làm việc lớn hơn tiết diện cuộn
dây khởi động).
R
S
C
37
2.2. Rơ le cảm biến nhiệt độ
a. Công dụng:
Điều chỉnh, khống chế và duy trì nhiệt độ trong tủ.
b. Cấu tạo:
2.3. Rơ le khởi động
a. Công dụng
Sấy Sấy
3
1
2
Nguồn
Sấy
Lốc
L
H
C
Nguồn Lốc
6
4
5
Nguồn Lốc
M
Đầu cảm biến
Cơ cấu
Vít
chỉnh
Hộp
xếp
38
Block tủ lạnh thường sử dụng động cơ điện một pha khởi động bằng cuộn
dây hoặc khởi động bằng tụ khởi động nên phải sử dụng rơ le khởi động. Rơ le này
tương tự như công tắc tự động đóng mạch khi khởi động và tự động ngắt mạch khi
khởi động xong.
b. Cấu tạo:
* Rơ le dòng điện:
* Rơ le bán dẫn
L: Nguồn vào
M: Ra chân chạy
S: Ra chân đề
L1, L2: Nguồn vào
M: Ra chân chạy
S: Ra chân đề
L
M
S
L
S
M
Kiểu 1 vào 2 ra
L2 S
M
L1
Kiểu 2 vào 2 ra
2
4
1
3
C
S
R
4
3
2
1
Tụ ngâm
39
2.4. Rơ le bảo vệ
a. Công dụng:
Rơ le bảo vệ có tác dụng ngắt mạch để bảo vệ động cơ khi bị quá tải do
dòng điện cao hoặc nhiệt độ của động cơ quá cao.
b. Cấu tạo:
2.5. Rơ le nhiệt âm (-70C)
Ký hiệu và cấu tạo:
Cảm biến nhiệt độ là công tắc tự động đóng ngắt mạch cho sấy phụ thuộc
vào nhiệt độ bề mặt dàn lạnh. Khi nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ ghi trên thân cảm
biến(-7o , -12o, - 14o) thì cảm biến đóng mạch còn khi nhiệt độ cao thì cmả biến
ngắt mạch.
Nguồn vào
Tiếp
điểm
Thanh lưỡng kim
Sợi
đốt
Nguồn vào Nguồn ra
Tiếp
điểm
Thanh lưỡng kim
Sợi
đốt
40
2.6. Rơ le nhiệt dương (+750C)
Cầu chì nhiệt có nhiệm vụ ngắt mạch cho sấy để bảo vệ tủ. Khi nhiệt độ bề mặt
dàn lạnh lớn hơn nhiệt độ ghi trên thân điện trở cầu chì ( 70o, 76o) do đó điện trở cầu chì
còn được gọi là cầu chì nhiệt.
2.7. Rơ le thời gian
a. Công dụng:
Rơ le thời gian được sử dụng ở tủ lạnh quạt gió có tác dụng thực hiện quá
trình xả tuyết tự động theo chu kỳ. Rơ le thực hiện đóng mạch cấp nguồn cho
block và quạt làm việc từ 8 12 giờ để làm lạnh sau đó chuyển sang chế độ xả
tuyết khoảng 30 phút.
b. Cấu tạo
- M: Cuộn dây động cơ có điện trở từ (10 0)K
- 1,2,3,4 là các chân cắm điện
1: Nguồn từ sấy
3: Nguồn từ rõ le khống chế nhiệt độ
2,4: Nguồn cấp cho block và sấy
M
3 1
2
4
Loại 1 ( Loại 1-3)
41
2.8. Quạt gió
Là thiết bị vận chuyển điều hòa khí lạnh đi khắp tủ lạnh, nhiệm vụ chính của
quạt gió tủ lạnh là đưa các nguồn khí lạnh từ dàn lạnh đi tới ngăn đá - ngăn mát tủ
lạnh. Vì vậy quạt gió tủ lạnh thông thường được biết đến như là một nguyên nhân
chính khi tủ lạnh không lạnh hoặc kém lạnh.
Quạt gió tủ lạnh tùy theo loại sẽ có nhiều loại khác nhau, tùy theo mõi hãng
mỗi dòng tủ lạnh mà quạt tủ lạnh sẽ có những loại riêng biệt. Quạt gió thông
thường sẽ được nằm trên ngăn đá lạnh và được bảo vệ bởi một lớp màn nhựa.
