Bài giảng Kinh tế học quản lý - Chuyên đề 2: Chi phí sản xuất
2.4 MỘT SỐ HÀM SẢN XUẤT
c. Hàm Cobb-Douglass
• Đường đẳng lượng dốc
xuống về phía phải và tiệm
cận với trục hoành nhưng
không thể cắt trục hoành
nên số vốn sử dụng trong
sản xuất không bao giờ
bằng không.
Tìm hiểu thêm về hàm
translog
22 trang |
Chia sẻ: linhmy2pp | Lượt xem: 301 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Kinh tế học quản lý - Chuyên đề 2: Chi phí sản xuất, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
7/27/2016
CHUYÊN ĐỀ II
CHI PHÍ SẢN XUẤT
NỘI DUNG
1. Sản xuất
2. Các loại chi phí
3. Quyết định của doanh nghiệp trong sản xuất
4. Một số hàm sản xuất
1
7/27/2016
2.1 SẢN XUẤT
a. Tổng quan về sản xuất
b. Hàm sản xuất
c. Năng suất suất biên và năng suất trung bình
d. Các yếu tố ảnh hưởng tới hàm sản xuất
2.1 SẢN XUẤT
a. Tổng quan về sản xuất
• Sản xuất là quá trình chuyển hóa các yếu tố đầu vào thành
các yếu tố đầu ra thông qua một trình độ công nghệ.
• Yếu tố đầu vào có thể là lao động, máy móc thiết bị, nhà
xưởng, hàng hóa, dịch vụ, nguyên vật liệu, năng lược,
v.v.v được dùng để sản xuất ra hàng hóa, dịch vụ khác.
• Công nghệ là cách thức sản xuất ra hàng hóa, dịch vụ.
Công nghệ tiến bộ sẽ dẫn đến những phương pháp sản
xuất cho năng suất cao, sử dụng tài nguyên hiệu quả và
làm tăng năng lực sản xuất của nền kinh tế.
2
7/27/2016
2.1 SẢN XUẤT
b. Hàm sản xuất
• Hàm sản xuất cho biết số lượng sản phẩm tối đa của sản phẩm
đó có thể được sản xuất ra bằng cách sử dụng các phối hợp
khác nhau của các yếu tố đầu vào thông qua một trình độ công
nghệ.
• Dạng tổng quát: Q = f(X1, X2, X3,, Xn)
Trong đó: Q là số lượng sản phẩm đầu ra
Xi là các yếu tố đầu vào tương ứng
• Dạng đơn giản và thông thường: Q = f (K, L)
Trong đó K (capital) : vốn
L (labour) : Lao động
• Hàm sản xuất chỉ có ý nghĩa đối với những giá trị đầu vào
không âm.
2.1 SẢN XUẤT
c. Năng suất suất biên và năng suất trung bình
i. Năng suất biên
• Năng suất biên của một yếu tố sản xuất nào đó (vốn hay lao
động) là lượng sản phẩm tăng thêm được sản xuất ra do sử
dụng thêm một đơn vị yếu tố sản xuất đó.
• Quy luật năng suất biên giảm dần tác động đến hành vi và
quyết định của doanh nghiệp trong việc lựa chọn các yếu
tố đầu vào như thế nào để tăng năng suất, giảm chi phí và
tối đa hóa lợi nhuận.
3
7/27/2016
2.1 SẢN XUẤT
c. Năng suất suất biên và năng suất trung bình
• Qui luật năng suất biên giảm dần cho biết: "Nếu số
lượng của một yếu tố sản xuất tăng dần trong khi số
lượng (các) yếu tố sản xuất khác giữ nguyên thì sản
lượng sẽ gia tăng nhanh dần. Tuy nhiên, vượt qua một
mốc nào đó thì sản lượng sẽ gia tăng chậm hơn. Nếu
tiếp tục gia tăng số lượng yếu tố sản xuất đó thì tổng
sản lượng đạt đến mức tối đa và sau đó sẽ sút giảm."
2.1 SẢN XUẤT
c. Năng suất suất biên và năng suất trung bình
ii. Năng suất trung bình
• Năng suất trung bình (AP) của một yếu tố sản xuất
nào đó được tính bằng cách lấy tổng sản lượng chia
cho số lượng yếu tố sản xuất đó.
