Bài giảng Học thuyết giá trị

Giá cả thị trường: Trong thực tế giá cả không phải lúc nào cũng phù hợp với GT, mà nó thường biến động xoay quanh quy luật GT như: - Cạnh tranh. - Quan hệ cung – cầu. - Sức mua của đồng tiền.  Vì vậy, giá cả trên thị trường là giá bán thực tế của HH trên thị trường

pdf104 trang | Chia sẻ: truongthinh92 | Lượt xem: 2249 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Học thuyết giá trị, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Học thuyết giá trị là xuất phát điểm trong toàn bộ lý luận kinh tế của C.Mác – là hòn đá tản trong toàn bộ lý luận kinh tế của ông. Ng.cứu mối quan hệ giữa người với người, thông qua mối quan hệ giữa vật với vật, mà cơ sở kinh tế của nó là LAO ĐỘNG - yếu tố cấu thành giá trị của HH. Vậy, học thuyết này nghiên cứu cái gì? LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT QUAN HỆ SẢN XUẤT NGƯỜI – TỰ NHIÊN PHƯƠNG DIỆN KỸ THUẬT NGƯỜI – NGƯỜI PHƯƠNG DIỆN KINH TẾ * Sản xuất? * Sản xuất vật chất? * Các yếu tố cơ bản của một quá trình sản xuất vật chất? SX VẬT CHẤT SX TINH THẦN TÁI SX CON NGƯỜI Sản xuất vật chất là quá trình con người sử dụng CCLĐ tác động vào tự nhiên, cải biến các dạng VC của giới tự nhiên nhằm tạo ra của cải vật chất thoả mãn nhu cầu TỒN TẠI và PHÁT TRIỂN của con người. Các yếu tố cơ bản của một quá trình sản xuất vật chất? Có 3 yếu tố: 1/ Sức lao động: toàn bộ thể lực và trí lực và thể lực của c.người được s.dụng trong một q.trình nhất định. * Phân biệt sức LĐ và lao động: Lao động: là hoạt động có mục đích, có ý thức của con người nhằm tạo ra các SP phục vụ các nhu cầu của đ.sống c.người. 2/ Đối tượng lao động: bộ phận của giới TN mà lao động con người tác động, làm thay đổi cho phù hợp với nhu cầu. Có 2 loại: * Có sẵn trong TN – cạn kiệt VD: gỗ, quặng, tôm cá * Trải qua lao động chế biến. VD: sắt, thép, máy móc Tư liệu lao động: một vật hay hệ thống những vật làm n.vụ truyền dẫn sự t.động của CN lên đối tượng LĐ, làm biến đổi nó theo nhu cầu. VD: công cụ LĐ, tư liệu lao động: đường xá, sân bay, điện, nước, bưu điện, Ranh giới giữa TLLĐ và ĐTLĐ chỉ mang tính tương đối, phụ thuộc vào mục đích của người sử dụng hay chức năng mà nó đảm nhận. Trong lịch sử tồn tại 2 kiểu tổ chức KT:  SX tự cấp tự túc: SX ra để tiêu dùng, thỏa mãn trực tiếp nhu cầu của người SX. TẤT CẢ PTSX TIỀN TƯ BẢN PTSX nào là SX tự cung tự cấp? SX hàng hoá: SX ra để trao đổi hoặc mua bán trên thị trường. => SX cho người khác tiêu dùng. So sánh kinh tế tự nhiên và kinh tế hàng hoá Kinh tế tự nhiên Kinh tế hàng hóa LLSX ở trình độ thấp, lệ thuộc nhiều vào giới tự nhiên. LLSX PT ở trình độ cao, con người bớt lệ thuộc vào giới tự nhiên. Ngành SX chính: săn bắt, hái lượm, thủ công, nông nghiệp SX nhỏ. Ngành SX chính: công nghiệp, dịch vụ, nông nghiệp SX lớn. Số lượng SP làm ra đủ cung ứng cho người SX ra nó (SX tự cung tự cấp). Số lượng SP làm ra dư thừa -> nẩy sinh quan hệ trao đổi, mua bán SP. Từ KT tự nhiên lên KT hàng hóa (KTHH TBCN) trải qua một giai đoạn trung gian là KT hàng hóa giản đơn: Trong XH phong kiến tồn tại 2 kiểu SX nhỏ: 1/ SX đúng nghĩa theo tự cung tự cấp. 2/ SX nhỏ theo kiểu SX HH giản