Bài giảng Kiểm toán viên và đạo đức nghề nghiệp
3. Việc Rạng Đông yêu cầu Anh Vũ bồi thường 800 triệu có hợp lý không?
Việc Rạng Đông yêu cầu Anh Vũ bồi thường 800 triệu là không hợp lý vì hành vi biển thủ của thủ quỹ Lưu khá tinh vi nên KTV của công ty Anh Vũ rất khó để có thể phát hiện ra. Bên cạnh đó, việc không phát hiện ra hành vi biển thủ của Lưu cũng do sai sót của nhà quản lý không thường xuyên kiểm tra tình hình tài chính của công ty để ngăn chặn kịp thời.
34 trang |
Chia sẻ: hao_hao | Lượt xem: 7204 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Kiểm toán viên và đạo đức nghề nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Click to edit Master title style Click to edit Master text styles Second level Third level Fourth level Fifth level 10/27/13 ‹#› Chương 2 : Kiểm toán viên và đạo đức nghề nghiệp Nhóm thực hiện: Nhóm 5 Bài tập 2.11: Lân là một trong những người góp vốn vào công ty kiểm toán A&B. Bố Lân là chủ tịch hội đồng quản trị của công ty X&Y. Ở năm hiện hành, X&Y mua phần lớn cổ phần trong công ty T&H – một khách hàng chủ yếu của Lân. Theo bạn, liệu Lân có thể tiếp tục phụ trách hợp đồng kiểm toán cho công ty T&H không? Nếu Lân không phụ trách hợp đồng kiểm toán cho công ty T&H nhưng công ty kiểm toán A&B vẫn tiếp tục thực hiện hợp đồng này, như vậy công ty A&B có vi phạm đạo đức nghề nghiệp hay không? Trong trường hợp này, có phải công ty A&B có lợi ích tài chính gián tiếp trong công ty X&Y không? Bài tập 2.11 Theo đoạn 36 quyết định 87/2005/QĐ-BTC quy định tính độc lập: kiểm toán viên hành nghề và người hành nghề kế toán không được nhận làm kiểm toán hoặc làm kế toán ở những đơn vị mà bản thân có quan hệ gia đình ruột thịt. Trong khi đó,bố Lân là chủ tịch hội đồng quản trị của công ty X&Y mà công ty này có mua cổ phần của T&H nên Lân không thể phụ trách hợp đồng kiểm toán cho công ty T&H. Bài tập 2.11 Nếu Lân không phụ trách hợp đồng kiểm toán cho công ty T&H mà công ty A&B vẫn tiếp tục thực hiện hợp đồng này thì công ty công ty A&B sẽ vi phạm đạo đức nghề nghiệp vì Lân là thành viên của công ty A&B,theo đoạn 109 khoản a quyết định 87/2005/QĐ-BTC quy định nguy cơ về quan hệ ruột thịt : “một thành viên của nhóm kiểm toán có quan hệ gia đình ruột thịt với giám đốc hoặc thành viên Ban giám đốc của khách hàng sử dụng dịch vụ đảm bảo”. Nên nếu công ty A&B nhận hợp đồng này thì nguy cơ này sẽ xảy ra,lúc đó thì công ty kiểm toán hoặc thành viên của nhóm kiểm toán sẽ thông cảm với lợi ích của công ty X&Y Trong trường hợp này, công ty A&B có lợi ích tài chính gián tiếp trong công ty X&Y vì theo đoạn 27 quyết định 87/2005/QĐ-BTC quy định về lợi ích tài chính gián tiếp: là lợi ích tài chính thu được từ các hình thức sở hữu thông qua việc đầu tư vào quỹ đầu tư tài chính,đầu tư bất động sản, ủy thác hoặc các hình thức trung gian khác mà cá nhân hoặc tổ chức đó không có quyền