Bài giảng Hành vi tổ chức - Cơ sở hành vi cá nhân

Các cách định dạng hành vi của cá nhân trong tổ chức: – Củng cố một cách tích cực. – Củng cố một cách tiêu cực. – Phạt –loại bỏ những hành vi không mong đợi trong điều kiện không mấy thiện chí. – Dập tắt –dẹp bỏ hoàn toàn những điều kiện có thể tạo ra những hành vi mà tổ chức không mong muốn.

pdf48 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 9961 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Hành vi tổ chức - Cơ sở hành vi cá nhân, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Biên soạn: Hoàng Thị Doan ĐT: 0973 654 787 Email: htdoan_87@yahoo.com MỤC TIÊU - Xác định những đặc tính tiểu sử quan trọng ảnh hưởng đến hành vi tổ chức. - Giới thiệu hai dạng khả năng của con người: nghiên cứu sự phù hợp giữa công việc và khả năng để đạt được những hành vi như mong muốn. - Giải thích những yếu tố xác định tính cách của cá nhân. - Mô tả sự tác động giữa công việc với tính cách. - Tóm tắt các học thuyết học tập giúp chúng ta hiểu rõ hơn về sự thay đổi hành vi. Đặc tính tiểu sử Năng lực Tính cách Nhận thức NỘI DUNG Học tập Năng suất lao động Sự vắng mặt Sự thuyên chuyển Mức độ hài lòng của NV ĐẶC TÍNH TIỂU SỬ Năng suất Sự vắng mặt Tỷ lệ thuyên chuyển Mức độ hài lòng SL người phải nuôi dưởng4 Tuổi tác1 Tình trạng hôn nhân3 Giới tính2 Thâm niên công tác5 TUỔI TÁC • Về năng suất làm việc: phụ thuộc vào nhu cầu của công việc cụ thể. • Chu kỳ nghề nghiệp: 19  24 18 25  44 45  60 61  GĐ phát triển Giai đoạn thăm dò Giai đoạn thiết lập Giai đoạn duy trì Giai đoạn suy tàn Thời kỳ thử thách Thời kỳ ổn định TK khủng hoảng 31  4025  30 41  44 ĐẶC TÍNH TIỂU SỬ TUỔI TÁC • Sự vắng mặt: quan hệ tuổi tác và sự vắng mặt là phụ thuộc vào sự vắng mặt là có khả năng tránh được hay không tránh được. Hệ số vắng mặt Người lớn tuổi Người trẻ tuổi Sự vắng mặt có khả năng tránh được Thấp Cao Sự vắng mặt không tránh được cao Thấp ĐẶC TÍNH TIỂU SỬ TUỔI TÁC • Sự thuyên chuyển: tuổi tác càng cao con người càng ít muốn nghỉ việc, thực tế những người có tuổi càng cao sẽ có ít hơn sự lựa chọn nghề nghiệp. • Sự thoả mãn đối với công việc: có những bằng chứng áp đảo chỉ ra tương quan đồng biến giữa tuổi tác và sự thoả mãn. Tuy nhiên trong thời đại công nghệ đã làm thay đổi tình thế, ở những công việc có sự thay đổi nhanh chóng làm cho kỹ năng của người lao động mau chóng trở lên lạc hậu thì sự thoả mãn của người lao động lớn tuổi thường thấp hơn ở những người lao động trẻ tuổi hơn. ĐẶC TÍNH TIỂU SỬ GIỚI TÍNH • Không có sự khác biệt giữa nam và nữ về năng lực nói chung và trong năng suất lao động. • Về sự thoả mãn đối với công việc: không có bằng chứng nào chứng minh rằng giới tính của người lao động ảnh hưởng tới sự thoả mãn đối với công việc của người lao động. • Về tỷ lệ vắng mặt và kết quả