Bài giảng Mạng lưới An toàn vệ sinh viên trong cơ sở sản xuất - Đoàn Như Tùng

Bước 5: Đánh giá rủi ro và sự cần thiết cập nhật lại đánh giá rủi ro của bạn. Rất ít nơi làm việc luôn vẫn tồn tại như cũ, vì sớm hay muộn bạn sẽ mang về những thiết bị, những chất hoặc thay đổi qui trình, cách thức làm việc, nên có thể dẫn đến những mối nguy hiểm mới. Do vậy bạn cần phải cập nhật đánh giá lại thương xuyên để đảm bảo các mối nguy hiểm luôn được kiểm soát và phòng ngừa.

pdf78 trang | Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 15/03/2022 | Lượt xem: 436 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Mạng lưới An toàn vệ sinh viên trong cơ sở sản xuất - Đoàn Như Tùng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mạng lưới An toàn vệ sinh viên trong cơ sở sản xuất. Biên soạn: Đoàn Như Tùng An toàn vệ sinh viên là ai? Mạng lưới an toàn vệ sinh viên là gì? An toàn vệ sinh viên là ai?  An toàn, vệ sinh viên là người lao động trực tiếp;  Am hiểu chuyên môn và kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động;  Tự nguyện và gương mẫu trong việc chấp hành các quy định an toàn, vệ sinh lao động;  Và được người lao động trong tổ bầu ra. Mạng lưới an toàn vệ sinh viên là gì? Mạng lưới ATVSV là tập hợp tất cả các ATVSV trong cơ sở.  Người sử dụng lao động ra quyết định thành lập;  Và ban hành Quy chế hoạt động của mạng lưới an toàn, vệ sinh viên sau khi thống nhất ý kiến với Ban chấp hành công đoàn cơ sở. Mạng lưới an toàn vệ sinh viên là gì?  Mạng lưới ATVSV hoạt động dưới sự quản lý và hướng dẫn của Ban chấp hành công đoàn cơ sở, trên cơ sở quy chế hoạt động của mạng lưới an toàn, vệ sinh viên;  Phối hợp về chuyên môn, kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động trong quá trình thực hiện nhiệm vụ với người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động hoặc bộ phận quản lý công tác an toàn, vệ sinh lao động, người làm công tác y tế hoặc bộ phận y tế tại cơ sở. Nội dung của bài trao đổi: Tổ chức bộ máy làm công tác ATVSLĐ trong cơ sở sản xuất. Mạng lưới ATVSV trong cơ sở sản xuất. Nghiệp vụ của An toàn vệ sinh viên. Phương pháp đánh giá rủi ro trong lĩnh vực ATVSLĐ I- Tổ chức bộ máy làm công tác ATVSLĐ trong DN. I. Sơ đồ tổ chức bộ máy tham gia công tác ATVSLĐ HỘI ĐỒNG BCH NGƯỜI SỬ DỤNG AN TOAN VỆ SINH LAO CÔNG ĐOÀN LAO ĐỘNG ĐỘNG CƠ SỞ BỘ PHẬN AN TOÀN VỆ SINH LĐ Tham gia, tư vấn Tham gia, phối hợp CÁN BỘ KIÊM NHIỆM AN TOÀN VỆ SINH LĐ TẠI CƠ SỞ Phối hợp Chỉ đạo AN TOÀN VỆ SINH VIÊN Quyền hạn và trách nhiệm của Công đoàn cơ sở trong công tác ATVSLĐ. 1. Tham gia với người sử dụng lao động xây dựng và giám sát việc thực hiện kế hoạch, quy định, nội quy, quy trình, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động, cải thiện điều kiện lao động. 2. Đại diện cho tập thể người lao động thương lượng, ký kết và giám sát việc thực hiện điều khoản về an toàn, vệ sinh lao động trong thỏa ước lao động tập thể; có trách nhiệm giúp đỡ người lao động khiếu nại, khởi kiện khi quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng bị xâm phạm. Quyền hạn và trách nhiệm của Công đoàn cơ sở trong công tác ATVSLĐ. 3. Đối thoại với người sử dụng lao động để giải quyết các vấn đề liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người lao động, người sử dụng lao động về an toàn, vệ sinh lao động. 4. Tham gia, phối hợp với người sử dụng lao động tổ chức kiểm tra công tác an toàn, vệ sinh lao động; giám sát và yêu cầu người sử dụng lao động thực hiện đúng các quy định về an toàn, vệ sinh lao động; tham gia, phối hợp với người sử dụng lao động điều tra tai nạn lao động và giám sát việc giải quyết chế độ, đào tạo nghề và bố trí công việc cho người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Quyền hạn và trách nhiệm của Công đoàn cơ sở trong công tác ATVSLĐ. 