Bài giảng kế toán tài chính - Chương 3: Hệ thống kiểm soát nội bộ
Một cơ cấu tổ chức xem là hữu hiệu khi:
• Có sự phân công phân nhiệm, sự ủy quyền,
nhằm: công việc thực hiện trôi chảy, kiểm
soát tình hình thực hiện, quy trách nhiệm
• Kiểm soát, đối chiếu định kỳ giữa các bộ
phận thực hiện, nhằm ngăn ngừa các sai
phạm.
• Phù hợp với doanh nghiệp, giúp BGĐ truyền
đạt và thu thập các thông tin phản hồi nhanh
chóng, chính xác.
31 trang |
Chia sẻ: tlsuongmuoi | Lượt xem: 3286 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng kế toán tài chính - Chương 3: Hệ thống kiểm soát nội bộ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1CHƯƠNG 3: HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ
• Mục đích :
Giới thiệu các khái niệm cơ bản về kiểm soát nội
bộ.
Giới thiệu phương pháp tiếp cận của KTV
• Nội dung :
Những vấn đề chung về kiểm soát nội bộ
Nghiên cứu kiểm soát nội bộ của KTV.
21. ĐỊNH NGHĨA KIỂM SOÁT NỘI BỘ
Kiểm soát
nội bộ
Hội đồng
quản trị
Người quản
lý
Các nhân
viên khác
Hiệu lực, hiệu quả
các hoạt động
Độ tin cậy thông
tin
Tuân thủ pháp luật
và các quy định
Bảo đảm hợp lý
Nhân sự tham
gia KSNB
Mục tiêu của
KSNB
3“ Kiểm soát nội bộ là một quá trình do các nhà quản lý và mọi
nhân viên của đơn vị chi phối, nó được thiết lập để cung cấp
một sự bảo đảm hợp lý nhằm thực hiện ba mục tiêu dưới đây :
– BCTC đáng tin cậy.
– Các luật lệ và quy định được tuân thủ.
– Hoạt động hữu hiệu và có hiệu quả.”
ĐỊNH NGHĨA KIỂM SOÁT NỘI BỘ
(Theo báo cáo của COSO- năm 1992)
4 khái niệm nền tảng :
Quá trình.
Con người
Đảm bảo hợp lý.
Mục tiêu
4COMMITTEE OF SPONSORING
ORGANIZATION (COSO)
Là một Ủy ban thuộc Hội đồng quốc gia về việc
chống gian lận khi lập BCTC (National Commission
on Financial Reporting, còn được gọi là Treadway
Commission). Ủy ban này bao gồm đại diện của
Hiệp hội kế toán viên công chứng Hoa Kỳ (AICPA),
Hiệp hội kiểm toán viên nội bộ (IIA), Hiệp hội quản
trị viên tài chính (FEI), Hiệp hội kế toán Hoa Kỳ
(AAA), Hiệp hội kế toán viên quản trị (IMA).
52. Các bộ phận cấu thành
HTKSNB
1) Môi trường kiểm soát
2) Đánh giá rủi ro
3) Hệ thống kế toán (Thông tin và truyền
thông)
4) Các thủ tục kiểm soát
5) Giám sát
6Môi trường kiểm soát
• Môi trường kiểm soát bao gồm toàn bộ những nhân
tố ảnh hưởng đến quá trình thiết kế, sự vận hành và
tính hữu hiệu của KSNB, trong đó nhân tố chủ yếu là
nhận thức và hành động của nhà quản lý tại đơn vị.
• Môi trường kiểm soát gồm các nhân tố chính:
• - Triết lý kinh doanh của nhà quản lý
• - Cơ cấu tổ chức
• - Nhân sự
• - Kế hoạch và dự toán.
• - Kiểm toán nội bộ.
7Triết lý kinh doanh của nhà quản lý
• Là quan điểm, phong cách điều hành và tư
cách của các nhà quản lý cao cấp.
• Có tuân thủ nguyên tắc đạo đức trong kinh
doanh?
• Có duy trì mối quan hệ giữa BGĐ và quản lý
các bộ phận?
• Tính thận trọng (prudent principle) của BGĐ
khi trình bày BCTC?
• Các phương án kinh doanh, lợi nhuận?
