Bài giảng Kinh tế học - Chương 7: Chính sách tài khóa & Chính sách tiền tệ - Trương Ngọc Hảo

II. Chính sách tiền tệ Các công cụ kiểm soát cung ứng tiền tệ của NHTƯ:  Lãi suất chiết khấu: Lãi suất mà NHTƯ áp dụng khi cho NHTM vay tiền Khi NHTƯ tăng lãi suất chiết khấu => NHTM trả giá cao hơn khi vay tiền của NHTƯ => NHTM cân nhắc vay tiền của NHTƯ => giảm cung ứng tiền tệ Khi NHTƯ giảm lãi suất chiết khấu thì sao?

pdf23 trang | Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 12/03/2022 | Lượt xem: 341 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Kinh tế học - Chương 7: Chính sách tài khóa & Chính sách tiền tệ - Trương Ngọc Hảo, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 Trương Ngọc Hảo Người ta nói Lê – nin đã tuyên bố rằng cách tốt nhất để thủ tiêu hệ thống tư bản chủ nghĩa là phá hủy hệ thống tiền tệ của nó Lê – nin chắc chắn có lý khi nhận định như vậy. Muốn đảo lộn nền tảng xã hội hiện tại, thì không có công cụ nào tinh vi hơn, chắc chắn hơn là phá hủy hệ thống tiền tệ của nó. J.M. Keynes Chương 7: Chính sách tài khóa & Chính sách tiền tệ 2 I. Chính sách tài khóa 1. Lịch sử ra đời  Đại khủng hoảng kinh tế 1929-1933 – Sản lượng thực tế giảm mạnh – Thất nghiệp tăng cao => Cơ chế tự điều chỉnh của thị trường đã thất bại. 3 I. Chính sách tài khóa 1. Lịch sử ra đời  Keynes viết cuốn Lý thuyết chung về việc làm, lãi suất, và tiền tệ.  Chỉ ra nguyên nhân khủng hoảng: - Nhu cầu ở khu vực tư nhân quá thấp  Đưa ra khuyến nghị: - Tăng tổng cầu sẽ làm tăng sản lượng - Chính phủ có thể tăng tổng cầu thông qua chi tiêu chính phủ hoặc thuế 4 I. Chính sách tài khóa 2. Tác động của chính sách tài khóa  Nếu chính phủ tăng chi tiêu ΔG thì sản lượng cân bằng sẽ tăng thêm một lượng ΔY Tại sao? 5 I. Chính sách tài khóa 2. Tác động của chính sách tài khóa  Chính phủ tăng chi tiêu (G) làm tăng tổng cầu (AD) (AD = C + I + G + X – M)  AD tăng làm tăng GDP thực tế  GDP thực tế tăng làm tăng tiêu dùng hộ gia đình (C) và đầu tư (I).  C, I tăng => Y tăng .. a GDP thực tế T ổ n g c h i ti ê u d ự k iế n AEo AE1 0 ΔG Yo Y1 b   Đường 45 o AEo AE1  1 1 G MPC MPM    7 I. Chính sách tài khóa 2. Tác động của chính sách tài khóa  Nếu chính phủ giảm thuế ΔT thì sản lượng cân bằng sẽ tăng thêm một lượng ΔY Tại sao? 8 I. Chính sách tài khóa 2. Tác động của chính sách tài khóa  Chính phủ giảm thuế làm tăng thu nhập sau thuế của hộ gia đình (Yd = Y – T)  Thu nhập sau thuế tăng làm tiêu dùng hộ gia đình tăng ( C = f(Yd) )  Tiêu dùng hộ gia đình tăng làm tăng tổng cầu (AD = C + I + G + NX).  Tổng cầu tăng làm tăng GDP thực tế (Y) a GDP thực tế T ổ n g c h i ti ê u d ự k iế n AEo AE1 0 -MPCΔT Yo Y1 b   Đường 45 o AEo AE1  1 MPC T MPC MPM     10 I. Chính sách tài khóa 2. Tác động của chính sách tài khóa  Chính sách tài khóa mở rộng – Tăng chi tiêu G và/hoặc giảm thuế T sẽ làm tăng sản lượng cân bằng  Chính sách tài khóa thắt chặt – Giảm chi tiêu G và/hoặc tăng thuế T sẽ làm giảm sản lượng cân bằng 11 I. Chính sách tài khóa 2. Tác động của chính sách tài khóa  Cán cân ngân sách bằng thuế thu được trừ đi chi tiêu chính phủ (T – G)  T – G > 0: thặng dư ngân sách  T – G < 0: thâm hụt ngân sách  T – G = 0: ngân sách cân bằng 12 I. Chính sách tài khóa 2. Tác động của chính sách tài khóa  Nguồn tài trợ khi ngân sách thâm hụt – Phát hành trái phiếu chính phủ ra công chúng Tăng lãi suất trong nước – Vay nước ngoài Tăng nợ nước ngoài và làm mất giá nội tệ – Vay tiền từ ngân hàng trung ương (in tiền để tài trợ thâm hụt) Lạm phát lâu dài 13 II. Chính sách tiền tệ 1. Tiền tệ  Tiền là gì? “Tiền là một lượng tài sản có thể sử dụng ngay để tiến hành các giao dịch” (G. Mankiw)  Tài sản: đại diện cho quyền được hưởng hàng hóa và dịch vụ trong tương lai  Sử dụng ngay: được chấp nhận rộng rãi trong hoạt động trao đổi. 14 II. Chính sách tiền tệ Tiền có 3 chức năng:  Phương tiện trao đổi: Tiền tạo ra khả năng tiến hành các giao dịch không cần trùng khớp nhu cầu.  