kiểm soát. Vì công ty X&Y mua cổ phần của công ty T&H nên công ty X&Y là cổ đông của công ty T&H, mà công ty A&B lại kiểm toán cho công ty T&H,kết thúc cuộc kiểm toán thì công ty A&B sẽ thu được lợi ích tài chính từ công ty T&H và đây cũng là khoản lợi ích tài chính từ công ty X&Y. Bài tập 2.12 KTV Lân được giao phụ trách kiểm toán khoản mục Nợ phải thu cho BCTC công ty Phát Đạt ở năm tài chính kết thúc ngày 31.12.200X. Khi gửi thư xác nhận cho khách hàng và nhận được thư hồi âm, KTV Lân phát hiện 14 sai biệt giữa sổ sách và thư xác nhận. KTV đã cung cấp bản sao thư xác nhận cho kế toán trưởng và đề nghị giải thích các sai biệt này. Kế toán trưởng giao cho nhân viên kế toán có liên quan-cô Lan thực hiện. Cô Lan lập bảng kê các chênh lệch và giải thích các chênh lệch. Theo giải thích của cô Lan, phần lớn các chênh lệch là do chênh lệch về thời gian ghi chép vào sổ của công ty Phát Đạt vá sổ của khách hàng. Dựa trên bảng kê này, KTV kết luận rằng không có sai sót trọng yếu trong tài khoản Nợ phải thu và do đó công ty kiểm toán đã phát hành báo cáo chấp nhận toàn bộ Bài tập 2.12 Hai năm sau, người ta phát hiện cô Lan đã thông đồng với một số nhân viên khác để biển thủ hàng trăm triệu đồng trong vòng 3 năm cuối cùng. Vì vậy công ty Phát Đạt đã khởi kiện công ty kiểm toán vì tội bất cẩn. Các chuyên viên tòa án xem xét cẩn thận hồ sơ kiểm toán năm 200X và đã phát hiện nhiều sai phạm trong bảng chỉnh hợp của cô Lan. Việc điều tra sâu hơn cho thấy nhiều khoản giảm giá cho khách hàng đươch ghi vào sổ là không có thực. Công nợ cuối năm bị khai khống. Trong thực tế, các sai phạm này đều nhằm mục đích biển thủ tiền. Bài tập 2.12 1. Nhận xét về các sai phạm của KTV khi tiến hành kiểm toán tài khoản nợ phải thu của khách hàng? KTV đã bất cẩn vì không tự mình kiểm tra những sai lệch, sai sót liên quan tới khoản nợ phải thu mà lại yêu cầu kế toán của công ty giải thích, vì vậy KTV Lân thiếu thận trọng đúng mức. Sau khi kế toán Lan gửi bảng kê, giải thích lý do có sự chênh lệchKTV Lân đã không kiểm tra lại những điều đó có chính xác không mà đã vội vàng xác định không có sai sót trọng yếu nào trong tài khoản nợ phải thu. Bài tập 2.12 2. Cho biết KTV có thể sẽ phải chịu trách nhiệm gì trong tình huống này? Phương tiện nào sẽ giúp KTV có thể tự bảo vệ. Với sai phạm nêu trên thì KTV sẽ phải chịu trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng : vì bất cẩn trong việc kiểm toán khoản nợ phải thugây tổn thất cho công ty (nhưng chỉ chịu trách nhiệm vào năm mình thực hiện hợp đồng kiểm toán 200X) Phương tiện để KTV có thể tự bảo vệ : do kế toán Lan có hành vi không tuân thủ ( biển thủ tiền). Đối với hành vi không tuân thủ : KTV không có trách nhiệm ngăn ngừa và không thể kì vọng kiểm toán phát hiện hành vi không tuân thủ của đơn vị được kiểm toán với tất cả các luật và quy định có liên quan, theo đoạn 11 và đoạn 