Có ba loài sâu cuốn lá nhỏ hại lúa ở Việt Nam: Cnaphalocrocis medinalis,
Marasmia exigua và Marasmia patnalis. Phân bố rộng trên thế giới, tại Việt Nam chỉ
có loài Cnaphalocrocis medinalis là phổ biến.
Quy luật gây hại của SCLN như sau: Trứng được đẻ rải rác trên lá, thường là
mặt dưới và cạnh gân chính giữa của lá. Sâu non nhả tơ cuốn dọc lá lúa thành một
bao thẳng đứng hoặc bao tròn gập lại. Sâu nằm trong bao tổ ăn phần biểu bì mặt trên
và diệp lục và không ăn biểu bì mặt dưới lá, dọc theo gân lá tạo thành những vệt
trắng dài, các vệt này có thể nối liền nhau thành từng mảng
10 trang |
Chia sẻ: chaien | Lượt xem: 2354 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Hướng dẫn phòng trừ một số dịch hại quan trọng trên cây lúa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng trừ một số sâu bệnh chính và kỹ thuật tính toán bón phân cho lúa
Trang 1 ThS. Phan Anh Thế - Email: anh_the.phan@outlook.com
HƯỚNG DẪN PHÒNG TRỪ MỘT SỐ DỊCH HẠI QUAN
TRỌNG TRÊN CÂY LÚA
1. SÂU CUỐN LÁ NHỎ
Có ba loài sâu cuốn lá nhỏ hại lúa ở Việt Nam: Cnaphalocrocis medinalis,
Marasmia exigua và Marasmia patnalis. Phân bố rộng trên thế giới, tại Việt Nam chỉ
có loài Cnaphalocrocis medinalis là phổ biến.
Quy luật gây hại của SCLN như sau: Trứng được đẻ rải rác trên lá, thường là
mặt dưới và cạnh gân chính giữa của lá. Sâu non nhả tơ cuốn dọc lá lúa thành một
bao thẳng đứng hoặc bao tròn gập lại. Sâu nằm trong bao tổ ăn phần biểu bì mặt trên
và diệp lục và không ăn biểu bì mặt dưới lá, dọc theo gân lá tạo thành những vệt
trắng dài, các vệt này có thể nối liền nhau thành từng mảng.
Sau khi qua giai đoạn sâu non, sâu hóa nhộng kéo dài 5-7 ngày rồi vũ hóa
thành trưởng thành (còn gọi là Ngài). Đặc điểm của Ngài SCLN là có tính hướng
sáng mạnh, thường bay vào đèn. Ngoài ra, ngài cài thường bay đến các ruộng gần bờ
mương, đường đi, vườn, nhà ở, vì thế việc phát hiện SCLN không khó.
SCLN thường xuất hiện trong điều kiện thời tiết có nắng mưa xen kẽ, nhiệt độ
từ 24-29oC, ẩm độ trên 80%. Mỗi con sâu non có thể gây hại từ 5-9 lá, chúng có thể
di chuyển từ lá này sang lá khác, thời gian di chuyển thường diễn ra từ 17-21 giờ. Sâu
có thể phá hại suốt ngày đêm, nên tốc độ gây hại rất nhanh, nếu chủ quan sẽ không
kịp cứu vãn.
Thường thì việc phun thuốc trừ CLCN của nông dân hiệu quả không cao.
Ngoài thói quen phòng trừ muộn, đến khi đã thấy trắng lá mới phun (tuổi 3-5) thì một
quan điểm sai lầm mà người nông dân thường mắc phải là xử lý các nhóm thuốc
không chọn lọc ở gian đoạn lúa đẻ nhánh đã làm giảm mật độ thiên địch
Hoặc sử dụng các thuốc dòng tiếp xúc khi sâu đã chui vào tổ hoặc đã tự cuốn
tổ (tuổi 2-3), thuốc không tiếp xúc được với sâu, nên hiệu quả thấp.
Vì vậy để xác định chính xác thời điểm xử lý cần biết vòng đời SCLN kéo dài
trong khoảng từ 25-30 ngày. Sau khi thấy trưởng thành ra rộ trên đồng ruộng thì sau
từ 4-5 ngày sẽ có sâu tuổi 1.
Mỗi tuổi kéo dài khoảng 3 ngày, nghĩa là sau khi thấy trưởng thành ra rộ thì
sau 4-7 ngày là thời điểm phòng trừ thích hợp nhất. Nếu xác định được ngày xuất
hiện lứa trước, thì lứa sau sẽ xuất hiện sau 25-30 ngày sau đó.
Ở giai đoạn đẻ nhánh nếu đã bị hại trắng lá (sâu đã tuổi 4-5) thì không nên
phòng trừ nữa mà sau đó 2 tuần phòng trừ là thích hợp nhất. Xử lý khi sâu tuổi 1-2, vì
tuổi lớn hơn phòng trừ sẽ không hiệu quả do lúc đó sâu đã vào tổ thuốc sẽ không tiếp
Phòng trừ một số sâu bệnh chính và kỹ thuật tính toán bón phân cho lúa
Trang 2 ThS. Phan Anh Thế - Email: anh_the.phan@outlook.com
xúc được với sâu, mặt khác sâu ở tuổi 3-4 thì cơ bản lá lúa đã bị trắng, mất hết phần
biểu bì chỉ còn lại gân lá thì kể cả các thuốc nội hấp lưu dẫn cũng không thể hấp thụ
và lưu dẫn được.
