Hạn chế:
Khi cac số liệu đầu vào, (thong tin qua khứ về giá cả và mối tương quan giữa chúng) có sự thayđổi thường xuyên thì lợi suất danh mục sẽ có chênh lệch lớn so với chỉ số.
18 trang |
Chia sẻ: hao_hao | Lượt xem: 6445 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Lý thuyết về danh mục đầu tư, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN 1 :LÝ THUYẾT VỀ DANH MỤC ĐẦU TƯ
I) Khái niệm về danh mục đầu tư và quản lư danh mục đầu tư chứng khoán
1. Khái niệm
a. Khái niệm về danh mục đầu tư
Hiểu một cách khái quát nhất thì danh mục đầu tư là một tập hợp gồm it nhất hai loại chứng khoán trở lên. Mục đích cơ bản nhất của việc xây dựng và quản lý danh mục đầu tư là đa dạng hoá nhằm tránh những khoản thua lỗ lớn.
Danh mục đầu tư chứng khoán là các khoản đầu tư của một cá nhân hoặc một tổ chức vào việc nắm giữ một hoặc nhiều loại cổ phiếu, trái phiếu, hàng hóa, đầu tư bất động sản, tài sản tương đương tiền hoặc là các tài sản khác. Mục đích là giảm rủi ro bằng việc đa dạng hóa danh mục đầu tư.
b. Khái niệm quản lý danh mục đầu tư chứng khoán
Quản lư danh mục đầu tư chứng khoán (gọi tắt là quản lư danh mục đầu tư) là việc xây dựng một danh mục các loại chứng khoán, tài sản đầu tư đáp ứng tốt nhất của chủ đầu tư và sau đó thực hiện theo dơi điều chỉnh các danh mục này nhằm tái tối ưu hóa danh mục để đạt được các mục tiêu đầu tư đề ra. Yếu tố quan trọng đầu tiên mà chủ đầu tư quan tâm là mức độ rủi ro mà họ chấp nhận, và đây là cơ sở để công ty thực hiện quản lư danh mục đầu tư/ quản lư quỹ xác định danh mục đầu tư sao cho lợi tức thu được là tối ưu với rủi ro không vượt quá mức chấp nhận đă định trước.
Bản chất của nghiệp vụ quản lý danh mục đầu tư chứng khoán là định lượng mối quan hệ giữa rủi ro và lợi suất kỳ vọng thu được từ danh mục đó.
Quản lý danh mục đầu tư là một nghiệp vụ quan trọng trong kinh doanh chứng khoán, là công cụ hữu hiệu để hạn chế rủi ro và tối đa hóa lợi nhuận. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để quản lư danh mục đầu tư một cách tối ưu nhất? Một danh mục đầu tư có thể bao gồm tất cả các chứng khoán được giao dịch trên thị trườngnh cổ phiếu, trái phiếu hay các giấy tờ sở hữu bất động sản… Và việc phân bổ tài sản là việc lùa chọn một tỷ lệ đầu tư trong danh mục phân bổ cho các loại tài sản chính nhằm đạt được mức lợi nhuận dài hạn cao nhất với mức độ rủi ro thấp nhất có thể. Tuy nhiên, trong quá tŕnh đầu tư, người quản lư có thể thay đổi các tỷ lệ đă định này nhằm tận dụng cơ hội xuất hiện tại thời điểm đó nhằm đạt được mức lợi tức cao hơn nữa. Đồng thời, trong cùng một loại tài sản, người quản lư có thể lùa chọn có lợi tức mong đợi lớn hơn mức trung b́nh của các tài sản đó.
Tóm lại, nghiệp vụ quản lư danh mục đầu tư chứng khoán là quá tŕnh quản lư tài sản của một định chế tài chính hoặc của một cá nhân đầu tư bao gồm từ việc định giá, phân tích chứng khoán, lùa chọn tài sản đầu tư, phân bổ vốn đầu tư, lập danh mục tối ưu và đánh giá kết quả đầu tư.
2. Đặc điểm của danh mục đầu tư chứng khoán
Danh mục đầu tư chứng khoán, thực chất là một tổ hợp các tài sản khác nhau trong hoạt động đầu tư chứng khoán của nhà đầu tư. Danh mục đầu tư biểu hiện sự phân bổ các tài sản đầu tư. Việc phân bổ tài sản là việc lựa chọn các tài sản đầu tư nhằm mục đích được mức lợi nhuận dài hạn cao nhất với một mức rủi ro thấp nhất. Trong quá trình đầu tư nhà đầu tư có thể thay đổi các tỷ lệ nhằm tận dụng cơ hội xuất hiện để đạt được mức lợi nhuận cao hơn. Khi nhà đầu tư nhận thấy triển vọng (hoặc kì vọng) về một tài sản tốt họ có thể điều chỉnh danh mục đầu tư bằng cách giảm tỷ trọng vào các tài sản không có triển vọng và tăng đầu tư vào các tài sản có tỉ trọng cao có triển vọng tốt hơn.
Danh mục đầu tư phụ thuộc vào các yếu tố như trình độ của các nhà đầu tư, tâm lý (e ngại rủi ro hay không e ngại rủi ro) của mỗi nhà đầu tư, mức thuế suất của từng đối tượng nhà đầu tư, tính chất của từng nhà đầu tư và lứa tuổi của nhà đầu tư…
Trên thực tế các nhà đầu tư có trình độ và lượng tài sản cơ sở khác nhau thì mức chấp nhận thua lỗ và tâm lý khác nhau. Vì vậy các danh mục đầu tư của các nhà đầu tư khác nhau là khác nhau. Các nhà đầu tư quyết định đầu tư phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: Tình hình tài chính của nhà đầu tư, thông tin của các tài sản đầu tư, xu thế chung của thị trường, mức chấp nhận rủi ro của chính nhà đầu tư đó…
Rủi ro của các danh mục đầu tư phụ thuộc vào từng nhà đầu tư. Tương ứng với mức chấp nhận rủi ro khác nhau, lợi suất kỳ vọng danh mục của từng nhà đầu tư cũng khác nhau. Các nhà đầu tư ưa thích rủi ro chấp nhận một mức rủi ro cao nhưng lợi nhuận kỳ vọng cao. Ngược lại, các nhà đầu tư e ngại rủi ro thì có mức chấp rủi ro thấp tương ứng với lợi nhuận kỳ vọng thấp hơn. Các nhà đầu tư ưa thích rủi ro thường đầu tư vào các tài sản có rủi ro cao đổi lại tương ứng với lợi nhuận cao như cổ phiếu và Các nhà đầu tư e ngại rủi ro thường danh mục sẽ có tỷ trọng các tài sản ít rủi ro cao hơn.
Các nhà đầu tư có mức thu nhập khác nhau có mức thuế cũng khác nhau. Các nhà đầu tư có mức thuế cao thường thì không mong muốn trong danh mục có những chứng khoán giống với các nhà đầu tư có mức thuế thấp.
Tính chất của các nhà đầu tư khác nhau nên danh mục đầu tư khác nhau. Đó là nhà đầu tư cá nhân và nhà đầu tư có tổ chức. Ví dụ các nhà đầu trên thị trường tính đến lợi nhuận đầu tư từ chênh lệch giá (lãi vốn), ít để ý tới mức cổ tức nhận được từ tổ chức phát hành. Nhà đầu tư chiến lược rất quan tâm tới mức cổ tức được trả, chiến lược phát triển của các tổ chức phát hành trong dài hạn...
Mặt khác, các nhà đầu tư ở các lứa tuổi khác nhau có danh mục đầu tư khác nhau. Các nhà đầu tư trẻ tuổi thường đầu tư vào các tài sản có thời gian đáo hạn dài. Các nhà đầu tư lớn tuổi thường đầu tư vào các tài sản có thời gian đáo hạn ngắn hơn.
3. Tầm quan trọng của việc quản lý danh mục đầu tư
o Thứ nhất: đa dạng hóa danh mục đầu tư là nhu cầu của người đầu tư, có trường hợp giá cả của mọi chứng khoán được định giá đúng nhưng mỗi chứng khoán vẫn chứa đựng rủi ro và những rủi ro này có thể san sẻ thông qua việc đa dạng hóa danh mục đầu tư.
o Thứ hai, trên thế giới, việc lựa chọn danh mục đầu tư phải tính đến ảnh hưởng của thuế. Nhà đầu tư phải chịu mức thuế cao thường không muốn trong danh mục của ḿnh có những chứng khoán giống như trong danh mục của những người chịu thuế thấp.
o Thứ ba, quản lý danh mục đầu tư là cần thiết vì liên quan đến lứa tuổi của khách hàng đầu tư. Các nhà đầu tư ở các lứa tuổi khác nhau sẽ có nhu cầu riêng trong chính sách lùa chọn danh mục đầu tư và liên quan đến rủi ro.Thông thường người già ưu thích đầu tư vào những chứng khoán có độ an toàn cao như trái phiếu Chính phủ, c̣n giới trẻ lại thích đầu tư vào những chứng khoán có độ rủi ro cao kèm theo mức lợi tức kỳ vọng cao.
4. Quy trình quản lý danh mục đầu tư
Quản lý danh mục đầu tư là quá trình liên tục và có hệ thống gồm bốn bước:
o Thứ nhất, xác định mục tiêu đầu tư. Trọng tâm của việc xác định mục tiêu là xác định rủi mức độ rủi ro có thể chấp nhận được của chủ đầu tư và mức độ lợi nhuận mong đợi tương thích với mức độ rủi ro đó.
o Thứ hai, xây dựng các chiến lược phù hợp với mục tiêu bao gồm việc lập các tiêu chuẩn và phân bổ đầu tư.
o Thứ ba, giám sát theo dơi những diễn biến giá cả tương đối của chứng khoán trên thị trường, cả mức độ rủi ro và lợi nhuận mong đợi.
o Thứ tư, điều chỉnh danh mục đầu tư phù hợp với diễn biến của thị trường và mục tiêu của người đầu tư.
Một nguyên tắc nữa của danh mục đầu tư là chính sách đầu tư được viết ra bằng văn bản và có sự cam kết của nhà đầu tư. Điều này rất cần thiết v́ nó đảm bảo tính nhất quán, không xét lại theo tính ngẫu hứng, không phụ thuộc vào quan điểm ngắn hạn của chủ đầu tư.