28 VSA 250. Bài tập 2.13 Công ty kiểm toán G&C đã thực hiện kiểm toán cho công ty Bình Minh từ nhiều năm nay. Bình Minh là công ty thương mại chuyên bán sỉ các mặt hàng điện tử. Công ty Bình Minh thuộc quyền sở hữu và lãnh đạo bởi ông Huyên. Số dư hàng tồn kho trên báo cáo tài chính luôn là một khoản mục trọng yếu. Trong năm hiện hành (năm tài chính kết thúc vào 31.12.20X1), kiểm toán viên Lân tiếp tục thực hiện hợp đồng kiểm toán cho công ty Bình Minh. Kiểm toán viên Lân đã không chứng kiến kiểm kê hàng tồn kho trong vòng 3 năm gần đây với lý do việc kiểm kê của công ty luôn được tiến hành rất tốt và qua chứng kiến kiểm kê các năm trước, KTV Lân không phát hiện sai sót nào về hàng tồn kho. Bài tập 2.13 Một khoảng thời gian ngắn trước khi hoàn tất việc kiểm toán, công ty kiểm toán G&C nhận được một lá thư với nội dung như sau: Thưa quý công ty, Chúng tôi viết thư để thông báo cho quý công ty biết rằng chúng tôi có ý định sẽ đầu tư vào công ty Bình Minh. Do không có một nguồn thông tin độc lập về tình hình tài chính của công ty Bình Minh, chúng tôi đặt tin tưởng rất lớn vào báo cáo kiểm toán của quý công ty để quyết định liệu có nên đầu tư vào công ty Bình Minh hay không. Ký tên: Công ty M&H Bài tập 2.13 Sau khi hoàn tất việc kiểm toán, KTV Lân đã phát hành báo cáo chấp nhận toàn phần. Một thời gian ngắn sau khi công bố báo cáo tài chính đã được kiểm toán, công ty M&H đã mua lai toàn bộ công ty Bình Minh. Bốn tuần sau khi mua lại, G&C nhận được một lá thư khác từ M&H. M&H thông báo rằng số liệu hàng tồn kho trên báo cáo tài chính của công ty Bình Minh bị khai khống nghiêm trọng. Ngoài ra, rất nhiều hàng tồn kho bị hư hỏng, lỗi thời không được lập dự phòng. M&H cho rằng trách nhiệm thuộc về công ty G&C vì lẽ ra những vấn đề này phải được KTV phát hiện, nhất là các hàng tồn kho đã mua cách đây 3 năm nhưng đến nay vẫn chưa bán được. Do vậy, M&H khởi kiện đòi công ty kiểm toán G&C bồi thường về 2 khoản: Khoản tiền mà M&H đã trả về lợi thế thương mại được xác định dựa trên lợi nhuận phản ánh trên báo cáo tài chính. Giá trị hàng tồn kho bị lỗi thời mà công ty không lập dự phòng Bài tập 2.13 1. Liệu KTV Lân có bất cẩn không? KTV Lân có bất cẩn vì Lân không trực tiếp kiểm kê hàng tồn kho mà dựa vào,tin tưởng vào kết quả 3 năm gần đây của công ty Bình Minh. Vì thế KTV Lân đã vi phạm tính thận trọng theo đoạn 39 quyết định 87/2005/QĐ-BTC quy định về năng lực chuyên môn và tính thận trọng. Bài tập 2.13 2. KTV Lân có nghĩa vụ phải thận trọng với công ty M&H không? KTV Lân phải có nghĩa vụ thận trọng với công ty M&H vì Lân phải kiểm tra lại khoản mục hàng tồn kho trên báo cáo tài chính của công ty Bình Minh để kiểm tra xem có đúng sự thật như công ty M&H đã thông báo không. Bài tập 2.13 3. Liệu công ty M&H có thắng kiện khi đòi các khoản nêu trên không? Nếu khi Lân kiểm kê lại khoản mục hàng tồn kho của công