Trong một vụ lúa, SCLN thường xuất hiện ở 3 thời điểm: giai đoạn đẻ nhánh,
giai đoạn bắt đầu làm đòng và giai đoạn lúa trỗ. Giai đoạn cây lúa làm đòng là thời
điểm quan trọng nhất, lúc này cây lúa sẽ không mọc thêm lá, nên nếu mất đi lá nào
nghĩa là mất đi lá đó, có thể mất trắng mùa vụ.
Một đặc tính quan trọng của SCLN là gối lứa, khi mật độ cao trong một thời
điểm có thể có nhiều pha phát dục khác nhau. Vì vậy chỉ nên sử dụng các loại thuốc
có tính nội hấp, lưu dẫn và hiệu lực kéo dài để giảm số lần phun, tăng hiệu quả. Nếu
mật độ chỉ mới đến ngưỡng phải xử lý thì (50 con/m2) có thể sử dụng các dòng thuốc
tiếp xúc, nên phun sau trưởng thành ra rộ 4-7 ngày.
Biện pháp phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ
Nếu sử dụng các dòng tiếp xúc như Ebamectin benzoate (Proclaim 1.9EC),
Lamda-cyhalothrin (Karate 2.5EC) thì phun khi sâu mới xuất hiện. Liều lượng
Proclaim 1.9EC từ 0,15 - 0,2 lít/ha, Karate 2.5EC từ 0,4 - 0,5 lít/ha. Lượng nước
phun phải đảm bảo 400 - 500 lít/ha
Các thuốc có tính nội hấp lưu dẫn hiệu quả cao hiện nay như
Chloratraniliprole, Flubendiamide, FipronilTrong đó Chloratraniliprole (các thuốc
như Voliam Targo 063SC, Virtako 40WG) hiệu quả cao cả sâu cuốn lá và sâu đục
thân, thời gian xử lý có thể kéo dài từ sau khi trưởng thành ra rộ, hoặc từ sau khi
trưởng thành ra rộ đến khi sâu non tuổi 3.
Đối với các vùng có áp lực rầy nên sử dụng Virtako 40WG, các vùng có áp lực
nhện gié nên sử dụng Voliam Targo 063SC để tiết kiệm chi phí phòng trừ rầy và
nhện gié. Liều lượng khuyến cáo: Virtako 40WG từ 60-75 gam/ha, Voliam Targo
063SC từ 0,4 - 0,6 lít/ha. Lượng nước phun phải đảm bảo 400 - 500 lít/ha.
2. SÂU ĐỤC THÂN BƯỚM HAI CHẤM (SĐT)
Vòng đời SĐT khoảng 32-42 ngày. Bướm SĐT có tính hướng sáng mạnh, hay
vào đèn, khi đậu cánh cụp hình mái nhà, trên mỗi cánh có 1 chấm đen gần phía đuôi
cánh, đối xứng nhau.
Bướm đẻ trứng thành từng ổ, mỗi ổ thực tế có từ 100-600 trứng, trứng được đẻ
xếp chồng lên nhau (kiểu xếp chồng của trứng ốc bươu vàng). Trên trứng có một lớp
lông màu vàng nhạt, lớp lông này là do bướm SĐT sau khi đẻ xong dùng lông bụng
chúng phủ lên. Nếu bắt được bướm SĐT mà đã sạch lông bụng, nghĩa là đã đẻ xong.
Phòng trừ một số sâu bệnh chính và kỹ thuật tính toán bón phân cho lúa
Trang 3 ThS. Phan Anh Thế - Email: anh_the.phan@outlook.com
Sâu non có 5 tuổi, mỗi tuổi kéo dài khoảng 4-5 ngày. Tuổi 1 sâu chưa đục vào
thân mà chỉ treo lơ lửng đầu ngọn lúa. Sang tuổi 2 sâu bắt đầu đục vào thân, thông
thường sâu cắn từ đỉnh thân cây lúa và ăn dần xuống dưới. Sau khi trải quả 5 tuổi sâu
hóa nhộng dưới gốc. Mỗi con SĐT chỉ gây hại một dảnh lúa duy nhất.
Vì vậy, việc phòng trừ SĐT, cần tiến hành trước khi sâu non bước sang tuổi 2.
Nghĩa là phải phòng trừ từ sau khi thấy bướm rộ (đã đẻ trứng xong) 7-12 ngày sau
đó. Nếu đã quá thời gian này, tốt nhất không nên phun thuốc.