II. Lý thuyết về danh mục đầu tư
1. Lý thuyết về sự lựa chọn tài sản đầu tư
Lựa chọn danh mục đầu tư được dựa trên cơ sở lý thuyết về sự lùa chọn tài sản đầu tư. Lý thuyết này được các nhà kinh tế Mỹ đưa ra từ những thập kỷ 50 của thế kỷ XX khi nghiên cứu về đầu tư của các cá nhân và tổ chức xă hội, nhằm giải thích vì sao nhà đầu tư lại lựa chọn đầu tư vào loại tài sản này mà không lùa chọn loại tài sản khác trong số các loại tài sản có thể lựa chọn như: tiền, chứng khoán, tác phẩm nghệ thuật, bất động sản, thiết bị và các loại tài sản khác.
Lý thuyết này cũng chỉ ra rằng, trước khi quyết định đầu tư các nhà đầu tư thường xem xét 5 tiêu chí trọng điểm:
- Của cải hay tiềm lực kinh tế hiện có của nhà đầu tư.
- Lợi suất (hay mức lợi tức) kỳ vọng trên một tài sản so với lợi tức mong đợi trên những tài sản khác.
- Mức độ rủi ro đi liền với lợi tức mong đợi trên những tài sản khác.
- Tính lỏng (hay tính lưu chuyển) của một tài sản so với những tài sản khác.
- Chi phí của việc thu lượm thông tin về một tài sản so với chi phí thông tin đi liền với những tài sản khác.
a- Của cải hay tiềm lực kinh tế hiện có của nhà đầu tư.
Yếu tố trước hết xác định lượng cầu của một tài sản chính là của cải, hay tiềm lực kinh tế hiện có của nhà đầu tư. Quy mô của danh mục tài sản sẽ tăng lên khi của cải tăng lên do nhà đầu tư có thêm tiền để mua tài sản. Tuy nhiên sự tăng lên của mỗi loại tài sản cũng không giống nhau. Khi nền kinh tế ở trong giai đoạn tăng trưởng, của cải tăng lên cho nên nhu cầu về tài sản cũng tăng. Ngược lại, khi nền kinh tế suy thoái, thu nhập và của cải sụt giảm thì nhu cầu về tài sản cũng sụt giảm. Trong kinh tế học, để đo lường xem lượng cầu về một tài sản thay đổi bao nhiêu phần trăm tương ứng với mỗi phần trăm thay đổi về của cải, người ta sử dụng khái niệm “độ co giăn của lượng cầu theo của cải”. Nói một cách khác, mức độ đáp ứng khác nhau của của các tài sản đối với các thay đổi về của cải được đo theo khái niệm “độ co giăn của lượng cầu theo của cải”.
E(W) = ∆ D / ∆ W
Trong đó :
E (W): độ co giăn của lượng cầu theo của cải
∆ D: tỷ lệ thay đổi lượng cầu về tài sản ( % )
∆ W: tỷ lệ thay đổi về của cải ( % )
Như vậy độ co giăn của lượng cầu theo của cải phản ánh cứ 1% thay đổi về của cải thì lượng cầu về một tài sản thay đổi bao nhiêu phần trăm. Các tài sản có thể chia làm hai loại tùy theo giá trị độ co giăn: các tài sản cần thiết và các tài sản cao cấp.
Các tài sản cao cấp là những tài sản mà khi của cải tăng lên kéo theo sự tăng thêm lượng cầu của tài sản đó.
Như vậy, tiền mặt và tiền gửi là những tài sản cần thiết, còn chứng khoán là những tài sản cao cấp. Điều này đă được khẳng định trong một nghiên cứu của Baumol và Tobin, các nhà kinh tế học Mỹ về nhu cầu tiền trong giao dịch. Nếu lợi suất tăng lên, số tiền mặt được gửi để thực hiện các giao dịch sẽ giảm xuống.
b- Lợi suất (hay mức lợi tức) kỳ vọng trên một tài sản so với lợi tức mong đợi trên những tài sản khác.
Lợi suất kỳ vọng trên một tài sản đầu tư là hiệu suất sinh lời mà người đầu tư mong muốn thu được khi quyết định bỏ vốn đầu tư. Khi quyết định hy sinh tiêu dùng hiện tại để đầu tư vào một tài sản, điều quan tâm trước hết của nhà đầu tư là mức lợi tức kỳ vọng thu được trong tương lai ở tài sản đó là bao nhiêu. Lợi suất kỳ vọng càng cao thì càng hấp dẫn nhà đầu tư. Vì vậy trong cùng một môi trường đầu tư, người đầu tư sẽ chọn loại tài sản nào có lợi suất kỳ vọng cao hơn. Khi những tài sản là tương tù nh nhau, sự tăng lên của lợi suất thực hiện của tài sản so với những tài sản thay thế sẽ dẫn đến tăng lượng cầu về tài sản đó.
Lợi suất kỳ vọng được xác định theo công thức:
E(R) = ∑Pi*Ri
Trong đó:
E (R): lợi suất kỳ vọng
Pi: xác suất của những trường hợp thực hiện
Ri: lợi suất thực hiện
c- Mức độ rủi ro đi liền với lợi tức mong đợi trên những tài sản khác.