đơn: diễn ra trong phạm vi nhỏ (gia đình), người SX đồng thời là người s.hữu TLSX: có SX; có q.lý SX; chủ yếu là GTSD; có lưu thông HH nhưng mang TC địa phương, thị trường nhỏ hẹp Manh nha, thai nghén cho sự ra đời một nền SX lớn khi đủ ĐK. Từ KT HH giản đơn lên KTHH tư bản chủ nghĩa, có những ĐĐ khác: Vì vậy, SXHH TBCN ra đời khi có 2 ĐK: Thứ nhất, phải tập trung lượng tiền lớn trong tay một số ít người đủ sức lập ra cơ sở SX. Thứ hai, NTB phải tìm được CN làm thuê. * Người trực tiếp tham gia SX không còn là người SH TLSX, mà là CN làm thuê. * Người nắm SH TLSX là nhà TB. => SP do CN làm ra thuộc về NTB. SX hàng hoá ra đời khi đáp ứng 2 điều kiện sau: Thứ nhất, phân công lao động xã hội. Thứ hai, sự tách biệt tương đối về mặt kinh tế của những người sản xuất. Thứ nhất, phân công lao động xã hội (ĐK cần): Là sự chuyên môn hoá SX, là sự phân chia lao động xã hội thành những ngành, nghề khác nhau. Phân công lao động xã hội là cơ sở của SX và trao đổi. Vì:  Do phân công lao động nên mỗi người chỉ SX ra một loại hoặc một chi tiết SP. Nhưng nhu cầu của đời sống lại cần nhiều thứ (SP)  mâu thuẫn  vừa thừa vừa thiếu  tất yếu là phải trao đổi sản phẩm cho nhau. Thứ hai, sự tách biệt tương đối về mặt kinh tế của những người sản xuất (ĐK đủ): Sự tách biệt này do quan hệ sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất, mà khởi thuỷ là chế độ sở hữu nhỏ về tư liệu sản xuất, đã xác định người sở hữu tư liệu sản xuất là người sở hữu sản phẩm lao động. “chỉ có sản phẩm của những lao động tư nhân độc lập và không phụ thuộc vào nhau mới đối diện với nhau như là những hàng hoá”. Vì thế, làm cho LĐ của người SX mang tính chất là LĐ tư nhân, làm cho SX và tái SX của họ tách biệt với nhau về mặt kinh tế. Họ đối lập với nhau, nhưng lại nằm trong một hệ thống phân công lao động xã hội nên họ phụ nhau về sản xuất và tiêu dùng. a. Đặc trưng: Thứ nhất: SXHH là SX để trao đổi, mua bán, không phải để người SX ra nó tiêu dùng. Thứ hai, LĐ của NSXHH vừa mang tính tư nhân vừa mang tính XH, mâu thuẫn này là mầm móng của khủng hoản trong KTHH. Thứ ba, mục đích của SXHH là giá trị, là lợi nhuận chứ không phải GTSD. Thứ nhất: Cạnh tranh ngày càng gay gắt, buộc mỗi người sản xuất hàng hoá phải năng động trong sản xuất - kinh doanh, cải tiến KT, chất lượng, mẫu mã...  Cạnh tranh đã thúc đẩy LLSX phát triển mạnh mẽ. Thứ hai, Sự phân công LĐ XH ngày càng sâu sắc, chuyên môn hóa,... tạo MQH giữa các ngành; vùng, xóa bỏ tính bảo thủ, trì trệ của KT tự nhiên, thúc đẩy quá trình XH hóa SX. b. Ưu thế: Thứ ba: Sự phát triển của sản xuất xã hội, các quan hệ hàng hoá tiền tệ làm cho giao lưu kinh tế, văn hoá giữa các địa phương trong nước và quốc tế ngày càng phát triển. Phù hợp với thời đại. Tạo điều kiện ngày càng nâng cao đời sống vật chất và văn hoá của nhân dân. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực SXHH cũng có những mặt trái của nó như:  Phân hóa giàu – nghèo giữa những người SXHH;  Tiềm ẩn những khả năng khủng hoảng kinh tế - xã hội;  Phá hoại môi trường sinh thái,... Hàng hóa là sản phẩm của lao động, thoả mãn được nhu cầu nào đó của con người thông qua trao đổi, mua bán. Nó là HH phi vật thể, nó trở thành HH khi đáp ứng các ĐK sau: - GTSD của SP không tồn tại ở dạng hữu hình (vật thể) mà ở đang phi vật thể. - Quá trình SX HH dịch vụ hướng vào phục vụ trực tiếp người tiêu dùng với tư cách là những khách hàng (chữa bệnh, dạy học) quá trình SX và tiêu dùng diễn ra một cách đồng thời. Ngày nay, loại HH này tồn tại rất phổ biến. Dịch vụ có phải là hàng hóa hay không? Khi nghiên cứu PTSX TBCN, Mác bắt đầu bằng việc phân tích hàng hóa. Vì lý do sau: Thứ nhất, hàng hoá là hình thái biểu hiện phổ biến nhất của của cải trong XH TB. Thứ hai, HH là hình thái nguyên tố của của cải, là tế bào KT trong đó chứa đựng mọi mầm móng mâu thuẫn của PTXS TBCN (v+m). Thứ ba, phân tích HH nghĩa là phân tích giá trị - cái cơ sở của tất cả các phạm trù chính trị KT học của PTSX TBCN. Bất kỳ hàng hoá nào cũng có 2 thuộc tính: Là “một vật nhờ thuộc tính của nó mà thỏa mãn được bất cứ loại nhu cầu nào của con người”.  C.Mác chỉ rõ: “Là giá trị sử dụng, thì các hàng hóa trước hết khác nhau về chất” Mỗi một chất có nhiều thuộc tính tự nhiên khác nhau, do đó nó có nhiều giá trị sử dụng khác nhau: gạo có thể dùng để nấu cơm nhưng gạo cũng có thể dùng dùng làm nguyên liệu cho ngành rượu, bia hay chế biến cồn y tế GTSD này được phát hiện dần dần trong quá trình phát triển của khoa học - kỹ thuật.  GTSD là một phạm trù vĩnh viễn và nó chỉ được thể hiện khi con người sử dụng hay tiêu dùng.  Thế nhưng không phải bất cứ vật gì có GTSD đều là hàng hoá, như: không khí rất cần cho cuộc sống con người nhưng nó không phải là hàng hoá. Giá trị sử dụng của một vật chỉ có thể trở thành hàng hóa, khi nó được làm ra để bán, trao đổi  vật đó phải có giá trị trao đổi. Muốn hiểu được giá trị hàng hoá phải đi từ giá trị trao đổi. “Giá trị trao đổi trước hết biểu hiện ra là một quan hệ về số lượng, là một tỷ lệ theo đó những giá trị sử dụng này được trao đổi với những giá trị sử dụng loại khác”. Ví dụ: 1 mét vải = 10 kg gạo. Vấn đề ở chỗ tại sao chúng có thể trao đổi với nhau được, mà lại trao trao đổi với nhau theo tỉ lệ nhất định? Sự hao phí sức lao động của con người. Mác chỉ rõ: “Nếu gạt giá trị sử dụng của hàng hoá ra một bên, thì vật thể hàng hoá chỉ còn một thuộc tính mà thôi, cụ thể là: chúng là sản phẩm của lao động”.  Gạt bỏ cái vỏ GTSD thì tất cả hàng hoá đều giống nhau, đồng nhất – do sức lao động của con người được tích luỹ lại. Như vậy, giá trị của hàng hoá là lao động xã hội của người sản xuất kết tinh trong hàng hoá, còn giá trị trao đổi chẳng qua chỉ là hình thái biểu hiện của giá trị hàng hoá. Sức lao động của con người kết tinh trong đó không phải là giá trị nếu như sử dụng nó để SX ra HH tiêu dùng cho bản thân và gia đình, mà chỉ là giá trị khi SX ra đề trao đổi. Vì vậy, giá trị là một phạm trù mang tính lịch sử. Chúng có mối quan hệ thống nhất và đối lập nhau.  Sự thống nhất: đã là hàng hoá thì luôn có 2 thuộc tính.  