Bài giảng kế toán tài chính - Quy trình kiểm toán
Đốivớikháchhàngmới
Tìmhiểulý domờikiểmtoáncủakháchhàng
Thuthập thôngtin vềlĩnh vựckinhdoanh, tình
trạngtài chính từcácnguồnnhưBCTC,ngân
hàngdữliệu, báochí,sáchbáochuyênngành
Tìmhiểu lý do kiểm toán viên tiền nhiệm
khôngthể tiếp tục côngviệcquaviệctrao đổi
trực tiếp.
Đảmbảo tính độc lập và năng lực phục vụ
kháchhàng.
62 trang |
Chia sẻ: tlsuongmuoi | Lượt xem: 1938 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng kế toán tài chính - Quy trình kiểm toán, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 4 : Quy Trình Kiểm toán
Trần Phan Khánh Trang
NỘI DUNG CHÍNH
4.1 CHUẨN BỊ KIỂM TOÁN
4.2 THỰC HIỆN KIỂM TOÁN
4.3 HOÀN THÀNH KIỂM
TOÁN
4.1 Chuẩn bị kiểm toán
Bước 4: Xây dựng kế hoạch và Chương trình kiểm toán
Bước 3: Xác lập mức trọng yếu và đánh giá rủi ro kiểm toán
Bước 2: Tìm hiểu về khách hàng
Bước 1: Tiền kế hoạch
4.1 Chuẩn bị kiểm toán
Bước 1: Tiền kế hoạch
Bao gồm những công việc sau:
1. Tiếp nhận khách hàng
2. Phân công kiểm toán viên
3. Thỏa thuận sơ bộ với khách
hàng
4. Hợp đồng kiểm toán
4.1 Chuẩn bị kiểm toán
Tiếp nhận khách hàng
1. Đối với khách hàng mới
Tìm hiểu lý do mời kiểm toán của khách hàng
Thu thập thông tin về lĩnh vực kinh doanh, tình
trạng tài chính…từ các nguồn như BCTC, ngân
hàng dữ liệu, báo chí, sách báo chuyên ngành…
Tìm hiểu lý do kiểm toán viên tiền nhiệm
không thể tiếp tục công việc qua việc trao đổi
trực tiếp.
Đảm bảo tính độc lập và năng lực phục vụ
khách hàng.
4.1 Chuẩn bị kiểm toán
Tiếp nhận khách hàng
2. Đối với khách hàng cũ
Hàng năm sau khi kiểm toán, KTV
cập nhật thông tin nhằm đánh giá
lại khách hàng hiện hữu có phát
sinh vấn đề mới, xung đột, tranh
chấp, mâu thuẫn về phạm vi kiểm
toán, từng có tranh luận về thủ tục
kiểm toán… có tiếp tục kiểm
toán nữa không?
4.1 Chuẩn bị kiểm toán
Phân công kiểm toán viên
VSA 200 “công việc kiểm toán phải được giao
cho những cán bộ, nhân viên chuyên nghiệp
được đào tạo và có đầy đủ kỹ năng và năng lực
chuyên môn đáp ứng được yêu cầu thực tế”
Khách hàng quen, không nên thay đổi
thường xuyên KTV vì họ nắm vững nét đặc
thù trong kinh doanh, có mối quan hệ mật
thiết..
Luân chuyển KTV vì sợ ảnh hưởng tính độc
lập, khách quan…vì đã quá quen thuộc.
4.1 Chuẩn bị kiểm toán
Thỏa thuận sơ bộ với khách hàng
Nhận lời kiểm toán sẽ tiến hành thỏa thuận
những vấn đề sau:
Mục đích và phạm vi kiểm toán
Các dịch vụ khác phục vụ khách hàng
như góp ý cải tiến HTKSNB, tư vấn
quản lý…
Vấn đề về việc khách hàng cung cấp tài
liệu kế toán, phương tiện phục vụ kiểm
toán…
Phí kiểm toán…
4.1 Chuẩn bị kiểm toán
Hợp đồng kiểm toán
VSA 210 “Là sự thỏa thuận bằng văn bản giữa các bên tham
gia ký kết (cty kiểm toán và KH) về các điều khoản và các
điều kiện thực hiện kiểm toán của khách hàng và cty kiểm
toán trong đó xác định mục tiêu, phạm vi kiểm toán, quyền
và trách nhiệm mỗi bên, hình thức báo cáo kiểm toán, thời
gian thực hiện và các điều khoản về phí, về xử lý khi tranh
chấp hợp đồng”
Nêu rõ loại báo cáo kiểm toán được phát hành.