Rủi ro cũng là một yếu tố cần cân nhắc khi quyết định đầu tư vào một loại tài sản khác. Ngoài mức lợi suất kỳ vọng, mức độ rủi ro hoặc không chắc chắn về lợi tức của một tài sản cũng ảnh hưởng đến quyết định đầu tư và do đó ảnh hưởng đến lượng cầu về tài sản đó. Khi mọi thứ khác không thay đổi, nếu mức độ rủi ro của một tài sản tăng lên so với mức rủi ro của một tài sản khác thay thế thì lượng cầu của nó sẽ giảm. Tất nhiên rủi ro thông thường có liên quan tỷ lệ thuận với lợi suất kỳ vọng. Vì thế các nhà đầu tư sẽ phải lùa chọn các tài sản đầu tư có mức rủi ro nào đó có thể chấp nhận được chứ không thể đơn thuần ưu tiên chọn loại tài sản có lợi suất kỳ vọng cao. Nếu với cùng một mức lợi suất kỳ vọng, rơ ràng nhà đầu tư sẽ ưu tiên chọn và nắm giữ loại tài sản ít rủi ro hơn.
d- Tính thanh khoản (hay tính lưu chuyển) của một tài sản so với những tài sản khác.
Tính lỏng của tài sản là khả năng chuyển sang tiền mặt nhanh hay chậm mà không chịu các phí tổn. Tính lỏng lớn sẽ giúp cho nhà đầu tư ổn định chỉ tiêu và rút vốn trong những trường hợp cần thiết. Các loại chứng khoán nh trái phiếu và cổ phiếu có tính lỏng cao hơn v́ dễ dàng bán đi với chi phí giao dịch thấp. Các loại bất động sản và các loại tài sản khác nh cổ vật là những tài sản có tính lỏng thấp. Nếu các nhân tố khác không thay đổi, khi tính lỏng của tài sản tăng lên so với tài sản thay thế sẽ dẫn đến lượng cầu về tài sản tăng.
e- Chi phí của việc thu thập thông tin về một tài sản so với chi phí thông tin đi liền với những tài sản khác.
Mọi nhà đầu tư phải t́m cách giảm chi phí cho việc đánh giá các tài sản đầu tư. Chi phí thông tin tăng sẽ làm cho lợi suất đầu tư giảm xuống. Nếu các nhân tố khác không đổi th́ chi phí thông tin cao hơn của một tài sản so với các tài sản thay thế khác sẽ làm giảm lượng cầu về tài sản đó. Các loại tài sản như trái phiếu chính phủ, trái phiếu của các tổ chức tài chính lớn, tiền gửi ngân hàng, khoản cho vay đối với chủ hợp đồng bảo hiểm nhân thọ có chi phí thông tin thấp. Ngược lại, cổ phiếu, trái phiếu công ty, các khoản cho vay các cá nhân và tổ chức thường đ̣i hỏi chi phí thông tin lớn.
Tóm lại, các tiêu chuẩn lùa chọn tài sản đầu tư có thể mô tả trên bảng sau:
Các yếu tố
Lượng cầu tài sản
Lư do
Của cải
Tăng ( tỷ lệ thuận )
Người đầu tư có nhiều tiền hơn để lùa chọn
Lợi tức kỳ vọng của tài sản so với tài sản khác
Tăng ( tỷ lệ thuận )
Người đầu tư thu được nhiều lợi nhuận hơn
Rủi ro
Giảm ( tỷ lệ nghịch )
Người đầu tư không ưa rủi ro
Tính lỏng
Tăng ( tỷ lệ thuận )
Tài sản dễ dàng chuyển thành tiền mặt để ổn định chi tiêu
Chi phí thông tin
Giảm ( tỷ lệ nghịch )
Người đầu tư mất nhiều tiền để thu lượm và phân tích dữ kiện về tài sản
2. Lý thuyết về mối quan hệ giữa rủi ro và lợi nhuận
Tất cả các quyết định đầu tư đều được cân nhắc dưới góc độ rủi ro và tỷ suất sinh lợi mong đợi và những tác động của chúng trên giá chứng khoán công nhận kết quả tài chính cuối cùng đạt được trong quyết định đầu tư. Rủi ro được xem như là khả năng xuất hiện các khoản thiệt hại tài chính. Những chứng khoán nào có khả năng xuất hiện những khoản lỗ lớn được xem như có rủi ro cao hơn chứng khoán có khả năng xuất hiện những khoản lỗ thấp hơn. Vì vậy, rủi ro được mô tả bằng sự biến đổi của các tỷ suất sinh lợi của chứng khoán đó trong thời kỳ nghiên cứu.
Tỷ suất sinh lợi của chứng khoán chịu tác động của rất nhiều yếu tố rủi ro, những yếu tố này có thể bị triệt tiêu hoàn toàn thông qua việc kết hợp danh mục đầu tư hiệu quả của nhiều chứng khoán được gọi là rủi ro không hệ thống, phần lợi nhuận mong đợi để bù đắp cho loại rủi ro này chính là phần bù rủi ro chứng khoán. Loại rủi ro không thể triệt tiêu được gọi là rủi ro hệ thống, phần lợi nhuận mong đợi tương ứng với loại rủi ro này chính là tỷ suất sinh lợi phi rủi ro.
3. Lý thuyết đa dạng hoá
Quá tŕnh phân hoá và tối thiểu hoá rủi ro là một hình thức đa dạng hoá. Theo đó, nhà đầu tư nên đầu tư vào nhiều lợi chứng khoán khác nhau để tạo thành một danh mục đầu tư sao cho tổng mức rủi ro trên toàn bộ danh mục sẽ được giới hạn ở mức nhỏ nhất.