Sự đối lập: Giá trị Giá trị sử dụng Mục đích của người SX. Tạo ra trong quá trình SX. Thực hiện trước. Thuộc tính xã hội. Mục đích của người tiêu dùng. Tạo ra trong quá trình tiêu dùng. Thực hiện sau. Thuộc tính tự nhiên. Do đó: trước khi thực hiện GTSD, phải trả giá trị của nó. Nếu không thực hiện được giá trị sẽ không thực hiện được GTSD. Tính hai mặt của lao động SXHH là: Khái niệm: Là lao động có ích dưới một hình thức cụ thể của một nghề nghiệp chuyên môn nhất định. Mỗi lao động cụ thể có: Mục đích; Phương pháp; Công cụ lao động; Đối tượng và Kết quả lao động riêng. Đặc trưng:  Là cơ sở của phân công lao động xã hội.  KHKT càng phát triển các hình thức lao động cụ thể càng đa dạng, phong phú.  Tạo ra giá trị sử dụng của hàng hóa.  Là phạm trù vĩnh viễn, không phụ thuộc vào bất cứ hình thái KT-XH nào, nhưng hình thức của nó lại phụ thuộc vào sự PT của kỹ thuật, LLSX, phân công LĐXH Khái niệm: là lao động của người SXHH đã gạt bỏ hình thái biểu hiện cụ thể của nó để quy về một cái chung đồng nhất. Đó là sự tiêu hao sức LĐ, sức bắp thịt, thần kinh của con người. Nhưng không phải mọi sự hao phí sức lao động đều là LĐTT, mà nó chỉ tồn tại trong nên SXHH  trao đổi. Vì vậy, LĐTT không phải là sự tiêu hao sức lực nói chung của con người.  Tạo ra giá trị hàng hóa.  Là phạm trù riêng của SXHH.  Là lao động đồng nhất và giống nhau về chất. Đặc trưng: Chú ý: - LĐCT và LĐTT không phải là hai loại LĐ mà là hai mặt của một lao động. Chỉ có lao động SX HH mới có tính hai mặt. MQH giữa LĐCT và LĐTT là MQH giữa cái chung và cái riêng. Ý nghĩa của việc nghiên cứu tính hai mặt của lao động SXHH:  Đã đem lại cho học thuyết giá trị lao động một cơ sở khoa học thực sự.  Giải thích được các hiện tượng phức tạp diễn ra trong thực tế.  Đem lại cơ sở khoa học vững chắc cho học thuyết GTTD: giải thích nguồn gốc thực sự của GTTD. Trong nền sản xuất hàng hóa:  LĐCT biểu hiện thành lao động tư nhân.  LĐTT biểu hiện thành lao động xã hội. Mâu thuẫn giữa lao động tư nhân và lao động xã hội là MT cơ bản của nền SXHH  Sản phẩm do người SX nhỏ tạo ra có thể không phù hợp với nhu cầu xã hội.  Hao phí lao động cá biệt của người SX có thể cao hơn hay thấp hơn hao phí lao động mà XH chấp nhận.  Mâu thuẫn giữa lao động tư nhân và lao động xã hội chứa đựng khả năng SX thừa. TƯ NHÂN XÃ HỘI LAO ĐỘNG LĐ CỤ THỂ LĐ TRỪU TƯỢNG GT SỬ DỤNG GIÁ TRỊ TÍNH HAI MẶT CỦA LAO ĐỘNG SXHH Lượng GTHH là do lao động trừu tượng của người SXHH kết tinh trong đó. Vậy, lượng GTHH do lượng l.động tiêu hao để làm ra GTHH quyết định. Tính theo thời gian. Ví dụ: một người CN mất 1h để SX ra 1 đơn vị SP  Lượng giá trị  tác động đến giá cả. Đơn vị đo:  Thời gian lao động cá biệt.  Thời gian lao động xã hội cần thiết. Là thời gian lao động như: ngày, giờ, tháng, năm Thời gian lao động: LƯỢNG GTHH ĐO BẰNG THỜI GIAN LĐXHCT.  Thời gian lao động cá biệt: Là thời gian của một người tốn bao nhiêu đó để SX ra 1 đơn vị sản phẩm.  Thời gian lao động xã hội cần thiết: Thời gian lao động xã hội cần thiết, là thời gian cần thiết để sản xuất hàng hóa , với trình độ thành thạo trung bình, cường độ lao động trung bình, trong những điều kiện bình thường so với hoàn cảnh XH nhất định. Thực tế, thời gian lao động xã hội cần thiết để sx ra hàng hóa thường trùng với thời gian lao động có biệt của những người sx cung cấp đại bộ phận loại hàng hóa đó trên thị trường. “Chỉ có số lượng lao động, hay thời gian lao động tất yếu, trong một xã hội nhất định để sản xuất một vật phẩm, mới là cái quyết định số lượng giá trị”.  