công việc: phụ nữ có hệ số vắng mặt cao hơn nam giới (do vai trò làm vợ, làm mẹ của người phụ nữ). ĐẶC TÍNH TIỂU SỬ TÌNH TRẠNG GIA ĐÌNH • Có không đủ những chứng cứ để rút ra bất kỳ một kết luận về ảnh hưởng của tình trạng gia đình đến năng suất lao động. • Người có gia đình có hệ số vắng mặt thấp hơn, sự thuyên chuyển thấp hơn và sự thoả mãn với công việc cao hơn. Do khi lập gia đình tạo ra nhiều trách nhiệm hơn, điều đó tạo cho có việc làm ổn định và một thu nhập ổn định là quan trọng hơn và giá trị hơn ĐẶC TÍNH TIỂU SỬ SỐ LƯỢNG NGƯỜI PHẢI NUÔI DƯỠNG • Không đủ thông tin trong quan hệ giữa số lượng người phải nuôi dưỡng và năng suất lao động. • Có mối tương quan đồng biến giữa số lượng người phải nuôi dưỡng với hệ số vắng mặt và sự thoả mãn đối với công việc (đặc biệt là phụ nữ). • Các nghiên cứu về số lượng người phải nuôi dưỡng và sự thuyên chuyển thì có nhiều kết quả trái ngược nhau. ĐẶC TÍNH TIỂU SỬ THÂM NIÊN CÔNG TÁC Thâm niên là số năm người lao động làm một công việc cụ thể. • Không có cơ sở đánh giá thâm niên công tác ảnh hưởng tới năng suất lao động. • Thâm niên và sự vắng mặt có quan hệ nghịch biến (tuy nhiên thực tế có những trường hợp là đồng biến). • Người thâm niên càng cao thường ít thuyên chuyển công tác. ĐẶC TÍNH TIỂU SỬ NĂNG LỰC • Năng lực là mức độ, khả năng của một cá nhân để thực hiện các nhiệm vụ khác nhau trong công việc. • Để hoàn thành thành công một nhiệm vụ trong tổ chức, năng lực bao gồm: – Năng khiếu tự nhiên: là những năng lực tự nhiên giúp người lao động học những mục tiêu cụ thể nhanh hơn và thực hiện chúng tốt hơn. – Năng lực học tập theo yêu cầu: đề cập đến khả năng người lao động thu nhận được những kỹ năng và kiến thức. NĂNG LỰC Tư duy Nghề nghiệp Thể chất Năng lực còn được nhìn dưới những góc độ khác: NĂNG LỰC Khả năng Mô tả VD liên quan đến công việc Tính toán Tính toán chính xác và nhanh Kế toán: tính thuế, tính tiền hàng Đọc hiểu Hiểu những gì đọc hoặc nghe được, hiểu được mối liên hệ giữa các từ với nhau Giám đốc nhà máy thực hiện các chính sách của công ty Tốc độ nhận thức Nhìn thấy được những điểm giống và khác nhau thật nhanh và chính xác Người làm công tác điếu tra cháy nổ: có khả năng tìm ra những dầu vết để hỗ trợ cho điều tra Suy luận quy nạp Nhận biết chuỗi logic trong vấn đề và giải quyết vấn đề Nghiên cứu thị trường: dự báo nhu cầu sản phẩm trong giai đoạn tới Suy luận suy diễn Khả năng sử dụng logic và đánh giá những ứng dụng trong những luận cứ Người giám sát: lựa chọn một trong những đề nghị của nhân viên Khả năng hình dung Tưởng tượng được một vật sẽ trong như thế nào nếu vị trí của nó bị thay đổi. Trang trì nội thất: trang trí lại văn phòng Ghi nhớ Duy trì và nhớ lại những gì của quá khứ Nhân viên bán hàng: nhớ tên hay sự việc liên quan đến khách hàng NĂNG LỰC