Về nguyên lý, các thuốc trừ SĐT nội hấp lưu dẫn vẫn có thể tiêu diệt được sâu
non khi mới xâm nhập vào trong thân cây lúa. Tuy nhiên tiêu diệt nó không những
không hiệu quả mà còn phản tác dụng. Vì khi sâu non đục vào thân, chúng sẽ cắn
hỏng đỉnh thân, đỉnh đòng trước, nên cây lúa đó dù có sống cũng không cho bông.
Nếu cây lúa sống không cho bông thì chẳng khác nào cây cỏ, cạnh tranh dinh
dưỡng, ánh sáng với các cây còn lại mà hiệu quả chỉ để lấy rơm cho trâu bò.
Trường hợp sâu non đã qua các tuổi 3, 4, 5 thì sâu đã cắn hỏng mạch dẫn trong
thân cây lúa. Nên dù có sử dụng thuốc nội hấp lưu dẫn cũng không có tác dụng.
Về đặc điểm gây hại, SĐT có thể gây hại trên cây lúa từ giai đoạn mạ đến đòng
trỗ, tuy nhiên trong một vụ lúa chúng chỉ gây hại mạnh ở giai đoạn cây lúa kết thúc
đẻ nhánh và làm đòng. Tên thường gọi là sâu đục thân, hiểu đơn giản là nó đục khi có
thân. Mà cây lúa bắt đầu có thân khi kết thúc đẻ nhánh và làm đòng trở về sau. Thời
điểm này lại trùng vào lứa sâu cuốn lá thứ 2 của vụ Hè Thu.
Biện pháp phòng trừ sâu đục thân
- Nếu đã sử dụng các thuốc Voliam Targo 063SC, Virtako 40WG để phòng trừ sâu
cuốn lá, thì không cần phải phun thuốc sâu đục thân nữa. Nếu chỉ phun sâu đục thân
thì sử dụng liều lượng tương đương sâu cuốn lá.
- Ngoài ra có thể sử dụng một số thuốc có chứa hoạt chất Fipronil để phòng trừ SĐT
như Regent, Tango
- Cuối vụ thu hoạch, cho nước ngập gốc rạ, để tiêu diệt nhộng SĐT trong gốc rạ.
3. RẦY NÂU, RẦY LƯNG TRẮNG, RẦY NÂU NHỎ
Ngoài yếu tố khách quan như diễn biến thời tiết bất lợi, giống nhiễm rầy,thì
nguyên nhân bùng phát dịch rầy và cháy rầy trong các vụ ở Yên Thành, chủ yếu do
các yếu tố chủ quan trong định hướng và các biện pháp phòng trừ.
Việc dùng các loại thuốc trừ sâu không chọn lọc ngay từ đầu vụ, đã làm giảm
đáng kể mật độ các loài thiên địch của rầy nâu. Đây là nguyên nhân chính làm gia
tăng mật độ rầy cuối vụ. Cũng như phát hiện rầy muộn, phòng trừ khi mật độ đã quá
cao, nên hiệu quả thấp.
Phòng trừ một số sâu bệnh chính và kỹ thuật tính toán bón phân cho lúa
Trang 4 ThS. Phan Anh Thế - Email: anh_the.phan@outlook.com
Một vấn đề tồn tại nữa là duy trì quan điểm sai làm là không sử dụng thuốc nội
hấp sau giai đoạn đòng-trỗ vì lý do khản năng nội hấp lưu dẫn kém. Dẫn đến việc lựa
chọn các dòng thuốc tiếp xúc để phòng trừ rầy ở giai đoạn này.
Tuy nhiên các dòng thuốc tiếp xúc chỉ tiêu diệt được những con rầy tiếp xúc
với thuốc, và thời gian hiệu lực không đủ để kiểm soát các lứa rầy được nở ra sau 5-7
ngày sau từ các ổ trứng trong bẹ lá. Nên nông dân phải phun đi phun lại nhiều lần.
Trong khi giai đoạn từ đòng-trỗ đến trước lúc bộ lá đòng ngả vàng, thì quá
trình nội hấp và lưu dẫn rất cao. Bởi vì khi bộ lá lúa còn màu xanh thì nó còn có khả
hấp thụ các thuốc nội hấp rất tốt. Đồng thời giai đoạn này quang hợp diễn ra mạnh
mẽ, cây lúa hút nhiều nước, dinh dưỡng và quá trình vận chuyển các chất ở cường độ
cao. Nên khản năng lưu dẫn của các dòng thuốc nội hấp lưu dẫn thuận lợi hơn.
Biện pháp phòng trừ rầy
- Chú ý ở các ruộng sâu trũng, xanh mướt, ruộng có tiền sử nhiễm rầy các vụ trước và
các ruộng gieo cấy giống nhiễm. Phun phòng trừ khi mật độ rầy trên 500-700 con/m2.
- Trong các trường hợp: Mật độ thấp nhưng có nhiều rầy chửa (bụng to béo, di
chuyển chậm), hoặc có nhiều vết rách thâm nhỏ trên bẹ lá (ổ trứng rầy - mỗi ổ có 15-
30 trứng), hoặc nhiều rầy cánh ngắn, thì cũng nên phòng trừ. Vì nguy cơ bùng phát
dịch cao.
