Bài giảng Khái quát về kiểm toán báo cáo tài chính
C.2 Báo cáo kết quả kinh doanh
Lãi, lỗ kế toán cần phải kiểm tra số liệu trên các sổ tài khoản từ loại 5 đến loại 9 của kỳ này.
Riêng đối với TK 641, TK 642 thì số dư trên TK với phần CP cuối kỳ để xác định kết quả có thể chênh lệch nhau. KTV cần tìm bằng chứng về việc phân bổ chi phí trên quản lý (TK642), chi phí bán hàng (TK 641) trong kỳ hoặc bằng chứng để kết chuyển các chi phí này sang năm sau.
18 trang |
Chia sẻ: hao_hao | Lượt xem: 3754 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Khái quát về kiểm toán báo cáo tài chính, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 1 : KHÁI QUÁT VỀ KTBCTC Kiểm toán làm gì? Đối tượng kiểm toán báo cáo tài chính Phương pháp kiểm toán trong kiểm toán tài chính Mục tiêu của KTBCTC Phân chia và trình tự trong KTBCTC KẾ TOÁN LÀM GÌ? KIỂM TOÁN LÀM GÌ? Đối tượng sử dụng thông tin do kế toán cung cấp Đối tượng của KT BCTC Hệ thống Báo cáo Tài chính BCĐKT BCKQKD BCLCTT TMBCTC Các bảng khai tài chính đặc biệt khác Phương pháp kiểm toán trong KTTC Đặc điểm chung của PP kiểm toán trong KTTC Trình tự kiểm toán: thường là ngược với trình tự kế toán Kết hợp các phương pháp kiểm toán chứng từ và ngoài chứng từ theo trình tự và cách thức kết hợp xác định được gọi là kiểm toán cơ bản hay thử nghiệm cơ bản Trước khi xác định các thử nghiệm cơ bản sử dụng, KTV nên có bước đánh giá chất lượng của HTKSNB Phương pháp kiểm toán trong KTTC Các trắc nghiệm sử dụng trong KTTC Trắc nghiệm công việc: là cách thức và trình tự rà soát các nghiệp vụ hay hoạt động cụ thể trong quan hệ với sự tồn tại và hiệu lực của HTKSNB. Trắc nghiệm trực tiếp số dư: là cách thức kết hợp các phương pháp cân đối, phân tích, đối chiếu trực tiếp với kiểm kê, điều tra thực tế để xác định độ tin cậy của các số dư cuối kỳ hoặc số phát sinh Trắc nghiệm phân tích: là cách thức xem xét các mối quan hệ kinh tế và xu hướng biến động của các chỉ tiêu kinh tế thông qua việc kết hợp giữa đối chiếu trực tiếp, đối chiếu chiếu logic, cân đối,.. giữa các trị số bằng tiền của các chỉ tiêu hoặc các bộ phận cấu thành chỉ tiêu. 3. Mục tiêu của Kiểm toán tài chính Kiểm toán tài chính cũng thực hiện chức năng xác minh và bày tỏ ý kiến về đối tượng kiểm toán. Tuy nhiên, trong KTTC, ý kiến hay kết luận của kiểm toán viên không phải phục vụ cho bản thân người lập hay người xác minh mà phục vụ cho người quan tâm đến tính trung thực và hợp pháp của báo cáo tài chính. Chuẩn mực kiểm toán VN khẳng định: * Mục tiêu của báo cáo tài chính là giúp cho kiểm toán viên và công ty kiểm toán đưa ra ý kiến xác nhận rằng BCTC có được lập trên cơ sở chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành hoặc được chấp nhận, có tuân thủ pháp luật liên quan và có phản ánh trung thực và hợp lý tình hình TC trên các khía cạnh trọng yếu không. * Mục tiêu kiểm toán tài chính còn giúp cho đơn vị được KT thấy rõ những tồn tại, sai sót để khắc phục nhằm nâng cao chất lượng của thông tin tài chính của đơn vị. Cụ thể như sau: CÁC MỤC TIÊU KIỂM TOÁN Mục tiêu hiện hữu và phát sinh: là hướng xác minh vào tính có thật của só tiền trên các khoản mục. Mục tiêu trọn vẹn và đầy đủ: là hướng xác minh vào sự đầy đủ về thành phần (nội dung) cấu thành số tiền ghi trên các khoản mục Mục tiêu quyền và nghĩa vụ: có ý nghĩa xác minh lại quyền sở hữu (hoặc sử dụng lâu dài và được luật định thừa nhận) của tài sản và nghĩa vụ pháp lý của khoản nợ và vốn Mục tiêu tính giá: hướng xác minh vào cách thức và kết quả biểu hiện tài sản, vốn và các hoạt động (chi phí, chiết khấu, thu nhập,...) thành tiền Mục tiêu phân loại: hướng xem xét lại việc xác định các bộ phận, các nghiệp vụ được đưa vào tài khoản cùng việc sắp xếp các tài khoản trong các BCTC theo bản chất kinh tế của chúng bằng các văn bản pháp lý cụ thể đang có hiệu lực. Mục tiêu chính xác cơ học : hướng xác minh về tính đúng dắn tuyệt đối của các con số cộng sổ và chuyển sổ Mục tiêu trình bày: hướng xác minh vào cách ghi và thuyết trình các số dư (hoặc tổng số phát sinh của tài khoản) vào các BCTC VÍ DỤ VỀ MỤC TIẤU KIỂM TOÁN Công nghệ kế toán với việc xác định mục tiêu kiểm toán Phân chia và trình tự trong KTTC 2 cách cơ bản để phân chia