TƯ DUY NĂNG LỰC THỂ CHẤT Khả năng thể lực giúp cho người lao động có thể thực hiện được những công việc đòi hỏi sức mạnh, sự linh hoạt và những đặc tính tương tự. NĂNG LỰC NĂNG LỰC NGHỀ NGHIỆP Là sự tương ứng giữa những thuộc tính tâm, sinh lý của con người với những yêu cầu do nghề nghiệp đặt ra. NĂNG LỰC Không có sự phù hợp giữa năng lực nghề nghiệp và công việc? • Trường hợp 1: Khả năng không đáp ứng được công việc – Tình trạng này được nhận ra thông qua những thất bại của nhân viên do không đủ khả năng. NĂNG LỰC • Trường hợp 2: Khả năng vượt quá yêu cầu công việc – Trường hợp này khó nhận biết – Công việc hoàn thành nhưng tổ chức không sử dụng hết hiệu suất của nhân viên. – Có thể dẫn đến giảm mức độ hài lòng của nhân viên. NĂNG LỰC NHÀ QUẢN TRỊ PHẢI LÀM GÌ? VAI TRÒ CỦA NHÀ QUẢN TRỊ • Lựa chon nguồn đầu vào có khả năng phù hợp nhất với yêu cầu công việc. • Cung cấp đào tạo để cho người lao động phát triển những kiến thức và kỹ năng được yêu cầu. • Thiết kế lại công việc để người lao động nhận được chỉ những nhiệm vụ mà trong phạm vị năng lực của họ. NĂNG LỰC TÍNH CÁCH Tính cách là một tổ chức năng động gắn liền với hệ thống tâm lý của cá nhân mà hệ thống này xác đinh những sự điều chỉnh thống nhất của cá nhân đối với môi trường của anh ta. TÍNH CÁCH • Tính cách là tổng hợp tất cả các cách thức mà một cá nhân có thể sử dụng để phản ứng hoặc tương tác với những người khác. • Với mục đích của chúng ta, có thể hiểu “tính cách là tổng thể các cách thức trong đó một các nhân phản ứng và tương tác với môi trường của anh (chị) ta”. ĐẶC ĐIỂM CỦA TÍNH CÁCH • Tính cách thể hiện sự độc đáo, cá biệt và riêng có. • Những đặc điểm về tính cách là tương đối ổn định ở các cá nhân. • Những đặc điểm của tính cách được thể hiện một cách có hệ thống trong các hành vi, hành động của cá nhân đó. TÍNH CÁCH ĐÁNH GIÁ TÍNH CÁCH • Phản ứng, tương tác của cá nhân với trách nhiệm và nghĩa vụ mà họ đảm nhiệm. • Phản ứng tương tác với những người xung quanh. • Phản ứng tương tác với chính bản thân cá nhân. TÍNH CÁCH Anh ta là người như thế nào? CÁC YẾU TỐ XÁC ĐỊNH TÍNH CÁCH? THẢO LUẬN CÁC YẾU TỐ XÁC ĐỊNH TÍNH CÁCH • Tính cách được xác đinh bởi hai yếu tố: Môi trường và di truyền. – Yếu tố di truyền: di truyền được thực hiện thông qua gen  gen xác định sự cân bằng Hoocmone  xác định thể chất  tạo ra tính cách. Thảo luận: Tại sao anh chi em ruột có cùng yếu tố di truyền lại có tính cách khác nhau? TÍNH CÁCH TÍNH CÁCH CÁC YẾU TỐ XÁC ĐỊNH TÍNH CÁCH Điều kiện sống Các chuẩn mực trong GĐ Bạn bè Tầng lớp xã hội … Nền văn hoá YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG CÁC YẾU TỐ XÁC ĐỊNH TÍNH CÁCH Cả hai yếu tố di truyền và môi trường đều là quan trọng trong việc hình thành lên tính cách cho con người. Di truyền tạo ra các yếu tố, nhưng toàn