- Không nên sử dụng các thuốc trừ rầy không chọn trong 45 ngày đầu sau gieo cấy
- Nếu bộ lá lúa vẫn còn màu xanh, hạt lúa chưa chín sinh lý (phôi nhũ đã cứng) nên
sử dụng các thuốc nội hấp, lưu dẫn và hiệu lực kéo dài để tăng hiệu quả phòng trừ và
giảm số lần phun thuốc.
- Khi dùng thuốc tiếp xúc thì bắt buộc phải rẽ lúa giai đoạn này, sau 5-7 ngày kiểm
tra ruộng, nếu thấy lứa rầy mới thì tiến hành phun lại.
- Nên sử dụng các loại thuốc vừa có đặc tính tiếp xúc vừa nội hấp lưu dẫn mạnh như
Chess 50WG (300 gam/ha), Actara 25WG (80 gam/ha), Alika 247ZC (0,2-0,4 lít/ha).
Pha 15g Chess 50WG, hoặc Actara 25WG, hoặc 10-15ml Alika 247ZC với 20-25 lít
nước. Phun 400-500 lít/ha.
4. CÁC BỆNH GÂY VÀNG LÁ LÚA
Bệnh do một số nguyên nhân chính gây ra như ngộ độc hữu cơ, ngộ độc phèn,
do virus, do nấm, do vi khuẩn và do điều kiện khí hậu bất lợi.
- Vàng lá do virus
Thường thì khi thấy vàng lá, cơ quan chuyên môn gửi mẫu đi test virus. Tuy
nhiên ở miền Bắc có thể loại trừ khản năng bệnh vàng lá do virus (vàng lùn). Do bệnh
Phòng trừ một số sâu bệnh chính và kỹ thuật tính toán bón phân cho lúa
Trang 5 ThS. Phan Anh Thế - Email: anh_the.phan@outlook.com
vàng lùn phải có sự phối trộn của 3 loại virus Lùn lúa cỏ, Lùn xoăn lá do rầy nâu
truyền bệnh và bênh Tungro do rầy xanh đuôi đen truyền bệnh. Trong những năm gần
đây việc đồng thời xuất hiện dịch rầy nâu và rầy xanh đuôi đen không đáng kể.
- Vàng lá do ngộ độc hữu cơ, ngộ độc phèn
Triệu chứng biểu hiện giống bệnh vàng lùn, cây lúa bị vàng và lùn. Khi gặp
trường hợp này, chúng ta chỉ cần nhổ khóm lúa lên, rửa sạch rễ và kiểm tra. Nếu thấy
rễ đen (ngộ độc hữu cơ), đỏ vàng (ngộ độc phèn) kèm theo rễ bị thối, ít hoặc không
có rễ trắng (rễ mới), cây không hút đủ nước và dinh dưỡng gây nên hiện tượng vàng
và lùn xuống.
Khuyến cáo người dân ngừng bón đạm, rút nước ra khỏi ruộng nếu điều kiện
thủy lợi cho phép (ngộ độc phèn cần thay nước nhiều lần). Bón khoảng 400kg/ha vôi
bột đã và để ruộng khô nứt chân chim sau đó cho nước vào ruộng.
Trường hợp lá lúa dày quá, không thể bón vôi thì nên rút nước ra khỏi ruộng,
sau đó đắp bờ và hòa vôi bột đầu dòng nước chảy vào ruộng. Phun phân bón lá có
hàm lượng lân cao (siêu lân). Sau 1 tuần bón thêm khoảng 200kg/ha Super Lân. Có
thể phun phòng trừ các nấm bệnh bằng các thuốc như Nevo 300EC, Tilt Super
300EC, Anvil 5SC nếu cần.
- Vàng lá do nấm gây ra
Tác nhân chính là nấm Gonatophragmium sp, bắt đầu giữa lá lúa xuất hiện một
chấm vàng nhỏ. Sau đó chấm vàng to dần lên, lan ngược đỉnh lá lúa, sọc vàng nhỏ
dần khi hướng lên chóp lá. Bệnh nặng nửa trên có thể bị vàng hết. Để phòng trừ đối
tượng này, chúng ta có thể sử dụng các thuốc như Ridomil Gold 68WG, Nevo
330EC, Tilt Super 300EC, Amistar Top 325SC, Score 250SC.
- Vàng lá do vi khuẩn gây ra
Phổ biến trên lúa Đông Xuân toàn miền Bắc, do vi khuẩn Xanthomonas
oryzae và Xanthomonas oryzicola gây ra. Cơ quan chỉ đạo và nông dân đang lúng
túng và thấy như một căn bệnh lạ.
Triệu chứng ban đầu phía bìa lá chuyển vàng trước, sau đó phần chóp vàng và
hóp lại như mo cau, vết bệnh lan dần vào trong theo đường gợn sóng màu vàng, mô
bệnh xanh tái, vàng lục. Giữa mô bệnh và mô khỏe có ranh giới rõ ràng, giới hạn theo
đường gợn sóng màu vàng, có khi chỉ một đường viền màu nâu đứt quãng, rất dễ
nhầm lẫn với bệnh vàng lá và khô đầu lá do sinh lý.