Khẳng định với đơn vị là KTV ko có trách nhiệm phát
hiện mọi gian lận và sai sót.
Ký kết và hoàn thành mọi thủ tục pháp lý cần thiết
Có thể sử dụng “Thư hẹn kiểm toán”
4.1 Chuẩn bị kiểm toán
Bước 2: Tìm hiểu khách hàng
Bao gồm những công việc sau:
1. Những nội dung cần tìm hiểu
2. Phương pháp tìm hiểu
4.1 Chuẩn bị kiểm toán
Những nội dung cần tìm hiểu
Hiểu biết chung về nền kinh tế: thực trạng,
mức độ lạm phát, chính sách của chính
phủ….
Hiểu biết về môi trường và lĩnh vực hoạt
động của KH: tình hình thị trường và cạnh
tranh, đặc điểm ngành nghề kinh doanh, chế
độ kế toán, quy định liên quan đến ngành
nghề…
Hiểu biết yếu tố nội tại của đơn vị: đặc
điểm về sở hữu và quản lý, tình hình kinh
doanh, khả năng tài chính…
4.1 Chuẩn bị kiểm toán
Phương pháp tìm hiểu
Thu thập và nghiên cứu tài liệu về tình hình kinh doanh:
Điều lệ công ty và giấy phép thành lập
Báo cáo tài chính và các báo cáo kiểm toán, thanh tra
hay kiểm tra của năm hiện hành và một vài năm
trước.
Các biên bản họp của Đại hội cổ đông, hội đồng quản
trị và Ban giám đốc.
Các hợp đồng hoặc cam kết quan trọng
Các nội quy, chính sách của khách hàng.
Các tài liệu khác
Tham quan đơn vị
Phỏng vấn
Phân tích sơ bộ báo cáo tài chính.
4.1 Chuẩn bị kiểm toán
Bước 3: Xác lập mức trọng
yếu và Đánh giá rủi ro kiểm
toán
Bao gồm những công việc sau:
1. Xác lập mức trọng yếu
2. Đánh giá rủi ro kiểm toán
4.1 Chuẩn bị kiểm toán
Xác lập mức trong yếu
KTV có trách nhiệm đảm bảo hợp lý
rằng báo cáo tài chính không có những
sai lệch trọng yếu vì vậy cần xác lập
mức trọng yếu có thể chấp nhận (số
tiền sai lệch tối đa cho phép) để căn cứ
vào đó thiết kế các thủ tục kiểm toán
thích hợp nhằm phát hiện những sai
lệch có thể ảnh hơởng trọng yếu đến
BCTC.
4.1 Chuẩn bị kiểm toán
Xác lập mức trong yếu
Mức trọng yếu cần xem
xét ở mức độ tổng thể
BCTC và mức độ từng
khoản mục.
4.1 Chuẩn bị kiểm toán
Đánh giá rủi ro kiểm toán
Cần đánh giá rủi ro kiểm toán bao gồm RR
tiềm tàng, RR kiểm soát nhằm xác định
mức rủi ro phát hiện phù hợp, trên cơ sở đó
thiết kế các thử nghiệm cơ bản thích hợp để
RR kiểm toán sau cùng sẽ nằm trong giới
hạn cho phép.
RR phát hiện thấp tăng cường thử
nghiệm chi tiết và ngược lại.
RR kiểm toán được đánh giá ở mức độ toàn
bộ BCTC và mức độ từng khoản mục hay
bộ phận.
4.1 Chuẩn bị kiểm toán
Bước 4: Xây dựng kế hoạch
và chương trình kiểm toán
Bao gồm những công việc sau:
1. Kế hoạch chiến lược
2. Kế hoạch kiểm toán tổng thể
3. Chương trình kiểm toán
4.1 Chuẩn bị kiểm toán
Xây dựng kế hoạch
VSA 300 “ KTV và Cty kiểm toán phải lập kế hoạch kiểm
toán để đảm bảo cuộc kiểm toán được tiến hành một cách
có hiệu quả”. Quá trình này bao gồm việc lập Kế hoạch
chiến lược và Kế hoạch kiểm toán tổng thể.
