Bài giảng Khóa học huấn luyện An toàn lao động - vệ sinh lao động chung

1.7 MỘT SỐ THÔNG TƢ BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ ATLĐ a) Nghị định: Quy định chi tiết một số điều chỉnh của Bộ luật LĐ về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và ATLĐ, VSLĐ. Số 45/2013/NĐ-CP, 10/05/2013. b) Thông tư: Hướng dẫn công tác Huấn luyện ATLĐ, VSLĐ. Số 37/2005/TTBLĐTBXH, 29/12/2005 c) Thông tư: Sửa đổi, bổ sung một số quy định của Thông tư số 37/2005/TTBLĐTBXH. Số 41/2011/TT-BLĐTBXH, 28/12/2011. d) Thông tư liên tịch: Hướng dẫn tổ chức thực hiện công tác AT-VSLĐ trong cơ sở LĐ. Số 01/2011/TTLT-BLĐTBXH-BYT, 10/01/2011. e) Thông tư liên tịch: Hướng dẫn việc khai báo, điều tra, thống kê và báo cáo TNLĐ. Số 12/2012/TTLT-BLĐTBXH-BYT, 21/05/2012. f) Thông tư: Hướng dẫn thực hiện kiểm định kỹ thuật ATLĐ các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về ATLĐ. Số 32/2011/TT-BLĐTBXH, 14/11/2011.

pdf73 trang | Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 22/03/2022 | Lượt xem: 154 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Khóa học huấn luyện An toàn lao động - vệ sinh lao động chung, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CÔNG TY CỔ PHẦN KIỂM ĐỊNH AN TOÀN THÀNH PHỐ CITY SAFETY INSPECTION JOINT STOCK COMPANY ĐC: 172, Đường 19/5B, P. Tây Thạnh, Q. Tân Phú, Tp.HCM ĐT: 08.66754717 Fax : 08.62676023 Email: kiemdinh.info@gmail.com Website : www.kiemdinh.info KHÓA HỌC HUẤN LUYỆN AN TOÀN LAO ĐỘNG - VSLĐ CHUNG Tại: Công ty Cổ Phần Tập Đoàn Hoa Sen ĐC: Số 183 Nguyễn Văn Trỗi, Phƣờng 10, Quận Phú Nhuận TP.HCM, tháng 3 năm 2014 NỘI DUNG HUẤN LUYỆN An toàn lao động và vệ sinh lao động – An toàn chung 1.1. Những vấn đề chung về An toàn lao động. 1.2. An toàn các công việc tiến hành trong môi trường có yếu tố độc hại như hóa chất độc hại, vi sinh vật gây bệnh... 1.3. An toàn các công việc thường xuyên tiếp xúc với nguồn điện và các thiết bị điện dễ gây tai nạn. 1.4. An toàn các công việc có khả năng phát sinh cháy, nổ. 1.5. An toàn lao động cho nhân viên văn phòng TRƢỚC KHI VÀO XƢỞNG PHẢI: TRANG BỊ ĐẦY ĐỦ KIẾN THỨC CŨNG NHƢ TRANG BỊ BẢO HỘ LAO ĐỘNG BỞI VÌ CHỈ CẦN MỘT SƠ Ý THÌ HẬU QUẢ KHÔNG LƢỜNG: TNLĐ do bất ngờ bị chiếc máy xay bột nhựa nghiến nát bàn chân phải, cắt cụt lên tới 1/3 cẳng chân. Theo bệnh nhân kể lại, lúc xảy ra tai nạn, anh đang đứng ngay bên cạnh máy nghiền bột do người khác điều khiển. Do sơ suất, chân anh bị cuốn vào và không rút ra được. 20/06/2012, nam công nhân trèo lên bồn mới mua về (giống bồn trên xe chở xăng) của một công ty sản xuất kinh doanh thép ở xã Vĩnh Lộc A - Bình Cánh, để hàn xì kim loại lắp vào hệ thống. Bất ngờ bồn phát nổ lớn. Nắp đậy của bồn bay tung, đập trúng vào đầu công nhân làm anh này rơi xuống đất, chết tại chỗ. LỜI NÓI ĐẦU TÌNH HÌNH CHÁY NỔ VÀ TAI NẠN LAO ĐỘNG Ở VN 1. TÌNH HÌNH CHÁY NỔ - Trong năm 2009, TP.HCM đã xảy ra 193 vụ cháy, trong đó 9 vụ cháy gây thiệt hại nghiêm trọng. Thiệt hại về ngƣời: chết 4 người, bị thương 30 người. Thiệt hại tài sản: ước tính thiệt hại 37,35 tỷ VND. - Ngoài ra Sở CSPC&CC TP còn nhận 805 tin báo cháy và đã điều động lực lượng và phương tiện đến điểm báo cháy. Nguyên nhân dẫn đến tin báo cháy nhiều nhất là do sự cố hệ thống điện: 525 vụ (65%). - Năm 2009, TP.HCM xảy ra 8 vụ nổ: chết 2 người, bị thương 14 người, thiệt hại 170,26 tỷ VND. - Năm 2010, cả nước xảy ra 2231 vụ cháy: chết 60 người,bị thương 180 người, thiệt hại 617 tỷ VND và 2543 ha rừng. 29 vụ nổ làm chết 16 người, bị thương 42 người. 1. TÌNH HÌNH CHÁY NỔ - Năm 2011, cả nước có 1764 vụ cháy làm chết 75 người, bị thương 215 người. Xảy ra 25 vụ nổ làm chết 9 người, bị thương 30 người, thiệt hại 925 tỷ VND. - Năm 2012, TP.HCM xảy ra 121 vụ cháy, chết 9 người, bị thương 12 người, thiệt hại ước tính 8,6 tỷ VND. 2. TAI NẠN LAO ĐỘNG - Năm 2009, cả nước xảy ra 6250 vụ TNLĐ làm 6421 người bị nạn, trong đó 507 vụ TNLĐ chết người làm 550 người chết, 1221 người bị thương nặng - Năm 2010, cả nước có 5125 vụ, số người bị nạn 5307, trong đó nạn nhân LĐ nữ 994, số vụ TNLĐ chết người 554 vụ làm chết 601 người và 1260 người bị thương nặng. - Năm 2011, cả nước 5896 vụ làm 6154 người bị nạn, trong đó 504 vụ chết người làm 574 người chết, 1314 người bị thuơng nặng, thiệt hại 303,9 tỷ VND và 661374 ngày công LĐ. - Năm 2012, có 10 tỉnh thành để xảy ra TNLĐ nhiều nhất: + TP.HCM: 1568 vụ, 106 người chết, 160 người bị thương nặng. + Quảng Ninh: 454 vụ, 39 chết, 273 bị thương nặng. + Hà Nội: 152 vụ, 37 chết, 80 bị thương nặng + Bình Dương: 446 vụ, 33 chết, 34 bị thương nặng + Đồng Nai: 1624 vụ, 27 chết, 147 bị thương nặng + Long An: 63 vụ, 16 chết, 15 bị thương nặng CHƢƠNG 1: AN TOÀN LAO ĐỘNG VÀ VỆ SINH LAO ĐỘNG AN TOÀN LAO ĐỘNG CHUNG 