Thông thường chúng ta nghĩ rằng bệnh bạc lá, là phải gây nên bạc trắng lá
ngay. Nhưng điều này còn phụ thuộc vào thời tiết, giống lúa. Triệu chứng lá bạc là
giai đoạn cuối của bệnh bạc lá, lúc này các mô lá nhiễm bệnh đã chết. Nếu ẩm độ cao,
Phòng trừ một số sâu bệnh chính và kỹ thuật tính toán bón phân cho lúa
Trang 6 ThS. Phan Anh Thế - Email: anh_the.phan@outlook.com
tế bào trương nước chúng ta ít bắt gặp giai đoạn lá chuyển vàng và chỉ thấy lá bị khô
trắng lúc nắng lên.
Ngoài ra cây lúa có thể nhiễm bệnh đốm sọc vi khuẩn (Xanthomonas
oryzicola). Triệu chứng là những sọc nhỏ ngắn khác nhau, chạy dọc theo các gân lá.
Lúc đầu vết sọc xanh trong giọt dầu, lúc đầu chuyển màu nâu, xung quanh sọc màu
nâu có các quầng vàng. Nếu lá bị nhiều đốm sọc tập trung thì các quầng vàng liên kết
nhau làm lá lúa bị vàng.
Các loài vi khuẩn xâm nhiễm chủ yếu qua vết thương cơ giới. Do mưa, gió các
lá lúa cọ xát vào nhau gây tổn thương. Vì thế phần hai mép lá thường bị tổn thương
trước và nhiễm bệnh trước (người ta gọi bệnh cháy bìa lá).
Có thể phòng trừ bằng kháng sinh như kasugamicin, không nên dùng thuốc có
chứa streptomincin vì kháng sinh này là thuốc chữa bệnh cho người, nếu ăn thực
phẩm nhiễm kháng sinh này rất nguy hiểm. Hoặc có thể sử dụng nhóm thuốc sát
trùng như Bronopol (Xantocin 40WP).
Kinh nghiệm của nông dân phun phòng bằng Tilt Super 300EC hoặc Nevo
330EC lúc làm đòng thì hạn chế, hoặc không bị bạc lá. Nhưng bị rồi mới phun không
có thuốc nào hiệu quả.
- Ngoài ra điều kiện thời tiết bất lợi như mưa nắng bất thường, nhiệt đổi thay đổi đột
ngột, gió lào, các chân đất sâu trũng, đọng nước, đất cát dễ nhiễm vàng lá sinh lý.
5. BỆNH LEM LÉP HẠT
Lem lép hạt là thuật ngữ chung để chỉ triệu chứng hạt lúa bị lép, lửng không
cho năng suất. Biểu hiện 3 dạng là lép trắng, lép xanh và lép đen.
- “Lép trắng” là hiện tượng hạt lép màu trắng khi mới trỗ ra. Nguyên nhân chính của
lép trắng là do tế bào mẹ hạt phấn không được hình thành, vỏ trấu không được silic
hóa và không hình thành chất diệp lục. Nên khi lúa trỗ thấy những hạt lép màu trắng,
thực tế là hoa đó không được hình thành đầy đủ.
- “Lép xanh” là hiện tượng có 2 nguyên nhân, trỗ ra đẽ lép sẵn do quá trình hoàn
thành hạt phấn gặp sự cố, tuy vỏ trấu đã hình thành chất diệp lục, nhưng hoa không
hoàn thiện. Nên khi trỗ ra vấn thấy màu xanh. Hoặc do điều kiện bất lợi hoa không
thụ phấn, thụ tinh được và hạt không được hình thành.
- “Lép đen” là hiện tượng hạt lép có màu đen, nâu đen, do tác nhân bên ngoài như
nấm bệnh, vi khuẩn và cả nhện gié. Người ta thường gọi là “bệnh đen lép hạt”, có thể
nhiều đối tượng nấm bệnh, vi khuẩn khác nhau gây nên.
Lem lép hạt lúa gây thiệt hại năng suất rất lớn, có thể lên đến trên 70% năng
suất. Thực tế 1 khóm lúa có 5-7 dảnh, có thể 10-15 dảnh hoặc cao hơn. Mỗi bông có
Phòng trừ một số sâu bệnh chính và kỹ thuật tính toán bón phân cho lúa
Trang 7 ThS. Phan Anh Thế - Email: anh_the.phan@outlook.com
khoảng 200-350 hạt, trọng lượng trung bìnhc1000 hạt các giống lúa lai >25 gam, lúa
thuần >20 gam. Nếu mỗi bông lúa có 200 hạt chắc, mỗi khóm lúa có 7 bông, thì năng
suất lúa thuần sẽ đạt hơn 11 tấn/ha, lúa lai sẽ đạt hơn 14 tấn/ha. Song thực tế chỉ đạt
tối đa khoảng 2/3 năng suất đó.