3. Nguyên lý làm việc
Khi được cấp nguồn, sẽ có dòng điện đi từ L qua rơ le khống chế nhiệt độ,
qua chân 3-4 rơ le thời gian, qua rơ le bảo vệ, qua cuộn chạy của máy nén, qua
cuộn dây của rơle khởi động và về nguồn N.
Dòng qua cuộn dây của rơle khởi động lúc này là dòng khởi động nên tiếp
điểm rơ le khở động đóng lại đưa cuộn khởi động của máy nén vào mạch điện giúp
cho máy nén khởi động. Khi khởi động xong tiếp điểm của rơ le tự động mở ra kết
thúc quá trình khởi động.
Khi nhiệt độ của tủ đạt đến nhiệt độ đặt thì rơ le khống chế nhiệt độ ngắt
điện cấp cho máy nén, khi nhiệt độ trong tủ tăng cao, rơ le lại đóng tiếp điểm để
cấp nguồn cho máy nén hoạt động để tủ làm lạnh.
Khi dàn lạnh tủ lạnh bị bám nhiều băng đá, nhiệt đọ giảm thấp nên cảm biến
âm đóng mạch, nhờ chế độ xả đá của rơ le thời gian đóng từ 3-2 nên mạch xả đá
làm việc làm tan lớp băng đá trên bề mặt dàn lạnh.
Công tắc cửa tủ điều khiến cấp nguồn đèn chiếu sáng khi mở cửa và cắt
nguồn khi đóng cửa
4. Kiểm tra và sửa chữa những hư hỏng của mạch điện tủ lạnh
4.1. Block hoạt động nhưng tủ không làm lạnh
a. Nguyên nhân:
- Hệ thống hết ga
- Tắc ga hoàn toàn
- Do block luồn hơi (tụt hơi)
- Đối với tủ lạnh quạt gió có thể quạt gió không làm việc
42
b. Cách kiểm tra:
- Đối với tủ lạnh quạt gió ta đặt tay ở cửa gió ra. Nếu không có gió thổi ra ta
kiểm tra nguồn cấp cho quạt, kiểm tra quạt. Nếu có gió thổi ra hoặc đối với tủ lạnh
trực tiếp ta kiểm tra hệ thống lạnh bằng cách cắt ống hút trước, sau đó cắt ống đẩy.
Nếu ống hút và ống đẩy đều có ga xì ra, ta kiểm tra áp suất đẩy của block (cho
block hoạt động bịt tay ống đẩy)
Nếu ống hút và ống đẩy không có ga xì ra tức là hệ thống hết ga. Ta quan sát
ống nạp, các mối hàn,....thử kín dàn nóng, dàn lạnh. Nếu ống hút không có ga xì ra
nhưng ống đẩy có ga xì ra mạnh tức là hệ thống bị tắc. Ta vệ sinh hoặc tthay phin
lọc.
* Lưu ý: Khi phát hiện quạt gió bị cháy ta phải kiểm tra các bộ phận của hệ
thống xả tuyết.
4.2. Block hoạt động liên tục không ngừng.
a. Nguyên nhân:
- Do núm điều chỉnh của rơ le khống chế nhiệt chỉ số lớn
- Do tủ lạnh làm lạnh kém
- Do hỏng rơ le khống chế nhiệt
- Có thể do đầu cảm nhiệt đặt không đúng vị trí (sau khi sửa chữa hoặc thay thế)
b. Cách kiểm tra
Trước hết ta kiểm tra núm điều chỉnh nhiệt độ đầu cảm nhiệt. Sau đó kiểm
tra tủ, nếu tủ làm lạnh tốt ta xuay núm điều chỉnh về số nhỏ nhất, một lúc sau nếu
rơ le không ngắt ta phải thay thế. Nếu tủ lạnh làm lạnh kém ta phải kiểm tra khắc
phục nguyên nhân dẫn đến tủ làm lạnh kém.
4.3. Tủ lạnh 2 buồng nhưng chỉ có một buồng lạnh
a. Nguyên nhân:
- Đối với tủ lạnh trực tiếp có thể do thiếu ga. Còn đối với tủ lạnh quạt gió có
thể do kênh dàn gió lạn một phần bị tắc.
- Có thể do hệ thống lạnh bị tắc một phần
b. Cách kiểm tra
- Đối với tủ lạnh quạt gió đặt tay ở cửa gió ra để kiểm tra. Còn đối với tủ
lạnh trực tiếp ta kiểm tra tuyết bám ở dàn lạnh. Nếu ở phin lọc, ống mao có đổ mồ
hôi tức là hệ thống bị tắc một phần.