Kế hoạch chiến lược: là định hướng cơ bản, nội dung trọng
tâm và phương pháp tiếp cận chung của cuộc kiểm toán do
cấp chỉ đạo vạch ra dựa trên hiểu biết về tình hình hoạt
động và môi trường kinh doanh của đơn vị được kiểm toán”
cuộc kiểm toán quy mô, tính chức phức tạp, địa bàn
rộng, kiểm toán BCTC nhiều năm (không bắt buộc)
Kế hoạch kiểm toán tổng thể: là việc cụ thể hóa kế hoạch
chiến lược và pp tiếp cận chi tiết về nội dung, lịch tình và
phạm vi dự kiến của các thủ tục kiểm toán.Giúp cuộc kiểm
toán hoạt động hiệu quả và theo đúng thời gian dự kiến”
4.1 Chuẩn bị kiểm toán
Chương trình kiểm toán
VSA 300 “ Là toàn bộ những chỉ dẫn
cho KTV và trợ lý kiểm toán tham gia
vào công việc kiểm toán và là phương
tiên ghi chép theo dõi, kiểm tra tình hình
thực hiện kiểm toán. Chương trình kiểm
toán chỉ dẫn mục tiêu kiểm toán từng
phần hành, nội dung, lịch trình và phạm
vi của các thủ tục kiểm toán cụ thể và
thời gian ước tính cần thiết cho từng
phần hành”
4.2 Thực hiện kiểm toán
Kiểm toán viên và trợ lý kiểm
toán tiến hành công việc kiểm
toán theo đúng chỉ dẫn đã đề
ra trong chương trình kiểm
toán.
4.2 Thực hiện kiểm toán
Tiến hành kiểm toán theo từng phần hành
cụ thể như sau:
Kiểm toán tiền
Kiểm toán nợ phải thu khách hàng
Kiểm toán hàng tồn kho và giá vốn hàng
bán
Kiểm toán tài sản cố định và chi phí khấu
hao
Kiểm toán nợ phải trả và vốn chủ sở hữu
Kiểm toán doanh thu và chi phí
4.3 Hoàn thành kiểm toán
Bước 2: Báo cáo kiểm
toán về Báo cáo tài chính
Bước 1: Chuẩn bị hoàn
thành kiểm toán
4.3 Hoàn thành kiểm toán
Bước 1: Chuẩn bị hoàn thành kiểm toán
Sau khi kiểm toán từng phần hành riêng lẻ,
KTV chuẩn bị lập báo cáo kiểm toán về BCTC.
Nhưng trước đó, cần tổng hợp các kết quả thu
thập được và thực hiện một số thử nghiệm bổ
sung có tính chất tổng quát bao gồm:
1. Xem xét các khoản nợ tiềm tàng
2. Xem xét các sự kiện xảy ra sau ngày khóa sổ
kế toán
3. Xem xét về giả định hoạt động liên tục
4. Đánh giá kết quả
4.3 Hoàn thành kiểm toán
Xem xét các khoản nợ tiềm tàng:
Nợ tiềm tàng: nghĩa vụ do một sự kiện tạo nên,nhưng
nghĩa vụ này có hay ko là tùy thuộc các sự kiện trong
tương lai và ngoài khả năng kiểm soát của đơn vị.
vd: một khách hàng đã kiện và yêu cầu đơn vị phải bồi
thường một khoản tiền lớn, nhưng đến thời điểm
khóa sổ thì sự việc chưa kết thúc chưa biết có bồi
thường hay không, nếu có thì bao nhiêu?; các cam
kết đặc biệt như mua hàng với giá cố định
Xem xét và đánh giá tầm quan trọng của các
khoản nợ tiềm tàng và nội dung cần thiết để
thuyết minh trong BCTC hoặc công bố riêng để
cung cấp đủ thông tin cho người sử dụng BCTC
vì các khoản này có thể ảnh hưởng đến quyết
định của họ.
4.3 Hoàn thành kiểm toán
Xem xét các sự kiện xảy ra sau
ngày khóa sổ kế toán
VSA 560 “ Các sự kiện xảy ra sau ngày
khóa sổ kế toán lập BCTC là những sự
kiện có ảnh hưởng đến BCTC đã phát
sinh trong khoản thời gian từ sau ngày
khóa sổ kế toán lập BCTC để kiểm
toán đến ngày ký báo cáo kiểm toán;
và những sự kiện được phát hiện sau
ngày ký báo cáo kiểm toán”
4.3 Hoàn thành kiểm toán
Xem xét các sự kiện xảy ra sau ngày
khóa sổ kế toán
Đối với các sự kiện cần phải điều chỉnh
BCTC:
Đây là những sự kiện phát sinh sau ngày
kết thúc kỳ kế toán năm và nó cung cấp
các đủ bằng chứng về các sự việc đã tồn
tại trong năm tài chínhđiều chỉnh các
khoản mục đã ghi nhận hoặc ghi nhận
thêm các khoản mục chưa được ghi nhận
để phản ánh các sự kiện thuộc loại này.