Có 3 yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lúa giai đoạn đòng-trỗ: Dảnh vô hiệu,
lem lép hạt, bộ lá đòng. Cả 3 yếu tố đều dẫn đến lép, lửng hạt.
- Hạn chế tối đa dảnh vô hiệu: Dảnh vô hiệu là các dảnh không cho bông, hoặc cho
bông nhưng trỗ sau và chín muộn không cho năng suất. Dảnh vô hiệu được sinh ra do
bón phân sai khoa học và điều tiết nước.
Trong điều kiện ruộng có nước, bón nhiều phân đạm và lân giai đoạn cuối đẻ
nhánh, thúc đòng quá sớm, sẽ kích thích bộ lá và rễ phát triển. Bón đạm làm bộ lá
xanh non, chồi non là nơi tổng auxin, là chất kích thích ra rễ. Mặt khác lân có tác
dụng kích thích rễ phát triển, rễ là nơi tổng hợp cytokinin, là chất làm trẻ hóa tế bào.
Vì vậy làm cây lúa đẻ thêm các dảnh vô hiệu.
Ngoài ra có thể hạn chế số dảnh bằng việc cắt nước cuối đẻ nhánh đến lúc lúa
phân hóa đòng nếu điều kiện thủy lợi cho phép.
- Hạn chế lem lép hạt: Bộ lá lúa xanh non, dảnh vô hiệu nhiều, ảnh hướng đến quá
trình tổng hợp Giberelin (GA), là chất kích thích phân hóa mầm hoa, nếu thiếu nó có
thể dẫn đến lép trắng và lép xanh. Vì GA giai đoạn này được tổng hợp chủ yếu từ các
lá bánh tẻ (bộ lá đòng).
Do đó cần bón đón đòng và điều tiết nước hợp lý. Thời gian bón đón đòng tốt
nhất là ở bước thứ 2 của quá trình phân hóa đòng (hình thành gié cấp 1). Tuy nhiên
người nông dân sẽ khó biết đâu là bước thứ 2.
Có một kinh nghiệm thực tế giúp nhận diện như sau: Khi cây lúa bắt đầu phân
hóa đòng bộ lá chuyển vàng sáng, tròn mình. Bước 2 là lúc mắt lá cờ (lá cạnh bông
sau này) trùng với mắt lá kế bên hoặc bóc dảnh lúa ra và thấy cây lúa có thân thật,
trên đỉnh thân bắt đầu có phần lông trắng.
Nếu phải phòng trừ các bệnh như khô vằn, vàng lá, thối thân thì nên chọn các
thuốc thuộc nhóm Triazole như Anvil 5SC, Nevo 330EC, Tilt Super 300ECvì
ngoài phòng trừ bệnh, còn có cơ chế ức chế sinh trưởng ngọn (không dùng nhóm này
cho cây họ bầu bí), giúp kìm hãm tổng hợp Auxin.
- Bảo vệ bộ lá đòng: Bộ lá đòng bao gồm 4 lá trên cùng là bộ lá quyết định năng
suất lúa. Khi cây lúa phân hóa đòng, bộ lá đòng được cố định, lúc này cây lúa không
thể mọc thêm được lá nào nữa. Bộ lá đòng cần phải khỏe, đứng, sạch bệnh để tăng
hiệu suất quang hợp và hạn chế tối đa việc tích lũy nguồn bệnh và lây lan sang hạt
gây nên lép xanh và lép đen.
Phòng trừ một số sâu bệnh chính và kỹ thuật tính toán bón phân cho lúa
Trang 8 ThS. Phan Anh Thế - Email: anh_the.phan@outlook.com
Phòng trừ, cắt nguồn bệnh tích lũy gây ra lép hạt và bảo vệ bộ lá đòng bằng các
thuốc như Anvil 5SC (0,8 lít/ha) giai đoạn cuối đẻ nhánh, Nevo 330EC (0,3-0,4
lít/ha) giai đoạn từ làm đòng- trước trỗ, sau trỗ 1 tuần. Nếu có áp lực đạo ôn, trước
trỗ có thể dùng Amistar Top 325SC (0,4 lít/ha) để phòng đạo ôn cổ bông, cả khô vằn,
vàng lá, lem lép hạt.
6. BỆNH ĐẠO ÔN (Chỉ trong vụ Đông Xuân)
Nguồn gốc Bệnh đạo ôn hay còn gọi là bệnh cháy lá, do nấm Pyricularia
oryzea gây ra, là một đối tượng bệnh nguy hiểm trên cây lúa. Bệnh có từ lâu đời,
được phát hiện lần đầu tiên ở Italia năm 1560, sau đó là Trung Quốc vào năm 1637, ở
Nhật năm 1704. Ở nước ta bệnh được phát hiện năm 1951 ở Bắc Bộ bởi Roger (người
Pháp).