ty Bình Minh mà có phát hiện sai sót trọng yếu như công ty M&H đã thông báo thì công ty M&H sẽ thắng kiện khi đòi các khoản nêu trên. Và lúc này Lân phải chịu trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng. Bài tập 2.14 Ba tuần sau khi phát hành báo cáo kiểm toán cho công ty cổ phần Song An cho niên độ kế toán kết thúc vào 31.12.X0, KTV Lân phát hiện Song An có một số giao dịch với bên có liên quan có dấu hiệu vi phạm pháp luật. Trong năm tài chính X0, Song An có mua của Ánh Dương một số hàng hóa với giá cao hơn rất nhiều so với giá thị trường. Theo thông tin Lân vừa nhận được, giám đốc của công ty Song An là cha của giám đốc công ty Ánh Dương. Vì việc mua lô hàng này đã làm cho Song An bị thiệt bại gần 1 tỷ đồng. Tuy nhiên, các nghiệp vụ này không được công bố trong thuyết minh báo cáo tài chính. Hơn thế, dựa trên thông tin vừa phát hiện, Lân kết luận rằng lợi nhuận trên BCTC bị ảnh hưởng trọng yếu do từ giao dịch này. Bài tập 2.14 Lân quyết định tiếp cận với khách hàng và yêu cầu điều chỉnh báo cáo kiểm toán. Khách hàng từ chối yêu cầu của KTV với lý luận rằng BCTC không có sai lệch trọng yếu. Giám đốc còn cho rằng các giao dịch này không có dấu hiệu không vi phạm pháp luật và rằng đây không phải là bên có liên quan. Ngoài ra, giám đốc cũng cho rằng nếu KTV thông báo thông tin này cho các cổ đông, họ đã vi phạm tính bảo mật. Bài tập 2.14 1. Cho biết liệu giao dịch mà Lân phát hiện có phải là hành vi không tuân thủ hay gian lận. Giao dịch mà Lân phát hiện vừa là hành vi gian lận vừa là hành vi không tuân thủ vì tình huống trên cho thấy công ty Ánh Dương đang gặp khó khăn về tài chính mà hai giám đốc ở hai công ty này lại có mối quan hệ cha con với nhau,nghiệp vụ mua hàng giữa công ty Ánh Dương và công ty Song An với giá cao làm cho công ty Song An bị thiệt hại gần 1 tỷ đồng nhưng điều đó có thể giúp cho công ty Ánh Dương giải quyết được khó khăn về tài chính. Và đây là hành vi gian lận. Bài tập 2.14 Không những thế công ty Ánh Dương lại không công bố việc này trong thuyết minh BCTC,và đây là hành vi không tuân thủ vì theo quy định thì tất cả các nghiệp vụ hay giao dịch đã xảy ra đều phải được công bố trong BCTC. Bài tập 2.14 1. KTV Lân có vi phạm tính bảo mật nếu công bố thông tin này. Nếu công bố thông tin này cho các cổ đông thì KTV Lân không vi phạm tính bảo mật vì các cổ đông là những người góp vốn vào công ty cho nên họ cũng cần phải biết được các thông tin về công ty mà mình góp vốn. Bên cạnh đó theo đoạn 62,mục c,khoản (i) quyết định 87/2005/QĐ-BTC quy định về quyền lợi và trách nhiệm nghề nghiệp yêu cầu công bố thông tin thì KTV Lân yêu cầu công bố thông tin nhằm đảm bảo sự trung thực và hợp lý của BCTC. Bài tập 2.14 3. Nếu bạn là Lân, bạn nên làm gì trong trường hợp này. Khi công ty Ánh Dương từ chối công bố thông tin, nếu em là Lân thì em sẽ báo việc này cho Ban giám đốc