4
7/27/2016
2.1 SẢN XUẤT
c. Năng suất suất biên và năng suất trung bình
ii. Năng suất trung bình
2.1 SẢN XUẤT
c. Năng suất suất biên và năng suất trung bình
ii. Năng suất trung bình
• MP >0 -> Q tăng
L
• MPLQ giảm
• MPL = 0->Q đạt max
• MPL>APL -> AP tăng
• MPLAP giảm
• MPL = APL-> APL đạt max
MP = AP-> Q đạt max
5
7/27/2016
2.1 SẢN XUẤT
d. Các yếu tố ảnh hưởng tới hàm sản xuất
• Qui trình sản xuất được cải tiến sẽ sử dụng đầu vào có
hiệu quả hơn, tức là với cùng số lượng đầu vào như
trước hay ít hơn, sản lượng được tạo ra nhiều hơn.
• Với tác động của công nghệ, ta có hàm sản xuất đối
với một loại hàng hóa nào đó như sau:
Q = A(t).f(K,L)
• Trong đó A(t) được định nghĩa là tiến bộ công nghệ
theo thời gian.
2.1 SẢN XUẤT
d. Các yếu tố ảnh hưởng tới hàm sản xuất
• Giả sử , nghĩa là cùng một số lượng lao động
và vốn nhưng sản lượng cao hơn theo thời gian thì
theo các nhà kinh tế, tiến bộ công nghệ ảnh hưởng đến
sản lượng qua một trong ba cách sau:
1. Tiến bộ công nghệ trung dung: Q=A(t).f(K,L)
2. Tiến bộ công nghệ liên quan đến vốn: Q=f[A(t).K,L]
3. Tiến bộ công nghệ liên quan đến lao động: Q=f[K.A(t).L]
6
7/27/2016
2.2 CÁC LOẠI CHI PHÍ
a. Chi phí cơ hội
b. Chi phí kinh tế và Chi phí kế toán
c. Chi phí biên
d. Chi phí cố định và Chi phí biến đổi
2.2 CÁC LOẠI CHI PHÍ
a. Chi phí cơ hội
• Chi phí cơ hội của việc sản xuất một hàng hoá là giá
trị cao nhất của tất cả các nguồn lực được sử dụng để
sản xuất ra hàng hoá đó.
• Chi phí cơ hội bao gồm:
• Chi phí biểu hiện: là chi phí được trả trực tiếp bằng tiền.
• Chi phí ẩn: là chi phí phát sinh khi một hãng sử dụng
nguồn lực do chính người chủ hãng sở hữu. Chi phí này
không tạo ra một giao dịch thanh toán bằng tiền mặt.
• Không nên quan taâm tôùi chi phí cơ hội khi ra quyết
định.
7
7/27/2016
2.2 CÁC LOẠI CHI PHÍ
b. Chi phí kinh tế và Chi phí kế toán
• Chi phí kế toán là những khoản ghi chép thông qua
chứng từ, sổ sách
• Chi phí kinh tế = chi phí kế toán + chi phí cơ hội
• Cần chú ý lợi nhuận kế toán có khác so với lợi nhuận
kinh tế
2.2 CÁC LOẠI CHI PHÍ
c. Chi phí biên
• Chi phí biên (MC) là chi phí tăng thêm khi doanh
nghiệp sản xuất thêm một đơn vị sản lượng.
8
7/27/2016
2.2 CÁC LOẠI CHI PHÍ
d. Chi phí cố định và Chi phí biến đổi
• Chi phí cố định (Fixed Cost - FC định phí) là
những chi phí không phụ thuộc vào sản lượng.
• Chi phí biến đổi (Variable Cost – VC biến phí)
là những chi phí phụ thuộc vào sản lượng.
