Bài giảng Kiểm toán vốn bằng tiền
Tìm hiểu về hệ thống kiểm soát nội bộ. => Đánh giá sơ bộ rủi ro kiểm soát
Thiết kế và thực hiện các thử nghiệm kiểm soát. => Đánh giá lại rủi ro kiểm soát
Thiết kế các thử nghiệm cơ bản (thủ tục phân tích và thử nghiệm cơ bản)
9 trang |
Chia sẻ: hao_hao | Lượt xem: 5497 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Kiểm toán vốn bằng tiền, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
* CHƯƠNG 2: KiỂM TOÁN VỐN BẰNG TiỀN Nội dung và đặc điểm của khoản mục vốn bằng tiền Các khả năng sai phạm của khoản mục vốn bằng tiền 3. Kiểm soát nội bộ đối với khoản mục vốn bằng tiền 4. Mục tiêu kiểm toán khoản mục vốn bằng tiền 5. Nguồn tài liệu kiểm toán 6. Kiểm toán khoản mục vốn bằng tiền * 1. Nội dung và đặc điểm của khoản mục vốn bằng tiền Phân loại tiền: Trong bảng cân đối kế toán, tiền được trình bày ở phần tài sản (Phần A: TS ngắn hạn), khoản mục I: Tiền. Tiền bao gồm các loại sau: Tiền mặt Tiền gửi ngõn hàng Tiền đang chuyển Mối liên hệ giữa tiền với các chu kỳ kinh doanh chính * Đặc điểm của khoản mục vốn bằng tiền: Tiền có tính luân chuyển linh hoạt và tính thanh khoản cao nhất, Chỉ tiêu Vốn bằng tiền là các thông tin liên quan đến phân tích đánh giá khả năng thanh toán của DN nên thường dễ bị trình bày sai lệch Tiền là khoản mục bị ảnh hưởng và có ảnh hưởng nhiều đến các khoản mục quan trọng như doanh thu, công nợ và hầu hết các tài sản khác của doanh nghiệp. Những sai phạm ở các khoản mục khác cũng tác động đến khoản mục này và ngược lại. 1. Nội dung và đặc điểm của khoản mục vốn bằng tiền * Đặc điểm của khoản mục vốn bằng tiền: Số phát sinh của tài khoản tiền thường lớn hơn số phát sinh của hầu hết các tài khoản khác. Vì thế số dư của khoản mục này dù không trọng yếu thì kiểm toán tiền vẫn là nội dung quan trọng. Tiền là TS được ưa chuộng nhất nên xác suất xảy ra gian lận và biển thủ rất cao. => Từ những lý do trên, chúng ta thấy rằng rủi ro tiềm tàng của khoản mục này thường được đánh giá là cao. Do vậy kiểm toán viên cần tập trung kiểm tra chi tiết nhiều hơn các loại khác. 1. Nội dung và đặc điểm của khoản mục vốn bằng tiền * 2. Các khả năng sai phạm của khỏan mục tiền Tiền được ghi chép không có thực trong két tiền mặt Các khả năng chi khống, chi quá giá trị thực bằng cách làm chứng từ khống, sửa chữa chứng từ khai tăng chi, giảm thu để biển thủ tiền. Khả năng hợp tác giữa thủ quỹ và cá nhân làm công tác thanh toán hoặc trực tiếp với khách hàng để biển thủ tiền. Khả năng mất mát tiền do điều kiện bảo quản, quản lý không tốt. Đối với ngoại tệ, khả năng có thể ghi sai tỷ giá khi quy đổi với mục đích trục lợi khi tỷ giá thay đổi hoặc hạch toán sai do áp dụng sai nguyên tắc hạch toán ngoại tệ. * 3. Kiểm soát nội bộ đối với tiền Yêu cầu của kiểm soát nội bộ đối với tiền Thu đủ: Tất cả các khoản tiền thu được đều phải nộp vào két tiền mặt hoặc vào tài khoản tiền gửi ngân hàng đúng thời gian theo quy định Chi đúng: Tất cả các khoản chi đều phải đúng với mục đích, phải được phê chuẩn và ghi chép đúng đắn. Phải duy trì số dư tồn quỹ hợp lý để đảm bảo chi trả các nhu cầu về kinh doanh, cũng như thanh toán nợ đến hạn. Tránh việc tồn quỹ quá mức cần thiết, vì không tạo khả năng sinh lợi và có thể gặp rủi ro. * 3. Kiểm soát nội bộ đối với tiền Các nguyên tắc kiểm soát nội bộ Nhân viên liên quan đến nghiệp vụ quản lý tiền mặt phải có đủ năng lực và tính liêm chính Ap dụng nguyên tắc phân công phân nhiệm Tập trung đầu mối thu Ghi chép kịp thời và đầy đủ các nghiệp vụ thu và chi tiền Đối chiếu số liệu hàng ngày giữa thủ quỹ và kế toán, nộp ngay số thu trong ngày cho ngân hàng Có biện pháp khuyến khích người nộp tiền yêu cầu cung cấp biên lai hoặc phiếu thu tiền Thực hiện tối đa những khoản chi bằng tiền gửi ngân hàng, hạn chế chi bằng tiền mặt Xây dựng quy trình thủ tục chặt chẽ để xét duyệt các khoản chi Cuối mỗi tháng, đối chiếu số liệu giữa sổ sách với thực tế: * 4. Mục tiêu kiểm toán * 5.Nguồn tài liệu để kiểm toán Các chính sách chế độ liên quan đến quản lý vốn bằng tiền Các quy định của bản thân đơn vị trong quản lý tiền Báo cáo tài chính Các sổ hạch toán: sổ hạch toán nghiệp vụ (sổ quỹ, sổ theo dõi ngoại tệ, vàng bạc đá quý...), các sổ kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết các tài khoản liên quan. Các chứng từ kế toán: Phiếu thu, phiếu chi, giấy báo Nợ, giấy báo Có, chứng từ chuyển tiền... Các hồ sơ tài liệu khác có liên quan: hồ sơ về phát hành séc, hồ sơ về phát hành trái phiếu, biên bản về thanh toán công nợ.... * 6. Kiểm toán khoản mục tiền Tìm hiểu về hệ thống kiểm soát nội bộ. => Đánh giá sơ bộ rủi ro kiểm soát Thiết kế và thực hiện các thử nghiệm kiểm soát. => Đánh giá lại rủi ro kiểm soát Thiết kế các thử nghiệm cơ bản (thủ tục phân tích và thử nghiệm cơ bản)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- chuong_2_kttc_vonbangtien_2867.ppt