43
BÀI 7: SỬA CHỮA LÒ VI SÓNG
Mục tiêu:
- Trình bày được cấu tạo và nguyên lý làm việc của lò vi sóng;
- Kiểm tra và sửa chữa được những hư hỏng thường gặp của lò vi sóng;
- Rèn luyện tác phong công nghiệp.
Nội dung
1. Quá trình tạo ra vi sóng và tính chất của vi sóng
1.1. Quá trình tạo ra vi sóng
Lò nướng vi sóng ngày càng trở nên quen thuộc trong các gia đình, nó rất
linh hoạt, là loại bếp tiết kiệm thời gian nhờ cử dụng bức xạ vi sóng đốt nóng
thức ăn. Thức ăn được nấu chín trong lò vi sóng giữ nguyên dinh dưỡng, giữ được
nhiều vitamin, các chất vi lượng, bổ dưỡng hơn các phương pháp nấu thông thường.
Magnetron gồm một hình trụ rỗng bằng kim loại, bên ngoài là cực dương
anốt), phía trong người ta đặt những khoang cộng hưởng (cavity resonance) như ở
hình vẽ. Để làm tăng tần số từ 50 Hz đến 2450 Hz, người ta dùng một bộ dao động
(oscilateur) mà bộ phận thiết yếu là mạch cộng hưởng song song. Mỗi khoang cộng
hưởng (cavity resonance) tương đương như một mạch cộng hưởng song song Ở giữa
trụ rỗng là âm cực (catốt) trong đó có một dây để đốt nóng (filament).
44
1.2. Tính chất của vi sóng
Năng lượng (sóng vi sóng) từ máy phát (magnetron) được truyền theo ống dẫn
sóng đến quạt phát tán (phía trên nóc lò) để đưa sóng ra mọi phía (hình 1-20). Ở giữa
lò các sóng phân tán đều đặn nhờ sự phản chiếu của sóng lên thành lò. Thức ăn
được đốt nóng bởi các phân tử nước. Sự đốt nóng chia ra làm hai giai đoạn:
- Nước chứa trong thức ăn được hâm nóng bằng các sóng cực ngắn.
- Nước nóng sẽ truyền nhiệt cho các phần khác của thức ăn.
Vậy làm thế nào để nước được đốt nóng?
Như đã biết, sóng điện từ có tần số 1 Hz sẽ tạo ra một điện từ trường (nơi mà nó
đi qua) thay đổi chiều một lần trong một giây. Các sóng cực ngắn 2450 MHz sẽ đổi
chiều 2,45 tỉ lần mỗi giây.
Phân tử nước được cấu tạo bởi một nguyên tử oxy (O) và hai nguyên tử hydro
(H), chúng không mang điện. Tuy nhiên những điện tử (electron) có khuynh hướng
kéo về nguyên tử oxy (vì oxy có tầng ngoài cùng chứa 6 điện tử nên có khuynh
hướng thu thêm 2 điện tử để bão hoà, bền hơn), do đó nguyên tử oxy mang điện
tích âm, còn nguyên tử hydro bị mất bớt điện tử nên có khuynh hướng mang điện
tích dương. Như vậy trong phân tử nước có hai đầu dương của hydro và một đầu
âm của oxy, sự mất thăng bằng này tạo nên một điện trường nhỏ trong mỗi phân tử
nước, điều này gây cho phân tử nước trở nên rất nhạy cảm đối với sóng điện từ, đặc
biệt là sóng vi sóng.
Trong một điện từ trường mạnh, phân tử nước hướng theo chiều các đường sức.
Ở lò vi sóng có những tấm bảng cũng mang điện tích sẽ hút hay đẩy các phân tử
nước, đặc biệt những tấm bảng này luân phiên nhau thay đổi thay đổi thường
xuyên điện tích (điện dương đổi thành điện âm và ngược lại). Các tấm bảng bày sẽ
hút hay đẩy những phân tử nước, kết quả là các phân tử nước hoạt động rất nhanh
45
nên va chạm vào nhau. Dưới tác dụng của điện từ trường, các nguyên tử hydro và
oxy thay đổi cực 2,45 tỉ lần trong một giây. Sự cọ sát giữa các phân tử nước với nhau
tạo ra nhiệt. Nước trong thức ăn được đốt nóng nhanh chóng và truyền năng lượng
cho các thành phần khác của thức ăn, do đó toàn bộ thức ăn được đốt nóng.