• Tổng chi phi bao gồm tổng chi phí cố định và
tổng chi phí biến đổi
TC = TFC + TVC
2.2 CÁC LOẠI CHI PHÍ
d. Chi phí cố định và Chi phí biến đổi
• Chi phí trung bình phụ thuộc vào sản lượng,
bao gồm:
• Chi phí trung bình cố định: AFC = TFC/Q
• Chi phí trung bình biến đổi: AVC = TVC/Q
• Tổng chi phí trung bình AC = TC/Q
hoặc AC = AVC+AFC
9
7/27/2016
2.2 CÁC LOẠI CHI PHÍ
d. Chi phí cố định và Chi phí biến đổi
2.2 CÁC LOẠI CHI PHÍ
d. Chi phí cố định và Chi phí biến đổi
10
7/27/2016
2.3 QUYẾT ĐỊNH CỦA DN
TRONG SẢN XUẤT
a. Đường đẳng lượng
b. Đường đẳng phí
c. Phối hợp sản xuất tối ưu.
d. Quyết định sản xuất trong ngắn và dài hạn
e. Hiệu quả theo qui mô
f. Chiến lược đa dạng hóa sản phẩm
2.3 QUYẾT ĐỊNH CỦA DN
TRONG SẢN XUẤT
a. Đường đẳng lượng
• Đường đẳng lượng mô tả các kết hợp đầu vào tạo ra
cùng một sản lượng.
Q0 = f(K,L)
11
7/27/2016
2.3 QUYẾT ĐỊNH CỦA DN
TRONG SẢN XUẤT
a. Đường đẳng lượng
2.3 QUYẾT ĐỊNH CỦA DN
TRONG SẢN XUẤT
a. Đường đẳng lượng
• Đường đẳng lượng cho thấy Tỷ lệ thay thế kỹ thuật biên của
vốn cho lao động là số đơn vị vốn phải bớt đi để tăng thêm một
đơn vị lao động mà không làm thay đổi tổng sản lượng.
12
7/27/2016
2.3 QUYẾT ĐỊNH CỦA DN
TRONG SẢN XUẤT
a. Đường đẳng lượng
• Độ dốc đường đẳng lượng
L.MPL = K.MPK
MRTS = K/L
- MPL/MPK
2.3 QUYẾT ĐỊNH CỦA DN
TRONG SẢN XUẤT
b. Đường đẳng phí
• Đường đẳng phí cho biết các kết hợp khác nhau của lao
động (L) và vốn (K) có thể mua được bằng một số tiền
(tổng chi phí) nhất định ứng với những mức giá nhất định.
• Phương trình đường đẳng phí có dạng:
TC = K.PK + L.PL
Trong đó: TC là tổng chi phí;
PK là đơn giá vốn
PL là đơn giá lao động.
• Với một số tiền nhất định, doanh nghiệp mua nhiều lao
động (hay vốn) hơn thì lượng vốn (hay lao động) mua
được sẽ giảm đi. Điều này cho thấy một sự đánh đổi trong
việc phân bổ chi tiêu giữa hai đầu vào.
13
7/27/2016
2.3 QUYẾT ĐỊNH CỦA DN
TRONG SẢN XUẤT
b. Đường đẳng phí
• Sự đánh đổi giữa vốn và K
lao động được biểu diễn
thông qua độ dốc của TC/PK
đường đẳng phí.
Đường đẳng phí
• S không phụ thuộc vào
TC và khi giá của các đầu
vào thay đổi (không cùng
tỷ lệ) thì độ dốc của
TC/P
đường đẳng phí thay đổi. L L
2.3 QUYẾT ĐỊNH CỦA DN
TRONG SẢN XUẤT
c. Phối hợp sản xuất tối ưu.
• Bài toán đặt ra là với chi phí cố định cần tìm điểm kết hợp
để đạt tối đa sản lượng hoặc với sản lượng cần sản xuất
cần tìm chi phí tối thiểu.
• Điểm phối hợp sản xuất tối ưu tại đường đẳng phí tiếp xúc
với đường đẳng lượng, tức độ dốc đường đẳng phí bằng
với độ dốc đường đẳng lượng
MRTSLK = MPL/MPK = -PL/PK
• Như vậy ta có nguyên tắc:
K.PK + L.PL = TC (1)
(2)
14
7/27/2016
2.3 QUYẾT ĐỊNH CỦA DN
TRONG SẢN XUẤT
d. Quyết định sản xuất trong ngắn và dài hạn
• Ngắn hạn là khoảng thời gian không đủ để doanh nghiệp
thay đổi qui mô sản xuất.