bộ các tiềm năng của một con người sẽ được xác định bởi khả năng mà con người điều chỉnh đối với các nhu cầu và đòi hỏi của môi trường. TÍNH CÁCH Phẩm chất cá nhân Chấp nhận rủi ro PHÂN LOẠI Mức độ tự chủ Định hướng thành tựu Thực dụng Độc đoán PHÂN LOẠI TÍNH CÁCH TÍNH CÁCH Phẩm chất cá nhân NHẬN THỨC Nhận thức là một quá trình trong đó cá nhân tổ chức và diễn đạt những ấn tượng mang tính cảm giác để giải thích về môi trường của họ. Thế giới khách quan Thế giới được nhận thức (thực tế) Các tín hiệu Chú ýCảm giác Nhận thức Sơ đồ 2.1: Quá trình nhận thức NHẬN THỨC Đối tượng nhận thức Người nhận thức Tình huống trong đó quá trình nhận thức diễn ra CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI NHẬN THỨC NHẬN THỨC 1. Tương quan vật – nền 2. Tương tự, tương đồng 3. Gần nhau 4. Kết thúc ĐỐI TƯỢNG NHẬN THỨC Khi con người quan sát một đối tượng có bốn xu hướng thường xảy ra. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI NHẬN THỨC NGƯỜI NHẬN THỨC • Khi con người nhìn một đối tượng và diễn đạt cái mà anh ta thấy, sự diễn đạt đó bị ảnh hưởng mạnh bởi những đặc tính cá nhân của người đó Thái độ Động cơ Lợi ích Kiến thức và kinh nghiệm Mong muốn TÌNH HUỐNG TRONG ĐÓ QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC XẢY RA • Có những trường hợp người nhận thức và đối tượng nhân thức không đổi nhưng nhận thức lại rất khác nhau. VD: đọc một cuốn sách khác nhau và những thời điểm khác nhau, nhận thưc khác nhau, cách ăn mặc khi tới vũ trường và tới lớp… CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI NHẬN THỨC Quan điểm cổ điển về ra quyết đinh Quan điểm hành vi về ra quyết định NHẬN THỨC VÀ RA QUYẾT ĐỊNH QUAN ĐIỂM CỔ ĐIỂN Xác đinh cơ hội hoặc vấn đề cần giải quyết Phát triển các giải pháp Lượng giá các giải pháp Giải pháp tốt nhất được chọn và được thực hiện Sơ đố 2.2: Quá trình ra quyết định NHẬN THỨC VÀ RA QUYẾT ĐỊNH QUAN ĐIỂM CỔ ĐIỂN • Thứ nhất, người ra quyết định là khách quan và logic, có mục tiêu đơn giản, rõ ràng và có thể xác định rõ ràng vấn đề cần giải quyết. • Thứ hai, tất cả các giải pháp có khả năng theo đuổi trong việc giải quyết vần đề là có thể xác đinh được. • Thứ ba, tiêu chí chọn lựa và thực hiện ưu tiên có thể được xác đinh theo các tiêu thức phù hợp với mọi lúc, qua đó có thể lượng giá kỹ lưỡng các giải pháp cho việc giải quyết vấn đề. • Thứ tư, giải pháp tốt nhất (tối ưu) sẽ được chọn và được thực hiện. NHẬN THỨC VÀ RA QUYẾT ĐỊNH QUAN ĐIỂM HÀNH VI • Quan điểm hành vi cho rằng cá nhân không thể tối ưu hành vi của họ mà họ ra quyết định trên cơ sở sự thoả mãn. • Những giả định mà dựa trên quan điểm hợp lý hình thành là không thực tế do năng lực nhận thức của con người bị giới hạn. NHẬN THỨC VÀ RA QUYẾT ĐỊNH QUAN ĐIỂM HÀNH VI • Giải pháp được chọn không phải là giải pháp tốt nhất mà