Bài giảng Kỹ năng làm việc nhóm - Ths. Đỗ Hải Hoàn

Tiến hành các bước trong cuộc họp-thảo luận - Bước 1: Chuẩn bị + Xác định nội dung: mục đích cuộc họp-thảo luận, chuẩn bị dữ kiện và tư liệu + Xác định khung cảnh (địa điểm, vật dụng xung quanh): bố trí chỗ ngồi thuận lợi và trang bị những vật dụng cần thiết.

pdf59 trang | Chia sẻ: truongthinh92 | Lượt xem: 6535 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Kỹ năng làm việc nhóm - Ths. Đỗ Hải Hoàn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đa số mọi người chưa hiểu hết tầm quan trọng của việc nghe có hiệu quả, nó được coi là “chìa khóa của giao tiếp” vì những lợi ích mà nó mang lại như sau: - Tiếp nhận được nhiều thông tin - Giải quyết vấn đề nhanh chóng và hiệu quả. - Thỏa mãn nhu cầu của người nói. Kích thích người nói hay hơn, chia sẻ nhiều hơn. - Hiểu biết hơn về đối tượng giao tiếp với mình - Tạo mối quan hệ tốt đẹp giữa các bên giao tiếp. Nếu như nghe đơn thuần là một phản ứng vật lý ghi nhận âm thanh thì nghe thấu cảm là hành động nghe một cách chăm chú, chủ động, có phân tích, đánh giá, phản hồi, có sự thông cảm, đồng cảm với người nói để hiểu cả tâm tư, tình cảm và thông điệp của người nói. Nghe thấu cảm còn nhận biết được cả những ẩn ý trong ánh 33 mắt, nụ cười, điệu bộ và cả những khoảng lặng trong quá trình truyền đạt của người nói. Vì vậy, để đạt được mức nghe thấu cảm, chúng ta cần tập trung nghe bằng tai, mắt, tay ghi, những cử chỉ khích lệ, và đặc biệt là nghe bằng cả con tim và khối óc. Dưới đây là một số gợi ý để lắng nghe hiệu quả: 1. Dùng ánh mắt: nhìn vào mắt người nói để thể hiện sự tôn trọng, sự tập trung chú ý lắng nghe, tránh sao nhãng và không quan tâm đến những gì xung quanh. 2. Gật đầu đồng tình và biểu lộ nét mặt: để thể hiện sự thiện chí, quan tâm đến vấn đề của người nói nhằm khuyến khích họ nói. 3. Tránh những hoạt động, cử chỉ lơ đễnh: đang nghe người khác nói mà thể hiện những cử chỉ như quay mặt đi chỗ khác, nhìn đồng hồ, sắp xếp giấy, lắc lư người, khiến người nói cũng thấy bất an, không còn hứng thú muốn nói nữa. 4. Đặt câu hỏi: Lắng nghe có phân tích, đánh giá và đặt lại câu hỏi khi nghe chưa rõ hoặc chưa hiểu vấn đề giúp người nghe hiểu thấu đáo vấn đề 5. Làm rõ ý: Có thể dùng những câu như: “Có phải ý anh là” hay “Anh nói rằng” để kiểm tra độ chính xác của những thông tin nghe được. 6. Tránh không cắt lời người nói: Để người nói trình bày xong ý tưởng hoặc nói hết ý, hết câu rồi người nghe mới nên hỏi lại hỏi phản hồi lại. Không nên chen ngang, ngắt giữa chừng, phỏng đoán trước ý tưởng của người nói. 7. Phối hợp nghe và nói: Người nghe tích cực là người biết phối hợp nhẹ nhàng giữa nghe và nói, vừa giúp mình hiểu rõ vấn đề vừa thể hiện sự khích lệ, động viên người nói, rút ngắn khoẳng cách giữa người nghe và người nói. 2.4 Giải quyết xung đột trong nhóm 2.4.1 Quan niệm mới về xung đột Xung đột là điều không thể tránh khỏi và nó là một phần tất yếu của bất cứ môi trường nhóm nào. Xung đột được hiểu là sự bất đồng, sự đối nghịch hay tranh chấp giữa hai hay nhiều phía (cá nhân với nhau, cá nhân với nhóm, các nhóm với nhau). Tuy nhiên, theo các nhà nghiên cứu, dù xung đột diễn ra ở mức độ nào thì việc công nhận nó có tồn tại hay không thuộc về vấn đề nhận thức của mỗi người. có nghĩa là 34 nếu chúng ta không nhìn thấy và không nhận thấy xung đột thì nó không tồn tại và ngược lại. Có những xung đột tưởng chừng như cực kì gay gắt nhưng mọi người lại không nhận thức đó là xung đột thì sẽ chẳng có xung đột nào cả. Ngược lại, có nhiều sự việc đơn giản, nhỏ nhặt nhưng lại trở thành xung đột lớn. Vậy xung đột là điều tốt hay xấu? Theo quan điểm truyền thống, xung đột gắn với nghĩa tiêu cực, có hại, ảnh hưởng xấu đến các tác nhân khiến họ trở nên bực tức, giận dữ, cáu gắt, khó chịu, gây gổ, đụng độ, Xung đột làm giảm năng lực và tinh thần của mỗi cá nhân và tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro, tai hại, Đối với nhóm, xung đột làm hủy hoại mỗi quan hệ nhóm, giảm thành tích nhóm và nguy cơ tan rã nhóm. Vì vậy, thông thường không ai muốn có xung đột xảy ra, nhiều người e ngại hoặc lo sợ, không dám đối mặt với xung đột.Trong các môi trường như gia đình, lớp học, nơi làm việc, người ta đều khuyến khích các giá trị hòa bình, đồng thuận, hòa hợp, nhất trí, đồng thời cố gắng loại bỏ xung đột, thậm chí người ta sử dụng hình thức khen thưởng nếu như mọi người giữ gìn được sự ổn định, trật tự, không có xung đột xảy ra. Mấy thập niên trở lại đây, các nhà quản trị và khoa học nghiên cứu về vấn đề này đã phát hiện ra rằng xung đột có tác động tích cực hay tiêu cực phụ thuộc vào bản chất của xung đột và cách thức xứ lý xung đột. Một người không có kinh nghiệm hoặc chưa từng được đào tạo về kỹ năng giải quyết xung đột thường có xu hướng né tránh xung đột hoặc giải quyết xung đột một cách chủ quan. Ngược lại, nếu được hiểu một cách thấu đáo và xử lý tốt sẽ mang lại những hiệu quả tích cực . Thậm chí, theo Kenwyn Smith và David Berg trong cuốn sách “Paradoxes of Life”, thì xung đột cần thiết cho bất cứ loại hình nhóm nào. Những nhà nghiên cứu cho rằng xung đột là nguồn nhựa sống mạnh mẽ khuấy động môi trường làm việc nhàm chán, kích thích sự sáng tạo, thúc đẩy tư duy đổi mới, cải thiện mỗi cá nhân. Xung đột thực chất là một khía cạnh của sự tương tác. Nó giúp củng cố nhóm, tăng cường trao đổi, thảo luận, thúc đẩy ý tưởng mới. Nó còn là động lực tích cực giúp nhóm biết phê bình và tự phê bình, có khả năng cạnh tranh, sáng tạo và đổi mới. Nếu không có xung đột, sẽ không có cạnh tranh, áp lực, không có những thông tin độc đáo. Nếu trong nhóm các thành viên quá đồng nhất, luôn có xu hướng nhìn nhận vấn đề giống nhau, đưa ra cùng một cách giải quyết như nhau thì nhóm đó sẽ thiếu sự sáng tạo và đổi mới, khó thích nghi với điều kiện môi trường thay đổi liên tục. Và không có xung đột nghĩa là mọi người 35 chấp nhận mọi thứ xung quanh, bằng lòng với hiện tại, thậm chí tự mãn với những gì đang có khiến họ thấy không cần phải cải thiện, đổi mới dẫn đến tình trạng trì trệ, giẫm chân tại chỗ. Vì vậy không nên loại bỏ hoặc triệt tiêu xung đột, tốt hơn hết là cần nhận diện xung đột, xác định nguyên nhân và từ đó chủ động kiểm soát, quản lý