Bài giảng kế toán tài chính - Tổng quan về hệ thống tài chính

Vốn tín dụng ngân hàng Các cách phân loại: + Theo thời hạn vay: vay dài hạn, trung hạn, ngắn hạn + Theo tính chất và mục đích sử dụng: vay đầu tư tư TSCð, vay vốn lưu lưu động, vay phục vụ dự án . Ưu điểm: đáp ứng kịp thời, lãi suất đư đư ợc hạch toán vào chi phí kd, ngân hàng không chi phối trực tiếp sự điều hành kd của doanh nghiệp Như Như ợc điểm: điều kiện tín dụng, bảo đảm tiền vay, sự kiểm soát của ngân hàng cho v

pdf42 trang | Chia sẻ: tlsuongmuoi | Lượt xem: 1988 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng kế toán tài chính - Tổng quan về hệ thống tài chính, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1Chương 2 TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG TÀI CHÍNH 2I. Vai trò của hệ thống tài chính - Khái niệm: Hệ thống tài chính là tổng thể của các bộ phận khác nhau trong một cơ cấu tài chính mà ở đó các quan hệ tài chính hoạt động trên các lĩnh vực khác nhau nhưng có liên hệ tác động với nhau theo những qui luật nhất định. (Lĩnh vực mà các bộ phận của hệ thống tài chính hoạt động: - Tạo các nguồn tài chính - Thu hút các nguồn tài chính - Chu chuyển các nguồn tài chính) 3II. Cấu trúc của hệ thống tài chính Tài chính doanh nghiệp Ngân sách nhà nước Tài chính dân cư và tổ chức XH Tài chính đối ngoại TTTC và tổ chức tài chính trung gian 4II. Cấu trúc của hệ thống tài chính (tiếp) Mçi kh©u tµi chÝnh ph¶i tho¶ m·n c¸c ®iÒu kiÖn sau: - G¾n liÒn víi sù vËn ®éng cña c¸c luång tiÒn tÖ ®Ó h×nh thµnh c¸c tô ®iÓm tµi chÝnh. - ThÓ hiÖn tÝnh ®ång nhÊt vÒ h×nh thøc c¸c quan hÖ tµi chÝnh vµ môc ®Ých cña quü tiÒn tÖ trong nh÷ng lÜnh vùc ho¹t ®éng. - G¾n víi sù ho¹t ®éng cña c¸c chñ thÓ ph©n phèi, ®iÒu hµnh tæ chøc qu¶n lý nhÊt ®Þnh. 52.1 Tài chính doanh nghiệp 2.1.1 Nguồn vốn và phương thức huy động vốn của DN A - Vốn tự có của chủ doanh nghiệp Tuỳ theo loại hình sở hữu của doanh nghiệp mà nguồn vốn này được hình thành theo cơ chế khác nhau: ngân sách NN cấp, chủ sở hữu đầu tư, cổ đông đóng góp… Ưu điểm: - Chủ động trong đầu tư, không bị áp lực về thời gian sd, - Tạo ra năng lực tài chính, mang lại sự an toàn, uy tín trong kd - Tạo ra khả năng để huy động các nguồn vốn khác 6B - Vốn tín dụng ngân hàng và tín dụng thương mại - Vốn tín dụng ngân hàng Các cách phân loại: + Theo thời hạn vay: vay dài hạn, trung hạn, ngắn hạn + Theo tính chất và mục đích sử dụng: vay đầu tư TSCð, vay vốn lưu động, vay phục vụ dự án…. Ưu điểm: đáp ứng kịp thời, lãi suất được hạch toán vào chi phí kd, ngân hàng không chi phối trực tiếp sự điều hành kd của doanh nghiệp Nhược điểm: điều kiện tín dụng, bảo đảm tiền vay, sự kiểm soát của ngân hàng cho vay, lãi suất vay… 7B- Vốn tín dụng ngân hàng và tín dụng thương mại (tiếp) - Vốn tín dụng thương mại: Hình thành trong quan hệ mua bán chịu, trả chậm hay trả góp  Ưu điểm: rẻ, tiện lợi, linh hoạt, tạo khả năng mở rộng hợp tác kinh doanh  Nhược điểm: ngắn hạn 8C - Vốn huy động bằng phát hành cổ phiếu Công ty có thể phát hành cổ phiếu để huy động vốn dài hạn cho kinh doanh  Các lọại cổ phiếu: + Cổ phiếu thường + Cổ phiếu ưu đãi + Chứng khoán có thể chuyển đổi: giấy bảo đảm, trái phiếu chuyển đổi 9D - Vốn huy động bằng phát hành trái phiếu công ty Đặc điểm của trái phiếu: + Lãi suất + Kỳ hạn + Mức độ rủi ro Một số loại trái phiếu phổ biến: + Trái phiếu có lãi suất cố định + Trái phiếu có lãi suất thay đổi + Trái phiếu có thể thu hồi 10 E- Nguồn vốn nội bộ Là hình thức công ty sử dụng lợi nhuận để lại để tái đầu tư Ưu điểm: phát huy được nội lực, giảm bớt sự lệ thuộc vào bên ngoài Nhược điểm: dễ làm giảm tính hấp dẫn của cổ phiếu trong ngắn hạn do cổ đông chỉ được nhận phần cổ tức nhỏ hơn thị giá cổ phiếu giảm 11 2.1.2 Quản lý tài sản cố định của doanh nghiệp  Khái niệm: Tài sản cố định là những yếu tố của tư liệu lao động được sử dụng trong một thời gian tương đối dài và giá trị tương đối lớn 2.1.2.1 Cơ cấu tài sản + Tài sản cố định vô hình Gồm một số yếu tố khó xác định hình thái vật chất, thậm chí trừu tượng nhưng có ảnh hưởng quan trọng đối với sx kinh doanh: - Chi phí thành lập, khảo sát, thiết kế - Uy tín và lợi thế thương mại - Quyền sở hữu công nghiệp, sở hữu trí tuệ - Đặc quyền khai thác kinh doanh 12 2.1.2.1- Cơ cấu tài sản (tiếp)  Đặc điểm: sự đánh giá giá trị TSCð vô hình phụ thuộc vào ý kiến chủ quan của người đánh giá khó chính xác; TSCĐ vô hình chỉ có lợi ích khi nó tạo ra lợi thế thương mại  Các biện pháp quản lý và phát triển TSCð vô hình - Tăng cường củng cố sự tin tưởng của bạn hàng - Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp - Hạch toán chính xác các chi phí để tính vào giá thành sản phẩm hợp lý 13 2.1.2.1- Cơ cấu tài sản (tiếp) + Tài sản cố định hữu hình  Phân loại theo tính năng và công dụng có các loại sau: - Nhóm 1: Nhà cửa, vật kiến trúc - Nhóm 2: Máy móc, thiết bị công nghệ - Nhóm 3: Phương tiện vận tải - Nhóm 4: Thiết bị, dụng cụ quản lý, thiết bị đo lường, kiểm định 14 2.1.2.2 Khấu hao TSCð Hao mòn hữu hình: sự suy giảm giá trị của TSCð có thể nhận biết được bằng trực quan: hư hỏng, han gỉ… Hao mòn vô hình: sự mất giá tuyệt đối và tương đối do tiến bộ KHKT, do thị hiếu… 15 2.1.2.3 Quản lý TSCð - Lập hệ thống theo dõi tài sản cố định - Phân định trách nhiệm rõ ràng - Quản lý về mặt kỹ thuật 2.1.2.2 Khấu hao TSCð (tiếp) Các phương pháp khấu hao - Khấu hao đều - Khấu hao nhanh - Khấu hao theo sản lượng 16 2.1.3 Quản lý tài sản lưu động của doanh nghiệp TSLĐ phần lớn là đối tượng lao động (các vật bị tác động trong quá trình chế biến bởi lao động của con người hay máy móc: nguyên vật liệu, nhiên liệu, công cụ lao động nhỏ…) 2.1.3.1 Khả năng chuyển đổi của tài sản + Phản ánh mức độ dễ hay khó để chuyển đổi TS đó thành tiền + Trong 1 chu kỳ sản xuất, nguyên liệu, vật tư tham gia và được chuyển hoá hoàn toàn vào giá thành sản phẩm. 17 2.1.3 Quản lý tài sản lưu động của doanh nghiệp (tiếp) 2.1.3.2 Quản lý hàng hoá vật tư lưu kho - Xác định nhu cầu của nguyên, nhiên liệu dự trữ - Phương pháp điều chỉnh đơn giản 2.1.3.3 Phân tích vòng quay của vốn lưu động - Là một chỉ tiêu phản ánh hiệu quả tài chính của vốn - Tăng số vòng quay để khắc phục tình trạng thiếu vốn 18 2.1.3.4 