4.3 Hoàn thành kiểm toán
Xem xét các sự kiện xảy ra sau ngày khóa
sổ kế toán
Đối với các sự kiện không cần phải điều
chỉnh BCTC:
Là các sự kiện cung cấp dấu hiệu về các sự
việc phát sinh sau ngày khóa sổ kế toán lập
BCTC, nên không phải điều chỉnh lại trên
BCTC, nhưng nếu vấn đề là trọng yếu và có
thể ảnh hưởng đến quyết định của người sử
dụng BCTC thì đơn vị cần công bố trong
thuyết minh BCTC về nội dung, số liệu và
ước tính ảnh hưởng tài chính của sự kiện.
4.3 Hoàn thành kiểm toán
Xem xét các sự kiện xảy ra sau
ngày khóa sổ kế toán
Các thủ tục kiểm toán có thể áp
dụng để xem xét các sự kiện xảy
ra sau ngày kết thúc niên độ
Có 2 loại thủ tục là thủ tục kiểm
tra số dư thông thường và thủ tục
chuyên dụng để phát hiện các sự
kiện sau ngày kết thúc niên độ.
4.3 Hoàn thành kiểm toán
Xem xét về giả định hoạt động
liên tục
VSA 01 “BCTC phải được lập trên
cơ sở giả định là doanh nghiệp đang
hoạt động liên tục và sẽ tiếp tục
hoạt động kinh doanh bình thường
trong tương lai gần, nghĩa là DN ko
có ý định cũng như ko buộc phải
ngừng hoạt động hoặc thu hẹp quy
mô đáng kể của mình”
4.3 Hoàn thành kiểm toán
Xem xét về giả định hoạt động liên tục
Trong giai đoạn lập kế hoạch:
Xem xét liệu có sự kiện hay điều kiện nào
làm xuất hiện nghi vấn rằng giả định này
bị vi phạm
Xem xét các đánh giá của người quản lý
về giả định hoạt động liên tục, nếu sự
đáng giá này không đủ 12 tháng tính từ
ngày kết thúc niên độ.
Xuất hiện các nghi vấn về giả định hoạt
động liên tục có thể bị vi phạm thì KTVl
tiến hành thủ tục kiểm toán bổ sung
4.3 Hoàn thành kiểm toán
Xem xét về giả định hoạt động liên tục
Nếu giả định hoạt động liên tục vẫn thích hợp nhưng
còn tồn tại những tình huống không chắc chắn trọng
yếu liên quan đến giả định này công bố trong
thuyết minh BCTC.
Nếu giả định hoạt động liên tục ko còn thích hợp
nhưng đơn vị vẫn lập BCTC trên giả định này đưa
ra ý kiến không chấp nhận.
Nếu giả định hoạt động liên tục ko còn thích hợp
nhưng đơn vị vẫn lập BCTC theo một cơ sở khác
trên giả định này làm những thủ tục kiểm toán
trên cơ sở này, nếu thích hợp thì đưa ra ý kiến chấp
nhận toàn phần và công bố đầy đủ trong thuyết minh
BCTC, nhấn mạnh vào Báo cáo kiểm toán.
4.3 Hoàn thành kiểm toán
Đánh giá kết quả
Nhằm rà soát cả quá trình kiểm toán, kết quả thu
được và cân nhắc các cơ sở để đưa ra ý kiến về
BCTC.
1. Áp dụng các thủ tục phân tích.
2. Đánh giá sự đầy đủ của các bằng chứng.
3. Đánh giá tổng hợp các sai sót chưa điều chỉnh.
4. Rà soát lại hồ sơ kiểm toán.
5. Yêu cầu đơn vị cung cấp thư giải trình của
giám đốc.
6. Kiểm tra các công bố trên thuyết minh BCTC.
7. Xem xét các thông tin khác trong tài liệu có
BCTC đã kiểm toán (báo cáo thường niên).