xung đột theo hướng tích cực. Như vậy, chúng ta thấy xung đột không phải lúc nào cũng xấu, hay lúc nào cũng tốt. Chính xác hơn, nó trở nên xấu hay tốt phụ thuộc vào bản chất của xung đột và cách thức giải quyết xung đột. 2.4.2 Nguồn gốc của xung đột Các nhà khoa học đã phân chia nhiều loại xung đột khác nhau đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Có thể tổng hợp lại thành hai nguyên nhân cơ bản dẫn đến xung đột là: a) Nguyên nhân chủ quan (do sự khác biệt giữa các cá nhân): Nguồn gốc phổ biến của mọi xung đột là luôn tồn tại sự khác biệt giữa các cá nhân. Nhóm cho dù là một tập hợp những con người có cùng chung mục tiêu, hành động cùng nhau để cùng đạt đến thành quả cuối cùng nhưng nhóm bao gồm những cá nhân có sự khác biệt về tính cách, sở thích, quan điểm, nền tảng văn hóa-giáo dục, kinh nghiệm, kỹ năng, nghề nghiệp, vai trò, quyền lực, điều kiện kinh tế, là những yếu tố tạo nên xung đột. Sự bất đồng quan điểm trong một sự việc rất đơn giản hay một va chạm nhỏ cũng có thể bùng nổ thành một cuộc cãi vã không có hồi kết khi không đánh giá chính xác ai đúng ai sai. Nhiều người cho rằng xung đột xuất phát từ những nhược điểm của cá nhân hay của nhóm. Người ta còn chứng minh một số tính cách không tốt như thói ích kỷ, tính hợm hĩnh và sự chuyên quyền, độc đoán, gia trưởng, thường tiềm ẩn nguy cơ xảy ra xung đột rất lớn. Vì vậy sự khác biệt giữa các cá nhân có thể gây ra những rắc rối lớn. Nền tảng văn hóa, các giá trị, các quan điểm, ăn sâu vào máu thịt mỗi con người, là niềm tin mãnh liệt, là lý tưởng sống của mỗi người khó có thể phá vỡ hay vứt bỏ để chấp nhận niềm tin, lý tưởng của người khác. Vì vậy chúng ta thấy dễ hiểu khi có những điều cực kỳ quan trọng đối với người này lại chẳng có nghĩa lý gì đối với người khác. Cái mà mình cho là đúng lại thật ngớ ngẩn với người khác. Vì vậy, trong quá trình tương tác 36 nhóm, hiểu lầm, nghi ngờ, chế nhạo, phản bác, là điều tất yếu xảy ra. Và thực tế cho thấy, xung đột bắt nguồn từ sự khác biệt về những giá trị bao giờ cũng khó giải quyết nhất. Bởi giá trị là những quan điểm của cá nhân về tầm quan trọng của những yếu tố như tự do, công bằng, hạnh phúc, dân chủ, đạo đức, tự trọng, lao động, Từ những quan điểm này có thể thấy biểu hiện hành vi của một cá nhân và sự đóng góp của người đó đối với tập thể (xã hội). Ví dụ, đối với anh A, giá trị của cuộc đời là được tự do : tự do trong suy nghĩ, trong hành động. Từ đó, anh A luôn tự mình quyết định mọi việc, anh A không thích kết hôn, say mê đi khắp đó đây để khám phá cuộc sống. Anh B lại có quan niệm khác về giá trị của cuộc sống, anh cho rằng làm việc là niềm vui, là sự say mê, là khám phá, là chinh phục, là được đóng góp,vì vậy hầu hết thời gian của anh dành cho công việc, kể cả khi đã về nhà, khi đã đêm khuya, anh vẫn tiêp tục làm việc và nghiên cứu. Ngược lại, đối với cậu sinh viên C, học tập và làm việc thật nặng nhọc và vất vả, sống thì phải biết hưởng thụ, “trẻ không chơi già hối tiếc”, thế nên cậu bỏ bê việc học hành, lười lao động, ham chơi game, thích rủ rê bạn bè nhậu nhẹt, chơi bời, lêu lổng. Giá trị là một đặc điểm vững chắc và lâu bền nhất của mỗi cá nhân. Nó được xem như là nền tảng cơ bản để hình thành nên hệ thống những quan điểm và sở thích riêng của từng người, từ đó tạo ra những quyết định và định hướng sống . Cũng nhờ đó, chúng ta có thể xác định được điều nào là đúng, là lẽ phải, là hợp đạo lý để chúng ta theo đuổi và tạo nên một cuộc sống có ý nghĩa. Đây là vấn đề cơ bản nhất của việc tự nhân thức. Từ việc tìm hiểu sự khác biệt giữa các cá nhân giúp chúng ta thấy được nguồn gốc của sự hiểu lầm, bất đồng, mâu thuẫn; từ đó giúp ta nắm được đầu mối để giải quyết xung đột một cách triêt để. Hơn nữa, theo quan niệm mới, chúng ta không loại bỏ xung đột mà quản lý xung đột bằng cách chấp nhận sự khác biệt, kiểm soát cảm xúc để hướng tới mối quan hệ hợp tác phát triển bền vững. Không nên xem sự khác biệt cá nhân tạo ra khoảng cách hay là nguyên nhân không thể hòa hợp mà đó là sự bổ sung cần thiết làm cho nhóm trở nên hoàn thiện. Đối với người quản lý hay lãnh đạo nhóm trong trường hợp giải quyết mâu thuẫn xuất phát từ nguyên nhân chủ quan cần phải thể hiện sự khôn ngoan và tầm hiểu biết bằng cách đẩy mạnh văn hóa chung của nhóm, tìm kiếm những giá trị mà các bên có thể hiểu và chia sẻ, nhấn mạnh những lợi ích có được từ sự khác biệt, đa dạng và có 37 thể vẽ ra những viễn cảnh tươi đẹp, những phần thưởng xứng đáng nếu các bên hóa giải được xung đột. b) Nguyên nhân khách quan (nguyên nhân đến từ tổ chức, môi trường xung quanh): Có nhiều nhân tố đến từ môi trường tác động mối quan hệ và kết quả làm việc của nhóm gây ra xung đột trong nhóm. Có thể kể ra những nhân tố phổ biến nhất sau đây: - Các nguồn lực bị giới hạn: Trong điều kiện khan hiếm về nguồn lực như tiền bạc, thời gian, không gian, trang thiết bị, quyền lực, vị trí xã hội, nên tranh chấp xảy ra nhằm giành ưu thế cho riêng mình hoặc cho nhóm của mình.những cuộc giằng co, tranh giành nguồn lực dễ khiến các bên rơi vào trạng thái căng thẳng, lo lắng, bất mãn. Xu hướng của mỗi cá nhân thường là suy giảm niềm tin, gia tăng sự ích kỷ, giảm hợp tác với các thành viên khác. Những xung đột kiểu này đôi khi khiến sự việc trở nên rối rắm, trì trệ khi giải quyết mâu thuẫn giữa yêu cầu công việc và những đòi hỏi về nguồn lực không được đáp ứng. - Đặc điểm của nhóm: Mỗi nhóm có những đặc trưng riêng về mục tiêu, quy mô, nguyên tắc, chuẩn mực, thông tin, mức độ rõ ràng, mức độ phụ thuộc, hệ thống khen thưởng, phong cách lãnh đạo,Và bất cứ đặc trưng nào cũng có thể là mầm mống của xung đột khi nó không làm thỏa mãn nhu cầu của các cá nhân hoặc đối nghịch với giá trị của các cá nhân trong nhóm. Theo các nhà nghiên cứu, những yếu tố sau có khả năng gây ra xung đột nhiều nhất: + Quy mô nhóm: càng lớn càng dễ tạo ra sự chia rẽ, bất đồng, bè phái thành các nhóm nhỏ, khó đạt được thống nhất. + Tuổi tác: tuổi đời các thành viên càng trẻ xung đột càng dễ xảy ra khi cái tôi của mỗi người còn quá lớn, họ chưa học được cách lắng nghe, thương lượng hay đàm phán. + Chuyên môn: Hoạt động chuyên môn hóa càng cao càng dễ xảy ra những tranh luận + Phong cách lãnh đạo: quá nghiệm ngặt