công ty để có biện pháp giải quyết. Bài tập 2.15 Hãy phân biệt hành vi gian lận và không tuân thủ bằng cách điền vào các cột thích hợp trong bảng dưới đây. Theo bạn các vấn đề nào cần tìm hiểu thêm để khẳng định kết luận của bạn : Bài tập 2.15 Người thực hiện Lợi ích Loại hành vi Ảnh hưởng BCTC Cá nhân Tổ chức Cá nhân Tổ chức Gian lận Không tuân thủ 1. Bán hoặc phân phối những tài sản không có thực 2. Tham ô (chiếm đoạt tài sản hoặc tiền bạc trái phép) và ghi chép sai các số liệu tài chính để che giấu, làm cho việc điều tra khó khăn hơn Bài tập 2.15 Người thực hiện Lợi ích Loại hành vi Ảnh hưởng BCTC Cá nhân Tổ chức Cá nhân Tổ chức Gian lận Không tuân thủ 3. Cố ý trình bày hoặc đánh giá không đúng các nghiệp vụ, tài sản, nợ hoặc thu nhập. 4. Dành cho một nhân viên hoặc người bên ngoài một vụ làm ăn có tiềm năng mang lại lợi nhuận mà nếu ở trong trường hợp bình thường sẽ mang lại lợi nhuận cho tổ chức. Bài tập 2.15 Người thực hiện Lợi ích Loại hành vi Ảnh hưởng BCTC Cá nhân Tổ chức Cá nhân Tổ chức Gian lận Không tuân thủ 5. Yêu cầu thanh toán cho các dịch vụ hoặc hàng hóa không có thực 6. Cố ý ghi chép sai hay công bố sai những thông tin chủ yếu để cải thiện tình hình tài chính của tổ chức đối với bên ngoài. Bài tập 2.15 Người thực hiện Lợi ích Loại hành vi Ảnh hưởng BCTC Cá nhân Tổ chức Cá nhân Tổ chức Gian lận Không tuân thủ 7. Hoạt động kinh doanh bị cấm do vi phạm luật lệ, quy định, hợp đồng hay quy định của nhà nước. 8. Nhận hối lộ hoặc hoa hồng Bài tập 2.15 Người thực hiện Lợi ích Loại hành vi Ảnh hưởng BCTC Cá nhân Tổ chức Cá nhân Tổ chức Gian lận Không tuân thủ 9. Cố ý tính không chính xác giá chuyển nhượng (giá chuyển nhượng là giá trị của hàng trao đổi giữa các tổ chức) bằng cách làm sai lệch kỹ thuật định giá, nhờ đó người quản lý cải thiện kết quả hoạt động của tổ chức để tham gia vào một vụ mua bán và làm thiệt hại cho tổ chức khác Bài tập 2.15 Người thực hiện Lợi ích Loại hành vi Ảnh hưởng BCTC Cá nhân Tổ chức Cá nhân Tổ chức Gian lận Không tuân thủ 10. Cố ý che dấu hoặc trình bày sai lệch các sự kiện hoặc số liệu 11. Chi trả không đúng như đóng góp cho chính trị trái với pháp luật, hối lộ, hoa hồng và chi trả cho nhân viên nhà nước, những người trung gian của các công chức, khách hàng, hoặc những người cung cấp. Bài tập 2.16 Công ty sản xuất mỹ phẩm Rạng Đông là công ty TNHH có quy mô nhỏ nhưng phát triển rất nhanh chóng. Do sự phát triển và do yêu cầu của ngân hàng, Hùng-giám đốc công ty Rạng Đông đã nhờ công ty kiểm toán Anh Vũ tiến hành kiểm toán BCTC cho niên độ kế toán kết thúc vào 31.12.20X3. Giá phí hợp đồng kiểm toán là 50 triệu. Trong những năm trước (20X0,20X1.20X2), công ty kiểm toán Anh Vũ đã giúp Rạng Đông lập tờ khai thuế, thiết kế hệ thống kế toán. Bài tập 2.16 Trước khi cuộc kiểm toán bắt đầu, Hùng nhận được một bức thư nặc danh trong đó có nội dung: “ Ngài giám đốc