• Yếu tố đầu vào cố định (FC): Các yếu tố như vốn, máy
móc thiết bị, v.v.v không thể thay đổi.
• Yếu tố đầu vào biến đổi (VC): DN chỉ có thể thay đổi một
số yếu tố như nguyên lệu, lao động trực tiếp,v.v.v
• Hàm sản xuất: Q=f(K,L), tuy nhiên K=K0 => Q=f(L)
=> Hàm sản xuất trong ngắn hạn là hàm của lao động.
2.3 QUYẾT ĐỊNH CỦA DN
TRONG SẢN XUẤT
d. Quyết định sản xuất trong ngắn và dài hạn
• Xét về mối quan hệ giữa các chi phí trong ngắn hạn, ta có:
• Quan hệ giữa AC và MC:
MC AC giảm
MC>AC -> AC tăng Sản lượng
MC = AC -> AC min tối ưu
• Quan hệ giữa AVC và MC:
MC AVC giảm
MC>AVC -> AVC tăng
MC = AVC -> AVC min
Hãy chứng minh bằng toán học
Q0
15
7/27/2016
2.3 QUYẾT ĐỊNH CỦA DN
TRONG SẢN XUẤT
d. Quyết định sản xuất trong ngắn và dài hạn
• Trong daøi haïn, caùc doanh nghieäp coù theå thay ñoåi quy
moâ töông öùng vôùi saûn löôïng saûn xuaát.
• Ñöôøng chi phí daøi haïn laø ñöôøng coù chi phí toái thieåu
ñoái vôùi moïi möùc saûn löôïng ñaàu ra.
2.3 QUYẾT ĐỊNH CỦA DN
TRONG SẢN XUẤT
d. Quyết định sản xuất trong ngắn và dài hạn
16
7/27/2016
d. Quyết định sản xuất trong ngắn và dài hạn
LTC
•Töø ñöôøng LTC xaùc ñònh ñöôïc ñöôøng: LAC
Q
•Ngoaøi ra, coù theå xaây döïng ñöôøng LAC qua caùc ñöôøng SAC
•Giaû söû trong daøi haïn, DN coù 3 quy moâ saûn xuaát ñeå löïa choïn :
SAC1, SAC2, SAC3
2.3 QUYẾT ĐỊNH CỦA DN
TRONG SẢN XUẤT
e. Hiệu quả theo qui mô
• Mở rộng quy mô có thể dẫn tới hiệu quả tăng hoặc
giảm.
• Hiệu quả tăng do quy mô (economies of scale) là
do công nghệ đặc trưng của hãng làm chi phí trung
bình giảm khi sản lượng tăng.
• Hiệu quả giảm do quy mô (diseconomies of scale)
là trường hợp tăng chi phí trung bình khi sản lượng
tăng.
17
7/27/2016
2.3 QUYẾT ĐỊNH CỦA DN
TRONG SẢN XUẤT
e. Hiệu quả theo qui mô
Chi phí
trung bình
Sản lượng
2.3 QUYẾT ĐỊNH CỦA DN
TRONG SẢN XUẤT
e. Hiệu quả theo qui mô
• Do tính hiệu quả theo quy mô, nhiều công ty đã liên
doanh, sát nhập, liên kết sản xuất.
• Tuy nhiên, không có mối quan hệ trực tiếp giữa tính
kinh tế theo qui mô và đa dạng sản phẩm. Nhiều
trường hợp có tính kinh tế khi đa dạng sản phẩm
nhưng lại không có tính kinh tế theo qui mô hoặc
ngược lại.
18
7/27/2016
2.3 QUYẾT ĐỊNH CỦA DN
TRONG SẢN XUẤT
e. Hiệu quả theo qui mô
• Mở rộng quy mô có thể dẫn tới hiệu quả tăng hoặc
giảm.
• Hiệu quả tăng do quy mô (economies of scale) là do
công nghệ đặc trưng của hãng làm chi phí trung bình
giảm khi sản lượng tăng.