và có kiểm soát chặt chẽ hành vi của người khác. + Hệ thống khen thưởng chưa toàn diện, thiếu công bằng. 38 + Vị trí xã hội: có người là giám đốc, là doanh nhân thành đạt, có người là công nhân, là người bán hàng dẫn đến sự khác biệt trong suy nghĩ và hành động. - Thiếu hụt thông tin: Những xung đột đến từ sự thiếu hụt thông tin hoặc thông tin không chính xác cũng rất phổ biến trong nhóm. Trên thực tế, thông tin trao đổi không đầy đủ, thông điệp truyền tải bị hiểu sai, gây cản trở cho quá trình thực hiện nhiệm vụ và làm giảm hiệu quả của sự hợp tác dẫn đến xung đột giữa các bên liên quan. Chẳng hạn một thông điệp quan trọng không được truyền đúng chỗ, chỉ thị của cấp trên bị hiểu sai lệch, người truyền tin không nắm rõ vấn đề và không giải thích rõ ràng, Để giải quyết được vấn đề này, cần phải làm sáng tỏ, rõ ràng các thông điệp; bổ sung những thông tin cần thiết, giải thích nguồn dữ liệu bị hiểu sai. Đây là loại xung đột dễ giải quyết hơn vì nó ít liên quan đến cảm xúc cá nhân. 2.4.3 Các biện pháp giải quyết xung đột Các chuyên gia đã đưa ra năm biện pháp giải quyết xung đột phổ biến và mô tả bằng năm biểu tượng con vật sau: - Rùa (Rút lui): Khi gặp xung đột, Rùa thường rút lui nhằm tránh sự đối đầu, va chạm. Họ tránh xa những tình huống tiềm ẩn xung đột. Nếu xung đột xảy ra, họ né tránh, rút lui hoặc phó mặc cho đối phương định đoạt, chấp nhận mọi kết quả, kể cả việc từ bỏ mục đích để được yên ổn. Biện pháp này nên áp dụng khi vấn đề không quan trọng, hậu quả giải quyết vấn đề lớn hơn lợi ích đem lại (ví dụ mất thời gian giải quyết một việc nhỏ không cần thiết). - Cá mập (Áp đảo): Kiểu này thường dùng cách trấn áp, đè bẹp, phủ đầu, thậm chí đe doạ người khác nhằm buộc họ phải tuân thủ theo biện pháp của anh ta. Đối với kiểu người này, giải quyết vấn đề quan trọng hơn giữ gìn mối quan hệ các bên. Vì vậy đây được coi là cuộc canh tranh một mất một còn. Cách thức này thường được các nhà quản lý sử dụng nhiều nhất khi họ biết rằng họ có khả năng áp đặt mệnh lệnh của mình đối với người khác. Như vậy, lựa chọn biện pháp này có hiệu quả khi vấn đề cần được giải quyết nhanh chóng, người áp đặt hoàn toàn tin tưởng vào quyết định đúng đắn của mình. - Gấu bông (Xoa dịu): Thích sự nhẹ nhàng tình cảm nên mẫu người này coi trọng việc gìn giữ mối quan hệ tốt đẹp hơn là đạt được mục đích hay quyền lợi. Vì vậy 39 người thường chấp nhận thiệt thòi để làm hài lòng người khác, giữ hòa khí đôi bên. Áp dụng biện pháp này khi mong muốn mang lại sự hài lòng cho người khác và để được người khác yêu thương, quý mến mình đồng thời nhận thấy vấn đề quan trọng với người khác hơn với bản thân mình. Gấu Bông khác với Rùa: Rùa thờ ơ không quan tâm đến vấn đề hay người khác, Gấu Bông xuất phát từ sự quan tâm đến đối phương. - Chồn (Thỏa hiệp): Trong những tình huống khá quan trọng, thời gian giới hạn nhưng cả hai bên đều muốn đạt được mục tiêu và duy trì mối quan hệ thì biện pháp thỏa hiệp là phù hợp. Người sử dụng biện pháp này phải chấp nhận hy sinh một phần quyền lợi và vận động đối phương cùng hành động như mình, nếu không hậu quả sẽ nghiệm trọng hơn sự nhượng bộ của đôi bên. Ví dụ Ban lãnh đạo Công ty và Công đoàn sử dụng biện pháp thỏa hiệp trong các cuộc đàm phán, thương lượng, mỗi bên cần từ bỏ một phần lợi ích riêng để đạt được thỏa thuận trong Hợp đồng lao động. - Chim Cú (Hợp tác): Giải quyết xung đột bằng cách cố gắng để làm thỏa mãn các bên liên quan. Mẫu người này coi trọng cả mục đích và quan hệ. Vì vậy, anh ta tìm kiếm những giải pháp làm giảm căng thẳng các bên, có thể là những cuộc gặp mặt có sự tham gia của các bên và/hoặc của bên thứ ba nhằm bàn luận một cách công khai, thẳng thắn, thiện chí cho đến khi đạt được quyết định chung. Đối với những xung đột xuất phát từ sự hiểu lầm hay rào cản ngôn ngữ, đặc trưng riêng biệt của nhóm thì biện pháp này đem lại hiệu quả cao. Những xung đột quan trọng nhưng không khẩn cấp về mặt thời gian cũng nên áp dụng biện pháp này vì các bên liên quan có nhiều thời gian để ngồi lại với nhau, tập hợp và làm rõ các quan điểm, các nguồn thông tin nhằm đưa ra cách giải quyết tối ưu. Với cách giải quyết Hợp tác (Chim Cú), các chuyên gia khuyên rằng mỗi bên cần phải tuân thủ các bước sau đây để quá trình hợp tác hiệu quả và nhanh chóng, đạt được các mục tiêu và mối quan hệ lâu dài: • Bước 1: Phân tích : Xác định nội dung xung đột càng cụ thể càng tốt, không dãn nhãn, không tố cáo. • Bước 2: Trao đổi: Lắng nghe, đánh giá ý kiến của nhau • Bước 3: Hiểu hoàn cảnh: Cố gắng hiểu hoàn cảnh của bên kia, đặt vị trí mình là họ 40 • Bước 4: Thỏa thuận: Tìm ra giải pháp khôn ngoan. Uyển chuyển và sẵn sàng hợp tác. 2.5 Tăng cường động lực làm việc nhóm 2.5.1 Một số vấn đề chung về động lực làm việc Rất nhiều thanh niên ngày nay mong muốn sớm đạt những thành quả trong học tập cũng như công việc nhưng lại cảm thấy thiếu động lực để hành động một cách mạnh mẽ và quả quyết. Vì vậy họ thường tự hỏi: “Làm thế nào để hăng say học tập/ làm việc?”, “làm gì để thúc đẩy được chính mình và những người cùng nhóm đóng góp hết mình cho mục tiêu chung?”. Đây cũng là những trăn trở hàng thế kỷ nay của các nhà quản lý khi họ muốn tăng cường động lực làm việc cho người lao động. Để hiểu được vấn đề này, ngoài sự nhạy bén còn cần phải đi sâu tìm hiểu thực chất động lực của con người bắt nguồn từ đâu? Mỗi người có một điều kiện khác nhau, những giá trị khác nhau tạo ra những mối quan tâm, sở thích và nhu cầu khác nhau. Chúng ta có thể nhận thấy động lực mạnh mẽ xuất hiện khi con người có nhu cầu cấp thiết, mãnh liệt về một thứ gì đó. Chính những nhu cầu cấp bách thôi thúc con người phải hành động nhanh chóng để thỏa mãn nhu cầu. Ví dụ anh A có nhu cầu lớn về tiền bạc nên anh ta tìm mọi cách để có thật nhiều tiền, anh B có mong muốn thầm kín nhưng mãnh liệt là được thăng chức nên Theo các nhà nghiên cứu, mỗi thế hệ có một có một giá trị cốt lõi riêng, vì vậy họ thể hiện những phong cách, sở thích và nhu cầu riêng. Để đánh giá về hệ thống động lực một cách đầy đủ thì cần phải nhận thức được sự giống và khác nhau về giá trị của từng thời kì. Chẳng hạn, ở Mỹ, những người vốn là cựu chiến binh sinh năm 1922-1945 tin vào sự làm việc chăm chỉ, sự cống