1.1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG 1.1.1 MỤC ĐÍCH–Ý NGHĨA CỦA CÔNG TÁC ĐẢM BẢO ATLĐ a) Mục đích: Mục đích của công tác đảm bảo ATLĐ là thông qua các biện pháp về khoa học kỹ thuật, tổ chức kinh tế, xã hội để: Ngăn ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, bảo vệ sức khỏe, tính mạng người lao động và cơ sở vật chất, trực tiếp góp phần bảo vệ và phát triển lực lượng sản xuất, tăng năng suất lao động. b) Ý nghĩa: ATLĐ mang lại niềm vui, hạnh phúc cho mọi người nên nó mang ý nghĩa nhân đạo sâu sắc. 1.1.2 CÁC TÍNH CHẤT CƠ BẢN CỦA ATLĐ a) Tính chất pháp lý: Những quy định và nội dung về ATLĐ được thể chế hóa chúng thành những luật lệ, chế độ chính sách, tiêu chuẩn và được hướng dẫn cho mọi cấp ngành, mọi tổ chức và cá nhân nghiêm chỉnh chấp hành. Xuất phát từ quan điểm: Con người là vốn quý nhất, nên luật pháp về ATLĐ được nghiên cứu, xây dựng nhằm bảo vệ con người trong quá trình tham gia sản xuất. Các thợ mỏ luôn phải đối mặt với nguy cơ bị nám phổi hoặc các bệnh liên quan đến phổi. Số công nhân tử vong vì tai nạn lao động tại các mỏ than lên đến gần 20.000 người/năm, theo Reuters b) Tính khoa học kỹ thuật: Mọi hoạt động của công tác ATLĐ nhằm loại trừ các yếu tố nguy hiểm, có hại, phòng và chống tai nạn, bệnh nghề nghiệpđều xuất phát từ những cơ sở của KHKT. Hiện nay, việc vận dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật mới vào công tác đảm bảo ATLĐ ngày càng phổ biến. Ví dụ như trong quá trình kiểm tra mối hàn bằng tia Gamma... Công tác đảm bảo ATLĐ mang tính chất khoa học kỹ thuật tổng hợp. c) Tính quần chúng: Tất cả mọi người từ những người sử dụng lao động đến người lao động đều là đối tượng cần được bảo vệ. Đồng thời họ cũng là chủ thể phải tham gia vào công tác đảm bảo ATKT để bảo vệ mình và bảo vệ người khác. ATKT là hoạt động hướng về cơ sở sản xuất và trước hết là người trực tiếp lao động. Nó liên quan đến quần chúng lao động. ATKT bảo vệ quyền lợi và hạnh phúc cho mọi người, mọi nhà, cho toàn xã hội, vì thế ATKT luôn mang tính chất quần chúng sâu rộng. 1.1.3 CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ ATLĐ a) Điều kiện lao động: Điều kiện lao động là tổng thể các yếu tố về tự nhiên, xã hội, kỹ thuật, kinh tế, tổ chức thực hiện quy trình công nghệ, công cụ lao động, đối tượng lao động, môi trường lao động, con người lao động và sự tác động qua lại giữa chúng tạo điều kiện cần thiết cho hoạt động của con người trong quá trình sản xuất. Điều kiện lao động có ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng con người. b) Các yếu tố gây chấn thƣơng (nguy hiểm) và có hại trong SX: Khái niệm: Là những yếu tố điều kiện lao động xấu, là nguy cơ gây ra tai nạn lao động đối với NLĐ. - Các bộ phận truyền động và chuyển động. - Nguồn nhiệt: ở các lò nung vật liệu, kim loại nóng chảy, nấu ăn... tạo nguy cơ bỏng, nguy cơ cháy nổ. - Nguồn, dòng điện: Theo từng mức điện áp tạo nguy cơ điện giật, điện phóng, điện từ trường, cháy do chập điện.. - Vật rơi, đổ, sập: Thường là kết quả của trạng thái vật chất không bền vững, không ổn định gây ra. - Vật văng bắn: thường gặp là phoi gia công ở các máy mài, máy tiện, đục kim loại, gỗ đánh lại, đá văng trong nổ mìn.... - Nổ, bao gồm: + Nổ vật lý. + Nổ hoá học: P, K,Na, F, 75%KNO3 (diêm tiêu)+ 10%S + 15%bột than củi (C), phân bón (NH4NO3) + bột nhôm (Al), TNT... b) Các yếu tố gây chấn thƣơng (nguy hiểm) và có hại trong SX: - Các yếu tố vật lý như nhiệt độ, độ ẩm, tiếng ồn, rung động, các bức xạ có hại, bụi - Các yếu tố hóa học như hóa chất độc, các loại hơi, khí, chất phóng xạ. - Các yếu tố sinh vật, vi sinh vật như các loại vi khuẩn, siêu vi khuẩn, ký sinh trùng, côn trùng - Các yếu tố bất lợi về tư thế lao động, không tiện nghi do không gian chỗ làm việc, nhà xưởng chật hẹp, mất vệ sinh - Các yếu tố tâm lý không thuận lợi Máu nhiễm ký sinh trùng sốt sét đơn bào Plasmodium.vivax Khuẩn E.Coli c) Tai nạn lao động: Định nghĩa: TNLĐ là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể người lao động hoặc gây tử vong, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động (kể cả thời gian giải quyết các nhu cầu cần thiết trong thời gian làm việc như: nghỉ giải lao, ăn giữa ca, ăn bồi dưỡng hiện vật, vệ sinh phụ khoa, tắm rửa, cho con bú, đi vệ sinh, thời gian chuẩn bị và kết thúc công việc). (Thông tư Liên tịch 14/2005 BYT-BLĐTBXH) Tai nạn lao động đƣợc phân ra: 1. Chấn thƣơng: Là tai nạn mà kết quả gây nên những chấn thương hay hủy hoại một phần cơ thể người lao động. Chấn thương có tác dụng đột ngột. 2. Bệnh nghề nghiệp: Là bệnh phát sinh do tác động của điều kiện lao động có hại, bất lợi (tiếng ồn, rung), làm suy yếu sức khỏe của người lao động một cách dần dần và lâu dài. 3. Nhiễm độc nghề nghiệp: Là sự hủy hoại sức khỏe do tác dụng của