4.3 Hoàn thành kiểm toán
Bước 2: Báo cáo kiểm toán về Báo cáo
tài chính
Bao gồm những nội dung sau:
1. Khái niệm và vai trò của báo cáo kiểm
toán về báo cáo tài chính
2. Các yếu tố cơ bản của báo cáo kiểm toán
về báo cáo tài chính
3. Các loại báo cáo kiểm toán về báo cáo
tài chính
4. Các sự kiện sau ngày ký báo cáo kiểm
toán
4.3 Hoàn thành kiểm toán
Khái niệm và vai trò của báo cáo
kiểm toán về báo cáo tài chính
Khái niệm:
VSA 700 “Báo cáo kiểm toán là loại
báo cáo bằng văn bản do kiểm toán
viên và công ty kiểm toán lập và công
bố để nêu rõ ý kiến chính thức của
mình về Báo cáo tài chính của một đơn
vị (tổ chức, hoặc doanh nghiệp) đã
được kiểm toán”
4.3 Hoàn thành kiểm toán
Khái niệm và vai trò của báo cáo kiểm toán về báo
cáo tài chính
Vai trò:
BCKT là sản phẩm của cuộc kiểm toán và có vai trò rất
quan trọng.
Đối với KTV: kết luận sau cùng về BCTC, đúc kết
được toàn bộ công việc, là sản phẩm của KTV cung
cấp cho xã hội và họ chịu trách nhiệm về ý kiến của
mình.
Đối với người sử dụng BCTC: báo cáo phải rõ ràng,
dễ hiểu và không gây hiểu nhầm để giúp họ đánh giá
các thông tin này và đưa ra quyết định kinh tế.
Đối với đơn vị được kiểm toán: BCKT chấp nhận
toàn phần sẽ tăng độ tin cậy của thông tin trên
BCTC.
4.3 Hoàn thành kiểm toán
Các yếu tố cơ bản của báo cáo kiểm toán
về báo cáo tài chính
1. Tên và địa chỉ công ty kiểm toán
2. Số hiệu Báo cáo kiểm toán
3. Tiêu đề Báo cáo kiểm toán
4. Người nhận Báo cáo kiểm toán
5. Mở đầu của Báo cáo kiểm toán
6. Phạm vi và căn cứ thực hiện cuộc kiểm toán
7. Ý kiến của kiểm toán viên
8. Địa điểm và thời gian lập Báo cáo kiểm toán
9. Chữ ký và đóng dấu
4.3 Hoàn thành kiểm toán
Các yếu tố cơ bản của báo cáo
kiểm toán về báo cáo tài chính
1.Tên và địa chỉ công ty kiểm toán
Cần nêu rõ tên, biểu tượng, địa
chỉ giao dịch, số điện thoại, số fax
và số hiệu liên lạc khác của cty
kiểm toán (hoặc chi nhánh) phát
hành BCKT.
4.3 Hoàn thành kiểm toán
Các yếu tố cơ bản của báo cáo kiểm toán
về báo cáo tài chính
2. Số hiệu Báo cáo kiểm toán
Là số hiệu phát hành BCKT của công ty
kiểm toán theo từng năm.
3. Tiêu đề Báo cáo kiểm toán
Để phân biệt BCKT do KTV lập với các loại
báo cáo khác.
"Báo cáo kiểm toán về Báo cáo tài chính",
hoặc "Báo cáo kiểm toán của kiểm toán viên
độc lập“ …..
4.3 Hoàn thành kiểm toán
Các yếu tố cơ bản của báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính
4. Người nhận Báo cáo kiểm toán
Là người ký hợp đồng kiểm toán với người thực hiện kiểm
toán
5. Mở đầu của Báo cáo kiểm toán
• BCTC là đối tượng của cuộc kiểm toán, và ghi rõ ngày và
niên độ lập BCTC;
• Khẳng định rõ rằng việc lập BCTC là thuộc trách nhiệm của
Giám đốc (hoặc người đứng đầu) đv được kiểm toán trên các
mặt: Tuân thủ chuẩn mực và chế độ kế toán, các ước tính kế
toán thích hợp.
• Trách nhiệm của ktv là kiểm tra các thông tin định lượng trên
BCTC và đưa ra ý kiến về BCTC dựa trên kết quả kt của
mình.
4.3 Hoàn thành kiểm toán
Các yếu tố cơ bản của báo cáo kiểm toán
về báo cáo tài chính
6. Phạm vi và căn cứ thực hiện cuộc kiểm toán
• Phải nêu chuẩn mực kiểm toán và kế hoạch
kiểm toán đã áp dụng để thực hiện cuộc kiểm
toán.
• Phải nêu những công việc và thủ tục kiểm toán
mà KTV đã thực hiện.
• Phải nêu rõ là cuộc kiểm toán đã cung cấp
những cơ sở hợp lý để làm căn cứ cho ý kiến
của ktv.