8Cơ cấu tổ chức
• Một cơ cấu tổ chức xem là hữu hiệu khi:
• Có sự phân công phân nhiệm, sự ủy quyền,
nhằm: công việc thực hiện trôi chảy, kiểm
soát tình hình thực hiện, quy trách nhiệm…
• Kiểm soát, đối chiếu định kỳ giữa các bộ
phận thực hiện, nhằm ngăn ngừa các sai
phạm.
• Phù hợp với doanh nghiệp, giúp BGĐ truyền
đạt và thu thập các thông tin phản hồi nhanh
chóng, chính xác.
9Nhân sự
• Trình độ chuyên môn phù hợp với công
việc.
• Có tư cách đạo đức nghề nghiệp.
• Chính sách về nhân sự của doanh
nghiệp có hợp lý hay không: chính
sách tuyển dụng, đào tạo, bố trí, khen
thưởng…
10
Kế hoạch và dự toán
• Mục đích nhằm kiểm soát tình hình
thực hiện thực tế, phat hiện những ưu
khuyết, từ có có biện pháp khắc phục,
xử lý kịp thời.
• - Dự toán lợi nhuận.
• - Doanh thu, tiêu thụ
• - Hàng tồn kho: mua hàng, sản xuất.
• - Tài chính (Tiền)
11
Kiểm toán nội bộ
• Bộ phận kiểm toán nội bộ chịu trách
nhiệm:
• Thực hiện sự kiểm tra, giám sát và
đánh giá thường xuyên về hoạt động
của đơn vị.
• Phát hiện những sai phạm làm thất
thoát đến tài sản, đề xuất những biện
pháp cải tiến hoạt động…
12
Đánh giá rủi ro
• Nhằm xác định, phân tích và quản lý
những rủi ro ảnh hưởng tới khả năng
hoàn thành mục tiêu của đơn vị.
• Ban quản trị của đơn vị có thể:
• Xây dựng kế hoạch, chương trình hoặc đề
xuất các công việc để xác định các rủi ro.
• Hoặc có thể chấp nhận rủi ro bởi vì yếu tố
chi phí hoặc những xem xét khác.
13
Hệ thống kế toán
• Một hệ thống kế toán hữu hiệu phải thỏa
mãn những nguyên tắc:
• Tính có thực (Validity)
• Sự phê chuẩn (Authorization)
• Tính đầy đủ (Completeness)
• Sự đánh giá (Valuation)
• Sự phân loại (Classification)
• Đúng hạn (Timing)
• Chuyển sổ và tổng hợp chính xác (Posting
and summarization)
14
Các thủ tục kiểm soát
• Để thực hiện các mục tiêu kiểm soát, BGĐ
cần phải quy định các thủ tục kiểm soát, và
chúng được thiết kế tùy thuộc vào đặc thù
của cơ cấu tổ chức, hoạt động kinh doanh…
Bao gồm:
• Phân chia trách nhiệm theo nguyên tắc bất
kiêm nhiệm.
• Nguyên tắc ủy quyền
• Chứng từ và sổ sách kế toán phải đầy đủ
• Kiểm soát vật chất.
• Kiểm soát độc lập việc thực hiện
15
Nguyên tắc bất kiêm nhiệm
• Nhằm ngăn ngừa các hành vi lạm dụng quyền
hạn.
• Nguyên tắc:
• - Người ghi sổ sách phải độc lập người giữ tài
sản
• - Người phê duyệt phải độc lập người thực
hiện
• - Người kiểm soát phải độc lập người thực hiện
• (Kế toán: Điều 51 theo Luật Kế toán 03/QH11
ngày 17/6/2003, Nghị định 129/2004 ngày
31/5/2004)þ
16
Nguyên tắc uỷ quyền
• Nhằm đảm bảo công việc trôi chảy,
kiểm soát nghiệp vụ phát sinh và quy
trách nhiệm cụ thể khi thực hiện.
• Nguyên tắc:
• - Phải công bố chính sách phân công
cụ thể cho toàn doanh nghiệp.
• - Ủy quyền cho các vị trí then chốt
17
Chứng từ và sổ sách phải đầy đủ
• Chứng từ giúp chuyển giao thông tin trong
và ngoài đơn vị, do đó phải lập đầy đủ để
kiểm soát sự vận động của tài sản, đảm bảo
ghi sổ chính xác.