Năng suất lao động:  Là năng lực SX của người lao động.  Được tính bằng: *Số lượng sản phẩm sx ra trong 1 đơn vị thời gian. *Số lượng lao động hao phí để sx ra 1 đơn vị sản phẩm.  Có 2 loại NSLĐ: *NSLĐ cá biệt. *NSLĐ xã hội.  Khi NSLĐ tăng: *Số lượng sản phẩm sx ra trong 1 đơn vị thời gian: tăng. *Số lượng lao động hao phí để sx ra 1 đơn vị sản phẩm (GT): giảm.  Các nhân tố ảnh hưởng đến NSLĐ: *Trình độ khéo léo. *Mức độ phát triển của khoa học - kỹ thuật, công nghệ và mức độ ứng dụng. *Trình độ tổ chức quản lý. *Quy mô và hiệu suất của TLSX. *Các điều kiện tự nhiên.  Phân biệt năng suất lao động với cường độ lao động: *Khái niệm: Cường độ lao động nói lên mức độ khẩn trương, là sự căn thẳng, mệt nhọc của người lao động. *Khi tăng cường độ lao động: sự hao phí lao động trong 1 thời gian lao động nhất định: *Khi tăng cường độ lao động, giá trị một đơn vị sản phẩm:  Cường độ lao động phụ thuộc: *Trình độ tổ chức q.lý. *Quy mô và hiệu suất của tư liệu sản xuất. *Thể chất, tinh thần của người lao động. Tăng Không đổi PHÂN BIỆT TĂNG CƯỜNG ĐỘ L.Đ VÀ TĂNG NSLĐ TĂNG NSLĐ TĂNG CĐLĐ Số lượng SP SX ra trong 1đơn vị thời gian Tăng Tăng Số lượng lao động (sức lực LĐ) hao phí trong 1 đơn vị thời gian Không đổi Tăng Giá trị 1 đơn vị SP Giảm Không đổi  Mức độ phức tạp của lao động: Chia làm:  Lao động giản đơn: là LĐ không qua huấn luyện, đào tạo.  Lao động phức tạp: là LĐ phải qua huấn luyện đào tạo, là lao động lành nghề. Trong cùng một thời gian, lao động phức tạp tạo ra nhiều giá trị hơn lao động giản đơn. Lao động phức tạp là bội số của lao động giản đơn. Mác viết: “Lao động phức tạp chỉ là lao động giản đơn được nâng lên luỹ thừa, hay nói đúng hơn, là lao động giản đơn được nhân lên” Chi phí LĐSXHH = CPLĐ quá khứ + CPLĐ sống. Lượng GTHH = gt cũ tái hiện (c) + gt mới được tạo ra (v+m) Tiền tệ ra đời là kết quả của cả một quá trình phát triển lâu dài của các hình thái giá trị, và biểu hiện thông qua 4 hình thái: HT GIẢN ĐƠN HAY NGẪU NHIÊN HT TIỀN TỆ HT CHUNG CỦA GIÁ TRỊ HT GT ĐẦY ĐỦ HAY MỞ RỘNG Ví dụ: 1 hàng hóa A (vải)= 5 hàng hóa B (thóc) HT GIẢN ĐƠN HAY NGẪU NHIÊN Trong đó: - Hàng hóa A: hình thái GT tương đối. - Hàng hóa B: hình thái ngang giá. - Hình thái giản đơn hay ngẫu nhiên là mầm mống phôi thai của hình thái tiền. - Xuất hiện vào cuối xã hội CSNT. -Trao đổi mang tính ngẫu nhiên và trực tiếp. Tỷ lệ trao đổi chưa thể cố định. Ở hình thái này, giá trị của một hàng hóa chỉ được phát hiện ở một HH nhất định khác với nó, chứ không biểu hiện được ở mọi hàng hóa khác. Sự trao đổi HH phát triển cao hơn, có nhiều mặt hàng hơn, đòi hỏi giá trị của một hàng hóa phải được biểu hiện ở nhiều hàng hóa khác với nó. Do đó, hình thái giá trị giản đơn tự nó chuyển sang hình thái giá trị toàn bộ hay mở rộng. HT GIÁ TRỊ ĐẦY ĐỦ HAY MỞ RỘNG Ví dụ: 1 HH A (vải) = 10 kg thóc = 2 kg chè = 3 kg cà phê = 0,2 gam vàng. - GT của 1 HH được biểu hiện ở GT sử dụng của nhiều HH đóng vai trò vật ngang giá chung. - Tỷ lệ trao đổi chưa cố định, trao đổi trực