Bài giảng: Kinh tế vi mô (đại học kinh tế) - Có đề thi (hay)

Slide bài giảng môn: Kinh tế vi mô Đại học kinh tế Trình bày xúc tích – hay - dễ hiểu: -hệ thống kiến thức -ôn tập chuẩn bị thi -ôn thi cao học Gồm các chương: -đo lường GDP -sản lượng cân bằng -tài khóa -chính sách tiền tệ -tài khóa và tiền tệ -lạm phát và thất nghiệp -kinh tế mở

ppt34 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 4184 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng: Kinh tế vi mô (đại học kinh tế) - Có đề thi (hay), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG: Hiểu biết một số khái niệm cơ bản của kinh tế học. Hiểu biết một số khái niệm cơ bản của kinh tế học vĩ mô. Xác định mục tiêu của kinh tế vĩ mô. Các vấn đề chính của chương: 1.Một số khái niệm cơ bản của kinh tế học 2.Sản lượng tiềm năng và định luật Okun 3.Tổng cung – tổng cầu 4.Mục tiêu ổn định và tăng trưởng kinh tế TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu chính : Trần Ng Ngọc Anh Thư và Phan Nữ Thanh Thủy, Kinh Tế Vĩ Mô, Chương 1. Trần Ng Ngọc Anh Thư, Tóm tắt kinh tế vĩ mô, Chương 1. TÀI LIỆU THAM KHẢO Các tài liệu khác: David Begg và N.D., Kinh tế học, chương 20. P. Samuelson, Kinh tế học, phần 2, chương 5. Dương Tấn Diệp, Kinh tế học vĩ mô , chương 1. Trần Văn Hùng và các đồng nghiệp, Kinh tế học vĩ mô – Đại cương và nâng cao, chương 1. Nguyễn Văn Luân và các đồng nghiệp, Kinh tế học vĩ mô, chương 1,. . . MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN CỦA KINH TẾ HỌC 1. Kinh tế học 2. Kinh tế vi mô và kinh tế vĩ mô 3. Kinh tế học thực chứng và kinh tế học chuẩn tắc 4. Đường giới hạn khả năng sản xuất 1. Kinh tế học Là một môn khoa học xã hội, nghiên cứu sự lựa chọn của con người trong việc sử dụng những nguồn tài nguyên có giới hạn để sản xuất ra của cải vật chất đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của con người. 2. Kinh tế vi mô và kinh tế vĩ mô Kinh tế vi mô là một bộ phận của kinh tế học, nghiên cứu từng bộ phận hợp thành cuả nền kinh tế, chú trọng đến hành vi ứng xử của người tiêu dùng và nhà sản xuất trên từng loại thị trường. 2. Kinh tế vi mô và kinh tế vĩ mô Kinh tế vĩ mô là một bộ phận của kinh tế học, nghiên cứu nền kinh tế như là một tổng thể thống nhất. Từ đó đề xuất chính sách để ổn định hoá và tăng trưởng kinh tế. 3. Kinh tế học thực chứng và Kinh tế học chuẩn tắc Kinh tế học thực chứng đi vào mô tả và giải thích các sự kiện xảy ra trong thực tế. Kinh tế học chuẩn tắc đưa ra các kiến nghị dựa trên những đánh giá chủ quan của các nhà kinh tế học. 4. Đường giới hạn khả năng sản xuất Đường PPF biểu hiện trên đồ thị các sự lựa chọn mà xã hội có thể đạt được khi toàn dụng hợp lý các nguồn lực. QHTD BA VẤN ĐỀ CƠ BẢN Sản xuất cái gì? Sản xuất cho ai ? Sản xuất như thế nào? BA VẤN ĐỀ CƠ BẢN Các mô hình kinh tế khác nhau sẽ có cách giải quyết khác nhau đối với 3 vấn đề này. - Mô hình kinh tế thị trường - Mô hình kinh tế chỉ huy - Mô hình kinh tế hỗn hợp SẢN LƯỢNG TIỀM NĂNG VÀ ĐỊNH LUẬT OKUN 1. Sản lượng tiềm năng 2. Định luật Okun 1. Sản lượng tiềm năng (Yp hay Qp) Là mức sản lượng tối ưu mà nền kinh tế có thể đạt được khi sử dụng hết một cách hợp lý các nguồn lực của nền kinh tế mà không gây áp lực làm lạm phát tăng. Lưu ý Ở mức sản lượng tiềm năng vẫn còn thất nghiệp, là tỉ lệ thất tự nhiên (Un). Sản lượng tiềm năng có xu hướng