Bài giảng Lý thuyết độ phức tạp - Lý thuyết NP - Đầy đủ (The theory of NP - Completeness)
2.3.Máy Turing không tất định& Lớp NP
Định nghĩa lớp NP (thông qua máy Turing không tất định):
+ NP là lớp các bài toán được đoán nhận bởi một máy Turing
không tất định.trong thời gian đa thức
+ Một ngôn ngữ L là đoán nhận được bởi máy Turing không tất
định và đa thức P(n) sao cho:
L= LM và TM(n) ≤ P(n) với mọi n≥ 0.
Một bài toán gọi là NP nếu ngôn ngữ tương ứng của nó thuộc lớp NP.
41 trang |
Chia sẻ: vutrong32 | Lượt xem: 1724 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Lý thuyết độ phức tạp - Lý thuyết NP - Đầy đủ (The theory of NP - Completeness), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
The theory of NP-Completeness 1
LÝ THUYẾT ĐỘ PHỨC TẠP
LÝ THUYẾT NP - ĐẦY ĐỦ
(THE THEORY OF NP - COMPLETENESS)
Giáo viên : PGS TSKH Vũ Đình Hoà
The theory of NP-Completeness 2
NỘI DUNG
1. Bài toán quyết định
2. Ngôn ngữ và lược đồ mã hóa
3. Máy Turing tất định và lớp P
4. Tính toán không tất định và lớp NP
5. Mối quan hệ giữa lớp P và lớp NP
6. Phép dẫn thời gian đa thức và lớp NPC
7. Thuyết Cook
The theory of NP-Completeness 3
1. BÀI TOÁN QUYẾT ĐỊNH
Bài toán quyết định (Decision Problem - DP) là bài toán
chỉ có câu trả lời là có hoặc không (hay còn gọi là trả lời
nhị phân).
Mỗi thể hiện của bài toán nghĩa là mỗi trường hợp cá biệt
của bài toán có một trả lời.
Một bài toán quyết định ∏ đơn giản bao gồm một tập
hợp D∏ các thể hiện và tập con Y∏ D∏ là các thể hiện
đúng
The theory of NP-Completeness 4
1. BÀI TOÁN QUYẾT ĐỊNH
Một bài toán quyết định phát biểu dưới dạng:
Instance:
Question:
Ví dụ 1: bài toán sự đẳng cấu của đồ thị con
Instance: Cho 2 đồ thị G1 = (V1, E1) và G2 = (V2, E2)
Question: đồ thị G1 có chứa một đồ thị con G1’ mà
G1’ đẳng cấu với đồ thị G2 hay không?
The theory of NP-Completeness 5
Giải thích về đồ thị đẳng cấu:
G1’ đẳng cấu với G2 nếu như có |V1’| = |V2|, |E1’| = |E2| và
ở đó tồn tại một song ánh f : V2 V1’ sao cho {u,v}
E2 khi và chỉ khi {f(u), f(v)} E1’).
1. BÀI TOÁN QUYẾT ĐỊNH
The theory of NP-Completeness 6
Ví dụ 2: Traveling Salesman
Instance: Tập hữu hạn các thành phố: C = {c1,
c2,cm}, khoảng cách giữa hai thành phố ci, cj là d(ci,
cj) Z
+, một số B Z+.
Question: tồn tại hay không một đường đi nào qua tất
cả các thành phố trong C mà có tổng độ dài không lớn
hơn B? (Tồn tại một sắp thứ tự sao
cho
)
1. BÀI TOÁN QUYẾT ĐỊNH
)()2()1( ,...,, mCCC
BCCdCCd m
m
i
ii
),()),(( )1()(
1
1
)1()(
The theory of NP-Completeness 7
Một bài toán quyết định có thể được chuyển hoá từ một
bài toán tối ưu.
Ví dụ: Bài toán tối ưu là “tìm một đường đi có độ dài nhỏ
nhất trong số tất cả các đường đi nối 2 đỉnh đồ thị” ↔
BTQĐ : thêm vào một tham số B và hỏi xem có đường đi
nào có độ dài L mà L ≤ B hay không?
Với điều kiện là hàm chi phí phải tương đối dễ đánh giá,
bài toán quyết định có thể không khó khăn hơn bài toán
tối ưu tương ứng
1. BÀI TOÁN QUYẾT ĐỊNH
The theory of NP-Completeness 8
Nếu tìm thấy một đường đi có độ dài nhỏ nhất cho bài
toán TST theo thời gian đa thức, cũng có thể giải quyết
bài toán quyết định được kết hợp theo thời gian đa thức.
Lý thuyết NP đầy đủ giới hạn là chỉ chú ý tới các bài toán
quyết định nhưng cũng có thể mở rộng sự liên quan của
thuyết NP đầy đủ tới các bài toán tối ưu.