các chất độc xâm nhập vào cơ thể người lao động trong điều kiện sản xuất. d) Chƣơng IX – ATLĐ, VSLĐ của Bộ Luật LĐ 2012: Điều 145. Quyền của NLĐ bị TNLĐ, bệnh nghề nghiệp: 1. NLĐ tham gia BHXH bắt buộc được hưởng chế độ TNLĐ, bệnh nghề nghiệp 2. Người sử dụng LĐ chưa đóng BHXH cho NLĐ thì phải trả khoản tiền tương ứng với chế độ TNLĐ, bệnh nghề nghiệp theo quy định (thỏa thuận hàng tháng hay 1 lần) 3. NLĐ bị TNLĐ, bệnh nghề nghiệp mà không do lỗi của NLĐ và bị suy giảm khả năng LĐ từ 5% trở lên thì NSDLĐ bồi thường: a) Ít nhất bằng 1,5 tháng lương nếu bị suy giảm 5% - 10%, sau đó cứ tăng 1% được cộng thêm 0,4 tháng lương nếu bị suy giảm từ 11% - 80%. b) Ít nhất 30 tháng lương nếu bị suy giảm từ 81% trở lên. 4. Trường hợp lỗi thuộc NLĐ: NLĐ cũng được trợ cấp 1 khoản tiền ít nhất 40% mức quy định tại khoản 3 trên. Điều 152. Chăm sóc sức khỏe NLĐ: 2. Hằng năm, NSDLĐ phải tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho NLĐ, kể cả người học nghề, tập nghề; LĐ nữ phải được khám chuyên khoa phụ sản 1.1.4 QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA NGƢỜI LAO ĐỘNG: (Trích điều số 15 và 16 Nghị Định NĐ 06/CP, 20/01/1995) 1. Quyền của ngƣời lao động: - Yêu cầu người sử dụng lao động bảo đảm điều kiện làm việc an toàn, vệ sinh, cải thiện điều kiện LĐ; trang cấp đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân, huấn luyện việc thực hiện biện pháp ATLĐ, VSLĐ. - Từ chối làm việc hoặc rời bỏ nơi làm việc khi thấy rõ nguy cơ xảy ra TNLĐ, đe dọa nghiêm trọng tính mạng, sức khỏe của mình và phải báo ngay với người phụ trách trực tiếp, từ chối trở lại làm việc nếu nguy cơ đó chưa được khắc phục. - Khiếu nại hoặc tố cáo với những cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khi NSDLĐ vi phạm quy định của NN hoặc không thực hiện các giao kết về ATLĐ, VSLĐ trong hợp đồng LĐ, thỏa ước LĐ. 2. Trách nhiệm của ngƣời lao động: - Chấp hành các quy định, nội quy về ATLĐ, VSLĐ có liên quan đến công việc, nhiệm vụ được giao. - Phải sử dụng, bảo quản các phương tiện bảo vệ cá nhân được trang cấp, các thiết bị an toàn, vệ sinh nơi làm việc nếu làm mất hoặc hư hỏng phải bồi thường. - Phải báo cáo kịp thời với người có trách nhiệm khi phát hiện nguy cơ gây ra TNLĐ, bệnh nghề nghiệp, gây độc hại hoặc sự cố nguy hiểm, tham gia cấp cứu hoặc khắc phục hậu quả TNLĐ khi có lệnh của NSDLĐ. 1.2 CÁC CÔNG VIỆC TIẾN HÀNH TRONG MÔI TRƢỜNG CÓ YẾU TỐ ĐỘC HẠI 1.2.1 CÁC YẾU TỐ VI KHÍ HẬU: Định nghĩa: Vi khí hậu (VKH) là trạng thái lý học của không khí trong khoảng không gian thu hẹp gồm các yếu tố nhiệt độ, độ ẩm, bức xạ nhiệt và vận tốc chuyển động không khí. a) Nhiệt độ không khí (t0 C): - Nhiệt độ không khí là giá trị quan trọng của VKH trong sản xuất. - Nguồn phát sinh ra nhiệt độ cao thường gặp các nghề: vận hành lò hơi, xưởng đúc, nhiệt luyện, cán kéo thép, thổi thuỷ tinh hoặc phát sinh do bức xạ ánh sáng mặt trời - Tiêu chuẩn vệ sinh cho phép: TCVN 3733 BYT-QĐ; TCVN 5508 1991 - Nhieät ñoä cheânh leäch trong nôi saûn xuaát vaø ngoaøi trôøi töø 3 - 5 o C. b) Độ ẩm không khí (%): - Độ ẩm không khí là lượng nước chứa trong không khí; Trong vệ sinh lao động người ta thường sử dụng độ ẩm không khí tương đối (%) - Độ ẩm cao thường gặp ở nơi có nhà xưởng ẩm thấp, không thông thoáng hoặc các nghề như chế biến thuỷ sản đông lạnh - Điều lệ vệ sinh quy định độ ẩm tương đối nơi sản xuất nên trong khoảng 75% ÷ 85%. - Tiêu chuẩn vệ sinh: TCVN 3733/2002/BYT- QĐ TCVN 5508 1991 c) Vận tốc gió (tốc độ lƣu chuyển của không khí) (m/s): - Tốc độ lưu chuyển của không khí là do có sự chênh lệch nhiệt độ không khí bên trong và bên ngoài của nhà xưởng tạo nên luồng không khí chuyển động. - Gió có tác dụng làm điều hòa thân nhiệt, thông thoáng khí trong nhà xưởng làm loãng hơi khí độc, bụi độc - Tiêu chuẩn cho phép vận tốc không khí không vượt quá 2 m/s, trên 5m/s gây kích thích bất lợi cho cơ thể. - Tiêu chuẩn vệ sinh: TCVN 3733/2002/ BYT-QĐ; TCVN 5508 1991 d) Bức xạ nhiệt (Cal/cm2/phút; W/cm2): - Lµ nh÷ng h¹t n¨ng l-îng truyÒn trong kh«ng khÝ d-íi d¹ng dao ®éng sãng ®iÖn tõ. Bøc x¹ nhiÖt do c¸c vËt thÓ ®-îc nung nãng ph¸t ra. - C-êng ®é bøc x¹ nhiÖt ®-îc biÓu thÞ b»ng cal/cm2/min hoÆc W/cm2: 1cal/cm2/min = 4,1W/cm2 - Tiêu chuẩn vệ sinh cho phép: 1 Cal/cm2/phút - C-êng ®é bøc x¹ nhiÖt ®èi víi lµm viÖc t¹i nguån nhiÖt hë kh«ng v-ît qu¸ 140W/m2 khi diÖn tÝch c¬ thÓ tiÕp xóc d-íi 25% vµ cÇn cã c¸c biÖn ph¸p b¶o vÖ c¸ nh©n, nhÊt lµ m¾t, mÆt. - Bảng Giá trị vi khí hậu cho phép: TCVN 5508 1991 e) Các biện pháp phòng chống vi khí hậu xấu: 1. Biện pháp kỹ thuật: - Trong các phân xưởng, như máy nóng độc cần được áp dụng các tiến bộ KHKT. - Trong các như máy có thiết bị tỏa nhiệt lớn, có thể giảm nhiệt tỏa ra môi trường bằng cách cách nhiệt cho thiết