4.3 Hoàn thành kiểm toán
Các yếu tố cơ bản của báo cáo kiểm toán
về báo cáo tài chính
7. Ý kiến của kiểm toán viên (later)
8. Địa điểm và thời gian lập BCKT
• Ngày ký báo cáo kiểm toán không
được ghi trước ngày Giám đốc (hoặc
người đứng đầu) đơn vị ký báo cáo
tài chính
9. Chữ ký và đóng dấu
4.3 Hoàn thành kiểm toán
Các loại báo cáo kiểm toán về báo cáo tài
chính
Ngôn ngữ trình bày trên Báo cáo kiểm toán
Là ngôn ngữ sử dụng chính thức của một quốc
gia, như đối với Báo cáo kiểm toán của Công
ty kiểm toán hoạt động tại Việt Nam thì báo
cáo phải lập bằng tiếng Việt Nam hoặc tiếng
Việt Nam và một thứ tiếng nước ngoài đã thoả
thuận trên hợp đồng kiểm toán.
4.3 Hoàn thành kiểm toán
Các loại báo cáo kiểm toán về báo cáo tài
chính
Ý kiến chấp nhận toàn phần
Ý kiến chấp nhận từng phần
Ý kiến chấp nhận có yếu tố tùy thuộc
Ý kiến chấp nhận có yếu tố ngoại trừ
Ý kiến từ chối (hoặc ý kiến không thể
đưa ra ý kiến)
Ý kiến không chấp nhận (ý kiến trái
ngược)
4.3 Hoàn thành kiểm toán
Các loại báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính
Ý kiến chấp nhận toàn phần
Điều kiện áp dụng:
Báo cáo kiểm toán đưa ra ý kiến chấp nhận
toàn phần được trình bày trong trường hợp
kiểm toán viên và công ty kiểm toán cho
rằng Báo cáo tài chính phản ánh trung thực
và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu tình
hình tài chính của đơn vị được kiểm toán, và
phù hợp với chuẩn mực và chế độ kế toán
Việt Nam hiện hành (hoặc được chấp nhận).
4.3 Hoàn thành kiểm toán
Các loại báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính
Ý kiến chấp nhận toàn phần
Đặc điểm
Gồm các thay đổi về nguyên tắc kế toán và đã được đơn vị
nêu rõ trong phần thuyết minh BCTC.
Ý kiến chấp nhận toàn phần không có nghĩa là BCTC được
kiểm toán là hoàn toàn đúng, mà có thể có sai sót nhưng sai sót
đó là không trọng yếu.
“ Theo ý kiến của chúng tôi, báo cáo tài chính đã phản ánh
trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu tình hình tài
chính của công ty ABC tại ngày 31/12/X, cũng như kết quả
kinh doanh và các luồng lưu chuyển tiền tệ trong năm tài chính
kết thúc tại ngày 31/12/X, phù hợp với chuẩn mực và chế độ kế
toán Việt Nam hiện hành và các quy định pháp lý có liên quan ”
4.3 Hoàn thành kiểm toán
Các loại báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính
Ý kiến chấp nhận toàn phần
Gồm các thay đổi về nguyên tắc kế
toán và đã được đơn vị nêu rõ trong
phần thuyết minh BCTC.
“ Theo ý kiến của chúng tôi, báo cáo tài chính
sau khi đã điều chỉnh theo ý kiến của kiểm toán
viên, đã phản ánh trung thực và hợp lý trên các
khía cạnh trọng yếu..... ”
4.3 Hoàn thành kiểm toán
Các loại báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính
Ý kiến chấp nhận toàn phần
BCTC có một đoạn nhận xét để làm sáng tỏ một số yếu tố
ảnh hưởng không trọng yếu đến BCTC, nhưng không có
ảnh hưởng đến BCKT.
"Theo ý kiến của chúng tôi, Báo cáo tài chính đã phản ánh trung
thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu tình hình tài chính
của công ty X tại ngày 31/12/Y, cũng như kết quả kinh doanh và
các luồng lưu chuyển tiền tệ trong năm tài chính kết thúc tại
ngày 31/12/Y, phù hợp với chuẩn mực và chế độ kế toán Việt
Nam hiện hành và các quy định pháp lý có liên quan.