Nguyên nhân của sự giới hạn này là các DPs có một bản
sao rất tự nhiên và nó được gọi là ngôn ngữ.
1. BÀI TOÁN QUYẾT ĐỊNH
The theory of NP-Completeness 9
2. NGÔN NGỮ VÀ LƯỢC ĐỒ MÃ HÓA
Định nghĩa ngôn ngữ:
Với bất kì một tập hữu hạn các kí hiệu, chúng ta có
thể biểu diễn * là tập hợp tất cả các xâu hữu hạn các kí
hiệu lấy từ tập .
Nếu L là một tập con của *, chúng ta nói rằng L là một
ngôn ngữ trên tập các chữ cái của .
The theory of NP-Completeness 10
Ví dụ:
Nếu = {0, 1}, khi đó I* = {ε, 0, 1, 01, 10, 11, 000, 001, }
Khi đó {01,001,111,1101010} là một ngôn ngữ trên tập {0,1}
Sự tương ứng giữa bài toán quyết định và ngôn ngữ được dẫn
đến bởi các lược đồ mã hoá.
Một lược đồ mã hoá e cho bài toán ∏ cung cấp một cách thức
miêu tả mỗi sự kiện của ∏ bằng một xâu thích hợp các ký
hiệu trên tập chữ cái cố định ∑.
2. NGÔN NGỮ VÀ LƯỢC ĐỒ MÃ HÓA
The theory of NP-Completeness 11
Bài toán ∏ và lược đồ mã hoá e cho ∏ chia ∑* thành 3 lớp:
1. Những xâu không mã hoá các biểu hiện của ∏.
2. Những xâu mã hoá các biểu hiện của ∏ mà trên đó câu trả
lời là No.
3. Những xâu mã hoá các biểu hiện của ∏ mà trên đó câu trả
lời là Yes.
Ngôn ngữ: L[∏, e] = {x * với được sử dụng bởi e, và x
mã hóa một thể hiện I Y bằng e}
2. NGÔN NGỮ VÀ LƯỢC ĐỒ MÃ HÓA
The theory of NP-Completeness 12
Một lược đồ mã hoá hợp lý phải đảm bảo 2 tính năng là :
“tính ngắn gọn” và có “khả năng giải mã”.
“Tính ngắn gọn” là các trường hợp của bài toán nên
được mô tả với sự khúc chiết một cách tự nhiên.
“Khả năng giải mã” là đưa ra bất kì một thành phần cụ
thể nào của một trường hợp chung, thì lược đồ có khả
năng chỉ rõ một thuật toán có thời gian đa thức.
2. NGÔN NGỮ VÀ LƯỢC ĐỒ MÃ HÓA
The theory of NP-Completeness 13
Định nghĩa một lược đồ mã hoá chuẩn:
Lược đồ mã hoá chuẩn sẽ ánh xạ các thể hiện sang các
xâu có cấu trúc trên tâp chữ cái ψ = {0, 1, -, [,], (, ), }.
Định nghĩa xâu cấu trúc một cách đệ quy như sau:
2. NGÔN NGỮ VÀ LƯỢC ĐỒ MÃ HÓA
The theory of NP-Completeness 14
Biểu diễn nhị phân của một số nguyên k (gồm các chữ
số 0 và 1), (đằng trước là dấu - nếu k là số âm) là một
xâu có cấu trúc biểu diễn số nguyên k.
Nếu x là một xâu có cấu trúc biểu diễn số nguyên k, khi
đó [x] là một xâu có cấu trúc có thể được sử dụng như
một “tên” (name) .
Nếu x1, x2, ..., xm là các xâu có cấu trúc biểu diễn các
đối tượng X1,X2, , Xm, khi đó (x1, , xm) là một xâu
có cấu trúc biểu diễn chuỗi (X1,,Xm)
2. NGÔN NGỮ VÀ LƯỢC ĐỒ MÃ HÓA
The theory of NP-Completeness 15
Các biểu diễn cho 4 kiểu đối tượng như sau:
Một tập các đối tượng được biểu diễn bởi thứ tự các phần
tử của nó như một chuỗi và xem như là xâu
có cấu trúc tương ứng với chuỗi đó.
Một đồ thị với tập đỉnh là V và tập cạnh là E được biểu
diễn bởi một xâu có cấu trúc (x, y), ở đó x là một xâu có
cấu trúc biểu diễn tập V và y là xâu có cấu trúc biểu diễn
tập E (các phần tử của E )
2. NGÔN NGỮ VÀ LƯỢC ĐỒ MÃ HÓA
The theory of NP-Completeness 16
Một hàm hữu hạn f : {U1, U2,, Um} → W được biểu
diễn bởi một xâu có cấu trúc {(x1, y1), , (xm, ym)} ở
đó xi là xâu có cấu trúc biểu diễn Ui và yi là xâu có cấu
trúc biểu diễn f(Ui) W, 1 ≤ i ≤ m.