Khi cây lúa bị nhiễm bệnh đạo ôn, người nông dân rất khó phát hiện bệnh ở
giai đoạn vết bệnh cấp tính (chưa hình thành bào tử), khi phát hiện bệnh thì vết bệnh
đã chuyển sang giai đoạn mãn tính (đã phóng thích bào tử). Mỗi vết bệnh mãn tính có
thể phóng thích từ 2.000 - 6.000 bào tử trong 1 ngày đêm và kéo dài 15 ngày và có
nguy cơ hình thành nên hàng nghìn vết bệnh mới chỉ sau 5 - 7 ngày.
Bởi vậy, việc phòng trừ thường tốn kém, độc hại, phải xử lý nhiều lần và hiệu
quả thấp. Quá trình phát triển của vết bệnh đạo ôn (theo thứ tự 1, 2, 3, 4) Để phòng
trừ hiệu quả bệnh đạo ôn gây hại trên lúa cần nắm vững các đặc điểm quan trọng sau
của bệnh đạo ôn:
- Bệnh gây hại nhiều bộ phận trên cây lúa như lá (đạo ôn lá), cổ bông (đạo ôn
cổ bông), cổ gié, đốt thân của cây lúa. Vết bệnh ban đầu là chấm kim nhỏ màu nâu,
sau đó vết bệnh lớn dần có hình bầu dục, màu nâu nhạt, kích thước khoảng ½ mm.
- Trong điều kiện ẩm độ không khí cao, bão hòa (trời âm u, có sương, mưa) thì
trên vết bệnh cấp tính có một lớp mốc màu nâu xám, sũng nước, đó là các sợi nấm
bệnh đang phát triển. Sau đó vết bệnh chuyển thành dạng hình thoi (hình mắt én) ở
giữa có màu nâu sáng, xung quanh có quầng vàng. Lúc này vết bệnh ở giai đoạn mãn
tính, đã sản sinh và phóng thích bào tử vào không khí.
- Bệnh đạo ôn phát triển thuận lợi trong điều kiện nhiệt độ từ 20 - 28 oC, thuận
lợi nhất từ 24 - 28 oC, ẩm độ không khí trên 90% (trời có mưa, mưa phùn, sương
mù). Tuy nhiên thực tế đồng ruộng cho thấy nếu nhiệt độ ban ngày cao (trên 30 oC)
và ban đêm lạnh, có sương mù thì bệnh cũng phát triển rất mạnh.
- Thời gian ủ bệnh (thời gian từ khi bào tử nảy mầm, xâm nhiễm đến biểu hiện
ra vết bệnh bên ngoài) của nấm bệnh đạo ôn khoảng 5 - 6 ngày, tùy theo điều kiện
nhiệt độ, cụ thể như sau: 9 - 10 OC thời gian ủ bệnh 13 - 18 ngày, 17 - 18 OC thời gian
Phòng trừ một số sâu bệnh chính và kỹ thuật tính toán bón phân cho lúa
Trang 9 ThS. Phan Anh Thế - Email: anh_the.phan@outlook.com
ủ bệnh 7 - 9 ngày, 20 - 25 OC thời gian ủ bệnh 5 - 6 ngày, 26 - 28 OC thời gian ủ bệnh
4 - 5 ngày.
Ngoài ra các điều kiện ảnh hưởng đến sự phát triển của bệnh đạo ôn bao gồm
các yếu tốt như đất đai, phân bón, giống nhiễm. Những chân ruộng nhiều mùn, trũng,
ẩm, khó thoát nước, những vùng đất mới vỡ hoang, đất nhẹ, giữ nước kém, khô hạn
phù hợp cho bệnh phát triển.
Phân đạm ảnh hưởng nặng nhất đến tốc độ phát triển của bệnh, việc bón đạm
cao làm tế bào ít được silic hóa làm thành vách trở nên mềm nấm bệnh dễ xâm nhập
và gây hại. Ảnh hưởng của lân không lớn tuy nhiên phân lân cũng có một vài tác
dụng sau: Đất thiếu lân, bón lân có tác dụng giảm bệnh. Trong quá trình sinh trưởng
của cây lúa có hiện tượng thiếu lân, bón thêm lân cũng làm giảm bệnh.
Phân kali: Tác dụng của phân kali không rõ, tuy nhiên việc bón nhiều phân kali
trên nền đạm cao không làm giảm bệnh. Kích thích tố và các nguyên tố vi lượng: Sự
hiện diện của các chất kích thích như Biotin,Thiamin và các nguyên tố vi lượng như
kẽm, mangan, molipden giúp cho cây lúa phát triển tốt và cũng tạo điều kiện cho
bệnh phát triển.
Biện pháp phòng trừ bệnh đạo ôn
Dọn sạch tàn dư (rơm rạ) ở các chân ruộng có tiền sử bệnh đạo ôn và tiêu hủy.
Hạn chế gieo trồng các giống lúa mẫn cảm với bệnh đạo ôn. Bón phân N:P:K hợp lý,
theo từng giai đoạn (giai đoạn mạ, giai đoạn đẻ nhánh, giai đoạn làm đòng, giai đoạn
trỗ - chín).