Ở đây chúng tôi không phủ nhận ý kiến chấp nhận toàn phần như
trên, mà chỉ muốn lưu ý người đọc Báo cáo tài chính đến điểm Z
trong phần thuyết minh Báo cáo tài chính: Công ty X đã đưa vào
sử dụng công trình xây dựng có giá trị 20.000.000 đồng, 3 tháng
trước ngày kết thúc niên độ tài chính, nhưng chưa ghi tăng tài
sản cố định, chưa tính khấu hao. Điều này cần được thuyết minh
rõ ràng trong Báo cáo tài chính... "
4.3 Hoàn thành kiểm toán
Các loại báo cáo kiểm toán về báo cáo tài
chính
Ý kiến chấp nhận có yếu tố tùy thuộc
Điều kiện áp dụng
Được trình bày trong trường hợp KTV và
công ty kiểm toán cho rằng BCTC chỉ phản
ánh trung thực và hợp lý trên các khía cạnh
trọng yếu tình hình tài chính của đơn vị, nếu
không bị ảnh hưởng bởi yếu tố tùy thuộc mà
KTV đã nêu ra trong BCKT.
4.3 Hoàn thành kiểm toán
Các loại báo cáo kiểm toán về báo cáo tài
chính
Ý kiến chấp nhận có yếu tố tùy thuộc
Đặc điểm:
Yếu tố tùy thuộc là yếu tố trọng yếu nhưng không
chắc chắn.
Yếu tố tùy thuộc thường liên quan đến các sự kiện
có thể xãy ra trong tương lai,nằm ngoài khả năng kiểm
soát của đơn vị và kiểm toán viên.
Giúp KTV hoàn thành trách nhiệm kiểm toán
Giúp người đọc BCTC phải lưu ý và tiếp tục theo dõi
khi sự kiện có thể xảy ra.
4.3 Hoàn thành kiểm toán
Các loại báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính
Ý kiến chấp nhận có yếu tố tùy thuộc
Ví dụ:
"Theo ý kiến của chúng tôi, Báo cáo tài chính đã
phản ánh trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng
yếu tình hình tài chính của công ty X tại ngày 31/12/Y,
cũng như kết quả kinh doanh và các luồng lưu chuyển
tiền tệ trong năm tài chính kết thúc ngày 31/12/Y, phù
với chuẩn mực và chế độ kế toán Việt Nam hiện hành
và các quy định pháp lý có liên quan, tùy thuộc vào:
Khoản doanh thu 35.000.000 đồng được chấp
nhận;
Khoản chi 20.000.000 đồng được hội đồng quản trị
thông qua“
4.3 Hoàn thành kiểm toán
Các loại báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính
Ý kiến chấp nhận có yếu tố ngoại trừ
Điều kiện áp dụng
Được đưa ra trong trường hợp KTV cho rằng
không thể đưa ra ý kiến chấp nhận toàn phần,
và những phần không chấp nhận do không
đồng ý với Giám đốc hay do công việc kiểm
toán bị giới hạn, là quan trọng nhưng không
liên quan tới một số lượng lớn các khoản mục
tới mức có thể dẫn đến "ý kiến từ chối" hoặc "ý
kiến không chấp nhận".
4.3 Hoàn thành kiểm toán
Các loại báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính
Ý kiến chấp nhận có yếu tố ngoại trừ
Đặc điểm
Sử dụng thuật ngữ "ngoại trừ" ảnh hưởng của
các vấn để không được chấp nhận.
"ngoại trừ những ảnh hưởng (nếu có) của những
vấn đề nêu trên, Báo cáo tài chính phản ánh trung
thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu... ".
Nếu do giới hạn phạm vi công việc kiểm toán
dẫn đến ý kiến này, thì BCKT phải mô tả các giới
hạn đó.
4.3 Hoàn thành kiểm toán
Các loại báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính
Ý kiến từ chối (hoặc ý kiến không thể đưa ra
ý kiến)
Điều kiện áp dụng:
Được đưa ra trong trường hợp hậu quả của việc giới
hạn phạm vi kiểm toán là quan trọng hoặc thiếu thông
tin liên quan đến một số lượng lớn các khoản mục tới
mức mà kiểm toán viên không thể cho ý kiến về
BCTC.
Ví dụ: Doanh nghiệp có nhà xưởng bị cháy, không
có chứng từ, doanh nghiệp tự khai. Hoặc có một hoá
đơn có giá trị lớn nhưng không có chứng từ gốc...
4.3 Hoàn thành kiểm toán
Các loại báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính
Ý kiến từ chối (hoặc ý kiến không thể đưa ra
ý kiến)
Đặc điểm:
“Theo ý kiến của chúng tôi, vì các lý do nêu trên,
chúng tôi không thể đưa ra ý kiến về Báo cáo tài
chính...”.
Phải nêu rõ các lý do mà KTV và Công ty kiểm toán
không thể đưa ra ý kiến kết luận.