• Hiệu quả giảm do quy mô (diseconomies of scale) là
trường hợp tăng chi phí trung bình khi sản lượng tăng
.
2.3 QUYẾT ĐỊNH CỦA DN
TRONG SẢN XUẤT
f. Chiến lược đa dạng hóa sản phẩm
• Sản xuất đa dạng hoá là trường hợp mà một hãng sản xuất
ra nhiều loại hàng hoá, dịch vụ cùng lúc.
• Chăn nuôi gà lấy thịt và trứng
• Sản xuất xe các loại, xe hơi tải, xe con, xe máy
• Trường học có giảng dạy và nghiên cứu
• Hiệu quả của đa dạng sản phẩm là do lợi thế khi nhà sản
xuất có thể sử dụng chung
• Nguồn lao động có cùng kỹ năng
• Trang thiết bị, cơ sở hạ tầng
• Nguồn lực quản lý/ mạng lưới phân phối/khách hàng
19
7/27/2016
2.4 MỘT SỐ HÀM SẢN XUẤT
a. Hàm Sản Xuất Tuyến Tính
b. Hàm sản xuất với tỷ lệ đầu vào kết hợp
c. Hàm Cobb-Douglass
2.4 MỘT SỐ HÀM SẢN XUẤT
a. Hàm Sản Xuất Tuyến Tính
• Khi vốn hay lao động tăng thêm một đơn vị thì sản
lượng sẽ tăng thêm một lượng cố định tương ứng là a
(hay b) đơn vị. Do vậy, năng suất biên của vốn hay lao
động cũng chính là các hệ số a hay b.
Q0 = aK + bL
• Như vậy, năng suất biên của vốn và lao động không
thay đổi khi số đơn vị vốn và lao động được sử dụng
tăng thêm. Tuy nhiên, trên thực tế ít tồn tại hàm sản
xuất này.
20
7/27/2016
2.4 MỘT SỐ HÀM SẢN XUẤT
b. Hàm sản xuất với tỷ lệ đầu vào kết hợp
• Hàm sản xuất: Q = min (aK,bL) cho biết số lượng sản
phẩm sản xuất ra bằng với giá trị nhỏ nhất của hai giá
trị trong ngoặc.
• Nếu aK < bL thì Q = aK, trong trường hợp này vốn là
yếu tố ràng buộc đối với hàm sản xuất. Việc tăng thêm
lao động không làm gia tăng sản lượng nên MPL= 0.
=> Vốn là yếu tố quyết định.
• Nếu aK > bL thì q = bL, trong trường hợp này lao động
là yếu tố ràng buộc đối với hàm sản xuất. Việc tăng
thêm vốn không làm gia tăng sản lượng nên MPK= 0.
=> Lao động là yếu tố quyết định.
2.4 MỘT SỐ HÀM SẢN XUẤT
b. Hàm sản xuất với tỷ lệ đầu vào kết hợp
• Khi aK = bL,
cả hai yếu tố K
và L được sử
dụng tối đa.
K/L = b/a.
• Đẳng thức này
xảy ra tại các
điểm gốc của
đường đẳng
lượng.
21
7/27/2016
2.4 MỘT SỐ HÀM SẢN XUẤT
c. Hàm Cobb-Douglass
• Đây là trường hợp trung gian giữa hai trường hợp trên
và cũng là hàm sản xuất phổ biến nhất.
• Hàm có dạng Q = f(K,L) = A.Ka.Lb .
• Đối với đường đẳng lượng của hàm này, vốn và lao
động có thể thay thế cho nhau ở một mức độ nào đó
nhưng không hoàn toàn. (??)
2.4 MỘT SỐ HÀM SẢN XUẤT
c. Hàm Cobb-Douglass
• Đường đẳng lượng dốc
xuống về phía phải và tiệm
cận với trục hoành nhưng
không thể cắt trục hoành
nên số vốn sử dụng trong
sản xuất không bao giờ
bằng không.
Tìm hiểu thêm về hàm
translog
22
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_giang_kinh_te_hoc_quan_ly_chuyen_de_2_chi_phi_san_xuat.pdf