bị. - Trong các phân xưởng nóng và bụi có thể bố trí hệ thống phun nuớc hạt mịn để vừa làm mát đồng thời làm sạch bụi trong không khí. - Bảo ôn thiết bị (insulation): bông khoáng (Rockwool), bông thuỷ tinh (Glasswool), PUfoam (Polyurethane), bông gốm chịu nhiệt cao (Ceramic fiber) e) Các biện pháp phòng chống vi khí hậu xấu: 2. Biện pháp tổ chức sản xuất hợp lý: - Những tiêu chuẩn vệ sinh khi thiết kế xí nghiệp như nhiệt độ tối ưu và nhiệt độ cho phép, độ ẩm tương đối, vận tốc gió ở chỗ làm việc cố định...cần phải đựơc thực hiện đầy đủ và thường xuyên kiểm tra để điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện công việc lao động cụ thể. - Lập thời gian biểu sản xuất sao cho những công đoạn sản xuất tỏa nhiều nhiệt không cùng một lúc mà trải ra trong ca sản xuất. - Trang bị đầy đủ các phương tiện BHLĐ như: áo quần chống nóng, chống lạnh, khẩu trang, kính mắt... 3. Biện pháp vệ sinh y tế: - Trước hết cần quy định chế độ lao động thích hợp cho từng ngành nghề thực hiện trong điều kiện vi khí hậu xấu. - Khám tuyển khi nhận người để bố trí công việc phù hợp, khám kiểm tra sức khoẻ định kỳ để kịp thời phát hiện bệnh và điều trị... 1.2.2 ÁNH SÁNG (TCVN 3743 - 83) - Ánh sáng tự nhiên (ánh sáng mặt trời) có quang phổ phù hợp với sinh lý của mắt và ánh sáng nhân tạo của các loại đèn điện, đèn dầu, nến - Đơn vị đo độ chiếu sáng: LUX - TCVS cho phép ánh sáng theo quyết định số 3733/2002 QĐ-BYT; ký hiệu cường độ chiếu sáng chung và các loại công việc: A: Coâng vieäc ñoøi hoûi raát chính xaùc B: Coâng vieäc ñoøi hoûi chính xaùc cao C: Coâng vieäc ñoøi hoûi chính xaùc D: Coâng vieäc ñoøi hoûi chính xaùc vöøa E: Coâng vieäc ít ñoøi hoûi chính xaùc. 1.2.3 BỤI Bao gồm các hạt rắn, nhỏ, thường là những hạt có đường kính dưới 75 m, tự lắng xuống theo trọng lượng của chúng nhưng vẫn có thể lơ lửng trong không khí một thời gian (ISO 4225-1994). - Các chỉ số cơ bản đánh giá vệ sinh về bụi: * Kích thước hạt bụi: có tầm quan trọng hàng đầu vì nó không chỉ liên quan đến khả năng lắng đọng và tồn lưu bụi trong không khí mà còn liên quan đến khả năng xâm nhập, lắng đọng của bụi trong hệ hô hấp. * Tính chất hoá học của bụi: có liên quan trực tiếp với những tác động đến sức khoẻ. Thành phần hoá học khác nhau thì khả năng gây tác hại sức khoẻ khác nhau. : - Bụi khoáng: Bụi chứa Silic tự do (SiO 2 ), bụi đá, bụi ximăng, amiăng... gặp trong các ngành nghề như khai thác mỏ, cơ khí-luyện kim, đúc, gốm, sứ, sản xuất vật liệu XD - Bụi kim loại: chì, cadimi, nickel, berylliumgặp trong khai thác mỏ, chế biến quặng, SX kim loại màu, SX ắc quy... - Các loại bụi hóa chất: rất nhiều hỗn hợp hoá chất và các loại thuốc trừ sâu gặp trong công, nông, lâm nghiệp. - Bụi thảo mộc và hữu cơ: gỗ, bông, bột gạo, chè, thuốc lá, phấn hoagặp trong nông nghiệp, lâm nghiệp, chế biến thực phẩm. - Bụi sinh học: như vi sinh vật, nha bào, nấm mốc gặp trong nông nghiệp, lâm nghiệp. 1.2.4 TIẾNG ỒN (TCVN 3985-1999) a) Khái niệm: Tiếng ồn là tất cả các âm thanh, tiếng động gây ảnh hưởng bất lợi cho con người. Về bản chất vật lý, tiếng ồn là hỗn hợp của các âm thanh có cường độ và tần số khác nhau. - Tần số: đơn vị là Hz đặc trưng cho độ trầm hay bổng của âm thanh. - Cường độ (dB): đặc trưng cho độ mạnh hay yếu của âm thanh.. - Thời gian lao động bình thường chỉ tiếp xúc tiếng ồn dưới 80 dB. b) Ảnh hưởng của tiếng ồn: - Ảnh hưởng đặc trưng: ảnh hưởng lên cơ quan thính giác. Tiếp xúc liên tục với tiếng ồn cao đầu tiên sẽ mệt mỏi thính giác rồi đến giảm dần thính lực, cuối cùng là giảm toàn phần thính lực gây bệnh "Điếc nghề nghiệp". - Các ảnh hưởng khác: Ảnh hưởng tới hệ thần kinh gây mệt mỏi, suy nhược thần kinh, ức chế tiêu hoá, rối loạn chức năng hệ tim mạch. Làm nặng thêm một số bệnh khác, giảm năng suất lao động và tăng tỷ lệ tai nạn lao động. 1.2.5 RUNG ĐỘNG (TCVN 5127 – 90) + Khái niệm: Rung là những dao động cơ học phát sinh từ các động cơ và dụng cụ sản xuất. Những dao động đó là dao động điều hoà hoặc không điều hoà. + Tần số dao động (f): số lần dao động trong đơn vị thời gian. (Hz) + Chu kỳ (T): thời gian để thực hiện một dao động toàn phần. (s) + Biên độ (a): độ rời lớn nhất của vật thể kể từ vị trí cân bằng. (mm) + Vận tốc rung (v): đại lượng dẫn xuất của độ rời theo thời gian. (mm/s) Tổng vận tốc rung cho phép không quá: 4 cm/s trong 8 giờ. - Nguồn rung: + Rung cục bộ: các loại búa khí nén, búa khoan, búa dũi, tẩy rỉ, các loại cưa máy, máy mài,.. + Rung toàn thân: các loại phương tiện giao thông, vận tải. Các loại xe thiết bị dùng trong khai thác mỏ, xây dựng: máy ủi, máy xúc... 1.2.6 CÁC VI SINH VẬT GÂY HẠI (TCVN 9545- 95) Là những tác nhân mầm bệnh có thể gây bệnh cho người tiếp xúc, ảnh hưởng đến sức khoẻ người lao động. - Các vi sinh vật gây hại gồm: Vi trùng: Gây các bệnh Lao, bệnh Than, bệnh Leptospira Virus: gây bệnh AIDS, SARS Kí sinh trùng: gây bệnh Sốt rét... - Các sản phẩm sinh học có thể gây ung thư. - Người ta lấy các mẫu bệnh phẩm nuôi cấy trong phòng xét nghiệm để phát hiện các loại vi sinh vật gây hại. * Ảnh hưởng do vi sinh vật gây bệnh: - Các vi sinh vật gây bệnh có thể gây bệnh cấp và mãn tính cho NLĐ.Họ là những người làm việc trong môi trường lao động có nguy cơ lây nhiễm bệnh từ súc vật mang bệnh,từ bệnh nhân mắc các bệnh truyền nhiễm như bệnh Lao, AIDS, SARS hoặc do muỗi đốt truyền bệnh sốt rét - Hiện nay, ở nước ta mới có 3 bệnh nghề nghiệp do vi sinh vật gây hại cho NLĐ được bảo hiểm xã hội là: Bệnh Lao nghề nghiệp, bệnh viêm gan do virus và bệnh Leptôspira nghề nghiệp. + Leptospira gây bệnh xoắn khuẩn. Đây là một bệnh lây nhiễm truyền từ động vật sang người. Bệnh bắt đầu bằng những cơn sốt, có thể làm suy yếu thận, xuất huyết phổi, tác động đến gan (gây vàng da) và nhiều triệu chứng khác. Căn bệnh này tác động đến hàng chục triệu người mỗi năm và đặc biệt cao tại các khu vực nhiệt đới. Do tính đa dạng của các triệu chứng, bệnh Leptospira khó chẩn đoán nên tỉ lệ tử vong tại một số vùng có thể lên đến 20%-25%. 1.3 AN TOÀN CÁC CÔNG VIỆC TIẾP XÚC VỚI NGUỒN ĐIỆN VÀ THIẾT BỊ ĐIỆN DỄ GÂY TAI NẠN 1.3.1 NGUYÊN NHÂN VÀ TÁC HẠI CỦA TAI NẠN ĐIỆN a) Tác dụng của dòng điện với cơ thể ngƣời: Khi tiếp xúc với điện có 1 dòng điện chạy qua người và con người sẽ chịu tác dụng của dòng điện đó gây nên: 1. Chấn thương điện: bỏng điện, phá vỡ mô, ngã gãy xương, tổn thương mắt, phá hủy máu, dấu vết điện, kim loại hóa da... 2. Sốc điện: - Phá hủy quá trình sinh lý và tác hại toàn thân: co giật, mê man bất tỉnh, tim phổi tê liệt, tê liệt hô hấp, tê liệt hệ thống thần kinh, - Nếu trong 4–6s nếu người bị điện giật không kịp tách khỏi dòng điện thì dẫn đến chết người. b) Các nhân tố ảnh hƣởng tới mức độ trầm trọng khi bị điện giật: - Cường độ dòng điện đi qua cơ thể: - Thời gian tác dụng của dòng điện lên cơ thể - Con đường dòng điện qua người - Tần số của dòng điện - Điện trở của người - Đặc điểm riêng của từng người - Môi trường xung quanh c) Một số trƣờng hợp tiếp xúc với mạng điện: 1. Chạm đồng thời vào 2 pha khác nhau của mạng điện 3 pha: 2. Chạm vào 1 pha của mạng điện 3 pha có dây trung tính nối đất: 3. Chạm vào 1 pha của mạng điện với dây trung tính cách điện không nối đất: d) Những nguyên nhân gây ra tai nạn điện: 1.3.2 CÁC BIỆN PHÁP AN TOÀN ĐIỆN a) Một số quy định sử dụng điện áp an toàn: b) Làm bộ phận che chắn và cách điện dây dẫn: - Để bảo vệ dòng điện, người ta đặt bộ phận che chắn ở gần các thiết bị nguy hiểm. Bộ phận che chắn đặc, lưới hay lỗ có thể được sử dụng thiết bị với điện thế 1000 V. - Cách điện dây dẫn: + Phải bọc nhựa, cao su, không được dùng dây trần. + Dây cao thế tại chỗ người qua lại phải có lưới giăng trên không. + Phải rào chắn khu vực máy biến thế hoặc máy phát. c) Làm tiếp đất bảo vệ: - Nối đất an toàn, nối đất trung tính và nối đất chống sét. d) Dùng các dụng cụ phòng hộ: - Sử dụng ủng, giáy cách điện, găng tay cách điện, thảm cách điện và bục cách điện. Giày cách điện dùng với điện áp dưới 1000V, ủng – trên 1000V. - Các dụng cụ bảo vệ dưới điện thế: + Sào cách điện: dùng đóng mở cầu dao cách ly và đặt thiết bị nối đất. + Kìm cách điện: tháo lắp cầu chì, có tay cầm cách điện dài hơn 10cm. - Dụng cụ kiểm tra xem có điện hay không: e) Các biển báo phòng ngừa: f) Khi có cháy về điện: - Không sử dụng nước dập một đám cháy điện. Phải có bình dập lửa hóa chất loại C ở gần nơi có nguy cơ cháy. Cháy chất lỏng và cháy thiết bị điện đòi hỏi bình dập lửa hóa chất có áp lực dung tích 10 kg. - Xưởng thợ cần tối thiểu một bình dập lửa hóa chất khô ABC. Những bình này có thể dập các đám cháy loại A (gỗ, giấy), loại B (chất lỏng cháy) và loại C (cháy thiết bị điện). - Cách xử lý sự cố cháy điện: 1. Cắt nguồn điện: cắt cầu dao, cắt dây dẫn, gậy gạt dây điện. 2. Cứu người: nhấc khỏi mặt đất; nếu bất tỉnh -> đưa đến nơi thoáng -> cởi quần áo -> xoa bóp -> hô hấp nhân tạo -> bệnh viện. 3. Chữa cháy: dùng bình bọt chữa cháy, cát. 4. Call 114 1.4 CÁC CÔNG VIỆC CÓ KHẢ NĂNG PHÁT SINH CHÁY, NỔ 1.4.1 CÁC CÔNG VIỆC CÓ KHẢ NĂNG PHÁT SINH CHÁY, NỔ a) Cháy nổ về điện: + Thiết bị máy làm việc quá tải gây cháy động cơ -> cháy. + Chập mạch điện gây cháy do: phích cắm điện lỏng, mối nối bị hở. + Sử dụng điện quá tải, chọn không đúng chủng loại dây dẫn -> cháy. + Rò điện, phóng điện vào vật liệu dễ cháy -> cháy. + Sử dụng hàn điện bắn các xỉ hàn vào vật dễ cháy -> cháy... b) Cháy do nguồn lửa: Đốt rác, đốt lò, hút thuốc trong khi làm việc, vô tình tạo lửa và tia lửa nơi có hơi gas, hơi xăng, dầu, hóa chất, vật liệu dễ bắt lửa... c) Cháy nổ do hóa chất, nhiên