5. Kiến nghị với người sử dụng lao động, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động, khắc phục hậu quả sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động, tai nạn lao động và xử lý hành vi vi phạm pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động. 6. Tuyên truyền, vận động người lao động, người sử dụng lao động thực hiện tốt các quy định của pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy trình, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc. Phối hợp với người sử dụng lao động tổ chức tập huấn, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động cho cán bộ công đoàn và người lao động. Quyền hạn và trách nhiệm của Công đoàn cơ sở trong công tác ATVSLĐ. 7. Yêu cầu người có trách nhiệm thực hiện ngay biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động, kể cả trường hợp phải tạm ngừng hoạt động nếu cần thiết khi phát hiện nơi làm việc có nguy cơ gây nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng của người lao động. 8. Tham gia Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở theo quy định; tham gia, phối hợp với người sử dụng lao động để ứng cứu, khắc phục hậu quả sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động, tai nạn lao động; trường hợp người sử dụng lao động không thực hiện nghĩa vụ khai báo theo quy định thì công đoàn cơ sở có trách nhiệm thông báo ngay với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định. Quyền hạn và trách nhiệm của Công đoàn cơ sở trong công tác ATVSLĐ. 9. Phối hợp với người sử dụng lao động tổ chức các phong trào thi đua, phong trào quần chúng làm công tác an toàn, vệ sinh lao động và xây dựng văn hóa an toàn lao động tại nơi làm việc; quản lý, hướng dẫn hoạt động của mạng lưới an toàn, vệ sinh viên. 10. Những cơ sở sản xuất, kinh doanh chưa thành lập công đoàn cơ sở thì công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở thực hiện quyền, trách nhiệm theo quy định khi được người lao động ở đó yêu cầu. Hội đồng ATVSLĐ ở cơ sở Căn cứ vào quy mô, tính chất lao động, nguy cơ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, điều kiện lao động mà người sử dụng lao động thành lập Hội đồng an toàn, vệ sinh lao động cơ sở. a)Tư vấn, phối hợp với người sử dụng lao động trong việc xây dựng nội quy, quy trình, kế hoạch và các biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại cơ sở sản xuất, kinh doanh; b)Hằng năm, tổ chức đối thoại tại nơi làm việc giữa người lao động, người sử dụng lao động nhằm chia sẻ thông tin, tăng cường sự hiểu biết và thúc đẩy cải thiện các điều kiện làm việc công bằng, an toàn cho người lao động; nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động tại cơ sở sản xuất, kinh doanh; Hội đồng ATVSLĐ ở cơ sở c) Tổ chức kiểm tra tình hình thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động tại cơ sở sản xuất, kinh doanh; d) Yêu cầu người sử dụng lao động thực hiện các biện pháp xử lý, khắc phục nếu phát hiện thấy nguy cơ mất an toàn, vệ sinh lao động. Bộ phận, người làm công tác ATVSLĐ Người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động hoặc bộ phận an toàn, vệ sinh lao động có nhiệm vụ tham mưu, giúp người sử dụng lao động tổ chức thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động tại cơ sở sản xuất, kinh doanh, bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây: a) Xây dựng nội quy, quy trình, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động; phòng, chống cháy, nổ; b) Xây dựng, đôn