Cơ cấu và phân loại TSLð  Phân loại theo khả năng chuyển đổi và đặc điểm kinh tế: - Tài sản bằng tiền - Vàng, bạc, đá quí, kim loại quí - Các tài sản tương đương tiền - Chi phí trả trước - Các khoản phải thu - Tiền đặt cọc - Hàng hoá vật tư - Các chi phí chờ phân bổ 19 2.2 Ngân sách nhà nước 2.2.1 Vai trò của ngân sách nhà nước Khái niệm: Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của nhà nước trong dự toán đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong 1 năm để đảm bảo thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của nhà nước 20 2.2.1 Vai trò của ngân sách nhà nước (tiếp) Bản chất của ngân sách nhà nước - Xét về phương diện pháp lý - Xét về bản chất kinh tế - Xét về tính chất xã hội Vai trò của ngân sách nhà nước - Kích thích tăng trưởng kinh tế - Giải quyết các vấn đề xã hội - Góp phần ổn định thị trường, chống lạm phát 21 2.2.2 Thu và chi của ngân sách nhà nước 2.2.2.1 Thu của ngân sách nhà nước Các khoản thu ngân sách là tiền đề vật chất không thể thiếu để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước. Có nhiều cách phân loại Phân loại theo nguồn hình thành - Nhóm nguồn thu từ hoạt động sản xuất - kinh doanh trong nước. Gồm: + Nguồn thu hình thành và thực hiện trong khâu sản xuất + Nguồn thu hình thành và thực hiện trong khâu lưu thông - phân phối - Nguồn thu từ các hoạt động dịch vụ - Nguồn thu nước ngoài 22 2.2.2.1 Thu của ngân sách nhà nước (tiếp) Phân loại theo tác dụng của các khoản thu với quá trình cân đối ngân sách: - Thu trong cân đối ngân sách: + Thuế, phí và lệ phí + Thu về bán và cho thuê tài sản thuộc sở hữu NN + Thu lợi tức cổ phần của NN + Các khoản thu khác theo luật định - Thu để bù đắp thiếu hụt của ngân sách NN + Vay trong nước + Vay nước ngoài 23 2.2.2.2 Chi của ngân sách nhà nước  Khái niệm: Chi NS là quá trình phân phối,sử dụng quĩ theo những nguyên tắc nhất định cho việc thực hiện các nhiệm vụ của NN  Đặc điểm: - Chi ngân sách luôn gắn với nhiệm vụ kinh tế, chính trị, xã hội mà chính phủ phải đảm nhận - Tính hiệu quả của các khoản chi ngân sách được thể hiện ở tầm vĩ mô và mang tính toàn diện - Phần lớn các khoản chi đều là cấp phát không hoàn trả trực tiếp và mang tính bao cấp 24 2.2.2.2 Chi của ngân sách nhà nước (tiếp) Phân loại: Tuỳ theo yêu cầu của việc phân tích, đánh giá và quản lý NS trong từng thời kỳ - Trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung: + Chi văn hoá - xã hội + Chi quản lý hành chính + Chi an ninh quốc phòng + Các khoản chi khác - Trong cơ chế thị trường + Chi thường xuyên + Chi đầu tư phát triển 25 2.2.2.3 Thâm hụt ngân sách nhà nước  Khái niệm: Thâm hụt (bội chi) ngân sách là tình trạng tổng chi tiêu của ngân sách vượt quá các khoản thu không mang tính hoàn trả (thu trong cân đối)  Chỉ tiêu sử dụng: Tỷ lệ thâm hụt so với GDP hoặc so với tổng thu trong ngân sách - Nguyên nhân của thâm hụt: + Nguyên nhân khách quan: Chu kỳ kinh doanh, điều kiện tự nhiên, các yếu tố bất khả kháng + Nguyên nhân chủ quan: Thuộc về quá trình quản lý và điều hành ngân sách 26 2.2.2.3 Thâm hụt ngân sách nhà nước (tiếp)  Ảnh