• Nguyên tắc:
• - Đánh số liên tục trước khi sử dụng, người
lập phải ký và lưu 01 liên, nhằm: giúp quy
trách nhiệm, hạn chế mất chứng từ, ngụy tạo
chứng từ …
• - Lập ngay khi nghiệp vụ phát sinh.
• - Thiết kế đơn giản, rõ ràng, dễ hiểu.
18
Chứng từ và sổ sách phải đầy đủ
• Chứng từ giúp chuyển giao thông tin trong
và ngoài đơn vị, do đó phải lập đầy đủ để
kiểm soát sự vận động của tài sản, đảm bảo
ghi sổ chính xác.
• Nguyên tắc:
• - Đánh số liên tục trước khi sử dụng, người
lập phải ký và lưu 01 liên, nhằm: giúp quy
trách nhiệm, hạn chế mất chứng từ, ngụy tạo
chứng từ …
• - Lập ngay khi nghiệp vụ phát sinh.
• - Thiết kế đơn giản, rõ ràng, dễ hiểu.
19
Nghị định 185 ngày 4/11/2004:
“Xử phạt vi phạm hành chính
trong kế toán”
• 1. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 1.000.000 đồng:
• a. Lập chứng từ kế toán không đầy đủ các nội dung.
• b. Tẩy xoá, sửa chữa chứng từ kế toán.
• 2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 :
• a. Lập chứng từ không đủ số liên theo quy định.
• b. Ký chứng từ kế toán khi chưa ghi đủ nội dung
chứng từ thuộc trách nhiệm của người ký.
• c. Ký chứng từ kế toán mà không có thẩm quyền ký
hoặc không được uỷ quyền ký.
20
Nghị định 185 ngày 4/11/2004:
“Xử phạt vi phạm hành chính
trong kế toán”
• 3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng:
• a. Giả mạo, khai man chứng từ kế toán.
• b. Thoả thuận hoặc ép buộc người khác giả mạo,
khai man chứng từ.
• c. Lập chứng từ có nội dung các liên không giống
nhau.
• d. Bán hàng hoá hoặc cung cấp dịch vụ không lập
hoá đơn bán hàng theo quy định.
• đ. Không lập chứng từ khi nghiệp vụ phát sinh.
• e. Cố ý lập nhiều lần chứng từ cho 01 nghiệp vụ.
• g. Huỷ bỏ hoặc cố ý làm hư hỏng chứng từ kế toán.
21
Kiểm soát vật chất đối với tài
sản và sổ sách
• Nhằm bảo vệ tài sản trách những thất thoát do:
• - Trộm cắp, thất thoát
• - Hư hỏng, mất phẩm chất
• Nguyên tắc:
• - Áp dụng các thể thức kiểm soát vật chất như: nhà
kho, hầm tiền, két sắt chịu lửa, hệ thống báo động…
• - Hạn chế tiếp cận trực tiếp với tài sản, sổ sách khi
chưa được phép.
• - Thường xuyên đối chiếu thực tế và sổ sách.
22
Kiểm soát độc lập với thực hiện
• Nhằm tránh việc thông đồng giữa các
bộ phận thực hiện, đảm bảo thông tin
cung cấp là chính xác và đáng tin cậy.
• Ví dụ:
• - Bộ phận đối chiếu công nợ phải độc
lập với kế toán công nợ.
• - Bộ phận kiểm tra hàng xuất phải độc
lập với bộ phận kho hoặc giao hàng.
23
Giám sát
• Giám sát là quá trình người quản lý đánh giá
chất lượng của hệ thống kiểm soát nội bộ.
• Giám sát cần thực hiện giám sát thường xuyên
và giám sát định kỳ.
• _ Giám sát thường xuyên: thông qua việc tiếp
nhận các ý kiến đóng góp của khách hàng, nhà
cung cấp …, xem xét các báo cáo hoạt động
phát hiện bất thường.
• - Giám sát định kỳ: thông qua kiểm toán định
kỳ do kiểm toán viên nội bộ, hoặc do các KTV
độc lập thực hiện.