Về mặt pháp lý: từ chối đưa ra ý kiến sẽ giảm thiểu
trách nhiệm của KTV khi đưa ra ý kiến nhận xét về
BCKT của Doanh nghiệp.
4.3 Hoàn thành kiểm toán
Các loại báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính
Ý kiến không chấp nhận (ý kiến trái ngược)
Điều kiện áp dụng:
Được đưa ra trong trường hợp các vấn đề
không thống nhất với Giám đốc là quan trọng
hoặc liên quan đến một số lượng lớn các khoản
mục đến mức độ mà KTV cho rằng ý kiến chấp
nhận từng phần là chưa đủ để thể hiện tính chất và
mức độ sai sót trọng yếu của BCTC.
4.3 Hoàn thành kiểm toán
Các loại báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính
Ý kiến không chấp nhận (ý kiến trái
ngược)
Đặc điểm
“Theo ý kiến của chúng tôi, vì ảnh hưởng
trọng yếu của những vấn đề nêu trên, báo
cáo tài chính phản ánh không trung thực và
không hợp lý trên các khía cạnh trọng
yếu...).
BCKT với ý kiến này phải nêu rõ lý do
dẫn đến ý kiến đó.
4.3 Hoàn thành kiểm toán
Các sự kiện sau ngày ký báo cáo kiểm toán
1. Sự kiện xảy ra sau ngày ký BCKT nhưng trước
ngày công bố BCTC
KTV đã hoàn thành công việc, do vậy BGĐ phải thông
báo những sự kiện xảy ra có gây ảnh hưởng trọng yếu
đến BCTC hoặc ý kiến của KTV.
Nếu BCTC được điều chỉnh, KTV thực hiện thủ tục
kiểm toán bổ sung và phát hành BCKT mới cho BCTC
mới điều chỉnh.
Nếu BCTC cần điều chỉnh nhưng BGĐ không đồng ý,
KTV đưa ra ý kiến chấp nhận từng phàn hoặc không
chấp nhận tùy theo ảnh hưởng của các sự kiện đến
BCTC.
4.3 Hoàn thành kiểm toán
Các sự kiện sau ngày ký báo cáo kiểm toán
2.Sau khi BCTC đã được công bố
KTV ko có nghĩa vụ phải điều tra về BCTC nữa, tuy
nhiên nếu có sự kiện xảy ra vào ngày ký BCKT mà kTVL
biết được về nó vào thời điểm đó điều chỉnh BCKT.
Nếu BCTC được phát hành lại, KTV thực hiện thủ tục
kiểm toán bổ sung và phát hành lại BCKT mới cho
BCTC mới đã điều chỉnh.
Nếu BCTC cần phát hành lại nhưng BGĐ không đồng ý,
KTV thông báo đến người chịu trách nhiệm cao nhất tại
đơn vị về những hành động mà KTV sẽ tiến hành theo
luật định để ngăn ngừa việc sử dụng BCTC đã phát hành.
Bài tập
Kiểm toán viên có thể gặp phải rủi ro do không
phát hiện được các sai phạm trọng yếu trên
BCTC của đơn vị. Để giảm thiểu rủi ro này,
kiểm toán viên chủ yếu đựa vào:
a) Thử nghiệm cơ bản
b) Thử nghiệm kiểm soát
c) Hệ thống kiểm soát nội bộ
d) Phân tích dựa trên số liệu thống kê
Bài tập
Mục tiêu của việc thực hiện phân tích sơ bộ
trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán là
nhận diện sự tồn tại của:
a) Các nghiệp vụ và sự kiện bất thường
b) Các hành vi không tuân thủ không được
phát hiện do kiểm soát nội bộ yếu kém
c) Các nghiệp vụ với các bên liên quan
d) Các nghiệp vụ được ghi chép nhưng
không được xét duyệt
Bài tập
Theo VSA 560 sự kiện phát sinh sau ngày khóa
sổ kế toán lập BCTC được định nghĩa là
những sự kiện có ảnh hưởng đến BCTC phát
sinh trong koản thời gian từ sau:
a) Ngày phát hành BCKT
b) Ngày ghi trên bảng cân đối kế toán
c) Ngày khóa sổ kế toán lập BCTC để kiểm
toán đến ngày ký BCKT và những sự kiện
đượ phát hiện sau ngày ký BCKT
d) Ngày xuất hiện những khoản nợ tiềm
tàng không được phản ánh trên BCTC
Kết thúc chương 4
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ktdc_chap6_8474.pdf