đốc việc thực hiện kế hoạch an toàn, vệ sinh lao động hằng năm; đánh giá rủi ro và xây dựng kế hoạch ứng cứu khẩn cấp; Bộ phận, người làm công tác ATVSLĐ c) Quản lý và theo dõi việc khai báo, kiểm định máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động; d) Tổ chức thực hiện hoạt động thông tin, tuyên truyền, huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động; sơ cứu, cấp cứu, phòng, chống bệnh nghề nghiệp cho người lao động; đ) Tổ chức tự kiểm tra về an toàn, vệ sinh lao động; điều tra tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động theo quy định của pháp luật; Bộ phận, người làm công tác ATVSLĐ e) Chủ trì, phối hợp bộ phận y tế tổ chức giám sát, kiểm soát yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại; g) Tổng hợp và đề xuất với người sử dụng lao động giải quyết kiến nghị của đoàn thanh tra, đoàn kiểm tra và người lao động về an toàn, vệ sinh lao động; h) Phối hợp với Ban chấp hành công đoàn cơ sở hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ của an toàn, vệ sinh viên; i) Tổ chức thi đua, khen thưởng, xử lý kỷ luật, thống kê, báo cáo công tác an toàn, vệ sinh lao động. Bộ phận, người làm công tác ATVSLĐ Người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động, bộ phận an toàn, vệ sinh lao động có quyền sau đây: a) Yêu cầu người phụ trách bộ phận sản xuất ra lệnh đình chỉ công việc hoặc có thể quyết định tạm đình chỉ công việc trong trường hợp khẩn cấp khi phát hiện các nguy cơ xảy ra tai nạn lao động để thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động, đồng thời phải báo cáo người sử dụng lao động; b) Đình chỉ hoạt động của máy, thiết bị không bảo đảm an toàn hoặc đã hết hạn sử dụng; c) Được người sử dụng lao động bố trí thời gian tham dự lớp huấn luyện, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ về an toàn, vệ sinh lao động theo quy định của pháp luật. Bộ phận y tế Người làm công tác y tế, bộ phận y tế có nhiệm vụ tham mưu, giúp người sử dụng lao động và trực tiếp thực hiện việc quản lý sức khỏe của người lao động, với nội dung chủ yếu sau đây: a) Xây dựng phương án, phương tiện sơ cứu, cấp cứu, thuốc thiết yếu và tình huống cấp cứu tai nạn lao động, tổ chức tập huấn công tác sơ cứu, cấp cứu cho người lao động tại cơ sở; b) Xây dựng kế hoạch và tổ chức khám sức khỏe, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp, giám định y khoa xác định mức suy giảm khả năng lao động khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, điều dưỡng và phục hồi chức năng lao động, tư vấn các biện pháp phòng, chống bệnh nghề nghiệp; đề xuất, bố trí vị trí công việc phù hợp với sức khỏe người lao động; Bộ phận y tế c) Tổ chức khám bệnh, chữa bệnh thông thường tại cơ sở và sơ cứu, cấp cứu người bị nạn khi xảy ra tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động theo quy định; d) Tuyên truyền, phổ biến thông tin về vệ sinh lao động, phòng, chống bệnh nghề nghiệp, nâng cao sức khỏe tại nơi làm việc; kiểm tra việc chấp hành điều lệ vệ sinh, tổ chức phòng, chống dịch bệnh, bảo đảm an toàn, vệ sinh thực phẩm cho người lao động tại cơ sở; tổ chức thực hiện bồi dưỡng hiện vật theo quy định; Bộ phận y tế đ) Lập và quản lý thông tin về công tác vệ sinh, lao động tại nơi làm việc; tổ chức quan trắc môi trường lao động để đánh giá các yếu tố có hại; quản lý hồ sơ sức khỏe người lao động, hồ sơ sức khỏe của người bị bệnh nghề nghiệp (nếu có); e) Phối hợp với bộ phận an toàn, vệ sinh lao động thực hiện các nhiệm vụ có liên quan theo quy định.. Bộ phận y tế Người làm công tác y tế, bộ phận y tế có quyền sau đây: a) Yêu cầu người phụ trách bộ phận sản xuất ra lệnh đình