2.4. Lý thuyết lựa chọn danh mục đầu tư theo mô hình của Markowitz
Đa dạng hóa rủi ro là một ư tưởng đă tồn tại từ rất lâu. Tuy nhiên phải đến năm 1952 Harry Markowitz mới đưa ra một mô h́nh chính thức trong việc lùa chọn danh mục đầu tư, trong đó phản ánh nguyên tắc về đa dạng hóa rủi ro. Mô h́nh của ông chính là bước đầu tiên của quản lư danh mục đầu tư: xác định một hệ thống các danh mục đầu tư hiệu quả, tập hợp các danh mục này sẽ có một đường cong biên hiệu quả các danh mục chứng khoán rủi ro, thường gọi là đường cong biên hiệu quả.
Tất cả các danh mục nằm ở phần trên của đường cong biên (kể từ đỉnh của đường cong) là các danh mục được kết hợp rủi ro - lợi tức tốt nhất và là những ứng cử viên của danh mục đầu tư tối ưu. Phần đường cong này gọi là đường cong biên hiệu quả. Với bất kỳ danh mục nằm ở phần dưới của đường cong biên, sẽ có danh mục khác có cùng mức rủi ro mà lại có lợi tức lớn hơn nhiều. Do vậy phần dưới của đường cong biên không có hiệu quả, sẽ bị bỏ qua khi nghiên cứu.
5. Mô hình định giá tài sản vốn (CAPM)
Về lý thuyết người ta đă chứng minh rằng: Các chứng khoán có xu hướng biến động trái ngược với xu hướng biến động ban đầu là những yếu tố làm giảm thiểu rủi ro có hiệu quả. Đây là cơ sở quan trọng cho việc xác định thước đo rủi ro của từng chứng khoán khi đưa vào danh mục đầu tư và cũng là điểm mấu chốt để xây dựng lư thuyết mô h́nh CAPM.
Mô hình định giá tài sản vốn CAPM là cốt lơi của lư thuyết kinh tế tài chính hiện đại. William Sharpe, John Lintner và Jan Mossin đă phát triển mô h́nh CAPM. Mô h́nh CAPM cho phép dự đoán mối quan hệ giữa rủi ro và lợi nhuận kỳ vọng. CAPM chia rủi ro của danh mục đầu tư thành rủi ro hệ thống và rủi ro riêng. Rủi ro hệ thống là rủi ro của danh mục thị trường chứng khoán. Khi thị trường chứng khoán biến động, mỗi tài sản riêng biệt bị ảnh hưởng ít nhiều. Rủi ro riêng là rủi ro gắn với một tài sản riêng biệt, nó gắn với phần lợi suất của tài sản không tương quan với sự biến động của thị trường. Rủi ro hệ thống không thể giảm bằng cách đa dạng hóa danh mục đầu tư. Rủi ro riêng biệt có thể giảm nhờ sự đa dạng hóa. Từ đó, CAPM mô tả lợi suất của một tài sản hay mét danh mục đầu tư bằng lợi suất của tài sản phi rủi ro cộng với phần bù rủi ro
III Các chiến lược quản lý danh mục đầu tư
Để đạt được mục tiêu lợi nhuận mỗi nhà đầu tư đều lựa chọn cho mình một chiến lược đầu tư thích hợp. Chiến lược đầu tư được thiết lập từ trước khi thực hiện đầu tư, thể hiện sự đánh giá của nhà đầu tư trên khắp các lĩnh vực, nó thể hiện ý chí và mong muốn của nhà đầu tư và nhà đầu tư sẽ theo đuổi chiến lược này trong suốt một khoảng thời gian dài. Các chiến lược đầu tư chủ yếu bao gồm:
1. Chiến lược đa dạng hoá đầu tư và chiến lược đầu tư tập trung
a- Chiến lược đa dạng hoá đầu tư
Hiểu một cách đơn giản nhất, đa dạng hoá trong đầu tư chứng khoán là cùng một lúc đầu tư vào nhiều loại chứng khoán khác nhau để giảm rủi ro. Ngược lại với chiến lược này là chiến lược đầu tư tập trung
b- Chiến lược đầu tư tập trung
Người giàu thứ hai hành tinh - Warren Buffett lại kiên chiến theo đuổi chiến lược đầu tư tập trung. Ông chỉ chọn một số ít cổ phiếu có khả năng đem lại lợi suất trên trung bình trong dài hạn, tập trung đầu tư vào các cổ phiếu đó, và kiên nhẫn trước những biến đổi ngắn hạn của thị trường chứng khoán.
3.2. Chiến lược đầu tư dài hạn và chiến lược đầu tư ngắn hạn (đầu cơ)
a- Chiến lược đầu tư dài hạn
Đầu tư dài hạn là hoạt động dựa trên cơ sở dự báo lợi suất đối với tài sản trong dài hạn. Theo Benjamin Graham, đầu tư dài hạn là hoạt động tài chính đem lại tiền gốc và lăi hợp lư an toàn trong một khoảng thời gian nhất định.
b- Chiến lược đầu tư ngắn hạn (đầu cơ)
Đầu tư ngắn hạn (hay c̣n gọi là đầu cơ) là hoạt động dùa trên dự báo tâm lư của các nhà đàu tư để thu lợi ngắn hạn.
Theo Warren Buffett, đầu tư dài hạn nhìn vào giá trị, còn đầu cơ nhìn vào giá cả.