tiếp hàng lấy hàng. - Xuất hiện sau phân công LĐ XH lần thứ I. Là sự mở rộng HTGT giản đơn hay ngẫu nhiên. Ví dụ: 10 kg thóc = 2 kg chè = 4 kg cà phê = 0,2 gam vàng = HT CHUNG CỦA GIÁ TRỊ 1 vuông vải - Giá trị của mọi HH đều được biểu hiện ở GTSD của một hàng hóa đóng vai trò làm vật ngang giá chung. - Tỷ lệ trao đổi đã cố định, trao đổi gián tiếp. Ví dụ: 1 cái áo = 2 kg chè = 3 kg cà phê = 1 vuông vải = 0,2 gam vàng HT TIỀN TỆ - GT của tất cả mọi HH đều được biểu hiện ở một HH đóng vai trò tiền tệ. - Khi bạc và vàng cùng làm chức năng tiền tệ thì chế độ tiền tệ gọi là chế độ song bản vị. - Khi chỉ còn vàng độc chiếm vai trò tiền tệ thì chế độ tiền tệ được gọi là chế độ bản vị vàng. Tại sao vàng và bạc, đặc biệt là vàng có được vai trò tiền tệ? + Thứ nhất, nó cũng là một HH, có thể mang trao đổi với các HH khác. + Thứ hai, nó có những ưu thế: dễ chia nhỏ, không hư, khối lượng nhỏ nhưng chứa đựng giá trị lớn. Tiền tệ là một HH đặc biệt được tách ra từ trong thế giới HH làm vật ngang giá chung thống nhất cho các hàng hoá khác, nó thể hiện lao động xã hội và biểu hiện mối quan hệ giữa những người SX hàng hóa. Tiền tệ dùng để biểu hiện và đo lường GT của các HH. Giá trị HH được biểu hiện bằng tiền gọi là giá cả HH. Hay nói cách khác, giá cả là hình thức biểu hiện bằng tiền của giá trị HH. a. Chức năng: Tiền làm môi giới trong trao đổi hàng hoá. + Khi tiền chưa xuất hiện: H - H. + Khi tiền xuất hiện: H - T - H. Tiền là hình thức biểu hiện giá trị của HH, nó phục vụ cho sự vận động của HH. Lưu thông hàng hóa và lưu thông tiền tệ là 2 mặt của quá trình thống nhất với nhau => Lưu thông tiền tệ xuất hiện và dựa trên cơ sở của lưu thông hàng hóa. Khi tiền làm phương tiện lưu thông đòi hỏi phải có tiền mặt trên thực tế (vàng thoi, bạc nén, tiền đúc, tiền giấy, tiền tín dung...) - Các loại tiền: + Với chức năng là phương tiện lưu thông, lúc đầu tiền xuất hiện trực tiếp dưới hình thức vàng thoi, bạc nén. + Tiền đúc. + Tiền giấy. Tiền được rút khỏi lưu thông và cất giữ lại để khi cần thì đem ra mua hàng. - Các hình thức cất trữ: + cất dấu, để giành. + gửi ngân hàng. - Chỉ có tiền vàng, tiền bạc, các của cải bằng vàng bạc có giá trị mới thực hiện được chức năng này. Kinh tế hàng hoá phát triển đến một trình độ nào đó tất yếu sẽ nảy sinh việc mua bán chịu: Tiền tệ được sử dụng để: * Trả tiền mua hàng chịu. * Trả nợ. * Nộp thuế... Khi trao đổi vượt khỏi biên giới quốc gia hình thành quan hệ trao đổi giữa các nước, tiền làm chức năng tiền tệ thế giới. - Thực hiện chức năng này tiền làm nhiệm vụ: * Phương tiện mua hàng. * Phương tiện thanh toán quốc tế. * Tín dụng quốc tế. * Di chuyển của cải từ nước này sang nước khác. * Tiền phải là vàng. b. Quy luật lưu thông tiền tệ và vấn đề lạm phát: Quy luật lưu thông tiền tệ là qui luật qui định số lượng tiền cần thiết cho lưu thông HH ở mỗi thời kỳ nhất định. Ba nhân tố quy định số lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường:  Số lượng hàng hoá lưu thông trên thị trường.  Giá cả trung bình của hàng hóa.  