Bài giảng Giới thiệu về phân tích lợi ích chi phí (cba)
Nhận dạng vấn đề và xác định các phương án giải
quyết
2. Nhận dạng các lợi ích và chi phí xã hội của mỗi
phương án
3. Đánh giá lợi ích và chi phí của mỗi phương án (lượng
hóa bằng tiền)
4. Lập bảng lợi ích và chi phí hằng năm để chiết khấu
các lợi ích và chi phí để đưa về hiện giá
5. Tính toán lợi ích xã hội ròng của mỗi phương án
6. So sánh các phương án theo lợi ích xã hội ròng
7. Phân tích độ nhạy
8. Đưa ra kiến nghị
30 trang |
Chia sẻ: hao_hao | Lượt xem: 7520 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Giới thiệu về phân tích lợi ích chi phí (cba), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƢƠNG I
GIỚI THIỆU VỀ PHÂN TÍCH
LỢI ÍCH CHI PHÍ (CBA)
PHÂN TÍCH LỢI ÍCH CHI PHÍ
MAIDINHQUY CHAPTER 1
NỘI DUNG
MAIDINHQUY CHAPTER 1
- Sự cần thiết lựa chọn các phƣơng án và phƣơng
pháp lựa chọn.
- Phân biệt phân tích LICP & phân tích tài chính.
- Phân biệt phân tích LICP & phân tích HQ-CP
- Giới thiệu quá trình hình thành và phát triển
phân tích LICP
- Phân loại phân tích LICP
- Mục đính sử dụng phân tích LICP
- Các bước trong phân tích LICP
SỰ CẦN THIẾT LỰA CHỌN
MAIDINHQUY CHAPTER 1
Xây bệnh viện???
Xây cầu vƣợt biển???
Hay xây trƣờng đại học???
Trong cuộc sống con người luôn đối
mặt với việc lựa chọn giữa rất nhiều
mục tiêu khác nhau như xây dựng
một bệnh viện mới, xây dựng một
cây cầu mới hay xây dựng một trường
đại học.v.v. Vậy thì người ta sẽ chọn
đầu tư vào đâu? Cở sở nào để ra
quyết định?
SỰ CẦN THIẾT LỰA CHỌN
MAIDINHQUY CHAPTER 1
- Nguồn tài nguyên vật lực của XH là có hạn.
- Do nguồn lực thì khan hiếm nên không thể
cùng lúc đáp ứng mọi mong muốn của xã
hội.
-Những lựa chọn tương tự như vậy thường
xuyên đặt ra trước chúng ta.
Các quyết định luôn luôn là những lựa
chọn giữa các phương án cạnh tranh nhau.
PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH LỢI ÍCH-CHI PHÍ
MAIDINHQUY CHAPTER 1
Phương pháp phân tích lợi ích là
gì?
“Phân tích lợi ích – chi phí là một
phương pháp đánh giá sự mong
muốn tương đối giữa các phương
án cạnh trạnh nhau, khi sự lựa
chọn được đo lường bằng giá trị
kinh tế tạo ra cho toàn XH”.
(J.A. Sinden)
PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH LỢI ÍCH-CHI PHÍ
MAIDINHQUY CHAPTER 1
‚Phân tích LICP là một khung phân tích
có hệ thống cho việc thẩm định kinh tế
các dự án tư và công được đề xuất trên
quan điểm xã hội nói chung‛
H. Campbell & R. Brown (2003)
PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH LỢI ÍCH-CHI PHÍ
MAIDINHQUY CHAPTER 1
‚Phân tích kinh tế, còn gọi là phân tích
lợi ích – chi phí, là phân tích mở rộng của
phân tích tài chính, ... được sử dụng chủ
yếu bởi các chính phủ và các cơ quan
quốc tế để xem xét một dự án hay chính
sách có làm tăng phúc lợi cộng đồng hay
không‛ (Frances Perkins, 1994).
PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH LỢI ÍCH-CHI PHÍ
MAIDINHQUY CHAPTER 1
‚Phân tích lợi ích – chi phí là một phương
pháp đánh giá chính sách mà phương
pháp này lượng hóa bằng tiền giá trị của
tất cả các kết quả của chính sách đối với
tất cả mọi thành viên trong xã hội nói
chung. Lợi ích xã hội ròng (NSB = B – C)
là thước đo giá trị của chính sách‛
(Boardman, 2001).
PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH LỢI ÍCH-CHI PHÍ
MAIDINHQUY CHAPTER 1
‚Phân tích lợi ích – chi phí là một phương
pháp đánh giá chính sách mà phương
pháp này lượng hóa bằng tiền giá trị của
tất cả các kết quả của chính sách đối với
tất cả mọi thành viên trong xã hội nói
chung. Lợi ích xã hội ròng (NSB = B – C)
là thước đo giá trị của chính sách‛
(Boardman, 2001).
PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH LỢI ÍCH-CHI PHÍ
MAIDINHQUY CHAPTER 1
Phân tích lợi ích – chi phí là một phương
pháp đánh giá để cung cấp thông tin cho
việc ra quyết định lựa chọn
Phân tích lợi ích – chi phí quan tâm chủ yếu
đến hiệu quả kinh tế
Phân tích lợi ích – chi phí xem xét tất cả các
lợi ích và chi phí (có giá thị trường và không
có giá thị trường)
Phân tích lợi ích – chi phí xem xét vấn đề
trên quan điểm xã hội nói chung
PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH LỢI ÍCH-CHI PHÍ
MAIDINHQUY CHAPTER 1
Cơ Sở Cho Sự Lựa Chọn Khi Phân Tích
Lợi ích ròng = Lợi ích – chi phí > 0
• Lợi ích ròng XH có thể khác với lợi ích
ròng tư nhân.
• Lợi ích ròng XH = Lợi ích ròng tư nhân
+ Lợi ích tư nhân khác – chi phí khác
xảy ra mà tư nhân hoặc XH chịu.
PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH LỢI ÍCH-CHI PHÍ
MAIDINHQUY CHAPTER 1
Ví dụ minh hoạ
VD1: Ông A thành lập công ty du lịch:
• Lợi ích ròng cho ông A = Lợi ích (doanh thu) –
chi phí và thuế.
• Lợi ích khác cho XH khi công ty du lịch đựơc
mở: Tăng thu nhập cho dân cư địa phương khi
sản xuất và bán quà lưu niệm, thực phẩm và
các dịch vụ khác cho du khách.
• Chi phí mà XH hoặc cá nhân khác gánh chịu
khi có công ty du lịch: Chi phí an ninh, bảo
hiểm, mở mang đường xá.
PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH LỢI ÍCH-CHI PHÍ
MAIDINHQUY CHAPTER 1
Ví dụ minh hoạ
• Ví dụ 2: (trang11-12)
Hãng A thiết lập dịch vụ chuyển phát nhanh bưu
phẩm làm cho doanh thu tăng 150.000 $/năm với
chi phí là 100.000 $/năm và thuế sẽ trả ở lợi ích
ròng là 20%.
Lợi ích ròng của A trước thuế:
= Lợi ích – chi phí:
= 150.000 - 100.000
= 50.000$
Thuế 20% của 50.000 = 50.000* 20% = 10.000$
Lợi ích ròng của Hãng A sau thuế:
= 50.000 - 10.000 = 40.000$
PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH LỢI ÍCH-CHI PHÍ
MAIDINHQUY CHAPTER 1
• Nhờ có chuyển phát nhanh của A tác động làm hãng
B tăng doanh thu 115.000$/năm với chi phí tăng
40.000$ và thuế 20% vào lợi ích ròng:
-Lợi ích ròng của B trước thuế = 115.000 –
40.000 = 75.000$
-Thuế 20% = 75.000 * 20% = 15.000$
• Lợi ích ròng của B sau thuế
= 75.000 – 15.000
= 60.000$
• Tổng lợi ích ròng tư nhân (A & B)
= 40.000 + 60.000
= 100.000$
PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH LỢI ÍCH-CHI PHÍ
MAIDINHQUY CHAPTER 1
• Nhưng XH gánh chịu những chi phí khác bao gồm:
-Tăng cảnh sát điều khiển giao thông 50.000 $/năm
-Tăng xây dựng đường xá 95.000$/ năm
-Thuế = 10.000 + 15.000 = 25.000$ coi như lợi ích
XH
Như vậy: Lợi ích ròng XH = (Lợi ích ròng tư nhân +
Thuế) – Chi phí XH
= (100.000 + 25.000) – (95.000 + 50.000)
= -20.000$
Phương án này không được ưa thích dưới góc độ XH,
nhưng rõ ràng cả A & B lại yêu thích nó.