hiến, sự hy sinh và tôn thờ quyền lực. Thế hệ những người sinh năm 1946-1964 có đặc điểm nổi bật là tính lạc quan, tinh thần đồng đội, lối sống lành mạnh và thỏa mãn bản thân. Những con người này sẵn sàng “làm thêm tý nữa” để hoàn thành công việc và vì sự yêu thích công việc. Thế hệ những người sinh năm 1965-1976 thân mật, vui vẻ, tự lập, biết cân bằng giữa công việc và cuộc sống, nắm bắt được tầm quan trọng của tính đa dạng. Tuy nhiên họ tỏ ra bi quan và hoài nghi hơn các thế hệ khác khi quan niệm rằng: “công việc chỉ là công việc”. Dòng người đông đảo ra đời vào những năm 1977-1997 lại đề cao những vấn 41 đề như : một lãnh đạo công bằng, niềm tin vào công ty, nơi làm việc an toàn, công việc có ý nghĩa, cơ hội đào tạo và học tập, hệ thống lương bổng, tiền thưởng hợp lý, sự phản hổi-góp ý có tính xây dựng, thời gian linh hoạt. Hiểu được các giá trị khác nhau giữa các thế hệ là bước quan trọng để tạo ra môi trường làm việc có động lực cao. Chúng ta nhận thấy trong xã hội tại sao có những người luôn luôn hành động để đạt được một vị trí cao trong xã hội, có người xoay xở bằng nhiều cách khác nhau để thu về thật nhiều tiền của, có người bằng mọi giá phải trở thành người “số 1”, có bạn sinh viên nỗ lực hết mình để ra trường được bằng giỏi, có bạn luôn tranh thủ thời gian để chơi games, có những người lại chỉ thích ăn và ngủ,Các nhà nghiên cứu về động lực đã cố gắng giải thích mối quan hệ giữa nguyên nhân tạo ra hành vi và kết quả. Bởi vì mỗi người có động lực khác nhau thôi thúc họ hành động theo những hướng khác nhau. Vậy đông lực là gì? Động lực chỉ sức mạnh tác động lên một người hoặc sức mạnh nảy sinh ngay trong lòng anh ta, thúc đẩy người đó hành động hướng tới một mục tiêu nhất định. Trong cuộc sống thường ngày, người có động lực làm một việc gì đó có biểu hiện thực sự muốn tham gia vào hoạt động, định hướng theo đuổi và quyết tâm thực hiện hoạt động. Một nhân viên có động lực làm việc cao là một người năng động, chịu đầu tư sức lực và tinh thần để hoàn thành công việc của mình và đạt được chỉ tiêu đề ra . Động lực là sức mạnh tác động bên trong hay từ bên ngoài mỗi cá nhân làm khởi phát và dẫn dắt hành vi của cá nhân đó. Như vậy có 2 nhóm nhân tố tạo nên động lực: nhân tố (sức mạnh) bên trong và bên ngoài. - Nhân tố bên ngoài: như đặc điểm nhóm, cơ cấu nhóm, mục tiêu nhóm, vă hóa nhóm, quan hệ nhóm, nguồn lực nhóm, các nguyên tắc nhóm, cơ chế nhóm, yêu cầu về năng lực, - Nhân tố bên trong: Tập trung vào các nhân tố bên trong con người như thái độ, quan điểm, tính cách, nhu cầu cá nhân, tự nhận thức, năng lực, kỹ năng, kinh nghiệm, Những nhân tố bên ngoài và bên trong thúc đẩy, chỉ dẫn, điều khiển, duy trì và ngăn chặn hành vi của mỗi cá nhân. Chẳng hạn áp lực nhóm hay sự khích lệ từ nhóm tạo nên động lực làm việc cho mỗi người. Hay chính những mong muốn được khẳng định bản thân, được đóng góp, được cống hiến là những động lực từ bên trong mỗi cá 42 nhân thôi thúc họ làm việc. Mỗi lại động lực lại tạo nên những hành vi khác nhau nhằm đạt đến một kết quả nào đó. Những hành vi và kết quả đó thực chất có mối quan hệ chặt chẽ với nhu cầu. Bởi vì mọi hành vi đều tạo nên những kết quả nhất định, và những kết quả đó cũng đều nhằm thỏa mãn một nhu cầu nào đó . Chúng ta hãy xem quá trình hình thành động lực được thể hiện bằng mô hình sau: Các nhà nghiên cứu nhận ra rằng: có một điểm chung là tất cả mọi người cho dù quốc tích hay nền tảng văn hóa khác nhau thì đều bị thôi thúc hành động nhằm thỏa mãn những nhu cầu của cá nhân. Như vậy động cơ hay động lực xuất phát từ việc nhu cầu không được thỏa mãn. Nhu cầu được hiểu là cảm giác thiếu hụt (hay không có) về vật chất hay tinh thần tại một thời điểm nhất định của con người. Khi có nhu cầu, con người sẽ khởi phát những phản ứng hành vi nhằm tìm cách thỏa mãn nhu cầu của mình. Các nhà lý luận giải thích về quá trình hình thành động cơ rằng khi nhu cầu không được thỏa mãn dẫn đến sự căng thẳng, sự căng thẳng thường kích thích những động cơ bên trong của mỗi cá nhân làm khởi phát hành vi tìm kiếm mục tiêu nhằm thỏa mãn nhu cầu và khi đạt được tất sẽ giảm căng thẳng. Quan sát trong đời sống thực tế, mỗi con người đều bị cuốn hút vào một số mục đích (mục tiêu ) nào đó. Mục đích (mục tiêu) lại có cội nguồn sâu xa từ nhu cầu bên trong của mỗi người. Vì vậy, để tạo được động lực cho mình hay cho người khác, cần phải nắm bắt được nhu cầu của từng cá nhân. Trong lịch sử, vấn đề này đã xuất hiện từ năm 1789 nhưng cho tới ngày nay dường như nó vẫn còn là vấn đề chưa có lời giải đáp một cách thỏa đáng. Có nhiều học thuyết về tạo động lực ra đời, tuy nhiên một trong những học thuyết được công nhận rộng rãi nhất là Thuyết phân cấp nhu cầu của Abraham Maslow. Thuyết phân cấp nhu cầu của A. Maslow được biểu thị bằng hình vẽ dưới đây: Nhu cầu không được thỏa mãn Sự căng thẳng Các động cơ Hành vi Nhu cầu được thỏa mãn Giảm căng thẳng 43 Học thuyết Maslow cho rằng trong mỗi người đều tồn tại một hệ thống nhu cầu năm cấp bậc, từ cấp bậc thấp nhất là nhu cầu sinh lý đến cấp bậc cao nhất là nhu cầu tự hoàn thiện. Năm nhu cầu được biểu đạt cụ thể như sau: 1. Nhu cầu sinh lý: gồm ăn, uống, ngủ, mặc, chỗ ở, đi lại và các nhu cầu thể xác khác. 2. Nhu cầu an toàn: nhu cầu an ninh cuộc sống và được bảo vệ khỏi những nguy hại hay các mối đe dọa về thể chất và tinh thần. 3. Nhu cầu xã hội bao gồm tình yêu thương, tình bạn, sự hòa nhập, giao tiếp và xây dựng các mối quan hệ xã hội. 4. Nhu cầu về danh dự: Lòng tự trọng, tự tôn và được người khác tôn trọng 5. Nhu cầu tự hoàn thiện mình: mong muốn và nỗ lực phát huy hết khả năng, tiềm năng để được tiến bộ, được công nhận, được khẳng định bản thân, được cống hiến, được thành đạt và tự chủ. Con người trước hết tìm cách thỏa mãn nhu cầu cơ bản nhất như nhu cầu sinh lý, an toàn. Khi một nhu cầu được thỏa mãn thì sẽ ngừng thúc đẩy những hành vi tìm kiêmđối với nhu cầu đó. Khi những nhu cầu cơ bản được thỏa mãn thì nhu cầu khác cao hơn lại nảy sinh và lại bắt đầu điều khiển những mẫu hành vi mới của con người. Nhu cầu nào mạnh mẽ nhất sẽ chế ngự những nhu cầu khác. Vì vậy nhu cầu nào mãnh liệt nhất sẽ khiến con người có nhiều động lực nhất để thúc đẩy hành vi đồng thời đối với những nhu cầu khác sẽ giảm hoặc mất hoàn toàn động lực. Mặc dù không có nhu cầu nào có thể thỏa mãn một cách triệt để nhưng về căn bản nhu cầu đã được thỏa Nhu cầu tự khẳng định Nhu cầu được tôn trọng Nhu cầu xã hội Nhu cầu an toàn Nhu cầu sinh lý 44 mãn thì không còn tạo ra động lực nữa. Vì vậy, để tăng cường động lực cho chính mình cũng như cho người khác, cần phải tìm hiểu nhu cầu thực sự của mình (người đó) là gì và/hoặc định hướng cho mình (cho họ) theo đuổi những nhu cầu phù hợp, lành mạnh và phát triển đồng thời hạn chế những nhu cầu tiêu cực. Lý thuyết này đặc biệt được các nhà quản lý quan tâm và áp dụng trong việc điều chỉnh, giải quyết sự thiếu hụt về nhu cầu của người lao động. 2.5.2 Một số cách thức tạo động lực phổ biến. Ở Việt nam, vấn đề động lực và tạo động lực đối với một cá nhân cũng như các nhà quản lý, lãnh đạo còn chưa được hiểu biết và quan tâm đúng mức. Chính vì vậy, khả năng và tiềm lực của mỗi cá nhân và tập thể chưa được khám phá và phát huy một cách tối ưu khiến hiệu quả công việc còn thấp. Những nghiên cứu về động lực cho phép chúng ta rút ra một số cách thức để tạo động lực trong lao động như sau: + Tìm hiểu, nhận biết nhu cầu của mỗi người + Tạo ra các hoạt động cho con người nhằm đáp ứng nhu cầu cấp thiết đó + Nếu nhu cầu chưa cao, cần kích cầu. Nếu trình độ tư duy và hành động còn thấp, cần nâng cao trình độ. + Mỗi hoạt động phải có cơ chế ràng buộc rõ ràng về mức độ tham gia đóng góp và hưởng thụ. Ràng buộc càng chặt chẽ, có ý nghĩa thiết thực và thông minh càng tăng cường động lực mạnh mẽ. Con người có một đặc điểm là chỉ làm việc hoặc tham gia vào một hoạt động nào đó mà họ cảm thấy và tin tưởng rằng công việc (hoạt động) đó sẽ đem lại những lợi ích nhất định cho mình. Lợi ích càng lớn thì mức độ thỏa mãn càng cao, càng kích thích lòng say mê sáng tạo, hăng hái hoạt động. Như vậy, đối với một nhóm làm việc, để tạo động lực cho các thành viên nhóm tích cực tham gia hoạt động nhằm gặt hái được những thành quả lớn hơn, nhóm cần phải đưa ra những cơ chế, chính sách mang lại lợi ích cho mỗi cá nhân nhằm đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của họ. Dưới đây là những nhu cầu được người lao động lựa chọn nhiều nhất : + Được trả lương bổng cao 45 + Được ghi nhận công lao và sự đóng góp + Có nhiều cơ hội phát triển bản thân + Được làm công việc thú vị, có ý nghĩa + Được nâng cao trình độ và năng lực + Được làm việc trong bầu không khí lành mạnh, tích cực, thân thiện, chia sẻ + Được tham gia quyết định + Được đảm bảo môi trường lao động thuận lợi, không nguy hiểm và độc hại Nếu đảm bảo đáp ứng được những nhu cầu, nguyện vọng tối thiểu của người lao động, chắc chắn chúng ta sẽ có những con người làm việc chăm chỉ, hăng hái, tích cực, sáng tạo, và gắn bó lâu dài với tập thể. 46 CHƯƠNG 3: KỸ NĂNG LÃNH ĐẠO NHÓM 3.1 Những vấn đề chung về lãnh đạo 3.1.1 Khái niệm Khi tham gia một nhóm nào đó, chúng ta đều nhận thấy có sự tồn tại của một người có quyền lực hơn những người khác. Khi người này nói, những người khác trật tự lắng nghe; khi người này đề xướng, những người khác ủng hộ; khi người này phân công nhiệm vụ, những người khác tuân thủ, Đó là sự ảnh hưởng đặc biệt của một người tới những định hướng và hành vi của người khác, khiến họ chấp nhận và làm theo hướng dẫn, chỉ đạo của anh ta. Người này thường được suy tôn là lãnh đạo, chỉ huy, người dẫn dắt, người phụ trách. Ở đây, chúng ta gọi là người lãnh đạo vì tính phổ biến của nó (nó được dùng trong hầu hết mọi tình huống đời thường cũng như công việc, trong các nhóm nhỏ hay nhóm lớn) và ý nghĩa đặc biệt của nó. Người lãnh đạo là người có khả năng tập hợp các cá nhân lại với nhau, kết nối họ và thúc đẩy hợp tác cùng nhau. Người lãnh đạo không nhất thiết phải sử dụng đến quyền lực hay chức vụ để yêu cầu hay ra lệnh cho người khác làm việc bởi vì điều đó khiến người khác thực hiện theo một cách miễn cưỡng, không tự nguyện, không thoải mái, không hào hứng nên hiệu quả công việc giảm sút đáng kể và mối quan hệ trong nhóm cũng không mấy tốt đẹp. Trong thế giới hiện đại, người ta khám phá ra rằng người lãnh đạo giống như một chất xúc tác mạnh mẽ, như một kẻ châm ngòi, như một ngọn lửa làm bùng cháy cả đám lá khô. Sự so sánh như vậy cho thấy tầm quan trọng và sức mạnh của người lãnh đạo là ở chỗ họ có khả năng khơi mào, lôi kéo, liên kết, thúc đẩy, khiến cho một nhóm hoạt động nhiệt tình, gắn kết, mạnh mẽ, nổi bật và mang lại nhiều ý nghĩa hơn. Phát biểu một cách ngắn gọn và chính xác hơn, lãnh đạo là một quá trình gây ảnh hưởng đến các hoạt động của một cá nhân hay một nhóm nhằm đạt được mục đích trong tình huống nhất định. Vậy khả năng lãnh đạo là do bẩm sinh hay nhờ sự rèn luyện? Từ những quan sát hành vi của người lãnh đạo, chúng ta có thể khẳng định rằng bất kì ai trong số chúng ta cũng đã từng hoặc sẽ là một người lãnh đạo khi thể hiện vai trò của một người gây ảnh hưởng hoặc tác động mạnh mẽ đến người khác khiến họ nghe và hành động theo chỉ dẫn của mình. Như vậy, làm lãnh đạo không phải là quá khó đến nỗi chỉ 47 có một số người mới có thể đảm đương được, cái khó nhất là ở chỗ người lãnh đạo có đủ những kỹ năng cần thiết, khả năng và tâm nhìn để dẫn dắt nhóm của mình đạt được thành công trong tương lai khi phải đối mặt với thách thức của thế kỉ: những thay đổi nhanh đến chóng mặt, những kỹ năng ngày càng tinh xảo, sự toàn cầu hóa mạnh mẽ. Với đòi hỏi ngày càng nhiều về số lượng và cao về chất lượng đối với nhà lãnh đạo, các khóa huấn luyện đào tạo kỹ năng lãnh đạo đã xuất hiện ở nhiều nơi trên thế giới. Đây được coi như một nghề mới đòi hỏi sự dày công học tập và rèn luyện. 