hãy cẩn thận, tiền của ngài biến mất ngay trước mặt ngài đó, ký tên: một người bạn”. Bức thư này càng làm Hùng tin rằng cuộc kiểm toán là hoàn toàn cần thiết và cho rằng các KTV sẽ phát hiện mọi gian lận, Do vậy Hùng quyết định không báo cho KTV về bức thư này. Bài tập 2.16 An,KTV chính được giao phụ trách hợp đồng kiểm toán này. Trong qua trình thực hiện cuộc kiểm toán, An tuân thủ những hướng dẫn căn bản của chuẩn mực kiểm toán như gửi thư xác nhận, chứng kiến kiểm kê vào ngày kết thúc niên độ. An không phát hiện hành vi biển thủ khá tinh vi của thủ quỹ Lưu ( trong thực tế, việc biển thủ thực hiện cả trước và sau cuộc kiểm toán và bị phát hiện vào tháng 4.20X4). Dựa trên kết quả kiểm toán, công ty kiểm toán đã cho ý kiến chấp nhận toàn phần. Bài tập 2.16 Hai tháng sau ngày báo cáo kiểm toán được phát hành, Hùng mới phát hiện hành vi biển thủ tiền của Lưu. Khi phát hiện sự biển thủ, Hùng cho rằng công ty kiểm toán có lỗi vì đã không phát hiện hành vi biển thủ này. Do vậy, Hùng yêu cầu công ty kiểm toán bồi thường khoản tiền công ty bị thiệt hại là 800 triệu (gồm 520 triệu bị biển thủ trước ngày kết thúc niên độ và 280 triệu sau ngày kết thúc niên độ). Công ty kiểm toán cho rằng họ không có trách nhiệm phải phát hiện hành vi biển thủ của nhân viên và do vậy họ từ chối bồi thường. Bài tập 2.16 1. Liệu công ty kiểm toán Anh Vũ có sai phạm trong việc chấp nhận hợp đồng kiểm toán cho công ty Rạng Đông không? Công ty kiểm toán Anh Vũ có sai phạm trong việc chấp nhận hợp đồng kiểm toán cho công ty Rạng Đông vì trong các năm trước công ty kiểm toán Anh Vũ đã từng giúp Rạng Đông lập tờ khai thuế, thiết kế hệ thống kế toán. Điều này đã vi phạm điều 18, khoản 2 nghị định CP 105/2004/NĐ-CP. Bài 2.16 2. Phân tích trách nhiệm của công ty kiểm toán và của khách hàng đối với hành vi biển thủ của thủ quỹ Lưu. Đối với công ty kiểm toán Anh Vũ thì việc không phát hiện ra hành vi biển thủ tiền của Lưu làm cho công ty Rạng Đông bị thiệt hại thì công ty Anh Vũ phải chịu trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng. Đối với công ty Rạng Đông thì việc nhà quản lý không thường xuyên kiểm tra tình hình tài chính của công ty để phát hiện ra hành vi biển thủ của Lưu thì đây cũng là một sai sót nghiêm trọng của công ty Rạng Đông. Bài tập 2.16 3. Việc Rạng Đông yêu cầu Anh Vũ bồi thường 800 triệu có hợp lý không? Việc Rạng Đông yêu cầu Anh Vũ bồi thường 800 triệu là không hợp lý vì hành vi biển thủ của thủ quỹ Lưu khá tinh vi nên KTV của công ty Anh Vũ rất khó để có thể phát hiện ra. Bên cạnh đó, việc không phát hiện ra hành vi biển thủ của Lưu cũng do sai sót của nhà quản lý không thường xuyên kiểm tra tình hình tài chính của công ty để ngăn chặn kịp thời. Bài thuyết trình của nhóm 5 đến đây là kết thúc. Cảm ơn các bạn đã chú ý lắng nghe
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- chuong_2_1702.pptx