PHƯƠNG PHÁP LUẬN CỦA CBA
MAIDINHQUY CHAPTER 1
Decision
Undertake
the Project
Do not Undertake
the Project
Scarce Resources
Allocated to the Project
Scarce Resources Allocated
to Alternative Uses
Value of Project
Output
Value of Output from
Resources in Alternative Uses
Project Benefit = $X Project Opportunity
Cost = $Y
If X>Y, recommend the project
“With and Without” Approach to Cost-Benefit Analysis
PHƯƠNG PHÁP LUẬN CỦA CBA
MAIDINHQUY CHAPTER 1
“With” and “without”
“before and after”?
o Trong khi người phân tích có thể
‚đề xuất‛ dự án, còn việc quyết
định tùy vào người ra quyết định
o CBA có ý nghĩa bổ sung cho quá trình ra
quyết định, chứ không thay thế việc ra
quyết định
PHÂN BIỆT CBA & FA
MAIDINHQUY CHAPTER 1
• Phân tích tài chính được sử dụng chủ yếu trong
khu vực tư nhân để xác định xem kết quả nào tốt
nhất theo quan điểm tư nhân (quan điểm chủ sở
hữu hoặc quan điểm tổng đầu tư). Các dòng tiền
và doanh thu kỳ vọng được coi là các dòng lợi ích,
và các khoản tiền chi trả trực tiếp để mua các yếu
tố sản xuất được xem như chi phí bất kể ảnh của
xuất lượng ở các khu vực khác trong nền kinh tế.
Chi phí gây ra cho nhóm cá nhân thứ ba, như thiệt
hại môi trường, … không được tính đến.
PHÂN BIỆT CBA & FA
MAIDINHQUY CHAPTER 1
• Phân tích lợi ích – chi phí được dùng cho việc đánh
giá các dự án công, và kết quả của dự án luôn luôn
được đánh giá trên cơ sở mối quan tâm công cộng.
• Không giống như phân tích tài chính, trong đó các lợi
ích và chi phí được đo lường bằng giá thị trường, việc
đánh giá trong phân tích lợi ích – chi phí được tính
theo giá đã điều chỉnh những biến dạng thị trường
(giá ẩn, giá kinh tế). Điều quan trọng cần lưu ý là các
chi phí và lợi ích được đo lường dưới dạng những thứ
‘được’ và ‘mất’ sự hữu dụng xã hội chứ không chỉ đơn
thuần là các dòng thực thu và thực chi, và tất cả các
lợi ích và chi phí ngoại tác được xem xét tính toán
trong phân tích.
PHÂN BIỆT CBA & FA
MAIDINHQUY CHAPTER 1
Ví dụ minh hoạ: Dự án điện năng
PHÂN BIỆT CBA & FA
MAIDINHQUY CHAPTER 1
PHÂN BIỆT CBA & CEA
MAIDINHQUY CHAPTER 1
CBA
(Cost Benefit Analysis)
CEA
(Cost Effectiveness Analysis)
Khi các kết quả chủ yếu của
dự án có thể đo lường bằng
tiền
So sánh trực tiếp các dự án
có các mục tiêu giống hoặc
khác nhau
Khi thông tin tương đối rõ
ràng
Ứng dụng trong hầu hết các
lĩnh vực
Khi các kết quả chủ yếu của
dự án không thể đo lường
bằng tiền
Chỉ so sánh các phương án có
cùng mục tiêu
Thông tin càng rõ càng tốt
Phù hợp với các dự án thuộc
phạm vi các chương trình dịch
vụ cộng đồng và xã hội (y tế,
giáo dục, phúc lợi, ..)
PHÂN BIỆT CBA & CEA
MAIDINHQUY CHAPTER 1
Phân tích hiệu quả – chi phí (CEA): dùng để
xếp hạng các kết quả không thể đo lường hoặc
so sánh được bằng tiền.