chỉ công việc hoặc có thể quyết định việc tạm đình chỉ công việc trong trường hợp khẩn cấp khi phát hiện các dấu hiệu vi phạm hoặc các nguy cơ gây ảnh hưởng sức khỏe, bệnh tật, ốm đau cho người lao động, đồng thời phải báo cáo người sử dụng lao động về tình trạng này; - Quản lý trang thiết bị y tế, thuốc phục vụ sơ cứu, cấp cứu tại nơi làm việc; - Hướng dẫn sơ cứu, cấp cứu cho người lao động tại cơ sở; Bộ phận y tế b) Đình chỉ việc sử dụng các chất không bảo đảm quy định về an toàn, vệ sinh lao động; c) Được người sử dụng lao động bố trí thời gian tham gia các cuộc họp, hội nghị và giao dịch với cơ quan y tế địa phương hoặc y tế bộ, ngành để nâng cao nghiệp vụ và phối hợp công tác. Mạng lưới An toàn vệ sinh viên An toàn, vệ sinh viên có nghĩa vụ sau đây: a) Đôn đốc, nhắc nhở, hướng dẫn mọi người trong tổ, đội, phân xưởng chấp hành nghiêm chỉnh quy định về an toàn, vệ sinh lao động, bảo quản các thiết bị an toàn, phương tiện bảo vệ cá nhân; nhắc nhở tổ trưởng, đội trưởng, quản đốc chấp hành quy định về an toàn, vệ sinh lao động; b) Giám sát việc thực hiện tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy trình, nội quy an toàn, vệ sinh lao động, phát hiện những thiếu sót, vi phạm về an toàn, vệ sinh lao động, những trường hợp mất an toàn, vệ sinh của máy, thiết bị, vật tư, chất và nơi làm việc; Mạng lưới An toàn vệ sinh viên c) Tham gia xây dựng kế hoạch an toàn, vệ sinh lao động; tham gia hướng dẫn biện pháp làm việc an toàn đối với người lao động mới đến làm việc ở tổ; d) Kiến nghị với tổ trưởng hoặc cấp trên thực hiện đầy đủ các chế độ bảo hộ lao động, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động và khắc phục kịp thời những trường hợp mất an toàn, vệ sinh của máy, thiết bị, vật tư, chất và nơi làm việc; Mạng lưới An toàn vệ sinh viên đ) Báo cáo tổ chức công đoàn hoặc thanh tra lao động khi phát hiện vi phạm về an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc hoặc trường hợp mất an toàn của máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động đã kiến nghị với người sử dụng lao động mà không được khắc phục. Mạng lưới An toàn vệ sinh viên An toàn, vệ sinh viên có quyền sau đây: a) Được cung cấp thông tin đầy đủ về biện pháp mà người sử dụng lao động tiến hành để bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc; b) Được dành một phần thời gian làm việc để thực hiện các nhiệm vụ của an toàn, vệ sinh viên nhưng vẫn được trả lương cho thời gian thực hiện nhiệm vụ và được hưởng phụ cấp trách nhiệm. - Mức phụ cấp trách nhiệm do người sử dụng lao động và Ban chấp hành công đoàn cơ sở thống nhất thỏa thuận và được ghi trong quy chế hoạt động của mạng lưới an toàn, vệ sinh viên; Mạng lưới An toàn vệ sinh viên c) Yêu cầu người lao động trong tổ ngừng làm việc để thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động, nếu thấy có nguy cơ trực tiếp gây sự cố, tai nạn lao động và chịu trách nhiệm về quyết định đó; d) Được học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, phương pháp hoạt động. Trách nhiệm, quyền hạn của các bên có liên quan trong hoạt động của mạng lưới ATVSV. Người sử dụng lao động . Ra quyết định thành lập mạng lưới ATVSV trên cơ sở đề xuất của Ban chấp hành Công đoàn. . Phối hợp với BCH Công đoàn để xây dựng và duy trì sự hoạt động của mạng lưới ATVSV. Trách nhiệm, quyền hạn của các bên có liên quan trong hoạt động của mạng lưới ATVSV. Người sử dụng lao động . Tổ chức và chi phí cho việc bồi dưỡng nghiệp vụ cho ATVSV. . Cung cấp sổ nghi chép hàng ngày cho ATVSV. Trách nhiệm, quyền hạn của các bên có liên quan trong hoạt động của mạng lưới ATVSV. Ban chấp hành Công đoàn . Hướng dẫn, điều hành hoạt động của mạng lưới ATVSV. . Thông qua sổ ghi chép hàng ngày của ATVSV, Ban chấp hành Công đoàn tổng hợp ý kiến kiến nghị của người lao động, đánh giá tình hình thực hiện công tác ATVSLĐ tại nơi sản xuất. Tham gia với Ban Giám đốc các giải pháp về ATVSLĐ. Trách nhiệm, quyền hạn của các bên có liên quan trong hoạt động của mạng lưới ATVSV. Ban chấp hành Công đoàn . Theo dõi tình hình hoạt động của ATVSV, cùng với bộ phận ATVSLĐ đánh giá hoạt động (hoặc chấm điểm, tổ chức bình xét), mức độ hoàn thành nhiệm vụ của ATVSV, đề xuất khen thưởng, kỷ luật đối với ATVSV. Trách nhiệm của các bên có liên quan trong hoạt động của mạng lưới ATVSV. Bộ phận hay cán bộ an toàn vệ sinh lao động . Phối hợp với BCH Công đoàn để tổ chức mạng lưới ATVSV hoạt động hiệu quả. . Tham gia phổ biến, tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, nghiệp vụ cho ATVSV; Trách nhiệm của các bên có liên quan trong hoạt động của mạng lưới ATVSV. Bộ phận hay cán bộ an toàn vệ sinh lao động . Thay mặt Ban Giám đốc tiếp nhận những kiến nghị của ATVSV và đề xuất giải pháp, biện pháp xử lý, giải quyết các kiến nghị đảm bảo kịp thời và triệt để. . Tham gia việc đánh giá mức độ hoàn thành công việc của ATVSV trên cơ sở kết quả kiểm tra, đánh giá kết quả các chỉ tiêu về ATVSLĐ tại nơi làm việc. Hoạt động của mạng lưới an toàn vệ sinh viên ở cơ sở Hoạt động thường ngày; 1. Trước giờ làm việc. - Nhắc nhở công nhân lao động trong tổ kiểm tra tình trạng an toàn máy, thiết bị, dụng cụ kỹ thuật, dụng cụ an toàn, hệ thống điện nơi mình làm việc, việc thực hiện quy trình, quy phạm an toàn khi làm việc. Hoạt động của mạng lưới an toàn vệ sinh viên ở cơ sở Hoạt động thường ngày; 1. Trước giờ làm việc. - Kiểm tra điều kiện môi trường nơi làm việc; tình trạng vệ sinh, mặt bằng nhà xưởng. Phát hiện tình trạng thiếu an toàn của máy, thiết bị, ghi chép vào sổ an toàn vệ sinh viên để kịp thời báo cáo với người quản lý, bộ phận sửa chữa. Hoạt động của mạng lưới an toàn vệ sinh viên ở cơ sở Hoạt động thường ngày; 1. Trước giờ làm việc. - Kiểm tra, nhắc nhở việc sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân của công nhân lao động, kiểm tra các biện pháp và phương án làm việc an toàn đối với các công việc đặc biệt nguy hiểm hoặc với các thiết bị có yếu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động. Hoạt động của mạng lưới an toàn vệ sinh viên ở cơ sở Hoạt động thường ngày; 1. Trước giờ làm việc. - Kịp thời yêu cầu tổ trưởng sản xuất bố trí, phân công khắc phục tình trạng thiếu vệ sinh, an toàn tại nơi làm việc. Hoạt động của mạng lưới an toàn vệ sinh viên ở cơ sở Hoạt động thường ngày; 2. Trong lúc làm việc. - Theo dõi, phát hiện những vi phạm quy trình, quy phạm của người lao động khi làm việc. Hoạt động của mạng lưới an toàn vệ sinh viên ở cơ sở Hoạt động thường ngày; 2. Trong lúc làm việc. - Nhắc nhở công nhân lao động trong tổ, ca, nhóm thực hiện nghiêm túc quy trình, quy phạm, nội quy lao động. Hoạt động của mạng lưới an toàn vệ sinh viên ở cơ sở Hoạt động thường ngày; 2. Trong lúc làm việc. - Phát hiện kịp thời những hỏng hóc của máy, thiết bị, sự cố phát sinh gây nguy hiểm đối với người lao động, báo cáo người quản lý để xử lý. Hoạt động của mạng lưới an toàn vệ sinh viên ở cơ sở Hoạt động thường ngày; 3. Kết thúc công việc. - Nhắc nhở công nhân lao động trong tổ làm vệ sinh công nghiệp, thu dọn mặt bằng. Trường hợp tại cơ sở có áp dụng 5S-KAIZEN thì việc nhắc nhở phải thực hiện cả khi đang thực hiện công việc. Hoạt động của mạng lưới an toàn vệ sinh viên ở cơ sở Hoạt động thường ngày; 3. Kết thúc công việc. - Kiểm tra lại toàn bộ tình trạng an toàn của các máy, thiết bị, vật tư, hệ thống điện trong tổ trước khi ra về; ghi sổ theo dõi tình hình ATVSLĐ. Hoạt động của mạng lưới an toàn vệ sinh viên ở cơ sở Hoạt động thường ngày; 3. Kết thúc công việc. - Trao đổi với người quản lý về tình hình ATVSLĐ trong ngày và đề xuất biện pháp khắc phục nếu có. Hoạt động của mạng lưới an toàn vệ sinh viên ở cơ sở Hoạt động thường ngày 4. Trường hợp công việc bất thường. - Yêu cầu phải có biện pháp thực hiện, biện pháp bảo đảm an toàn. - ATVSV xem và trực tiếp cùng với tổ trưởng hướng dẫn biện pháp đó cho mọi người. - Chuẩn bị các điều kiện cần thiết để thực hiện được biện pháp đó. - Đôn đốc, kiểm tra việc chấp hành. Hoạt động của mạng lưới an toàn vệ sinh viên ở cơ sở Hoạt động thường ngày Qua những hoat động hàng ngày sẽ phát sinh vấn đề là kiến nghị của ATVSV khôn được thực hiện, người có trách nhiệm chỉ nghe rồi để đó không xử lý. Vậy điều gì sẽ xảy ra? - Mối nguy hiểm vẫn còn tồn tại và - Người có trách nhiệm sẽ tiếp tục có thể sẽ có tai nạn xảy ra. không coi trọng ý kiến của ATVSV. Hoạt động của mạng lưới an toàn vệ sinh viên ở cơ sở Hoạt động thường ngày Bởi vậy, việc lưu lại bằng chứng kiến nghị của mình khi thực hiện kiến nghị là cần thiết, vì vấn đề trách nhiệm. - Những bằng chứng về kiến nghị sẽ giúp tăng thêm trách nhiệm của người có trách nhiệm với nội dung kiến nghị. Hoạt động của mạng lưới an toàn vệ sinh viên ở cơ sở Hoạt động thường ngày CĐ CN VIS HẢI PHÒNG MẠNG LƯỚI ATVSV Hãy lưu lại bằng chứng PHIẾU KIẾN NGHỊ (Lần thứ: ) những kiến nghị của mình Thời gian: hồi .. giờ . phút, ngày .. tháng . năm.. với người có trách nhiệm Tại: Tình trạng: và đôn đốc họ thực hiện kiến nghị đó cho đến khi . Nội dung kiến nghị: giải quyết xong. . Kết quả thực hiện. . Người nhận kiến nghị (Ký, ghi rõ họ, tên) (ATVSV lưu và nộp về BCH cuối cuối tháng) Để thực hiện được những nội dung nêu trên ATVSV cần phải Gương mẫu, biết lắng nghe;  Mạnh dạn;  Kiên quyết;  Khéo léo. Hoạt động của mạng lưới an toàn vệ sinh viên ở cơ sở Sinh hoạt định kỳ. Nên tổ chức sinh hoạt định kỳ hàng tháng đối với mạng lưới ATVSV để:  Tổ chức đánh giá mức độ hoàn thành chức trách.  Rút kinh nghiệm và tiếp nhận ý kiến, kiến nghị của ATVSV.  Bổ sung kiến thức để ATVSV hoàn thành tốt hơn. NHẬN DIỆN VÀ ĐÁNH GIÁ RỦI RO TRONG LĨNH VỰC AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG I- Nhận diện mối nguy hiểm và đánh giá rủi ro 52 trong sản xuất Bước 1: Nhận diện mối nguy hiểm. Bước 2: Xem ai là người có thể bị tổn thương và mức độ tổn thương. Bước 3: Đánh giá các rủi ro và đề ra biện pháp phòng ngừa. Bước 4: Hãy ghi chép lại những phát hiện của bạn và cách khắc phục. Bước 5: Đánh giá rủi ro và sự cần thiết cập nhật lại đánh giá rủi ro của bạn. Đoàn Như Tùng Bước 1: Nhận diện mối nguy hiểm. 53 Tại sao phải nhận diện mối nguy hiểm? Các hành Thiết bị vi không không AT AT Các yếu tố khác Tai nạn xảy ra khi Môi trường làm việc không AT Đoàn Như Tùng Bước 1: Nhận diện mối nguy hiểm. 54 • Đi bộ xung quanh nơi làm việc và tìm kiếm những gì mà bạn có thể cho rằng nó sẽ gây ra thiệt hại. • Yêu cầu nhân viên hoặc người đại diện nhân viên tại nơi làm việc nêu những gì suy nghĩ về các mối nguy tại nơi họ làm việc. Họ sẽ báo cho bạn những điều mà bạn không thể ngay lập tức nhận biết được. • Nếu bạn là một thành viên của một hiệp hội nghề nghiệp, hãy liên hệ với họ để có những chỉ dẫn rất hữu ích. Đoàn Như Tùng Bước 1: Nhận diện mối nguy hiểm. 55 • Kiểm tra sách hướng dẫn vận hành hoặc dữ liệu an toàn hoá chất (MSDS) của nhà sản xuất HOẶC cung cấp các hóa chất, thiết bị, sẽ có nhiều thông tin rất hữu ích về các mối nguy