3.1.2 Những tố chất cần thiết của một người lãnh đạo Người lãnh đạo cần có các đặc điểm cá nhận sau đây: - Khát vọng và nghị lực - Có khả năng gây ảnh hưởng đối với người khác - Nhạy cảm: nhận biết về bản thân và những gì đang/sẽ diễn ra - Chính trực: để tạo sự tin cậy - Tự tin: Tin vào chính mình mới làm cho người khác tin tưởng mình được. - Thông minh: chỉ cần ở mức khá - Hiểu biết rộng về chuyên môn: mức vừa phải 3.1.3 Vai trò của người lãnh đạo - Là người khởi xướng - Người làm gương - Người biết thương thảo - Người biết lắng nghe - Giữ vai trò người huấn luyện - Là một thành viên của nhóm. 3.2 Một số kỹ năng cần thiết của người lãnh đạo nhóm 3.2.1 Kỹ năng lập kế hoạch Bạn đã có những ý tưởng tuyệt vời, những mục tiêu lớn lao, những lời khuyên xác đáng, những phân tích căn bản đều đã nằm trong đầu bạn, bạn đang rất tự tin và sẵn sàng khởi động bắt tay vào cuộc. Nhưng bạn hãy tạm dừng lại đã, bây giờ là lúc 48 bạn phải thực hiện một công việc hết sức quan trọng : viết ra một bản kế hoạch rõ ràng và mạch lạc. Kế hoạch là một tài liệu súc tích về những việc bạn phải làm và cách mà bạn định làm. Francis Bacon đã nói: “Viết lách giúp người ta làm chính xác”. Đặt bút viết ra một bản kế hoạch sẽ giúp bạn có cái nhìn sâu sát hơn vào công việc, đánh giá chính xác hơn mục tiêu bạn đang nhắm tới và vạch ra con đường đi đúng đắn nhất cho cuộc sống và sự nghiệp của bạn. Trong mọi vấn đề chúng ta đều cần tìm kiếm cách thức thực hiện. Ví dụ trong lĩnh vực thể thao, các huấn luyện viên bao giờ cũng vẽ sơ đồ và hoạch định chiến thuật để đánh bại đối phương. Trong lĩnh vực kinh doanh, bản kế hoạch kinh doanh giống như người dẫn đường chỉ lối giúp cho công ty đạt được thành quả ở mức tối đa. Trong việc viết lách, chẳng hạn viết một bài văn, bài báo, bài thuyết trình, trước hết cần phải lập dàn ý, tạo bố cục hợp lý, cân đối cho cả bài viết, nếu không sẽ dẫn đến tình trạng lộn xộn, lung tung, “rối như tơ vò”. Khả năng làm chủ kỹ năng lập kế hoạch và hoàn thành công việc theo kế hoạch cho phép bạn đạt được nhiều thứ hơn người khác. Một kế hoạch tốt đặt nền móng tốt cho bất kỳ một công việc nào hay một dự án nào cho tương lai. a) Các yếu tố cần thiết để lập kế hoạch Có những người thích thú với việc lập kế hoạch tổng thể, dài hạn nhưng nhiều người lại hài lòng với những kế hoạch nhỏ diễn ra hàng ngày, hàng tuần. Tốt hơn hết là bạn nên lập kế hoạch cho cuộc đời mình với một danh sách những mục tiêu và dự án dài hạn, trung hạn và ngắn hạn. Bạn hãy lên kế hoạch trước cho từng ngày, tuần, tháng. Chẳng hạn để chuẩn bị cho ngày mai thì tối nay bạn đã phải lên kế hoạch các công việc phải làm, chuẩn bị cho tuần tới thì bạn nên lập kế hoạch vào ngày chủ nhật tuần này, Kế hoạch tháng, năm hay những kế hoạch dài hạn thì bạn lập càng sớm càng tốt, tất nhiên là phải thường xuyên cập nhập cho phù hợp với điều kiện mới. Bạn sẽ đạt được những mục tiêu lớn lao của mình nếu bạn chuyển hóa nó thành một dự án “đa tác vụ” với những hoạch định cụ thể cho từng bước đi. Ngay cả việc dọn dẹp nhà cửa cũng là một công việc “đa tác vụ” đòi hỏi bạn phải sắp xếp, bố trí việc nào làm trước, việc nào làm sau sao cho kết quả đạt được là nhanh nhất, khả quan nhất (Ví dụ: sắp xếp lại đồ đạc, vứt bỏ những thứ không cần thiết, lau chùi đồ đạc, quét nhà, lau sàn nhà,). Bạn hãy cố gắng cụ thể hóa trên giấy bất kỳ việc gì bạn cần phải làm, liệt 49 kê từng đầu mục công việc, từng bước tiến hành trong cả quá trình. Để có một kế hoạch hoàn hảo nhất, bạn hãy sử dụng 5 yếu tố W dưới đây để hoạch định những công việc hiện tại cũng như tương lai của bạn : - Why (Tại sao?): Tại sao cần làm việc này? Chúng ta cần hiểu mục đích của từng nhiệm vụ hay công việc là gì để có động lực thực hiện. - What (Làm gì?): Cần phải làm gì để đạt được mục tiêu? Chúng ta phải xem xét, cân nhắc, lựa chọn cách thức thực hiện hiệu quả nhất để đạt được mục tiêu đã đề ra. - Who (Ai?) : Ai sẽ là người thực hiện những công việc này? Ai là người chịu trách nhiệm? Có ai khác liên quan đến những công việc này không? Mình có thể tìm nguồn hỗ trợ từ người khác không? - When (Khi nào?): Mọi công việc đều phải có giới hạn về thời gian, chúng ta cần phải lên lịch trình cho nó khi nào bắt đầu, khi nào kết thúc, trong khoảng bao lâu công việc sẽ hoàn thành? - Where (Ở đâu?): Công việc được thực hiện ở đâu? Hoặc chúng ta có thể tìm nguồn hỗ trợ ở đâu? Đó là 5 câu hỏi bắt đầu bằng 5 chữ cái W trong tiếng anh giúp bạn trả lời những vấn đề cơ bản của một kế hoạch hoàn chỉnh. b) Mô hình bản kế hoạch Một bản kế hoạch thường được kẻ bảng, chia cột để đảm bảo sự rõ ràng, súc tích, dễ hiểu, dễ theo dõi. Bạn có thể tiến hành việc lập kế hoạch theo những mô tả sau: Bạn viết ngày, tuần, tháng theo hàng ngang ngay trên đầu trang giấy. Nếu đây là một kế hoạch kéo dài 12 tháng, bạn hãy viết ra từng tháng một bắt đầu từ thời điểm lập kế hoạch. Dọc theo cột bên trái, bạn hãy liệt kê tất cả những công việc cần phải thực hiện theo trình tự hợp lý (ví dụ trình tự theo thời gian, trình tự theo mức độ ưu tiên). Bạn phải cân nhắc và suy tính xem khoảng thời gian cần thiết để hoàn thành mỗi công việc là bao nhiêu, từ ngày nào đến ngày nào và lần lượt ghi vào các ô tương ứng trong bản kế hoạch. 50 Ngoài ra, bạn có thể sử dụng mô hình đơn giản hơn cho kế hoạch một năm, 12 tháng. Bạn chỉ cần một trang giấy kẻ làm 12 ô, mỗi ô ghi một tháng với những thông tin liên quan đến mục tiêu bạn muốn thực hiện trong thời gian đó. Đây là kế hoạch trung hạn sẽ là những bước tiến để bạn thực hiện kế hoạch dài hạn. Kế hoạch dài hạn, 5 năm hay 10 năm trở lên dành cho những ý tưởng, những ước mơ, hoài bão, khát vọng của bạn. Và để đạt được những kế hoạch dài hạn đó, bạn hãy tiến hành từng kế hoạch nhỏ. Thành công sau mỗi kế hoạch sẽ giúp bạn có những bước tiến dài trong cuộc đời và sự nghiệp. Đối với kế hoạch ngày hay tuần bạn cũng có thể thực hiện theo cách trên. Hoặc đơn giản hơn, bạn hãy sắp xếp danh mục các công việc theo thứ tự ưu tiên. Lúc này, kế hoạch trở thành một danh sách tất cả các công việc mà bạn phải thực hiện từ đầu đến cuối. Vậy thì, khi bạn có ý tưởng về một loạt các công việc trong ngày, bạn hãy sắp xếp theo thứ tự quan trọng nhất, bắt đầu từ công việc số 1 rồi đến những công việc kém quan trọng hơn. Sự ràng buộc về thời gian đối với những công việc cốt lõi trong từng bước đi của kế hoạch buộc bạn phải xem xét cẩn thận và đôi khi phải điều chỉnh toàn bộ kế hoạch chung khi cần thiết. Có thể bạn sẽ hơi tiếc một chút khi không làm được hết mọi việc đúng như kế hoạch đề ra nhưng bạn sẽ hài lòng khi thấy nhiệm vụ cốt lõi của mình đạt được kết quả khả quan. Mô hình một bản kế hoạch quý/tháng/tuần: TT Nội dung công việc Phương hướng thực hiện Bắt đầu Kết thúc Kết quả thực tế Ghi chú Mô hình một bản kế hoạch năm: Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6 51 Tháng 7 Tháng 8 Tháng 9 Tháng 10 Tháng 11 Tháng 12 Ví dụ kế hoạch ngày thứ 7 của một doanh nhân: Thứ 7 - 6h: Ghi chép - 8h30: Nguyệt san Golf Monthly phỏng vấn về tình hình môn thể thao Golf - 11h: ITV News phỏng vấn về hình ảnh trước công chúng của gia đình hoàng gia - 11h30: Lái xe tới Salisbury dùng bữa trưa tại nhà Edward Heath. - 16h30: Họp lãnh đạo tại văn phòng London về các hoạt động của công ty tại Mỹ. - 19h: Đáp máy bay đi New York - 20h: Thưởng thức pizza với vợ tại bờ Đông Manhattan. 