liệu (TCVN 5507: 2002) - Các hóa chất, nhiên liệu dễ gây cháy, nổ trong quá trình sản xuất, vận chuyển, bảo quản lưu kho và khi sử dụng. - Các hóa chất dễ bắt cháy như: K, Na, P, S, Benzen, metan... - Các nhiên liệu dễ cháy: xăng, dầu, gas... d) Cháy nổ do bụi: Website sự nguy hiểm về tai nạn cháy nổ do bụi gây ra: e) Nổ do lỗi kỹ thuật khi vận hành thiết bị: - Nổ hệ thống lạnh: bình tích áp môi chất làm lạnh, máy lạnh. - Nổ bình tích áp, máy nén khí; lò hơi. - Nổ hệ thống thủy lực, cấp dầu -> vỡ đường ống -> bắt cháy. f) Cháy nổ do sét đánh: - Cần có các biện pháp bảo vệ, chống sét. 1.4.2 CÁC NGUYÊN NHÂN GÂY CHÁY NỔ + Do sét đánh vào công trình mà không có biện pháp (thiết bị thu lôi) chống sét. + Do xuất hiện ma sát giữa các vật, chi tiết va chạm nhau. + Khả năng các nguồn dễ bén lửa được liệt kê bảng sau: 1.4.3 BIỆN PHÁP PHÕNG CHỐNG CHÁY, NỔ a) Biện pháp kỹ thuật công nghệ: - Thay thế các khâu sản xuất nguy hiểm bằng khâu sản xuất ít nguy hiểm - Cơ khí hoá tự động hoá liên tục hoá các quá trình sản xuất có tính chất nguy hiểm. - Thiết bị phải đảm bảo kín, tại các chỗ nốt, tháo rót cần phải kín để hạn chế hơi, khí thoát ra khu vực sản xuất. - Chọn dung môi khó bay hơi, khó cháy thay cho dung môi dễ bay hơi, dễ cháy. - Dùng thêm các chất chống cháy nổ. - Cách ly hoặc đặt các thiết bị hay công đoạn dễ cháy nổ ra khu vực xa các thiết bị, công đoạn khác. - Loại trừ với mọi khả năng phát sinh ra mồi lửa tại nơi sx. - Trước khi ngừng thiết bị để sửa chữa, trước khi đưa vào hoạt động trở lại cần thiết thổi hơi nước , khí trơ vào thiết bị đó. - Giảm tới mức thấp nhất lượng cháy nổ trong Khu vực sản xuất. b) Biện pháp tổ chức: - Xây dựng các phương án phòng chống cháy nổ - Diễn tập và xử lý các tình huống giả định về cháy nổ - Thành lập các đội phòng chống cháy nổ - Trang bị các phương tiện phòng chống cháy nổ - Tăng cường tuyên truyền, huấn luyện công tác phòng chống cháy nổ. LỐI ĐI LẠI KHẨN CẤP c) Hướng dẫn về an toàn cháy nổ: d) Phương án chữa cháy: Sử dụng bình chữa cháy: Sử dụng bình chữa cháy: Biểu đồ biểu thị mối quan hệ thời gian cháy – nhiệt cháy – diện tích cháy. Quá trình của một đám cháy. 4 Bƣớc xử lý khi có sự cố về Gas: 1. Sơ tán người khẩn cấp 2. Khóa van ở bình Gas 3. Mở cửa nhẹ nhàng để thông thoáng 4. Sử dụng quạt tay để đẩy khí Gas ra. Sử dụng Robot gas để kịp thời phát hiện sự rò rỉ gas 1.5 AN TOÀN LAO ĐỘNG CHO NHÂN VIÊN VĂN PHÒNG 1.5.1 NGUY CƠ MẤT AN TOÀN Cháy, nổ: do hiện tượng quá tải hoặc hiện tượng chập cháy điện do sử dụng nhiều thiết bị trong văn phòng vượt quá công suất truyền tải của mạng điện hoặc hệ thống điện không có thiết bị bảo vệ, ngắn mạch. Bị điện giật: các thiết bị dùng điện không đảm bảo an toàn (ổn áp, CPU, các phụ kiện điện khác). Bệnh về mắt: cận hoặc viễn do không đảm bảo đúng khoảng cách giữa mắt và màn hình. Mắt mờ do làm việc quá gần với màn hình hoặc màn hình có độ chói quá cao. Đau, mỏi: đau nhức lưng, cổ, bả vai do tư thế ngồi không đúng hoặc do ghế ngồi không có độ điều chỉnh phù hợp với tầm vóc. Mỏi cổ tay, ngón tay hoặc có hiện tượng co rút ngón tay và tay do đặt bàn phím không thích hợp hoặc không sử dụng thiết bị đỡ cổ tay hay sử dụng bàn phím có kích thước nhỏ và thiết bị trỏ màn hình của máy vi tính xách tay. Ngồi làm việc phải đúng tư thế, không nên làm việc liên tục quá 1 giờ đồng hồ, hãy nhìn ra xa trước khi rời máy đứng dậy. Thường xuyên vận động cơ thể, gân cốt và quan trọng nhất là đừng để cơ thể quá mệt mỏi, hãy giảm sự căng thẳng khi làm việc. Bệnh tim, mạch: Các hội chứng bệnh khác liên quan đến tim mạch, thần kinh do sử dụng máy vi tính liên tục và quá lâu. Ánh sáng: Không để ánh sáng rọi vào mắt người làm việc, nên lắp rèm hoặc mái hiên để ánh sáng mặt trời không chiếu vào máy và ánh sáng cửa sổ không lọt vào màn hình. Ồn: Phòng làm việc nên có ánh sáng vừa phải, ít màu sắc nhất. Đừng để tiếng ồn gây khó chịu khi làm việc. Va quệt: Trang thiết bị để trong phòng làm việc che chắn lối đi, gây chấn thương, Rơi, đổ, đè: Tài liệu, thiết bị chất trên cao, tủ hồ sơ ngã đổ đè lên người. 