liên quan đến sản phẩm mà chính họ cung cấp. • Xem xét lại hồ sơ tai nạn và các hồ sơ y tế của Công ty bạn, cách này thường giúp xác định các mối nguy trong lịch sử nhưng cũng ít rõ ràng hơn. Hãy lưu ý đến những mối nguy có thể lâu dài sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe (như tiếng ồn, rung động). Đoàn Như Tùng Bước 2: Xem ai là người có thể bị tổn thương và mức 56 độ tổn thương. Điều gì có thể xảy ra nếu? Tình huống Mối Phơi bày Mối Người nguy hiểm nguy Người tiếp xúc nguy Sự cố Loại bỏ hay giảm mối nguy Thời nguy gian hiểm Tổn hại Tổn hại (Thương tật) (Sức khỏe lâu dài) Đoàn Như Tùng Bước 2: Xem ai là người có thể bị tổn thương và 57 mức độ tổn thương. - Đối với mỗi một mối nguy, bạn cần phải xác định rõ ràng về ai, người nào có thể bị tổn thương, cách này sẽ giúp bạn cách quản lý và kiểm soát tốt nhất các rủi ro có thể xảy ra. Lưu ý: • Cần lưu ý đến một số dạng công nhân theo từng yêu cầu cụ thể, ví dụ như lao động mới tuyển và trẻ, bà mẹ mới sinh hoặc mang thai, người khuyết tật theo những nguy cơ cụ thể. Điều nầy là rất cần thiết đối với số đối tượng phơi nhiễm với các mối nguy hiểm; Đoàn Như Tùng 58 Bước 2: Xem ai là người có thể bị tổn thương và mức độ tổn thương. Lưu ý: • Lưu ý các công nhân vệ sinh, khách tham quan, nhà thầu, công nhân bảo trì, vv, những người này có thể là những đối tượng có mặt không thường xuyên tại nơi làm việc; • Các đồng nghiệp lân cận cũng có thể bị tổn thương do hoạt động của bạn; bạn sẽ cần phải suy nghĩ xem công việc của bạn có ảnh hưởng như thế nào đến những người đang hiện diện, cũng như cách làm việc của họ sẽ ảnh hưởng đến bạn hoặc nhân viên của bạn như thế nào? Đoàn Như Tùng Bước 2: Xem ai là người có thể bị tổn thương và 59 mức độ tổn thương. Lưu ý: • Hãy yêu cầu nhân viên của bạn suy nghĩ thêm và chỉ ra bất cứ điều gì và những ai có thể bị tác động, ảnh hưởng mà bạn đã bỏ quên trong quá trình xem xét. • Trong mỗi trường hợp, bạn phải xác định làm thế nào mà họ có thể bị tổn hại, loại và mức độ chấn thương hoặc bệnh tật nào có thể xảy ra cho họ. Đoàn Như Tùng 60 Bước 3: Đánh giá các rủi ro và đề ra biện pháp phòng ngừa. Sau khi phát hiện các mối nguy, bạn quyết định sẽ phải làm gì. Luật pháp luôn yêu cầu bạn làm tất cả mọi thứ để bảo vệ tốt nhất cho người lao động của bạn. Đầu tiên, hãy nhìn vào những gì bạn đã làm được, nghĩ về những điều mà bạn có, trong địa điểm và cách thức có thể của tổ chức. Sau đó, so sánh điều này với các chuẩn mực và xem xem bạn nên làm điều gì để đạt đến chuẩn. Và hãy trả lời những câu hỏi sau: • Tôi có thể hoàn toàn thoát khỏi mối nguy đó không? (Loại bỏ hẳn mối nguy) • Nếu không, làm sao tôi có thể kiểm soát những rủi ro và tác hại của nó? Đoàn Như Tùng Bước 3: Đánh giá các rủi ro và đề ra biện pháp 61 phòng ngừa. Khi đã kiểm soát rủi ro, có thể thực hiện các nguyên tắc với trình tự sau: • Thử một lựa chọn ít rủi ro nhất. • Ngăn ngừa sự tiếp cận hoặc phơi nhiễm với các mối nguy. • Tổ chức, sắp xếp công việc theo cách nào đó để giảm thiểu tiếp xúc, phơi nhiễm với mối nguy. • Trang bị các phương tiện bảo hộ cá nhân. • Cung cấp các công trình phúc lợi. Đoàn Như Tùng Bước 3: Đánh giá các rủi ro và đề ra biện pháp 62 phòng ngừa. Nguyên tắc đề xuất biện pháp phòng ngừa là: • Cải thiện sức khỏe và an toàn không cần thiết phải chi phí nhiều. Ngược lại, thiếu biện pháp phòng ngừa có thể làm chi phí của bạn tăng lên rất nhiều một khi có tai nạn xảy ra. • Liên quan đến nhân viên, bạn có thể chắc chắn rằng những gì mà bạn đề xuất có được áp dụng trong thực tế và có chắc chắn là sẽ không dẫn tới bất cứ mối nguy hiểm mới nào không? Đoàn Như Tùng Bước 4: Hãy ghi chép lại những phát hiện của bạn 63 và cách khắc phục. - Đưa các kết quả đánh giá rủi ro của bạn vào thực tế. - Biên soạn các kết quả của đánh giá rủi ro và phổ biến, truyền đạt đến các nhân viên, đồng thời khuyến khích họ làm điều này. - Cần có sẵn một mẫu đánh giá rủi ro để bạn và nhân viên của bạn được tiện dụng hơn. Đoàn Như Tùng 64 Bước 4: Hãy ghi chép lại những phát hiện của bạn và cách khắc phục. Cần lưu ý rằng, một kế hoạch hành động tốt phải: • Chi phí rẻ hoặc dễ dàng cải tiến được nhanh chóng thực hiện trước, có thể như là một giải pháp tạm thời cho đến khi bạn có nhiều kiểm soát đáng tin cậy hơn; • Giải pháp dài hạn cho những rủi ro cao nhất có thể gây ra • Giải pháp dài hạn cho những rủi ro tiềm tàng với những hậu quả tồi tệ nhất; Đoàn Như Tùng Bước 4: Hãy ghi chép lại những phát hiện của bạn 65 và cách khắc phục. Cần lưu ý rằng, một kế hoạch hành động tốt phải: • Sắp xếp cho nhân viên được đào tạo về các rủi ro đang hiện hữu và cách thức kiểm soát chúng; • Thường xuyên kiểm tra để đảm bảo rằng các biện pháp kiểm soát đang được thực hiện • Chỉ rõ về trách nhiệm về những hành động của những người nào và vào lúc nào. Đoàn Như Tùng Bước 5: Đánh giá rủi ro và sự cần thiết cập nhật 66 lại đánh giá rủi ro của bạn. .Rất ít nơi làm việc luôn vẫn tồn tại như cũ, vì sớm hay muộn bạn sẽ mang về những thiết bị, những chất hoặc thay đổi qui trình, cách thức làm việc, nên có thể dẫn đến những mối nguy hiểm mới. .Do vậy bạn cần phải cập nhật đánh giá lại thương xuyên để đảm bảo các mối nguy hiểm luôn được kiểm soát và phòng ngừa. Đoàn Như Tùng II- Một số mẫu biểu đánh giá rủi ro trong sản xuất 67 •Bảng nhận định mối nguy Mối nguy Bước Người Biện pháp Quá Hoạt Ghi công Mô tả Rủi ro tại vị ứng cứu trình động Đánh giá chú việc TT mối trí khẩn cấp mối nguy nguy Đoàn Như Tùng •Bảng 1. Tính nghiêm trọng của mối nguy 68 0 Không thương tật, bênh tật, không vi phạm luật định 1 Thương tật nhẹ, bênh nhẹ, không vi phạm luật định Nghỉ việc do chấn thương nhưng không mất khả năng lao động, có khả 2 năng vi phạm luật định 3 Chết người, mất khả năng lao động, vi phạm luật định Đoàn Như Tùng 69 •Bảng 2. Xác suất xảy ra của mối nguy 0 Không xảy ra hoặc rất ít khi xảy ra 1 Thỉnh thoảng có xảy ra 2 Thường xuyên xảy ra Đoàn Như Tùng •Bảng 3. Ma trận rủi ro 70 Tính nghiêm trọng 0 1 2 3 Khả năng xảy ra 1 1 2 3 2 2 4 6 Đoàn Như Tùng •Bảng 4. Quy định mức độ rủi ro 71 Mức độ rủi ro Các yêu cầu kiểm soát Rủi ro không đáng kể, liên quan đến những hoạt động 0 - Tầm thường đã có thủ tục kiểm soát Rủi ro được giảm đến mức chấp nhận được, đơn vị có 1 - Có thể chấp nhận thể chịu được Yêu cầu phải có biện pháp kiểm soát và cải tiến thêm, 2 - Vừa phải, có mức độ có thể yêu cầu giám sát thêm định kỳ Không chấp nhận được nhưng hoạt động vẫn còn có thể 3 - Thâth sự đáng kể cho phép thực hiện dưới sự giám sát đặc biệt 4 - Không chấp nhận được Không chấp nhận được, phải dừng hoạt động 6 - Quá đángĐoàn Như Tùng Rủi ro đe dọa đến sự sinh tồn của đơn vị và cộng đồng •Bảng đánh giá rủi ro 72 Mối nguy Đánh giá rủi ro Hoạt Tần suất Mức độ nghiêm trọng Quá trình Mức độ động Mô tả TT Giải Mức độ Giải thích Mức độ rủi ro thích Đoàn Như Tùng Thảo luận. Rủi ro nào sẽ xảy ra trong trường hợp bên? Thảo luận. Hậu quả! Thảo luận Điều gì sẽ xảy ra khi người công nhân trong hình bên thực hiện công việc? Thảo luận Điều gì sẽ xảy ra khi người công nhân này bước ra khỏi phần đường đang đi? Thảo luận Hậu quả! Xin kính chúc các anh, chị sức khỏe, hạnh phúc và thành công.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbai_giang_mang_luoi_an_toan_ve_sinh_vien_trong_co_so_san_xua.pdf