thường là giải pháp chấp nhận được. • Nhận thức hoạt động như một bộ lọc trong việc đơn giản hoán những sự phức tạp, biến những những nhiệm vụ phức tạp dường như không thể thực hiện được thành những nhiệm vụ có thể thực hiện được. NHẬN THỨC VÀ RA QUYẾT ĐỊNH NHẬN THỨC VỀ CON NGƯỜI Thuyết quy kết • Thuyết quy kết cho rằng: khi chúng ta quan sát hành vi của một cá nhân, chúng ta cố gắng xác định (thực chất là sự quy kết) nguyên nhân của hành vi của họ từ bên ngoài hay bên trong. Sự xác định đó phụ thuộc vào ba nhân tố: Sự riêng biệt, sự nhất trí và sự nhất quán. NHẬN THỨC VÀ RA QUYẾT ĐỊNH NHẬN THỨC VỀ CON NGƯỜI Quan sát Diễn dịch Quy kết nguyên nhân Bên trong Bên ngoài HÀNH VI CÁ NHÂN Sự riêng biệt Sự nhất trí Sự nhất quán Cao Thấp Cao Thấp Cao Thấp NHẬN THỨC VÀ RA QUYẾT ĐỊNH • Phỏng vấn tuyển chọn • Đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ • Đánh giá về nỗ lực làm việc của mỗi cá nhân • Đánh giá về sự trung thành với tổ chức. ỨNG DỤNG TRONG TỔ CHỨC NHẬN THỨC VÀ RA QUYẾT ĐỊNH NHỮNG THIẾU SÓT KHI NHẬN THỨC NGƯỜI KHÁC • Nhận thức có lựa chọn. • Suy bụng ta ra bụng người • Vơ đũa cả nắm • Sự phiến diện HỌC TẬP Học tập là tất cả những thay đổi trong hành vi mà điều này xảy ra như là kết quả của những kinh nghiệm. • Định nghĩa này có những yếu tố cần nắm rõ: • Học tập bao gồm sự thay đổi • Sự thay đổi phải là sự thay đổi luôn, thay đổi hẳn, thay đổi không quay trở lại. • Định nghĩa về học tập quan tâm đến hành vi. • Một số dạng kinh nghiệm là cần thiết cho học tập. 12 3 Thuyết điều kiện cổ điển. Thuyết điều kiện hoạt động. Thuyết học tập xã hội. CÁC THUYẾT VỀ HỌC TẬP CÁC THUYẾT VỀ HỌC TẬP Thuyết điều kiện cổ điển. Thuyết điều kiện hoạt động. Thuyết học tập xã hội. - Học tập được xây dựng trên mối liên hệ giữa kích thích có ĐK và kích thích không ĐK. - Học tập phản xạ có điều kiện bao gồm việc hình thành một quan hệ giữa các tín hiệu có điều kiện và các tín hiệu không điều kiện. - Thụ động - Giả định rằng hành vi được xác định dựa trên học tập. - Cá nhân học tập để phản ứng, sư xử nhằm đạt được điều mình muốn và tránh những điều không muốn. - Sự ảnh hưởng của những mô hình là điểm trung tâm của thuyết học tập xã hội. - Bốn quá trình trong việc xác định sự ảnh hưởng mà mô hình ảnh hưởng tác động tới các cá nhân: quá trình chú ý, quá trình tái hiện, quá trình thực tập, quá trình củng cố. ĐỊNH DẠNG HÀNH VI Một công cụ quản lý hữu hiệu • Các cách định dạng hành vi của cá nhân trong tổ chức: – Củng cố một cách tích cực. – Củng cố một cách tiêu cực. – Phạt – loại bỏ những hành vi không mong đợi trong điều kiện không mấy thiện chí. – Dập tắt – dẹp bỏ hoàn toàn những điều kiện có thể tạo ra những hành vi mà tổ chức không mong muốn.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfchuong_2_co_so_ha_nh_vi_ca_nhan_2991.pdf