1.5.2 CẢI THIỆN SỨC KHỎE TỪ CÁCH NGỒI LÀM VIỆC Đã là dân văn phòng thì hằng ngày bạn đều phải ngồi làm việc. Dù là một hành động quá đỗi giản đơn, nhưng nó có thể khiến kết quả và hiệu quả công việc của bạn giảm sút nếu ngồi không đúng. Bạn cũng có thể sớm gặp phải nhiều vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe cũng vì cách ngồi của mình. a) Tư thế ngồi sai thường gặp Có không ít người nghĩ đơn giản rằng, tư thế ngồi làm việc quá đơn giản và không quá quan trọng. Điều này dẫn tới nhiều ngộ nhận. Ngồi 8 tiếng một ngày, liên tục như thế trong vòng một tuần làm việc. Hẳn ai cũng sẽ chịu cảnh đau lưng, nhức đầu. Và nó chắc chắn sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của bạn. Những tư thế ngôi sai phổ biến mà dân văn phòng hay mắc phải: Ngồi vắt chéo chân: Nhiều người có thói quen ngồi vắt chéo chân, đặc biệt là đối với nữ giới. Nhưng ít ai biết đây là thói quen xấu gây hại cho sức khỏe. Tư thế ngồi này không tốt cho những người thể trạng yếu vì rất dễ gây chuột rút ở chân, nhất là khi ngồi lâu. Vắt chéo chân, tư thế không tốt nhưng khó bỏ của phụ nữ văn phòng Khi toàn bộ khớp xương chậu và đốt sống cùng của bạn đón nhận toàn bộ áp lực từ khối lượng thân trên, thì kiểu ngồi này có thể dẫn đến những rối loạn khác như đau, sưng, phù nề, thậm chí gây hại cho cột sống và khung xương chậu. Ngồi dựa cột, khom lưng: Đây là thói quen thường thấy của dân văn phòng. Vì giúp hạn chế đau lưng ngay tức thì, nên nhiều người cho nó là tư thế ngồi đúng. Tuy nhiên, khi bạn ngồi tư thế này, đầu bạn sẽ xu hướng đẩy về phía trước và lệch khỏi trục thẳng đứng của thân người, khiến cho cơ khớp của bạn phải làm việc nặng hơn để nâng đỡ cơ thể. Áp lực này sẽ khiến bạn mỏi vai, cổ và dẫn tới cả nhức đầu. Ngoài thói quen của khổ chủ, kiểu ngồi này còn xuất phát những chiếc ghế có phần tựa lưng quá dẻo hay bàn quá thấp. Thói quen ngồi khom lưng, dựa cột thường thấy của dân văn phòng mang đến nhiều tác hại cho sức khỏe. Ngồi khoanh chân: Đây cũng là một tư thế thường thấy không chỉ lúc bạn ngồi bệt dưới đất mà cả dân văn phòng cũng ngồi như thế khi đang đặt mông trênghế. Tư thế khoanh chân khiến cho các khớp gối và cơ hông, mông, xương chậu chịu áp lực cũng như căng giãn. Đau và mỏi là điều không thể tránh khỏi. Bạn có thể hình dung ra lúc đó mình sẽ chạy nhảy và hoạt động thể thao yếu đi như thế nào rồi chứ ? Bạn có hay mắc phải những tư thế ngồi sai thường bị dân văn phòng bỏ qua mà tôi nêu ra dưới đây không? Nếu đã mắc phải thì hãy mau sửa chữa nhé. b) Ngồi thế nào cho đúng? Tư thế ngồi tốt nhất là đặt 2 chân lên sàn nhà để cân bằng trọng lượng cơ thể. Nếu đã hạ thấp ghế nhưng chân vẫn không chạm được tới sàn, bạn có thể kê một chiếc hộp dưới chân và đặt cả 2 bàn chân lên đó. Khi muốn thay đổi tư thế, thay vì bắt chéo chân, chỉ cần dịch cả hai chân sang một bên hoặc nhẹ nhàng bắt chéo chân ở mắt cá. Đặt toàn bộ bàn chân xuống mặt đất là tư thế ngôi có lợi cho sức k hỏe của bạn Với các bạn nữ mang giày cao gót, thì nên bỏ giày ra khi ngồi để lòng bàn chân có thể được đặt toàn bộ dưới mặt sàn. Vì nều mang giày cao gót, bàn chân của bạn sẽ bị uống cong, không tài nào đặt phẳng dưới bề mặt sàn được. 1.5.3 ĐIỀU KIỆN AN TOÀN LAO ĐỘNG a) Qui định về ATLĐ Điều 1: CBCNV, KTV, Trợ lý (gọi chung là CBCNV) được trang bị BHLĐ và các dụng cụ được cung cấp trong thời gian làm việc. CBCNV phải sử dụng đúng mục đích và đủ các trang bị đã được cung cấp. Điều 2: Trong thời gian làm việc CBCNV không được đi lại nơi không thuộc phạm vi của mình. Điều 3: Khi có sự cố hoặc nghi ngờ thiết bị có sự cố có thể xảy ra thì CBCNV phải báo ngay cho cán bộ phụ trách biết để xử lý Điều 4: Nếu không được phân công thì CBCNV không được tự ý sử dụng và sửa chữa thiết bị. Điều 5: Khi chưa được huấn luyện về qui tắc an toàn và vận hành thiết bị thì không được sử dụng hoặc sửa chữa thiết bị. Điều 6: Các sản phẩm, hàng hóa vật tư, thành phẩm đóng gói, để cách tường 0,5m, cách xa cửa thoát nạn, cầu dao điện, phương tiện chữa cháy, tủ thuốc cấp cứu. Điều 7: Khi tham gia sửa chữa máy phải ngắt công tắc điện và có biển báo mới sửa chữa. Điều 8: Khi chuẩn bị vận hành máy hoặc sau khi sửa chữa xong phải kiểm tra lại dụng cụ, chi tiết có nằm trên máy không và không có người đứng trong vòng nguy hiểm mới cho máy vận hành. Điều 9: Không được để dầu, mỡ, nhớt máy rơi vãi trên sàn xưởng, nơi làm việc. Điều 10: Tại hiện trường, trong kho phải sắp xếp ngăn nắp gọn gàng, không để dụng cụ, dây điện, vật tư, trang thiết bị gây trổ ngại đi lại. Điều 11: Khi xảy ra sự cố TNLĐ, những người có mặt tại hiện trường phải: - Tắt công tắc điện cho ngừng máy; - Khẩn trương sơ cứu nạn nhân, báo cáo ngay cho cán bộ phụ trách. - Tham gia bảo vệ hiện trường để người có trách nhiệm xử lý. Điều 12: CBCNV có nghĩa vụ báo cáo cho cán bộ phụ trách, Phòng An toàn, Ban Tổng giám đốc về sự cố TNLĐ, về việc vi phạm nguyên tắc ATLĐ xảy ra tại Công ty. Điều 13: Khi thấy rõ nguy cơ xảy ra tai nạn tại nơi làm việc của mình, CBCNV lập tức rời khỏi khu vực nguy hiểm và báo ngay cho cán bộ phụ trách biết để xử lý. Điều 14: Không được tháo dỡ hoặc làm giảm hiệu quả các thiết bị ATLĐ có trong Công ty. Điều 15: CBCNV phải thực hiện theo sự chỉ dẫn của bảng cấm, bảng hướng dẫn An toàn nơi sản xuất. b) Qui định về VSLĐ Điều 16: Trong giờ làm việc, CBCNV phải sử dụng đầy đủ trang bị BHLĐ, phương tiện dụng cụ đã được Công ty cấp phát trong thời gian làm việc. Điều 