hưởng của thâm hụt ngân sách đối với nền kinh tế: - Ảnh hưởng phụ thuộc vào việc thâm hụt tác động như thế nào đến lãi suất, tiết kiệm, đầu tư và cán cân TM  Giải pháp để khắc phục tình trạng thâm hụt ngân sách: - Phát hành tiền - Sử dụng dự trữ ngoại tệ - Vay trong nước - Vay nước ngoài 2.2.2.4 Tổ chức hệ thống và phân cấp ngân sách NN  Tổ chức hệ thống ngân sách HỆ THỐNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VIỆT NAM NGÂN SÁCH TRUNG ƯƠNG NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG NGÂN SÁCH CẤP TỈNH (NGÂN SÁCH TP THUỘC TRUNG ƯƠNG) NGÂN SÁCH TP NGÂN SÁCH NGÂN SÁCH THUỘC TỈNH THỊ Xà CẤP HUYỆN NGÂN SÁCH NGÂN SÁCH THỊ TRẤN CẤP Xà (PHƯỜNG) - - - 28 2.2.2.4 Tổ chức hệ thống và phân cấp ngân sách NN (tiếp)  Phân cấp ngân sách + Phân cấp về quyền lực ban hành các chính sách chế độ, tiêu chuẩn định, mức tài chính + Phân cấp về vật chất (xác định các khoản thu - chi cho các cấp ngân sách) + Phân cấp về chu trình ngân sách (quan hệ về quản lý trong chu trình vận động của ngân sách) 29 2.2.2.5 Năm ngân sách và chu trình ngân sách Năm ngân sách (còn gọi là năm tài khoá) là giai đoạn trong đó dự toán thu - chi của Nhà nước đã được phê chuẩn có hiệu lực thi hành Chu trình ngân sách: Toàn bộ hoạt động từ khâu lập dự toán đến khâu chấp hành và quyết toán ngân sách 30 2.3 Tài chính dân cư  Đặc điểm: - Phân tán không đồng đều trong các hộ gia đình - Tổng qui mô của nguồn vốn tiềm tàng trong các hộ gia đình là rất lớn - Có thể có quan hệ thường xuyên hoặc không thường xuyên với các bộ phận trong hệ thống tài chính Cần phải có biện pháp thích hợp để huy động tài chính dân cư 31 2.4 Tài chính đối ngoại Kênh của tài chính đối ngoại gồm: - Nhận viện trợ hoặc vay vốn nước ngoài cho NSNN, cho doanh nghiệp, cho dân cư - Nhận vốn đầu tư nước ngoài giữa các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước -Tái bảo hiểm, chuyển phí bảo hiểm, thanh toán bảo hiểm đối với các tổ chức nước ngoài hoặc ngược lại - Chuyển tiền và tài sản giữa các cá nhân trong và ngoài nước 32 2.5 Các tổ chức tài chính trung gian Các trung gian tài chính huy động vốn từ những người có vốn (người tiết kiệm) để cho những người cần vốn vay lại hoặc thực hiện các hình thức đầu tư khác nhau. Tuỳ theo lĩnh vực và phạm vi hoạt động trung gian tài chính được chia thành: - Các ngân hàng thương mại - Các tổ chức tài chính trung gian phi ngân hàng: công ty bảo hiểm, công ty tài chính, quĩ đầu tư… 33 III. Chính sách tài chính quốc gia 3.1 Mục tiêu của chính sách tài chính quốc gia - Nhằm tăng cường tiềm lực tài chính đất nước, đặc biệt tăng cường tài chính doanh nghiệp - Nhằm kiểm soát lạm phát - Nhằm tạo công ăn việc làm cho người dân, mở rộng ngành nghề 34 3.2 Những quan điểm cơ bản - Tập trung chuyển hướng cơ chế quản lý chính sách tài chính-tiền tệ kiểu “động viên tập trung” sang “phân quyền tự chủ” - Phân biệt rõ chức năng, nhiệm vụ của tài chính nhà nước và tài chính doanh nghiệp - Phân biệt rõ chức năng, nhiệm vụ của tài chính nhà nước và ngân hàng - Thực hiện cơ chế tài chính mở lành mạnh 35 3.2 Những quan điểm cơ bản (tiếp) - Phải