Không khí, chén đĩa bằng thuỷ tinh hay sành sứ được xem như trong suốt
nên sóng vi sóng đi qua, còn các mặt phẳng kim loại thì giống như những tấm
gương nên sóng bị phản chiếu trở lại.
1.3. Ảnh hưởng của vi sóng đối với sức khỏe con người
“Lò vi sóng làm giảm hàm lượng dinh dưỡng trong tất cả các thực phẩm. Các
enzyme sẽ bị biến tính do quá trình bức xạ, nghĩa là bạn chỉ nhận được một phần của
các chất dinh dưỡng mà đáng lẽ bạn sẽ nhận được”.
Các sóng bức xạ được sử dụng trong lò vi sóng thực sự được thiết kế để đun
nóng nước. Cơ thể chúng ta đa phần là nước nên chúng ta sẽ hấp thụ bức xạ vi sóng
một cách tự nhiên.
Đục thủy tinh thể là nguyên nhân phổ biến nhất của thị lực kém ở người trên
40 tuổi. “Đứng trước lò vi sóng để xem thức ăn đang quay ra sao là một cách rõ
ràng gây đục thủy tinh thể”
Có các tác nhân gây ung thư trong nhiều yếu tố của một bữa ăn từ lò vi sóng.
Thứ nhất, nhiều dụng cụ đựng bằng nhựa thôi nhiễm chất gây ung thư vào thức ăn
khi chúng được hâm nóng. Thứ hai, thức ăn từ lò vi sóng có chứa những chất đặc
hiệu hỗ trợ quá trình này, chẳng hạn như BPA, polyethylene terpthalate (PET),
benzen, toluen và xylen – tất cả đều có liên quan với ung thư.
2. Cấu tạo của lò vi sóng
2.1. Bộ định thời gian
46
Bộ định thời gian của lò vi sóng có nhiệm vụ định thời gian đốt nóng của lò
ứng với từng chức năng sửa dụng riêng. Tùy vào từng chế độ sử dụng mà thời gian
có thể được đặt từ 1phút, 2 phút đến 30 phút
2.2. Rơ le nhiệt
2.3. Biến áp cao áp
Biến áp cao áp của lò vi sóng là một thiết bị bao gồm lõi từ, khung, một cuộn
dây chính và hai lõi thứ cấp. Nguồn cấp dữ liệu sau -mạch magnetron: dây tóc và
dây anode. Việc đầu tiên được làm bằng dây dày, và điện áp ở đầu ra của nó là một
vài volt (khoảng ba). Thứ hai (anode) thứ cấp quanh co tạo ra một điện áp xen kẽ
lên đến 4 kV ở đầu ra. 220 V được cung cấp cho cuộn dây chính từ mạng.
2.4. Bộ tạo vi sóng
Bộ tạo vi sóng là nguồn phát sóng hay máy phát sóng cao tần là bộ phận quan
trọng nhất của thiết bị. Công dụng của bộ phận này là nguồn phát ra các tia vi sóng
47
thực hiện hâm nóng hoặc nấu chín thức ăn. Nguồn phát ra các tia sóng thường là
các loại đèn khác nhau.
Từ nguồn phát sóng, các tia sóng chuyển động thành dòng bên trong ống dẫn
sóng đi đến quạt phát tán. Bộ phận này sẽ phát tán các tia sóng khắp mọi phía. Các
tia vi sóng sẽ phản xạ liên tục qua lại bên trong lò vi sóng
3. Nguyên lý làm việc
Lò vi sóng sẽ thực hiện đun nóng thức ăn lên từ bên trong. Các tia vi sóng sẽ
tương tác với những phân tử nước bên trong thức ăn. Khi các tia sóng đảo chiều từ
cách vách ngăn và đập vào thức ăn với tần số ~ 2.45 tỷ lần/giây, các phân tử nước
đó sẽ quay liên tục và dần dần nóng lên. Lượng nhiệt của các phân tử nước đó giúp
làm thức ăn dần ấm và nóng lên.
Các tia sóng có thể xuyên qua chất liệu thủy tinh và nhựa, vậy nên 2 loại
chất liệu này được ưa chuộng sử dụng bên trong lò vi sóng. Đặc biệt các loại thức
ăn khô không thể thực hiện hâm nóng hay nấu chín với lò vi sóng được. Từng bộ
phận bên trong lò vi sóng đóng vai trò riêng trong quá trình hâm nóng, nấu chín
thức ăn.