24
2. NHỮNG HẠN CHẾ VỐN CÓ
CỦA KIỂM SOÁT NỘI BỘ
• ª Vấn đề về con người.
• ª Sự thông đồng.
• ª Những tình huống bất thường.
• ª Gian lận quản lý.
• ª Quan hệ giữa lợi ích – chi phí.
• ª v.v…
Khó vượt qua
25
3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU KIỂM SOÁT
NỘI BỘ CỦA KIỂM TOÁN VIÊN
Các ông có trách nhiệm thông
báo cho chúng tôi tất cả các yếu
kém quan trọng của hệ thống
kiểm soát nội bộ đang tồn tại bởi
vì các ông đã bỏ thời gian để tìm
hiểu
Không, chúng tôi chỉ tìm hiểu để
đánh giá mức độ rủi ro kiểm soát
phục vụ cho công việc kiểm toán
của chúng tôi
Giám đốc
đơn vị
KTV
26
TRÌNH TỰ XEM XÉT KIỂM SOÁT NỘI BỘ
Tìm hiểu KSNB
Đánh giá sơ bộ RRKS
Thực hiện thử nghiệm kiểm soát
Thực hiện các thử nghiệm cơ bản
Đánh giá lại RRKS
RøRKS cao
Thiết kế thử nghiệm kiểm soát
Điều chỉnh các thử nghiệm cơ bản
Giai đoạn lập kế
hoạch kiểm toán
Giai đoạn thực hiện
kiểm toán
27
(1) TÌM HIỂU HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ
Nội dung tìm hiểu :
- Tìm hiểu 5 bộ phận cấu thành của KSNB, trong đó chú trọng đến
môi trường kiểm soát, hệ thống kế toán và các hoạt động kiểm soát
liên quan đến kế toán.
- Tìm hiểu KSNB cho từng chu trình nghiệp vụ.
Phương pháp tìm hiểu :
•- Thu thập và nghiên cứu tài liệu.
•- Quan sát.
•- Phỏng vấn.
•- Dựa vào kinh nghiệm kiểm toán trước đây.
28
(TÀI LIỆU HOÁ CÔNG VIỆC TÌM HIỂU)
Bảng tường thuật Bảng câu hỏi. Lưu đồ
Phép thử Walk-through
LẬP HỒ SƠ KIỂM TOÁN
29
(2) ĐÁNH GIÁ SƠ BỘ RỦI RO KIỂM SOÁT
Đây là công việc rất khó
khăn và phức tạp. KTV dựa
vào các tài liệu có được
trong quá trình tìm hiểu và
sự xét đoán nghề nghiệp để
ước lượng mức rủi ro kiểm
soát.
Bao nhiêu
?
30
TRÌNH TỰ THỰC HIỆN ĐÁNH
GIÁ SƠ BỘ RỦI RO KIỂM SOÁT
1. Xác định những sai phạm tiềm tàng trong chu trình nghiệp
vụ (hoặc khoản mục) có liên quan đến cơ sở dẫn liệu của
BCTC.
2. Xem xét doanh nghiệp có thiết kế và thực hiện những thủ tục
kiểm soát để ngăn chặn hoặc phát hiện những những sai
phạm đó không ?
3. Dựa vào các tài liệu mà KTV thu thập được (bảng tường
thuật, bảng câu hỏi, lưu đồ và phép thử Walk-through) để
ước lượng mức rủi ro.
31
(3) THIẾT KẾ VÀ THỰC HIỆN THỬ NGHIỆM
KIỂM SOÁT
Mục đích :
Thu thập bằng chứng về sự hữu hiệu thật sự của KSNB
Đối tượng của thử nghiệm kiểm soát :
Các thủ tục kiểm soát mà KTV dự tính sẽ dựa vào.
Điều kiện áp dụng :
• Mức RRKS được đánh giá sơ bộ là thấp hơn mức tối đa
• Cân nhắc giữa chi phí – lợi ích của thử nghiệm.
Phương pháp thực hiện :
- Kiểm tra chứng từ, tài liệu
- Quan sát
- Phỏng vấn.
- Thực hiện lại các thủ tục kiểm soát.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- teacher_494_c3_ksnb_new_0855.pdf