Không bón đạm tập trung vào thời kỳ cây lúa dễ nhiễm bệnh. Khi bệnh xuất
hiện cần phải dừng việc bón thúc đạm, tuyệt đối không phun các loại phân bón lá và
tiến hành các biện pháp phòng trừ.
Khi phát hiện bệnh cần tiến hành phòng trừ sớm và nhanh ngay giai đoạn vết
bệnh cấp tính. Nếu phát hiện muộn vết bệnh đã chuyển sang giai đoạn mãn tính (hình
mắt én) thì cần tiến hành phun lại lần 2 sau phun lần 1 từ 5 - 7 ngày.
Đối với đạo ôn cổ bông, cần tiến hành phun phòng trước khi lúa trỗ 7 - 10
ngày. Một số thuốc hóa học có hiệu quả cao có thể sử dụng để phòng trừ như Filia
525SE, Amistar Top 325SC. Filia 525SE
Pha 25ml thuốc với 16 - 20 lít nước phun cho 500 m2 (tương đương 0,5 lít
thuốc/ha). Amistar Top 325SC: Pha 20 - 25 ml thuốc với 16 - 20 lít nước phun cho
500 m2 (tương đương 0,4 - 0,5 lít thuốc/ha. Hoặc có thể sử dụng Vistar 72,5WP với
2 gói 12gam cho 1 sào.
Phòng trừ một số sâu bệnh chính và kỹ thuật tính toán bón phân cho lúa
Trang 10 ThS. Phan Anh Thế - Email: anh_the.phan@outlook.com
KỸ THUẬT TÍNH TOÁN VÀ BÓN PHÂN CHO LÚA
TT Loại phân bón Tổng lượng Bón lót Bón lần 1 Bón lần 2
1 Phân chuồng 4-6 tạ 100% 0 0
2 Đạm Urê 8-10Kg 50% 30% 20%
3 Phân Super Lân 20-25Kg 100% 0 0
4 Phân Kali 8-12 Kg 30% 20% 50%
5 Vôi bột 20-30Kg 100% Nếu ngộ độc hữu cơ
- Bón lót: Các loại phân bón được bón xuống ruộng và bừa lần cuối cùng (dập
phẳng) trước khi cấy. Toàn bộ phân này nằm trong tầng đế cày của ruộng.
- Bón thúc lần 1: Bón thúc sau khi cấy 1 tuần, giai đoạn cây lúa bén rễ hồi xanh (đối
với lúa cấy). Hoặc sau gieo 20-25 ngày đối với lúa gieo thẳng (gieo sạ).
- Bón thúc lần 2: Là đợt bón thúc đòng, bón vào thời điểm hình thành gié cấp 1, tức
là lúc có lông xơ trên đỉnh đòng (còn gọi đòng cứt dán, hay đòng đất). Theo bác học
Lương Định Của: Lúc mắt của lá đòng (lá sát bông sau này) trùng với mắt lá cạnh nó
là lúc hình thánh gié cấp 1. Nếu không xác định được thời gian bón thúc đòng, thì bỏ
qua và chuyển sang bón nuôi đòng vào giai đoạn gần trỗ.
Cách quy đổi phân NPK ra phân đơn
- Nếu chúng ta muốn qui đổi phân tổng hợp NPK ra phân đơn thường dùng là đạm
Urê, lân super và Kali clorua (KCl) thì chúng ta tính toán như sau:
+ Đạm Urê có 46% N Hệ số đạm là (100 : 46) 2,17
+ Phân lân Super có 16% P2O5 Hệ số lân là (100 : 16) = 6,25
+ Kali clorua (KCl) có 60% K Hệ số kali là (100 : 60) 1,67
- Ví dụ trên bao bì phân NPK Sao Vàng của Nghệ An có tỷ lệ N-P-K là 8-10-3. Thì
trong 100kg NPK (tương đương 4 bao loại 25kg) có:
+ Lượng đạm Urê là: 2,17 x 8 = 17,3Kkg
+ Lượng lân Super là: 6,25 x 10 = 62,5kg
+ Lượng Kali clorua là: 1,67 x 3 = 5,01kg
Trong mỗi bao 25kg NPK Sao Vàng có tổng lượng các đạm, lân, kali như sau:
(17,3 : 4) = 4,325kg Urê; (62,5 : 4) = 15,63kg Super lân; (5,01 : 4) = 1,25kg KCl.
- Nếu bón lót cho lúa 1 bao 25kg NPK (8-10-3) thì theo quy trình trên còn thiếu tối
thiểu 4kg Urê, 5kg Super lân, 7kg KCl.
- Với 5kg Super lân chúng ta có thể mua thêm bón lót, hoặc để bón thúc đẻ nhánh.
Với 4kg Urê nên dùng 2kg bón thúc đẻ nhánh, 2kg bón thúc đòng hoặc nuôi đòng.
Với 7kg KCl, nên bón thúc đẻ nhánh 2-3kg, bón thúc đòng 4-5kg.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ky_thuat_phong_tru_sau_benh_va_bon_phan_cho_lua_178.pdf