các Bảng khai tài chính thành các phần hành kiểm toán Theo khoản mục: là cách phân chia máy móc từng khoản mục hoặc nhóm các khoản mục theo thứ tự trong các bảng khai vào một phần hành. Theo chu trình: là cách phân chia căn cứ vào mối liên hệ chặt chẽ lẫn nhau giữa các khoản mục, các quá trình cấu thành, các yếu tố trong một chu trình chung của hoạt động tài chính CHU TRÌNH VẬN ĐỘNG CỦA TÀI SẢN VÀ NGUỒN VỐN TRONG DOANH NGHIỆP NỘI DUNG CÁC CHƯƠNG Chương 1: Khái quát về KTTC Chương 2: Kiểm toán chu trình bán hàng, phải thu và thu tiền Chương 3: Kiểm toán chu trình mua hàng, phải trả và trả tiền Chương 4: Kiểm toán hàng tồn kho, tính giá thành và giá vốn Trình tự kiểm toán báo cáo tài chính Trình tự kiểm toán tài chính cũng trải qua 3 bước cơ bản: chuẩn bị kiểm toán, thực hành kiểm toán và kết thúc kiểm toán. Nội dung kiểm toán báo cáo tài chính: có thể tóm tắt thành 3 nội dung cơ bản (đi sâu vào bước thực hành kiểm toán) Trình tự kiểm toán báo cáo tài chính A/: Kiểm tra sự khớp đúng trên từng báo cáo tài chính: A.1. Bảng cân đối kế toán: - Kiểm tra cân đối : Tổng TS = Tổng NV. - Cân đối trong từng loại : VD: tính tổng các khoản mục trong TSLĐ phải bằng con số ghi trong dòng TSLĐ,... A.2. Báo cáo kết quả kinh doanh: kiểm tra các chỉ tiêu trong báo cáo kết quả kinh doanh: - DT thuần = Tổng DT - Các khoản giảm trừ. - ..... A.3 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ - Kiểm tra lại các phương pháp tính dòng tiền phù hợp... A.4. Thuyết minh báo cáo tài chính Kiểm tra phần giải trình các khoản mục đặc biệt trong các báo cáo KQKD, CĐKT, LCTT,.. xem có hợp lý và phù hợp với các chế độ quản lý và chế độ kế toán hiện hành không? B. Kiểm tra sự khớp đúng giữa các báo cáo tài chính - Trong tất cả các BCTC thì cột luỹ kế từ đầu năm của kỳ này sẽ bằng số của kỳ này cộng với luỹ kế của kỳ báo cáo trước. B.1 Bảng cân đối kế toán Số liệu cuối kỳ của bảng cân đối kế toán kỳ liền trước đó phải bằng số liệu đầu kỳ của bảng CĐKT kỳ thực hiện. Nếu số dư cuối kỳ của Bảng CĐKT kỳ trước chưa được kiểm toán viên kiểm tra thì kiểm toán viên báo cáo tài chính của kỳ sau cần xem xét lại số liệu cuối kỳ của kỳ trước. Số liệu trên bảng CĐKT phải phù hợp với số liệu ở thuyết minh BCTC. B.2 Báo cáo kết quả kinh doanh Chỉ tiêu lãi thuần trong BCKQKD phải phù hợp với chỉ tiêu lãi chưa phân phối trong BCĐKT. B.3. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Lượng tiền tồn cuối kỳ trong BCĐKT phải khớp đúng với tiền trong báo cáo lưu chuyển tiền tệ . Trình tự kiểm toán báo cáo tài chính Trình tự kiểm toán báo cáo tài chính C. Kiểm tra sự khớp đúng giữa các báo cáo với nguồn số liệu để lập BCTC C1. Bảng cân đối kế toán Phải kiểm tra số dư trên bảng CĐKT với số dư trên các tài khoản. Chú ý các trường hợp đặc biệt: Một số tài khoản có số dư bên có lại phản ánh vào phần TS dưới dạng bút toán đỏ: TK 214, 129, 139, 159, 229. Một số TK có thể có số dư bên nợ hoặc bên có nhưng luôn luôn phản ánh bên nguồn vốn. Nếu số dư bên nợ thì phải ghi bút toán đỏ. Riêng đối với các tài khoản phải thu hoặc phải trả thì phải dựa vào các sổ chi tiết đểphân loại vào bên TS hay bên NV. VD như phải thu khách hàng là số dư nợ TK 131, khách hàng trả trước là dư có TK 131. Phải trả người bán có số dư có TK 331, nhưng phần trả trước cho NB thì dư nợ TK 331. Trong báo cáo tài chính phải chú ý phân biệt đâu là doanh thu trả trước, đâu là trả tiền trước để mua hàng??? 4. Trình tự kiểm toán báo cáo tài chính C.2 Báo cáo kết quả kinh doanh Lãi, lỗ kế toán cần phải kiểm tra số liệu trên các sổ tài khoản từ loại 5 đến loại 9 của kỳ này. Riêng đối với TK 641, TK 642 thì số dư trên TK với phần CP cuối kỳ để xác định kết quả có thể chênh lệch nhau. KTV cần tìm bằng chứng về việc phân bổ chi phí trên quản lý (TK642), chi phí bán hàng (TK 641) trong kỳ hoặc bằng chứng để kết chuyển các chi phí này sang năm sau. Trong báo cáo kết quả kinh doanh có các phần thuế như thuế XK, thuế TTĐB, thuế thu nhập doanh nghiệp, kiểm toán viên cần đối chiếu số liệu giữa số phát sinh bên có trong các tài khoản chi tiết; tờ khai nộp thuế với số liệu ghi trên báo cáo này.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- chuong_1_kttc_khaiquatchung_8285.ppt