Một số hữu tỉ q được biểu diễn bởi một xâu có cấu trúc
(x, y) ở đó x là xâu có cấu trúc biểu diễn một số nguyên
a, y là xâu biểu diễn một số nguyên b và ở đó a / b = q,
và ước chung lớn nhất củ5a a và b là 1.
2. NGÔN NGỮ VÀ LƯỢC ĐỒ MÃ HÓA
The theory of NP-Completeness 17
3.1. Miêu tả máy Turing tất định (DTM)
Máy Turing tất định gồm có:
1. Con trỏ điều khiển trạng thái
2. Một đầu đọc ghi
3. Một băng vô hạn nằm ngang với các ô vuông. Dưới
các ô vuông có đánh các nhãn là: -3, -2, -1, 0, 1, 2, 3
3. MÁY TURING TẤT ĐỊNH VÀ LỚP P
The theory of NP-Completeness 18
- 3 - 2 - 1 0 1 2 3 4
Bộ điều khiển
trạng thái
hữu hạn
Đầu đọc ghi
Băng vô hạn
3. MÁY TURING TẤT ĐỊNH VÀ LỚP P
3.1. Miêu tả máy Turing tất định
The theory of NP-Completeness 19
3.1. Miêu tả máy Turing tất định
Một chương trình cho một DTM gồm các thông tin:
Một tập hợp T những kí hiệu, bao gồm một tập con T
và một kí tự trắng b T \ .
Một tập hợp Q các trạng thái, bao gồm trạng thái bắt đầu
qo và hai trạng thái kết thúc là qY và qN.
Một hàm chuyển trạng thái
ઠ: (Q - {qY, qN}) * T → Q * T * {-1, +1,0}
3. MÁY TURING TẤT ĐỊNH VÀ LỚP P
The theory of NP-Completeness 20
3.1. Miêu tả máy Turing tất định
Hàm chuyển trạng thái: cho phép với mỗi trạng thái của
máy và một kí kiệu đọc được từ ô trống đối diện, ta xác
định được:
Trạng thái tiếp theo.
Kí hiệu sẽ được viết lên băng đè lên kí hiệu vừa đọc
Hướng dịch chuyển của đầu đọc
2. MÁY TURING TẤT ĐỊNH VÀ LỚP P
The theory of NP-Completeness 21
3.1. Miêu tả máy Turing tất định
Quá trình thực hiện của DTM
1. Xâu x được đặt lên băng, mỗi kí tự được đặt vào mỗi ô.
Tất cả các ô còn lại đều chứa kí tự trắng. Chương trình bắt
đầu với trạng thái ban đầu là q0, với đầu đọc ở ô chứa kí tự
đầu tiên của xâu
2. Các bước tính toán:
3. MÁY TURING TẤT ĐỊNH VÀ LỚP P
The theory of NP-Completeness 22
2.1. Miêu tả máy Turing tất định
Quá trình thực hiện của DTM
2. Các bước tính toán:
- Đọc kí tự đối diện với đầu đọc
- Thay kí hiệu đó bằng kí hiệu tính từ hàm
- Rời đầu đọc theo hướng của hàm dịch chuyển
- Đổi trạng thái hiện tại thành trạng thái của hàm dịch
chuyển.
3. MÁY TURING TẤT ĐỊNH VÀ LỚP P
The theory of NP-Completeness 23
3.1. Miêu tả máy Turing tất định
Quá trình thực hiện của DTM
Xâu x được thừa nhận khi quá trình thực hiện đạt đến trạng
thái thừa nhận.
3. MÁY TURING TẤT ĐỊNH VÀ LỚP P
The theory of NP-Completeness 24
3.2. Ví dụ
Cho các tập hợp sau:
T = {0, 1, b}, = {0, 1}
Q = {q0, q1, q2, q3, qY, qN}
Cho xâu vào:
x = “10100”
3. MÁY TURING TẤT ĐỊNH VÀ LỚP P
The theory of NP-Completeness 25
Hàm trạng thái cho trong bảng:
3. MÁY TURING TẤT ĐỊNH VÀ LỚP P
The theory of NP-Completeness 26
Quá trình thực hiện:
The theory of NP-Completeness 27
Bài tập
Xây dựng máy Turing tất định xóa các từ
Xây dựng máy Turing tất định xóa các từ và quay về
vị trí xuất đầu
3. MÁY TURING TẤT ĐỊNH VÀ LỚP P
The theory of NP-Completeness 28
Cho M là một máy Turing tất định không có quá trình vô
hạn. Hàm phức tạp theo thời gian của M là hàm được định
nghĩa như sau:
TM : Z+ → Z+
TM (n) = max {m: có một x *, với |x| = n, quá trình
thực hiện của M trên đầu vào x chiếm thời gian là m}.