3.3. Chiến lược đầu tư chủ động và chiến lược đầu tư thụ động
a- Chiến lược đầu tư chủ động
Đầu tư chủ động là chiến lược quản lý danh mục đầu tư trong đó nhà đầu tư tiến hành việc đầu tư với mục tiêu đạt kết quả tốt hơn các chỉ số chuẩn mực trên thị trường. Đây là việc thường xuyên điều chỉnh danh mục đầu tư để lựa chọn những cổ phiếu tốt nhất, có các chỉ số cơ bản tốt hơn trung bình.
Một cách lý tưởng, các nhà quản lý quỹ đầu tư tiến hành khai thác những sự kém hiệu quả của thị trường bằng việc mua vào các chứng khoán bị định giá thấp, hay bán khống các chứng khoán bị định giá cao. Tuỳ thuộc vào các mục tiêu cụ thể của một danh mục đầu tư hay của một quĩ tương hỗ, mà hoạt động đầu tư chủ động cũng có thể cố gắng đạt được mục tiêu giảm thiểu rủi ro hay biến động của các khoản đầu tư thay vì mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận cao trong dài hạn.
b- Chiến lược đầu tư thụ động
Chiến lược đầu tư thụ động là chiến lược đầu tư trong đó nhà quản lý quĩ cố gắng đưa ra càng ít quyết định đầu tư càng tốt để giảm thiểu chi phí giao dịch, bao gồm cả thuế thu nhập tài chính.
Một chiến lược đầu tư phổ biến là mô phỏng danh mục đầu tư của một chỉ số chứng khoán nổi tiếng nào đó, các quĩ đầu tư kiểu này gọi là các quĩ đầu tư theo chỉ số chứng khoán - Index fund. Đặc tính của chiến lược đầu tư thụ động được đúc kết trong 1 câu chỉ đạo đối với các nhà quản lý quỹ: "Đừng có làm gì cả, hãy cứ ngồi yên đấy thôi!". Từ đặc điểm này có thể thấy rõ, chiến lược đầu tư thụ động hoàn toàn ngược lại với chiến lược đầu tư chủ động.
3.4. Chiến lược đầu tư giá trị và chiến lược đầu tư tăng trưởng
a- Chiến lược đầu tư giá trị
Chiến lược đầu tư cổ phiếu giá trị là chiến lược đầu tư trong đó nhà đầu tư t́m kiếm và đầu tư vào các cổ phiếu có giá thị trường thấp hơn giá trị thực.
Theo chiến lược này nhà đầu tư sẽ tiến hành đầu tư theo tŕnh tự sau:
o Xác định giá trị thực hiện tại của công ty
Để xác định giá trị thực ở thời điểm hiện tại của công ty, nhà đầu tư cần phân tích các báo cáo tài chính của công ty, phân tích t́nh h́nh doanh thu, lợi tức, lăi gộp, giá trị sổ sách, mức tăng trưởng doanh thu, tăng trưởng lợi tức…
o Xác định mức vốn hoá
Mức vốn hoá là giá trị công ty tại thời điểm đánh giá. Mức vốn hoá được xác định bằng cách nhân số cổ phiếu đang lưu hành với giá trị thị trường của một cổ phiếu tại thời điểm đánh giá.
Thông qua việc t́m giá trị thực của công ty và xác định mức vốn hoá, nhà đầu tư sẽ biết được công ty này được thị trường định giá có đúng với giá trị thực hay không? Trong trường hợp mức vốn hóa thấp hơn giá trị thực có nghĩa là công ty đang được định giá thấp hơn giá trị, nhà đầu tư có thể đầu tư để kiếm lời.
Thông thường các nhà đầu tư giá trị là những người ưa thích đầu tư vào chứng khoán có chỉ số P/E thấp nhưng có mức tăng trưởng EPS cao.
b- Chiến lược đầu tư tăng trưởng
Công ty tăng trưởng là công ty có mức sinh lời cao hơn mức sinh lời kỳ vọng của nhà đầu tư khi đầu tư vào công ty đó. Nhưng cổ phiếu tăng trưởng không nhất thiết là cổ phiếu của công ty tăng trưởng. Cổ phiếu tăng trưởng là cổ phiếu cho phép nhà đầu tư đạt được mức sinh lợi suất đầu tư cao hơn các cổ phiếu loại khác do thị trường không hoàn hảo làm giá trị hiện tại của cổ phiếu đang bị định giá thấp hơn giá trị thực. Nói cách khác, trong giai đoạn giá thị trường chưa được điều chỉnh về đúng giá trị thực th́ cổ phiếu đó được gọi là cổ phiếu tăng trưởng.
PHẦN 2:CHIẾN LƯỢC QUẢN LÝ CHỦ ĐỘNG
1.Cơ sở lý luận
Phương pháp mà người quản lý danh mục dùng tài tiên đoán và thủ thuật đầu tư của mình để xây dựng các danh mục đầu tư đạt mức sinh lời cao hơn mức sinh lời chung của thị trường. Đây là việc thường xuyên điều chỉnh danh mục đầu tư để tìm chọn những cổ phiếu tốt nhất, có các chỉ số cơ bản tốt hơn trung bình. Mục đích của nhà đầu tư là đạt mức sinh lời cao hơn mức sinh lời chung của thị trường.