Tốc độ lưu thông của những đơn vị tiền tệ cùng loại. “Tổng số giá cả của hàng hóa chia cho số vòng lưu thông của các đồng tiền cùng loại trong một thời gian nhất định” Diễn ra theo quy luật: M: là phương tiện cần thiết cho lưu thông. P: là mức giá cả. Q: là khối lượng HH đem ra lưu thông. V: là số vòng luân chuyển trung bình của một đơn vị tiền tệ. V QP M .  - Khi tiền chỉ thực hiện chức năng là phương tiện lưu thông, thì số tiền cần thiết cho lưu thông tính theo công thức: NTttTkGcG T   )( - Khi tiÒn thùc hiÖn chøc n¨ng ph-¬ng tiÖn thanh to¸n th× sè l-îng tiÒn tÖ cÇn thiÕt cho l-u th«ng sÏ ®-îc triÓn khai nh- sau: T: là số lượng tiền tệ cần cho lưu thông. G: là tổng số giá cả của HH. Gc: là tổng số giá hàng bán chịu. Tk: là tổng số tiền khấu trừ cho nhau. Ttt: là tổng số tiền thanh toán đến kỳ hạn trả. N: Số vòng lưu thông của các đồng tiền cùng loại. Khi số lượng tiền giấy đưa vào lưu thông vượt quá số lượng tiền vàng hay bạc mà nó đại diện thì dẫn đến hiện tượng lạm phát. Khái niệm LP: là tình trạng mức giá chung của toàn bộ nền kinh tế tăng lên trong một thời gian nhất định. - Căn cứ vào mức giá tăng lên, có thể chia lạm phát ra thành các loại: - LP vừa phải: chỉ số giá cả tăng dưới 10%/năm. - LP phi mã: chỉ số giá cả tăng trên 10%/năm. - Siêu LP: chỉ số giá cả tăng hàng trăm, nghìn lần và hơn thế. * Nguyên nhân lạm phát: + Do tiền giấy phát hành quá nhiều, vượt quá số lượng tiền cần thiết cho lưu thông. + Do sự mất cân đối trong quan hệ cung cầu, khi cầu vượt quá cung, T > H. + Do quá trình mở rộng tín dụng, nhiều hình thức tín dụng ra đời (thẻ, séc) khả năng tạo tiền rất nhanh, vượt quá lượng cần thiết. HẬU QUẢ: Gây nhiều tác động tiêu cực KT-XH, đời sống của đại bộ phận dân cư, vì vậy, chống lạm phát là một trong mục tiêu hàng đầu của các nước trên TG. Quy luật giá trị là quy luật kinh tế căn bản của SX và trao đổi HH. Bất cứ ở đâu đã có SX và trao đổi HH thì đều có sự tồn tại và hoạt động của quy luật giá trị. Sản xuất và trao đổi hàng hoá phải dựa trên cơ sở giá trị của nó, tức trên cơ sở hao phí lao động xã hội cần thiết. Vì vậy, muốn bán được hàng hoá, bù đắp được chi phí và có lãi, người sản xuất phải: - Điều chỉnh làm sao cho hao phí lao động cá biệt của mình phù hợp với mức chi phí mà xã hội chấp nhận được. TRONG SẢN XUẤT - Khối lượng sản phẩm mà những người SX tạo ra phải phù hợp nhu cầu có khả năng thanh toán của XH. TRONG TRAO ĐỔI Giá cả vận động lên xuống xoay quanh GT. GT là cơ sở của GC, GC biểu hiện bằng tiền của GT => GC phụ thuộc vào GT. Do tác động của quan hệ cung cầu về HH trên thị trường làm cho GC ở từng nơi, từng lúc, từng mặt hàng có thể lớn hơn,nhỏ hơn, hoặc bằng GT của nó. Giá cả = giá trị - Khi cung = cầu, thì giá cả = giá trị. - Khi cung > cầu, thì giá cả < giá trị. - Khi cung giá trị. Đồng thời, giá cả cũng có tác động tới cung và cầu. Tác động của cung và cầu: Thể hiện: Thứ nhất, điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa:  Điều tiết sản xuất: là điều hoà, phân phối các yếu tố sản xuất giữa các ngành, các lĩnh vực của nền kinh tế. Nếu ngành nào cung < cầu:  Giả cả HH > giá trị, HH bán chạy, lãi cao.  Nhiều người SX sẽ đổ xô vào; và ngược lại.  Điều tiết lưu thông: là phân phối nguồn hàng hoá từ nơi có giá cả thấp đến nơi có giá cả cao.  