3.2.1 Kỹ năng tổ chức công việc a) Xác định quy trình, khối lượng công việc và phân công lao động - Xác định quy trình: Quy trình là một chuỗi các hoạt động đều đặn hay liên tục được thực hiện theo một trình tự nhất định nhằm đạt được hiệu quả công việc. Hay nói một cách đơn giản, quy trình là trình tự các bước cần phải thực hiện lần lượt nhằm giải quyết công việc một cách hiệu quả. Ví dụ khi bạn muốn thưởng thức một quả táo, quy trình các bước cần phải làm là: rửa sạch táo, lấy dao gọt vỏ, bổ quả, cắt bỏ túi chứa hạt, ăn từng miếng. Giữa các hoạt động này có mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau và việc 52 thực hiện cần phải tuân theo trình tự nhất định. Tất nhiên chúng ta có thể bỏ qua một bước nào đó, hoặc trộn lẫn giữa các bước với nhau, tuy nhiên lúc đó sẽ không còn ý nghĩa của việc thưởng thức trái táo nữa. Tương tự như vậy, đối với bất cứ mục tiêu nào của nhóm, người lãnh đạo nhóm phải biết xác định quy trình công việc để làm cơ sở tiến hành công việc và kiểm soát các hoạt động trong nhóm. Ví dụ hãng xe A lập kế hoạch sản xuất một loại xe khách mới. Đây là một dự án lớn. Vì vậy để đạt được mục tiêu này, quy trình các bước quan trọng nhất cần phải làm là: Yêu cầu về xe  Thiết kế xe  Chế tạo xe Kiểm tra thử xe - Xác định khối lượng công việc và phân công lao động: Việc xác định khối lượng công việc phân công nhiệm vụ thông thường được tiến hành bởi người lãnh đạo nhóm, nhà quản lý hoặc chuyên gia nòng cốt – những người am hiểu tường tận về công việc và có khả năng giao phó công việc cho các nhóm viên. Chẳng hạn với một dự án lớn như trên sản xuất loại xe khách mới thì tưởng chừng công việc vô cùng khó khăn và phức tạp. Vấn đề này đã được đề cập đến trong phần 2.1-Xác định mục tiêu, phân công nhiệm vụ; tuy nhiên ở đây chúng ta cụ thể hóa cách thức xác định khối lượng công việc và phân công nhiệm vụ một cách chi tiết. Với dự án sản xuất mẫu xe mới như trên, công việc tiếp tục được triển khai như sau: Yêu cầu về xe Công ty Ô tô ABC Mẫu Luxyry Sedan 2003 Thiết kế xe Chế tạo xe Kiểm tra thử xe Hoạt động A Hoạt động B Hoạt động C Hoạt động D Lập biểu đồ động cơ Bản vẽ phần trong xe Lập biểu đồ ống xả Bản vẽ khung xe ngoài Hoạt động A Hoạt động C Hoạt động B Hoạt động D Hoạt động A Hoạt động C Hoạt động B Hoạt động D 53 b) Kiểm tra, đánh giá Kiểm tra là quá trình xem xét lại các hoạt động đang diễn ra, đối chiếu với mục tiêu, xác định những việc còn phải tiếp tục thực hiện để đạt được các mục tiêu. Kiểm tra nhằm biết được kế hoạch hành động đã đúng chưa, những việc đã thực hiện nếu chưa đạt yêu cầu thì cần phải xem xét, tính toán làm thế nào để đạt kế hoạch. Đánh giá là so sánh kết quả với mục tiêu xem mức độ đạt được đến đâu để thấy được hiệu quả hoạt động của nhóm trong quá trình hoàn thành mục tiêu chung. Đối với những mục tiêu ngắn hạn hay những công việc chỉ diễn ra trong khoảng thời gian rất ngắn thì việc kiểm tra, đánh giá có thể tiến hành ở giai đoạn kết thúc. Nhưng với những dự án dài hơi thì cần phải tiến hành kiểm tra, đánh giá thường xuyên, định kỳ trong cả quá trình thực hiện. Bởi vì nếu thực hiện một dự án quan trọng chiếm nhiều thời gian và công sức, nhưng chúng ta chỉ kiểm tra đánh giá khi dự án kết thúc sẽ dẫn đến những tổn thất về nguồn lực khi xuất hiện bất kì một sai lầm hay thiếu sót nào. Vì vậy biện pháp kiểm tra, đánh giá chất lượng công việc là cần thiết, nó đảm bảo rằng chúng ta đang đi đúng hướng. Để làm tốt công việc này, tốt nhất nên chia nhỏ mục tiêu thành nhiều giai đoạn có đánh dấu bằng những điểm mốc quan trọng. Cũng giống như chúng ta đi một quãng đường dài thì phải thường xuyên theo dõi các cột mốc trên đường để biết mình đang ở đâu và còn bao xa nữa mình sẽ đi đến đích. Cuộc đời của mỗi người cũng thường được đánh dấu bởi những bước ngoặt quan trọng như ngày sinh nhật, ngày tốt nghiệp phổ thông hay đại học, ngày cưới, ngày thành lập công ty riêng, ngày mua nhà mới, Trong công cuộc chinh phục mục tiêu cũng vậy, mỗi người nên xác định những thời điểm quan trọng, đó là khi những mục tiêu nhỏ được hoàn tất. Chẳng hạn, bạn An mới chỉ bắt đầu học tiếng anh cơ bản trình độ B ở Trung tâm Ngoại ngữ, bạn đề ra cho mình một mục tiêu là sau hai năm nữa bạn sẽ đạt được 600 điểm Toefl. Bạn An sẽ khó đạt được mục tiêu hơn nếu cứ cắm cúi học suốt hai năm, sau đó đi thi với hi vọng đạt ngay 600 điểm. Bạn An nên đặt ra các mốc để mình từng bước vươn tới như : 6 tháng đầu bạn đi học lại chương trình tiếng anh cơ bản, 6 tháng tiếp theo bắt đầu ôn luyện chương trình để đạt mốc 400 điểm, 6 tháng nữa cố gắng vươn tới mốc 500 điểm và 6 tháng cuối cùng của kế hoạch 54 là bạn sẽ “cán đích” 600 điểm. Sau mỗi chặng đường đi qua, bạn nhất thiết phải kiểm tra, đánh giá lại trình độ của bạn xem có “lỗ hổng kiến thức” nào thì “bù đắp” lại và tiếp tục hoàn thiện. Nếu thấy mình còn quá xa so với “điểm mốc” chứng tỏ bạn chưa có phương pháp học tập hiệu quả, như vậy bạn cần phải điều chỉnh kế hoạch và thay đổi phương pháp. Nếu bạn vượt qua “điểm mốc” một cách nhẹ nhàng, bạn hãy vui mừng vì điều đó và tiếp tục phát huy phương pháp hiệu quả mà bạn đang sử dụng. Việc kiểm tra, đánh giá hiệu quả công việc thông qua những điểm mốc quan trọng còn mang lại một ý nghĩa lớn lao về mặt tâm lý. Nó sẽ là động lực để chúng ta tiếp tục tiến lên phía trước hoặc chúng ta sẽ được khích lệ bởi ý nghĩ: “Mình đang tiến gần đến mục tiêu. Nếu cứ duy trì nhịp độ này mình sẽ hoàn thành tốt mục tiêu đã đề ra”. Có một sự liên hệ so sánh thú vị giữa người thực hiện tốt khâu kiểm tra, đánh giá chất lượng công việc với “bộ điều nhiệt” dùng để kiểm tra và điều hòa nhiệt độ trong nhà. Bộ điều