4. Thực hành kiểm tra và sửa chữa những hư hỏng của lò vi sóng
4.1. Lò vi ba không làm việc
Điều đầu tiên các mẹ nên làm khi lò vi sóng không hoạt động là kiểm tra cầu
chì của nó. Thay mới cầu chì, giá thành khoảng 100.000 đồng. Công tắc cửa bị lỗi
cũng làm cho lò không làm việc. Coi xét công tắc cửa lò và nếu nó bị hỏng hóc,
chúng ta cần thay chúng.
4.2. Phím bấm lò vi sóng không ăn
Có khả năng chúng ta đã nhấn mạnh quá khiến mạch than phía dưới bị rời ra
và gãy làm cho bảng điều khiển bị hư và không nhận tín hiệu của người dùng hoặc
nhận khá ít. Ngoài ra lò vi ba là môi trường ấm áp thích hợp cho các loại côn trùng
48
nhỏ ẩn cư đặc biệt là gián. Các con côn trùng này sẽ gặm nhấm và phá hư bàn
phím làm chúng bị liệt.
4.3. Đĩa lò không xoay
Điểm này liên quan đến trục xoay và vòng xoay nên cần kiểm tra khớp nối
nhựa phía dưới khay; kiểm tra vòng và con lăn xem có bị kẹt hoặc lệch bởi bám
bẩn hay không; xem xét xem đĩa có để chuẩn trên trục xoay hay không. Trường
hợp như động cơ trục xoay bị hỏng, không còn giải pháp nào khác là gọi thợ về
sửa chữa.
4.4. Lò vi sóng phát ra tia lửa điện
Lý do của việc lò vi sóng phát tia lửa điện là vì thiết bị bỏ trong lò có chất
kim loại hoặc nhôm. Muốn khắc phục tình hình này, các bạn phải ngưng sử dụng
lò vi ba ngay lập tức do nó có khả năng khiến lò vi sóng nhanh hư hỏng, hạn chế
khả năng nấu chín. Các mẹ cần dùng bát đĩa trắng hoặc thuỷ tinh lúc nấu với lò.
4.5. Nhận thấy tia lửa lóe sáng trong buồng lò vi ba
Lượng dư thức ăn hoặc vỏ bọc đồ ăn, hoặc dụng cụ nấu có hoa văn tráng kim loại
hoặc thậm chí những đốm bong men tráng trong khoang buồng lò đều có khả năng
gây tia lửa điện. Vì vậy cần lau chùi vệ sinh khoang lò đều đặn và thay mới vỏ bọc
thức ăn.
4.6. Lò vi sóng vẫn vận hành tuy thế thức ăn không nóng
Nếu các mẹ nghe thấy tiếng ù ù bất thường, thì bộ phận phát ra vi sóng hay
những module điện tử khác có thể đã bị hỏng hóc. Lỗi này không dễ khắc phục,
các mẹ phải liên hệ với các nơi sửa chữa lò vi sóng đáng tin cậy. Chi phí sửa chữa
lỗi này phụ thuộc vào độ hỏng hóc của lò, nhưng giá cả từ 300 nghìn đồng trở lên.
4.7. Bảng điều khiển không hoạt động hoặc hoạt động không đúng
Bảng điều khiển không vận hành hay vận hành không chuẩn xác có thể vì
bảng điều khiển bị ẩm ướt, cần phải để một vài ngày cho khô ráo. Để ý không xịt
nước rửa gần chỗ bảng điều khiển. Nếu bảng điều khiển không bị ẩm, hãy kiểm tra
xem có bị côn trùng làm hư hại không.
49
4.8. Lò vi ba bị cháy ở trong buồng nướng
Bị cháy tấm chắn sóng làm cục nóng phát ra những tia lửa điện và các tia lửa
này khi va vô thành buồng nướng sẽ tạo ra những vết cháy xém trong lò. Đồ ăn khi
nướng làm rớt các mẩu vụn nhỏ và sau một khoảng thời gian sử dụng các miếng
vụn này sẽ bị cháy xém và gây nên mùi khét. Cách khắc phục trong tình trạng này
là thường niên xem xét và vệ sinh buồng nướng.
Ngoài ra, lớp men lò bị hư hại là hư hại nặng nhất làm có các vết cháy xém
bên trong thành lò. Đối với hư hỏng này các mẹ không thể giải quyết và bắt buộc
phải mua lò mới.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_giang_mo_dun_bao_duong_sua_chua_thiet_bi_dien_gia_dung_t.pdf