giải phóng triệt để mọi nguồn vốn trong nước và hình thành thị trường vốn - Phân phối và sử dụng các nguồn tài chính để tạo ra cơ cấu kinh tế hợp lý và hiệu quả - Xây dựng và thực hiện chính sách tài chính cần đặt trong mối quan hệ với các chính sách khác - Phải chú trọng khảo sát, nghiên cứu kinh nghiệm xây dựng và thực hiện chính sách tài chính của các quốc gia khác - Củng cố và nâng cao tính pháp lệnh của hoạt động tài chính 36 3.3 Nội dung cơ bản của chính sách tài chính quốc gia 3.3.1 Chính sách về vốn - Vốn là điều kiện tiên quyết để duy trì và phát triển sản xuất, là cơ sở để phân phối lợi nhuận và đánh giá hiệu quả kinh tế - Chính sách tạo và sử dụng vốn phải được xây dựng và thực hiện theo qui luật tất yếu của kinh tế thị trường 37 3.3.1 Chính sách về vốn (tiếp) - Vốn là điều kiện tiên quyết để duy trì và phát triển sản xuất, là cơ sở để phân phối lợi nhuận và đánh giá hiệu quả kinh tế - Chính sách tạo và sử dụng vốn phải được xây dựng và thực hiện theo qui luật tất yếu của kinh tế thị trường - Các nguồn lực có thể huy động: vốn đầu tư kinh tế của nhà nước, vốn tự có của các doanh nghiệp, vốn bằng tiền và tiền nhàn rỗi của dân cư, vốn của DN và tổ chức TC quốc tế 38 3.3.1 Chính sách về vốn (tiếp) Để huy động được mọi nguồn vốn của xã hội: - Các doanh nghiệp phải đóng vai trò chủ đạo trong việc tạo vốn để phát triển sản xuất kinh doanh - Thúc đẩy quá trình cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước - Phát triển thị trường tài chính - Thu hút vốn đầu tư nước ngoài 39 3.3.2 Chính sách tài chính đối với doanh nghiệp - Các doanh nghiệp nhà nước thuần tuý kinh doanh tự huy động nguồn vốn trong xã hội hoặc tín dụng ngân hàng để đảm bảo bình đẳng với các thành phần kinh tế khác - Doanh nghiệp không phân biệt qui mô và thành phần kinh tế đều có khả năng vay vốn tín dụng ưu đãi - Có cơ chế phân biệt về quyền lợi, nghĩa vụ và điều kiện hoạt động kinh doanh giữa các loại hình doanh nghiệp - Tiến hành cổ phần hoá doanh nghiệp 40 3.3.3 Chính sách đối với ngân sách nhà nước - Để kiểm soát lạm phát, cần chấm dứt việc cho vay trực tiếp từ ngân hàng trung ương đối với ngân sách NN - Thiếu hụt ngân sách cần được kiểm soát trong giới hạn nhất định, giảm dần và tiến tới cân bằng thu chi - Đổi mới hệ thống thuế 41 3.3.4 Chính sách về tài chính đối ngoại - Cần huy động tối đa nguồn vốn nước ngoài cho đầu tư phát triển - Tạo ra và tận thu các nguồn thu ngoại tệ - Nhà nước phải quản lý ngoại tệ, nhất là ngoại tệ mạnh - Xoá bỏ độc quyền trong việc tham gia các hoạt động kinh tế đối ngoại - Mở rộng quan hệ tài chính với các nước để tranh thủ viện trợ - Sử dụng hiệu quả mọi khoản viện trợ - Tạo môi trường pháp lý và xã hội hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài 42 3.3.5 Chính sách về tiền tệ và tín dụng Mục tiêu: Kiểm soát lạm phát, ổn định sức mua đồng tiền, tạo điều kiện huy động vốn phát triển kinh tế, phát triển hệ thống ngân hàng  Biện pháp: + Kiểm soát lượng tiền cung ứng + Chính sách tín dụng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbai_2_lttctt_2206.pdf
Tài liệu liên quan