nhiệt này có thể nhận biết nhiệt độ vượt ra khỏi phạm vi đã định trước. Nếu nhiệt độ quá cao, bộ điều nhiệt sẽ báo hiệu để hệ thống lạnh làm việc; nếu nhiệt độ quá thấp, hệ thống sưởi ấm sẽ khởi động. Bộ điều nhiệt liên tục kiểm tra nhiệt độ để có những tín hiệu phù hợp. Và một người muốn đạt được mục tiêu của mình đúng thời hạn với chất lượng cao thì cũng cần phải có “bộ cảm biến” để sử dụng trong việc kiểm tra, đánh giá các hoạt động. Nó sẽ giúp chúng ta có những phản ứng kịp thời, những điều chỉnh hợp lý để tránh được những rắc rối trong quá trình hành động. 3.2.3 Kỹ năng điều hành cuộc họp-thảo luận a) Đánh giá chung về vấn đề họp-thảo luận Ai cũng đã từng tham gia vào những cuộc họp hay thảo luận nhóm ở các môi trường khác nhau như trong gia đình, ở khu phố, ở trường lớp, ở cơ quan với nhiều mục đích khác nhau. Có những người tham gia một cách bắt buộc, miễn cưỡng, có người tham gia một cách thờ ơ, hời hợt, có người tham gia cho vui,Tương tự như vậy, cũng có nhiều cuộc họp-thảo luận diễn ra một cách nhạt nhẽo, hình thức, không rõ mục tiêu hoặc vô bổ. Do vậy hội họp nhiều khi gây lãng phí thời gian, tiền bạc của các cá nhân, của nhóm hay tổ chức trong xã hội. Tuy nhiên, nhìn vào mặt tích cực của 55 việc họp - thảo luận thì rõ ràng ai cũng thu nhận được không ít lợi ích hay những hiệu quả nhất định mà họp-thảo luận mang lại. Đó là: - Thỏa mãn nhu cầu của mỗi người được tham gia và đóng góp vào công việc chung. - Thỏa mãn nhu cầu nắm bắt được những thông tin cần thiết mà cuộc họp đề cập đến, theo dõi tiến trình cuộc họp và quan sát sự tham gia đóng góp của người khác. - Đẩy mạnh tính chủ động, tích cực; nâng cao tinh thần trách nhiệm của các thành viên. - Tìm được lời giải đáp cho những thắc mắc, nghi vấn hoặc những ý kiến chưa rõ ràng. Bổ sung thêm nhiều ý kiến, quan điểm mới. Làm sáng tỏ vấn đề. - Đưa ra những quyết định mang tính khách quan và đúng đắn hơn. - Thôi thúc các thành viên tương tác với nhau nhiều hơn, tạo sự cởi mở, thẳng thắn, trung thực và tin tưởng lẫn nhau - Giúp các thành viên dễ dàng và nhanh chóng tiếp thu ý kiến đồng thời thúc đẩy họ thay đổi thái độ và hành vi theo hướng tích cực. Một cuộc họp - thảo luận được coi là thành công khi đáp ứng được 4 yếu tố sau: - Đạt được mục tiêu: Những thông tin được truyền đạt thông suốt, mục tiêu được xác định rõ ràng, những quyết định mang tính khả thi, giao nhiệm vụ hợp lí và nhận được sự cam kết thực hiện, mâu thuẫn được giải quyết ổn thỏa, Tránh lan man, ôm đồm, làng nhàng. - Bầu không khí thoải mái, tích cực, cởi mở, dân chủ. Tránh không khí ngột ngạt, bức bối, gượng gạo, bóng bẩy, khách sáo, dè bỉu, - Sự thỏa mãn của nhóm viên: vì đã thu nhận được một cái gì đó như thông tin, kiến thức, sự chia sẻ, sự trao đổi, đóng góp, - Đúng giờ: không nên bắt đầu muộn hoặc kéo dài thêm. b) Tiến hành các bước trong cuộc họp-thảo luận - Bước 1: Chuẩn bị + Xác định nội dung: mục đích cuộc họp-thảo luận, chuẩn bị dữ kiện và tư liệu + Xác định khung cảnh (địa điểm, vật dụng xung quanh): bố trí chỗ ngồi thuận lợi và trang bị những vật dụng cần thiết. 56 + Thời gian: xác định chính xác giờ bắt đầu và giờ kết thúc - Bước 2: Bắt đầu cuộc họp + Giới thiệu và làm quen các thành viên + Tạo bầu không khí vui vẻ, thân thiện + Thống nhất mục đích cuộc họp và cách thức làm việc. - Bước 3: Điều hành cuộc họp + Lần lượt đưa ra từng chủ đề quan trọng để các thành viên cùng trao đổi, thả luận + Người lãnh đạo nhóm phải biết cách đặt vấn đề, đưa ra nhiều câu hỏi, khích lệ sự tích cực đóng góp ý kiến, phân tích làm sáng tỏ vấn đề, tóm lược vấn đề, lấy biểu quyết hoặc ra quyết định cuối cùng cho từng vấn đề. + Sau khi ra quyết định cuối cùng, cần chắc chắn rằng tất cả các nhóm viên đã nắm rõ, nhất trí và cam kết chấp hành đúng như quyết định cuối cùng. Thông thường sau cuộc họp mọi người sẽ nắm rõ thông tin, biết những nhiệm vụ cần phải làm, được giao cho ai, thời gian hoàn thành, kết quả mong muốn. + Kết thúc cuộc họp: Đánh giá về kết quả cuộc họp, các vấn đề đã được giải quyết và vấn đề còn tồn đọng. 57 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. James L. Gibson, Tổ chức-Hành vi-Cơ cấu-Quy trình, Bản dịch tiếng Việt do Ths Phan Quốc Bảo chủ trì, NXB Tổng hợp TP. HCM. 2. Xây dựng nhóm làm việc hiệu quả, Bản dịch tiếng việt của Trần Thị Bích Nga, Phạm Ngọc Sáu và Nguyễn Thị Thu Hà, NXB Tổng hợp TP. HCM, 2006. 3. Michael Maginn, Thúc đẩy nhóm làm việc hiệu quả, Bản dịch của Trần Phi Tuấn, NXB Tổng hợp TP. HCM, 2007. 4. Ken Blanchard, Alan Randolph, Peter Grazier, Ê-kíp tiến lên nào, Bản dịch của Lê Tuyên, NXB Trẻ, 2005. 5. Tony Buzan, Sức mạnh của trí tuệ xã hội, NXB Tổng hợp TP. HCM, 2013. 6. Lãnh đạo nhóm, Bản dịch tiếng việt của Nguyễn Thu Hà, NXB Tri Thức, 2009. 7. Nguyễn Quốc Tuấn và Nguyễn Thị Loan, Phát triển kỹ năng quản trị, NXB Tài chính, 2009. 8. Lương Văn Úc, Giáo trình Tâm lý học lao động, NXB ĐHKTQD, 2011 9. Bùi Anh Tuấn & Phạm Thúy Hương, Giáo trình Hành vi tổ chức, NXB ĐH KTQD, 2011. 10. Hà Nam Khánh Giao, Phạm Thị Trúc Ly và Nguyễn Thị Quỳnh Giang, Giáo trình giao tiếp kinh doanh, NXB LĐXH, 2011. 11. Đoàn Thị Hồng Vân và Kim Ngọc Đạt, Giao tiếp trong kinh doanh và cuộc sống, NXB Tổng hợp TP. HCM, 2011. 12. Đoàn Trần Hạnh, Bài giảng Tâm lý quản lý, Học Viện CNBCVT 1 13. Nguyễn Văn Phương, Bài giảng Kỹ năng làm việc nhóm, Học viện CNBCVT 2. 14. Đặng Đình Bôi, Bài giảng Kỹ năng làm việc nhóm, ĐH Nông-Lâm TP. HCM 15. Nguyễn Thị Oanh, Làm việc theo nhóm, NXB Trẻ, 2007 16. Lại Thế Luyện, Kỹ năng làm việc đồng đội, NXB Tổng hợp TP. HCM. 17. Rodd Wagner & Gale Muller, Người thông minh không làm việc một mình, Bản dịch tiếng việt của Phương Thảo-Song Thu, NXB Tổng hợp TP. HCM. 18. James Surowiecki, Trí tuệ đám đông, bản dịch của Nguyễn Thị Yến, NXB Tri thức, 2012. 58 19. Quản lý dự án lớn và nhỏ, Bản dịch tiếng việt của Trần Thị Bích Nga & Phạm Ngọc Sáu, NXB Tổng hợp TP. HCM, 2010. 20. Blair Singer, Xây dựng một nhóm kinh doanh thành công, Bản dịch tiếng Việt của Thiên Kim, NXB Trẻ, 2011. 21. John C. Maxwell, 17 nguyên tắc vàng khi làm việc nhóm, Bản dịch của Đức Anh, NXB Lao động-Xã hội, 2012.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbg_ky_nang_lam_viec_nhom_4644.pdf