Danh mục đầu tư được thiết lập bởi mỗi nhà đầu tư khác nhau là khác nhau cả về chủng loại, tỷ trọng của từng loại chứng khoán được lùa chọn, mức rủi ro, mức sinh lời,…
Danh mục được lập phải đảm bảo đa dạng hóa đầu tư song những ngành nào được đánh giá có xu hướng phát triển tốt hay đang được định giá thấp thì sẽ chiếm tỷ trọng cao hơn để vừa giảm rủi ro vừa tối đa hóa được mức sinh lời của nhà đầu tư. Với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin, nhà đầu tư có thể sử dụng các phần mềm đă được lập tŕnh sẵn để sau khi lập dữ liệu cần thiết máy tính sẽ cho ra một tập hợp các danh mục hiệu quả. Nhà đầu tư sẽ lùa chọn trong tập này một danh mục được coi là danh mục tối ưu phù hợp với các mục tiêu đầu tư của họ.
2. Quy trình quản lý danh mục đầu tư chủ động:
Bước 1:Xác định mục tiêu
Bước 2:Lập ra một danh mục chuẩn
Bước 3:Xây dụng một chiến lược và kết cấu danh mục đầu tư tối ưu theo quy trình sau:
+ Thực hiện phân tích những ngành và công ty riêng lr thỏa mãn mục tiêu đặt ra
+Tính toán xác định số lượng cổ phiếu trong danh mục
Bước 4:Theo dõi đánh giái các biến động của giá chứng khoán trong danh mục và tái cấu trúc danh mục khi cần thiết
3.Tái cấu trúc danh mục đầu tư
Để đảm bảo lợi nhuận và hạn chế rủi ro,nhà đầu tư phải thường xuyên theo dõi và tái cấu trúc danh mục đầu tư theo 2 cách,thay đổi cổ phiếu trong danhmucj hoặc thay đổi tỷ trọng cổ cổ phiếu trong danh mục.Lý do cụ thể:
Các nhà quản lý dựa vào tiên đoán về nền kinh teesvix mô và các thay đổi trong doanh nghiệp để đánh giá sự biến động tương quan giữa các loại cổ phiếu thuộc lĩnh vực ngành nghề khác nhau hoặc những cổ phiếu trong mọt lĩnh vực để từ đó bán bớt cổ phiếu có nguy cơ giảm giá để chuyển sang cổ phiếu có tiềm năng hơn.
Các nhà quản lý phải chuyển đầu tư cổ phiếu từ lĩnh vực này sang linh vực khác nhằm đa dạng hóa danh mục và hạn chế rủi ro vì cổ phiếu đang nắm giữu có nguy cơ tăng mức rủi ro
Trong quá trình đầu tư nhà quản lý phát hiện ra một số chứng khoán khác đang tạm thời bị định giá thấp hơn giá trị thực của nó,do vậy phải mua cổ phiếu này để thay thế cổ phiếu tương đương(cùng lĩnh vực,cùng mức đọ rủi ro) có trong danh mục và ngươc lại bán những cổ phiếu bị đánh giá cao so với giá trị thực của nó.
4,Phương pháp lựa chọn cổ phiếu
Về mặt kỹ thuật có thể thực hiện việc lựa chọn cổ phiếu bằng cách áp dụng một số biện pháp như áp dụng như lập danh sách theo chỉ tiêu hoặc đánh giá theo định lượng.
_ Phương pháp lập danh sách đơn thuần là liệt kê tất cả các chỉ tiêu cần được thỏa mãn và đưa vào máy để lựa chọ các cổ phiêu thỏa mãn các chỉ tiêu đó.các chỉ tiêu đưa ra bao gồm:vốn,chỉ số Pành nghề,ROE,ngành nghề,tỷ lệ cổ tức,tăng trưởng doanh thu…..
_ Phương pháp đánh giá định lượng:Nhà đầu tư xác định độ nhạy cảm của giá(hay thu nhập) của cổ phiếu tới các ysus tổ kinh tế:tỷ giá,lạm phát,lãi suất và mức chi tiêu của công chúng để làm căn cứ.Nhà quản lý cỏ thể dựa vào những thông tin đó cùng với phân tích và nhận định về diễn biến nền kinh tế để đưa ra quyết định
PHẦN 3:CHIẾN LƯỢC ĐẦU TƯ THỤ ĐỘNG
1 Cơ sở của chiến lược: "Đừng có làm gì cả, hãy cứ ngồi yên đấy thôi!"
Chiến lược này được hiểu một cách đơn giản nhất là chiến lược mua và nắm giữ (buy - and - hold), nhà đầu tư sẽ mua và nắm giữ chứng khoán trong một thời gian dài, trong suốt thời gian đó, họ hầu như không điều chỉnh hoặc chỉ điều chỉnh một cách tối thiểu danh mục đầu tư để giảm thiểu tối đa chi phí giao dịch, bao gồm cả phí và thuế thu nhập tài chính.