Như vậy, sự biến đổi của giá cả trên thị trường không những chỉ rõ sự biến động về kinh tế, mà còn có tác động điều tiết nên kinh tế hàng hoá. Thứ hai, kích thích cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá SX, tăng năng xuất lao động, thúc đẩy lực lượng SX xã hội phát triển: Người SX phải đảm bảo thời gian lao động cá biệt < thời gian lao động xã hội cần thiết. Muốn vậy nhà SX phải tìm cách cải tiến kỹ thuật, cải tiến tổ chức quản lý, nâng cao tay nghề cho người lao động. LLSX phát triển. Thứ ba, thực hiện sự lựa chọn tự nhiên và phân hóa người SX HH thành người giàu - nghèo. + Người SX có giá trị cá biệt nhỏ hơn giá trị xã hội có lợi trở lên giàu có. + Người SX có giá trị cá biệt lớn hơn giá trị xã hội sẽ bất lợi thua lỗ và phá sản. a. Cạnh trạnh: * Khái niệm: Là sự ganh đua về kinh tế giữa những chủ thể trong nền SXHH nhằm giành dật nhau điều kiện thuận lợi trong SX, thị trường tiêu thụ * Vai trò của cạnh tranh: là động lực thúc đẩy nền KTPT: + Buộc nhà SX phải luôn năng động. + Cải tiến kỹ thuật, KHCN. + Nâng cao tay nghề cho CN. + Hoàn thiện tổ chức. + Nâng cao NSLĐ và chất lượng SP. * Những tiêu cực của cạnh tranh: Nếu cạnh tranh không lành mạnh sẽ dẫn đến những tiêu cực sau: + Bất chấp thủ đoạn vi phạm đạo đức kinh doanh, pháp luật. + Gây tổn hại đến tập thể, xã hội và cộng đồng như: hàng giả, buôn lậu, trốn thuế, cắp bản quyền, môi trường b. Quan hệ cung – cầu và giá cả: - Cầu: * Khái niệm: là nhu cầu có khả năng thanh toán của người tiêu dùng. Như vậy, cầu không đồng nghĩa với nhu cầu XH, mà nó được đảm bảo được số lượng tiền thanh toán. * Quy mô của cầu phụ thuộc vào: + Thu nhập; + Sức mua của đồng tiền, giá cả, lãi suất, thị hiếu. Trong đó giá cả là yếu tố quyết định. - Cung: * Khái niệm: là tổng số hàng hóa có ở thị trường hoặc có khả năng cung cấp cho thị trường. - MQH cung – cầu: Có MQH chặt chẽ với nhau. Cầu xác định cung; cung xác định cầu. Chỉ có những HH nào có nhu cầu thì mới SX; nhà SX phải SX những mặt hàng đúng thị hiếu NTD. a. Khái niệm: T.Trường là tổng hòa các mối quan hệ mua – bán trong xã hội, được hình thành do những điều kiện lịch sử, kinh tế - xã hội nhất định. * Có nhiều loại thị trường khác nhau: Thị trường sản phẩm HH; thị trường TLSX, thị trường vốn, thị trường chứng khoán b. Các chức năng của thị trường: * Thực hiện giá trị: thị trường là nơi giá trị HH được thực hiện, có thể cao, thấp hoặc bằng giá trị. Chức năng này có vai trò quyết định đối với người SX. * Thông tin cho người SX và người tiêu dùng: thông qua quy mô nhu cầu, chất lượng, giá cả mà nhu cầu có thể chấp nhận được. * Kích thích SX và tiêu dùng: thông tin cho các chủ thể tham gia thị trường, xử lý kịp thời phù hợp với thị trường, nhờ đó SX và tiêu dùng được kích thích. c. Giá cả thị trường: Trong thực tế giá cả không phải lúc nào cũng phù hợp với GT, mà nó thường biến động xoay quanh quy luật GT như: - Cạnh tranh. - Quan hệ cung – cầu. - Sức mua của đồng tiền.  Vì vậy, giá cả trên thị trường là giá bán thực tế của HH trên thị trường.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgiao_an_chuong_4_htgt_0291.pdf
Tài liệu liên quan