Sự khác biệt chủ yếu giữa CBA và CEA liên
quan đến việc đo lường kết quả của lợi ích.
PHÂN LOẠI CBA
MAIDINHQUY CHAPTER 1
Theo Boardman, có thể chi thành 4 loại như sau:
(1)Ex-ante CBA: được tiến hành trước khi dự
án được thực thi
(2)Ex-post CBA: được tiến hành sau khi dự án
được thực thi để xem lợi ích mang lại có lớn
hơn chi phí không
(3)In medias res CBA: được tiến hành trong
suốt thời kỳ thực thi dự án
(4)Ex-ante/ex-post CBA: dạng kết hợp giữa ex-
ante CBA và ex-post CBA.
PHÂN LOẠI CBA
MAIDINHQUY CHAPTER 1
MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG CBA
MAIDINHQUY CHAPTER 1
Giúp cải thiện việc ra quyết định
Thất bại thị trường => sự can thiệp của chính
phủ => CBA cho biết liệu sự can thiệp này có
mang lại hiệu quả hơn không? Lợi ích có lớn
hơn chi phí không?
Nói cách khác, mục đích của CBA là giúp việc
ra quyết định và phân bổ nguồn lực hiệu quả
hơn.
Giúp người phân tích hiểu biết thêm về dự án
cũng như tiến trình của nó
ƯU ĐIỂM CỦA CBA
MAIDINHQUY CHAPTER 1
Cung cấp thông tin giúp xã hội ra quyết định về
việc phân bổ nguồn lực hiệu quả giữa các mục
tiêu sử dụng cạnh tranh lẫn nhau (sự rõ ràng và
tin cậy cho việc ra chính sách)
Cung cấp khung phân tích vững chắc cho việc
thu thập dữ liệu cần thiết
Giúp tổng hợp và lượng hóa bằng tiền các tác
động khác nhau để có thể so sánh được
Được ứng dụng cho việc đánh giá nhiều loại tác
động của dự án (có giá và không có giá thị
trường)
HẠN CHẾ CỦA CBA
MAIDINHQUY CHAPTER 1
Những hạn chế kỹ thuật của CBA
Lượng hóa bằng tiền các lợi ích và chi phí đôi khi
không thể thực hiện được do những hạn chế trong
lý thuyết, dữ liệu
Phương pháp thay thế:
Tiến hành CBA định tính
Thực hiệc phân tích chi phí – hiệu quả
Sự thích hợp của CBA khi xem xét các mục tiêu khác
mục tiêu hiệu qua
Thực hiện phân tích đa mục tiêu
Thực hiện CBA gia quyền theo sự phân phối
CÁC NGUYÊN TẮC CỦA CBA
MAIDINHQUY CHAPTER 1
Chi phí là tất cả các chi phí bất kể ai gánh chịu
Lợi ích là tất cả các lợi ích bất kể ai hưởng thụ
Phải có một đơn vị đo lường chung
Phải dựa trên đánh giá của người tiêu dùng và người
sản xuất vì nó thể hiện hành vi thực sự của họ
Phân tích một dự án nên so sánh giữa ‚có và không‛ có
dự án
Phải xác định rõ quan điểm phân tích
Tránh tính hai lần các lợi ích và chi phí
Xác định tiêu chí quyết định các dự án
Phải xác định rõ tác động dộng tăng thêm và thay thế
CÁC BƯỚC THỰC HIỆN MỘT CBA
MAIDINHQUY CHAPTER 1
1. Nhận dạng vấn đề và xác định các phương án giải
quyết
2. Nhận dạng các lợi ích và chi phí xã hội của mỗi
phương án
3. Đánh giá lợi ích và chi phí của mỗi phương án (lượng
hóa bằng tiền)
4. Lập bảng lợi ích và chi phí hằng năm để chiết khấu
các lợi ích và chi phí để đưa về hiện giá
5. Tính toán lợi ích xã hội ròng của mỗi phương án
6. So sánh các phương án theo lợi ích xã hội ròng
7. Phân tích độ nhạy
8. Đưa ra kiến nghị
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- lecture_1_cba_7322.pdf