Cất trữ giá trị: chuyển sức mua hiện tại sang tương lai.  Đơn vị hạch toán: Tiền tạo ra tiêu chuẩn để định giá, tính toán các giao dịch và ghi chép các khoản nợ. 15 II. Chính sách tiền tệ Các loại tiền  Tiền hàng hóa là tiền tồn tại dưới hình thức một hàng hóa có giá trị cố hữu Vd: Tiền hàng hóa là vàng – có giá trị ngay cả khi nó không được sử dụng làm tiền  Tiền pháp định là tiền không có giá trị cố hữu, loại tiền được tạo ra nhờ một nghị định của chính phủ Vd: VNĐ, USD Sự chấp nhận tiền pháp định phụ thuộc nhiều vào kỳ vọng và tập quán xã hội. 16  Khối lượng tiền trong nền kinh tế Khối lượng tiền tệ là lượng tiền lưu thông trong nền kinh tế C: Tiền mặt (M0) M1: Tiền mặt (C) và tiền gửi không kỳ hạn có thể viết séc (D) M2: M1 cộng với tiền tiết kiệm và tiền gửi có kỳ hạn II. Chính sách tiền tệ 17 II. Chính sách tiền tệ 2. Ngân hàng trung ương Chức năng của ngân hàng trung ương: - Giám sát hoạt động của hệ thống ngân hàng - Điều tiết lượng tiền trong nền kinh tế 18 II. Chính sách tiền tệ 2. Ngân hàng trung ương  Các công cụ kiểm soát cung ứng tiền tệ của NHTƯ:  Nghiệp vụ thị trường mở  Tỷ lệ dự trữ bắt buộc  Lãi suất chiết khấu 19 II. Chính sách tiền tệ Các công cụ kiểm soát cung ứng tiền tệ của NHTƯ:  Nghiệp vụ thị trường mở Là hoạt động mua bán trái phiếu chính phủ của NHTƯ. Đây là công cụ thường được sử dụng nhất. Khi NHTƯ mua trái phiếu => tăng khả năng cho vay của NHTM => tăng lượng tiền trong lưu thông => tăng cung tiền. Khi NHTƯ bán trái phiếu? 20 II. Chính sách tiền tệ Các công cụ kiểm soát cung ứng tiền tệ của NHTƯ:  Tỷ lệ dự trữ bắt buộc: Là mức dự trữ tối thiểu mà NHTM phải nắm giữ so với tiền gửi Khi NHTƯ tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc => NHTM phải dự trữ nhiều hơn => NHTM cho vay ít hơn từ mỗi đồng tiền gửi nhận được => giảm cung ứng tiền tệ Ngược lại 21 II. Chính sách tiền tệ Các công cụ kiểm soát cung ứng tiền tệ của NHTƯ:  Lãi suất chiết khấu: Lãi suất mà NHTƯ áp dụng khi cho NHTM vay tiền Khi NHTƯ tăng lãi suất chiết khấu => NHTM trả giá cao hơn khi vay tiền của NHTƯ => NHTM cân nhắc vay tiền của NHTƯ => giảm cung ứng tiền tệ Khi NHTƯ giảm lãi suất chiết khấu thì sao? 22 II. Chính sách tiền tệ Các dạng chính sách tiền tệ: CSTT mở rộng: ↑M  ↓i  ↑I  ↑AD  ↑Y Dùng khi nền kinh tế chưa toàn dụng (Yt < Yp) hoặc chống suy thoái. Nhưng tiềm ẩn nguy cơ lạm phát. CSTT thắt chặt: ↓M  ↑ i ↓I ↓AD ↓Y Dùng khi nền kinh tế trên toàn dụng (Yt > Yp) hoặc chống lạm phát. TÀI LIỆU THAM KHẢO  N.Gregory Mankiw. Nguyên lý Kinh tế học. Dịch từ tiếng Anh. Khoa Kinh tế học, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, 2003. Nhà xuất bản Thống kê.  Nguyễn Hoài Bảo. Bài giảng kinh tế vĩ mô. Đại học kinh tế tp.HCM, 2007.  Nguyễn Việt Hưng. Bài giảng kinh tế vĩ mô. Đại học kinh tế quốc dân, 2008.  Paul A Samuelson và William D. Nordhalls. Kinh tế học. Dịch từ tiếng Anh. Người dịch Vũ Cương, 1997. Nhà xuất bản Tài chính. 23

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbai_giang_kinh_te_hoc_chuong_7_chinh_sach_tai_khoa_chinh_sac.pdf