17: Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ và gọn gàng nơi làm việc: - Vệ sinh công nghiệp chung toàn Công ty. - Các thiết bị do mình phụ trách phải được kiểm tra định kỳ do Công ty qui định. Điều 18: CBCNV phải giữ gìn sạch sẽ và nhắc mọi người giữ sạch sẽ nơi làm việc, nơi vệ sinh công cộng. Điều 19: Công ty chỉ cho phép CBCNV vào Công ty làm việc với trạng thái cơ thể tâm lý bình thường. cán bộ phụ trách có thể buộc CBCNV ngừng việc khi phát hiện CBCNV có sử dụng chất kích thích như ma túy, rượu, bia v.v Điều 20: Những CBCNV chỉ được phép vận hành máy móc thiết bị khi cơ thể tâm lý bình thường. Trong khi làm việc hoặc vận hành máy, nếu CBCNV cảm thấy cơ thể không bình thường có thể dẫn đến TNLĐ thì phải ngưng việc ngay và báo cho cán bộ phụ trách giải quyết kịp thời. c) Qui định an toàn về điện Điều 21: Chỉ những CBCNV đã được huấn luyện về kỹ thuật và KTAT về điện mới được sửa chữa, lắp đặt, đóng mở thiết bị điện. Điều 22: Khi làm việc và sữa chữa, phải sử dụng đúng dụng cụ và mang đủ trang thiết bị bảo hộ. Điều 23: Không được cắt điện ở cầu dao tổng, bố trí điện nếu chưa được sự cho phép. Điều 24: Không được dùng các vật liệu có tham số kỹ thuật khác thiết kế để thay thế khi sửa chữa. Điều 25: Khi sửa điện, cần ngắt điện ở cầu dao tổng, phải có biển báo “Cấm móc điện – đang sửa chữa” hoặc có người trực ở cầu dao tổng. Điều 26: Hệ thống điện phải được kiểm tra định kỳ. d) Qui định về việc sử dụng thiết bị, máy móc dưới tàu Điều 27: CBCNV phải được huấn luyện thuần thục về vận hành và an toàn khi đứng máy mới được sử dụng máy. Điều 28: Khi làm việc phải sử dụng đầy đủ các phương tiện BHLĐ theo qui định của từng Bộ phận đã được trang bị. Điều 29: Trình tự vận hành máy phải tuân thủ nghiêm ngặt, động tác thực hiện phải chính xác. Điều 30: Kiểm tra vệ sinh máy trước khi vận hành. Điều 31: Những người không có trách nhiệm tuyệt đối không được vận hành và sửa máy. Điều 32: Mọi máy móc phải có hướng dẫn vận hành máy. Điều 33: Không được sửa chữa các thiết bị, khi thiết bị vẫn còn hoạt động. Điều 34: Không được để các hóa chất dễ gây cháy gần các thiết bị áp lực trong lúc hoạt động. Điều 35: Khi ra về, CBCNV phải tắt hết máy do mình sử dụng, cán bộ phụ trách có trách nhiệm hướng dẫn nhân viên của mình thực hiện theo qui định này, mọi trường hợp không tắt máy cán bộ phụ trách trực tiếp chịu trách nhiệm cao nhất. e) Quy định phòng cháy chữa cháy Để đảm bảo an toàn tính mạng của mọi người và trật tự an ninh trong Công ty, quy định PCCC như sau: Điều 36: PCCC là nhiệm vụ của toàn thể CBCNV và cả khách hàng đến quan hệ công tác. Điều 37: Cấm không được sử dụng lửa củi đun nấu trong kho, trong phân xưởng và những nơi dễ xảy ra cháy nổ. Điều 38: Cấm không được câu, mắc, sử dụng điện tự tiện, hết giờ làm việc phải tắt và khóa điện trước khi ra về. Điều 39: Sắp xếp tài liệu, đồ dùng tại nơi làm việc gọn gàng, sạch sẽ, xếp riêng từng loại có khoảng cách ngăn cháy xa máy, xa tường để dễ kiểm tra. Điều 40: Khi xuất nhập hàng máy không được nổ máy trong kho, tại nơi sản xuất. Điều 41: Không hút thuốc trong khu vực cấm. Điều 42: Không câu dây điện trái phép. Điều 43: Không để hóa chất, vật liệu dễ cháy gần ổ điện. Điều 44: Không tích trữ hoặc mang chất dễ cháy nổ vào nơi làm việc, nhà xe, xưởng sản xuất, hiện trường. Điều 45: Khởi động máy chữa cháy, kiểm tra phương tiện, vật dụng PCCC đều đặn mỗi ngày. Điều 46: Toàn bộ lãnh đạo, nhân viên phải thường xuyên nhắc nhở, kiểm tra việc PCCC tại nơi mình làm việc Điều 47: Xử lý tình huống khi xảy ra sự cháy. Điều 48: Khi có cháy phải hô to “CHÁY, CHÁY, CHÁY” cho mọi người biết. Điều 49: Người không có nhiệm vụ phải rời nơi cháy một cách trật tự an toàn. Điều 50: Gọi xe cứu hỏa ngay sau khi xảy ra sự cháy 1.7 MỘT SỐ THÔNG TƢ BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ ATLĐ a) Nghị định: Quy định chi tiết một số điều chỉnh của Bộ luật LĐ về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và ATLĐ, VSLĐ. Số 45/2013/NĐ-CP, 10/05/2013. b) Thông tư: Hướng dẫn công tác Huấn luyện ATLĐ, VSLĐ. Số 37/2005/TT- BLĐTBXH, 29/12/2005 c) Thông tư: Sửa đổi, bổ sung một số quy định của Thông tư số 37/2005/TT- BLĐTBXH. Số 41/2011/TT-BLĐTBXH, 28/12/2011. d) Thông tư liên tịch: Hướng dẫn tổ chức thực hiện công tác AT-VSLĐ trong cơ sở LĐ. Số 01/2011/TTLT-BLĐTBXH-BYT, 10/01/2011. e) Thông tư liên tịch: Hướng dẫn việc khai báo, điều tra, thống kê và báo cáo TNLĐ. Số 12/2012/TTLT-BLĐTBXH-BYT, 21/05/2012. f) Thông tư: Hướng dẫn thực hiện kiểm định kỹ thuật ATLĐ các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về ATLĐ. Số 32/2011/TT-BLĐTBXH, 14/11/2011.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbai_giang_khoa_hoc_huan_luyen_an_toan_lao_dong_ve_sinh_lao_d.pdf
Tài liệu liên quan