4. LỚP P
The theory of NP-Completeness 29
Thời gian tính trên máy Turing M được gọi là đa thức
nếu như tồn tại một đa thức P sao cho tất cả n Z+
TM(n) ≤ p(n).
Định nghĩa: Lớp P là một lớp các bài toán quyết định
giải được bởi một máy Turing tất định trong thời gian
đa thức
Một hàm tính với thời gian đa thức, nếu có một máy
Turring tính nó trong thời gian đa thức.
4. LỚP P
The theory of NP-Completeness 30
Ví dụ:
Instance: n nguyên dương,
Question: n chia hết cho 2?
. Ví dụ:
Instance: n nguyên dương,
Question: n là số nguyên tố?
4. LỚP P
The theory of NP-Completeness 31
Ví dụ:
Instance: n nguyên dương và a1 < a2 < , < an, k,
Question: Tồn tại i sao cho ai = k?
. Ví dụ:
Instance: ,
Question: ?
4. LỚP P
2.3.Máy Turing không tất định& Lớp NP
Máy Turing không tất định:
2.3.Máy Turing không tất định& Lớp NP
Hoạt động tương tự như máy Turing tất định:
Giả sử máy làm việc với một Input x0* được đặt
vào các ô từ 1 đến x của băng.
Giai đoạn phỏng đoán được thực hiện trên phần
băng bên trái của dữ liệu vào (các ô được đánh số -
1,-2,...) trước khi quá trình tính toán bắt đầu, được
thực hiện bởi cơ chế phỏng đoán và đầu phỏng
đoán chỉ viết lên các ô đánh –1, -2..mỗi ô một kí
hiệu nào đó thuộc * cho đến khi dừng lại ta có
một từ u0* trên phía trái của phần băng chứa
Input (gọi là từ được dự đoán) và giai đoạn phỏng
đoán hoàn thành
2.3.Máy Turing không tất định& Lớp NP
+Yếu tố không tất định là ở chỗ trong giai đoạn
phỏng đoán việc viết kí tự nào vào các ô –1,-2,-3...
không xác định tức là có thể viết theo nhiều khả
năng khác nhau
+Có thể hình dung nếu coi mỗi quá trình tính toán có
môt input x trên máy Turing tất định M chỉ là một
“đường tính toán” (a computation path) thì mỗi quá
trình tính toán với mỗi input x trên NDTM là một
“cây tính toán” (a computation tree) với nhiều đường
tính toán được xử lý đồng thời
2.3.Máy Turing không tất định & Lớp NP
DTM
q0
qY/qN
NDTM
qY
qN
Sự khác biệt
2.3.Máy Turing không tất định& Lớp NP
Ngôn ngữ đoán nhận bởi NDTM:
Mỗi từ x được chấp nhận bởi máy Turing bất định M
nếu xuất phát với input x, máy Turing bất định M chuyển
đến trạng thái qY.
Kí hiệu là LM = {w0* M chấp nhận w} gọi là ngôn
ngữ đoán nhận được bởi máy NDTM
2.3.Máy Turing không tất định& Lớp NP
Thời gian tính toán của NDTM: Được tính là thời gian tối
thiểu của mọi quá trình tính toán chấp nhận x, nghĩa là tM(x)=
min{t có quá trình tính toán chấp nhận Input x dừng lại sau t
bước}
Độ phức tạp thời gian (thời gian tính) của máy NDTM, kí
hiệu là TM(n) cũng chỉ xét trên các từ x LM được định nghĩa
như sau:
TM(n)= max{t x LM và x=n, tM(x)= t}
2.3.Máy Turing không tất định& Lớp NP
Định nghĩa lớp NP (thông qua máy Turing không tất định):
+ NP là lớp các bài toán được đoán nhận bởi một máy Turing
không tất định.trong thời gian đa thức
+ Một ngôn ngữ L là đoán nhận được bởi máy Turing không tất
định và đa thức P(n) sao cho:
L= LM và TM(n) ≤ P(n) với mọi n≥ 0.
Một bài toán gọi là NP nếu ngôn ngữ tương ứng của nó thuộc
lớp NP.
2.4. Quan hệ giữa lớp P và NP
+ P NP hiển nhiên vì mỗi máy Turing tất định đều là
máy Turing không tất định không bao giờ chọn lựa bước
chọn lưu chuyển
2.4. Quan hệ giữa lớp P và NP
Định lý (Gap-Borodin,1972): Đối với mỗi bài toán II
NP tồn tại đa thức p(n) sao cho II đoán nhận được
với máy Turing tất định có độ phức tạp là O(2p(n))
.
2.4. Ví dụ NP
Bài toán HC.
Bài toán TSP
)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ltdptp_np_4153.pdf