Chiến lược này dựa trên 1 số quan điểm sau:
Về lâu về dài, mỗi nhàđầu tư trung bình đều có kết quảđầu tư thuần (chưa trừ chi phí giao dịch) tương đương với bình quân thị trường. Do đó, càng giảm được chi phí giao dịch bao nhiêu thì nhà đầu tư càng có lợi bấy nhiêu
Chiến lược thụđộng được cổ vũ bởi lý thuyết thị trường hiệu quả (Efficient Market Hypothesis), họ cho rằng thị trường là hiệu quả, giá cả thị trường của các cổ phiếu luôn hợp lý, nó phản ánh một cách nhanh chóng tất cả thông tin liên quan đến cổ phiếu đó, thị trường là một cơ chế định giá hiệu quả và do đó không tồn tại các chứng khoán bị định giá sai. Do vậy, không cần phải bỏ công tìm kiếm các chứng khoán bị định giá sai và mua bán chứng khoán một cách chủ động
Vấn đề giữa người uỷ thác đầu tư và người đại diện: một nhà đầu tư (người uỷ thác) cấp tiền cho một nhà quản lý danh mục đầu tư (người đại diện) phải cho nhà quản lý những quyền ưu tiên nhất định để nhà quản lý điều hành danh mục đầu tư phù hợp với yêu cầu về rủi ro/lợi nhuận của nhà đầu tư, đồng thời nhà đầu tư cũng phải giám sát chặt chẽ hoạt động của nhà quản lý danh mục đầu tư.
2 Xây dựng chỉ số danh mục
Áp dụng các phương pháp xây dựng chỉ số thị trường cho việc xây dựng chỉ số danh mục. Thông thường, trong 1 danh mục cổ phiếu thường gồm các cổ phiếu có điểm chungnhư cùng niêm yết tại một sở giao dịch chứng khoán, cùng ngành hay cùng mức vốn hóa thị trường, mức độ rủi ro…
a. Phương pháp tính Passcher :
- Đây là loại chỉ số giá cổ phiếu thông dụng nhất,và nó là chỉ số giá bình quân gia quyền giá trị với quyền số là số lượng chứng khoán niêm yết ở thời kỳ tính toán.Kết quả tính sẽ phụ thuộc vào cơ cấu quyền số thời kỳ tính toán.Công thức tính:
å qt* pt qt,pt là khối lượng(qs)và giá tại thời điểm tính t
I p = ------------- po giá thời điểm gốc.
å qt* po
b. Phương pháp tính Laspeyres
Là chỉ số bình quân gia quyền giá trị,lấy quyền số là số cổ phiếu niêm yết ở thời kỳ gốc.Kết quả tính sẽ phụ thuộc vào cơ cấu quyền số thời kỳ gốc.
åqo pt pt giá thời kỳ báo cáo
I l = ------------- po,qo là giá và khối lượng(qs)thời kỳ gốc
åqo po i là cổ phiếu i tham gia tính chỉ số giá.n số lượng cp đa vào tính
c. Chỉ số giá bình quân Fisher :
Là chỉ số giá bình quân nhân Passcher và chỉ số Laspeyres.Nó khắc phục đc nhược điểm của 2 phương pháp trên là quyền số phụ thuộc vào cả kỳ tính và kỳ gốc.
d. Chỉ số giá số bình quân giản đơn:
pi
Ip = -------------
n
e.Chỉ số giá bình quân nhân giản đơn:I p = ÖP Pi
Chúng ta chỉ nên dùng loại chỉ số này khi độ lệch chuẩn khá cao, ( s) cao. Các chỉ số: Value line (Mỹ); FT-30 (Anh) áp dụng phương pháp bình quân nhân giản đơn này
3 Hiệu chỉnh sai lệch
Phương sai hay độ lệch chuẩn hàm ý rủi ro trong đầu tư chứng khoán khi thu nhập thực tế < thu nhập kì vọng.
Những rủi ro đó có thể là:
Danh mục cổ phiếu gồm những cổ phiếu với số lượng chủng loại không khớp với chỉ số( khác xa)
Một số cổ phiếu nhận được khoản cổ tức; hoặc 1 số cổ phiếu bị hợp nhất hay chia tách
Một vài cổ phiếu bị trượt khỏi danh mục khi mà độ rủi ro, mức vốn hóa thị trường khác biệt hẳn so với các cổ phiếu khác.
4 Phương pháp đầu tư theo danh mục chỉ số
Các phương pháp xây dựng danh mục cổ phiếu thụ động
a. Lặp lại hoàn toàn 1 chỉ số
Tất cả các cổ phiếu trong chỉ số được mua vàotheo một tỷ lệ bằng tỷ trọng vốn mà cổ phiếu đó chiếm giữ trong chỉ số này.
Hạn chế:
qChiếm nhiều chi phi giao dịch
qLuồng cổ tức nhận về rải rac khiến các khoản tái đầu tư bị phân tán.
b. Phương pháp chọn nhóm mẫu
Chọn nhóm các chứng khoán đại diện cho chỉ số chuẩn theo tỷ trọng tương ứng với tỷ trọng trong chỉ số chuẩn
Hạn chế:
qKhông đảm bảo lợi suất thu được ngang bằngvới lợi suất thu nhập trong chỉ số chuẩn.
c. Phương pháp lập trình bậc 2
Đặc điểm:Phức tạp, thường chỉ nhà đầu tư chuyên nghiệp ápdụng.
Hạn chế:
qKhi cac số liệu đầu vào, (thong tin qua khứ về giá cả và mối tương quan giữa chúng) có sự thayđổi thường xuyên thì lợi suất danh mục sẽ có chênh lệch lớn so với chỉ số.
KL: Phương pháp chọn mẫu được ưu tiên sửdụng hơn rộng rãi hơn cả !
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- chien_luoc_quan_ly_danh_muc_dau_tu_co_phieu_4863.docx