tăng lên theo thời gian. 2. Định luật Okun a/ Nếu sản lượng thực tế thấp hơn sản lượng tiềm năng 2% thì tỷ lệ thất nghiệp thực tế sẽ cao hơn tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên là 1%. b/ Nếu sản lượng thực tế tăng nhanh hơn sản lượng tiềm năng 2,5% thì tỉ lệ thất nghiệp thực tế sẽ giảm bớt 1%. TỔNG CUNG – TỔNG CẦU 1. Tổng cung 2. Tổng cầu 3. Cân bằng tổng cung – tổng cầu 1. Tổng cung (AS ) - Là giá trị của toàn bộ lượng hàng hóa và dịch vụ được sản xuất trong nước mà các doanh nghiệp muốn cung ứng tại mỗi mức giá. - Có 2 dạng: tổng cung ngắn hạn và tổng cung dài hạn. Tổng cung ngắn hạn (SAS ) Tổng cung ngắn hạn phản ảnh quan hệ giữa tổng cung và mức giá trong điều kiện giá các yếu tố đầu vào chưa thay đổi. - Khi QQp, nếu P tăng Q chỉ tăng rất ít rồi không tăng được nữa. Tổng cung ngắn hạn (SAS ) Đồ thị tổng cung ngắn hạn theo mức giá: P SAS Tổng cung dài hạn (LAS) Tổng cung dài hạn phản ảnh quan hệ giữa tổng cung và mức giá trong điều kiện giá các yếu tố đầu vào thay đổi cùng tỷ lệ với mức giá đầu ra của sản phẩm. Tổng cung dài hạn (LAS) Đồ thị đường tổng cung dài hạn là đường thẳng đứng tại sản lượng tiềm năng. Tổng cung Những yếu tố làm dịch chuyển đường cung: -        Giá của các yếu tố đầu vào. -         Giá sản phẩm -         Chính sách vĩ mô -         Nguồn lực sản xuất, . . . 2. Tổng cầu (AD ) Là giá trị của toàn bộ lượng hàng hoá và dịch vụ nội địa mà hộ gia đình, doanh nghiệp, chính phủ, người nước ngoài … muốn mua tại mỗi mức giá. 2. Tổng cầu (AD ) Đồ thị tổng cầu theo mức giá 2. Tổng cầu (AD) · Những nhân tố làm dịch chuyển đường tổng cầu: -         Thu nhập của dân chúng. -         Khối lượng tiền. -         Lãi suất. -         Chi tiêu chính phủ, . . . 3. Cân bằng tổng cung – tổng cầu: Po P AS 0 Qo AD Q 4.       MỤC TIÊU ỔN ĐỊNH VÀ TĂNGTRƯỞNG KINH TẾ Trong ngắn hạn, sự cân bằng tổng cung – tổng cầu có 3 trường hợp có thể xảy ra: - cân bằng khiếm dụng (hay suy thoái). - cân bằng toàn dụng. - cân bằng nhưng có lạm phát cao. Mục tiêu ổn định kinh tế trong ngắn hạn P2 P1 P3 Y1 P AS AD1 E3 E1 Y2 Y3 AD3 AD2 E2 Y Mục tiêu ổn định kinh tế trong ngắn hạn Chính phủ dùng các chính sách kinh tế vĩ mô để tổng cầu là AD2: - đạt trạng thái cân bằng toàn dụng (YE= Yp) - khi đó, lạm phát thấp và tỷ lệ thất nghiệp là Un. Mục tiêu tăng trưởng kinh tế trong dài hạn Trong dài hạn, cần thực hiện các chính sách gia tăng về chất và lượng của vốn tiềm năng để tăng Yp. Mục tiêu tăng trưởng kinh tế trong dài hạn Gia tăng vốn tiềm năng: CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG1 Câu 1: Kinh tế học là gì? Câu 2: Phân biệt khái niệm kinh tế học vi mô và kinh tế học vĩ mô. Câu 3: Sản lượng tiềm năng, tổng cung , tổng cầu là gì? Câu 4: Mục tiêu của kinh tế vĩ mô trong ngắn hạn và trong dài hạn là gì? Câu 5: Có thể đạt mục tiêu này trong ngắn hạn và trong dài hạn như thế nào?

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pptCHUONG 1 NHAP MON.PPT
  • pptCHUONG 10 TAI KHOA VA TIEN TE.PPT
  • pptCHUONG 2 DO LUONG GDP.PPT
  • pptCHUONG 3 SAN LUONG CAN BANG.PPT
  • pptCHUONG 4 TAI KHOA.PPT
  • pptCHUONG 5 CHINH SACH TIEN TE.PPT
  • pptCHUONG 6 TAI KHOA VA TIEN TE.PPT
  • pptCHUONG 7 LAM PHAT VA THT NGHIEP.PPT
  • pptCHUONG 9 KINH TE MO.PPT
  • docDE THI.DOC
  • pptGIOI THIEU.PPT
  • pptMOIQHL~1.PPT
  • pptNX.PPT
Tài liệu liên quan