Bài giảng Giá trị của nước tiểu trong tầm soát bệnh thận
Phải làm xét nghiệm nước tiểu để tầm soát
bệnh thận.
Đối tượng cần tầm soát là những người có
nguy cơ cao bệnh thận mạn. nguy cơ cao bệnh thận mạn.
Thời điểm xét nghiệm tùy từng đối tượng.
Phải đạt đủ các tiêu chuẩn của 1 mẫu nước
tiểu đúng để làm xét nghiệm.
49 trang |
Chia sẻ: chaien | Lượt xem: 1992 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Giá trị của nước tiểu trong tầm soát bệnh thận, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương Trình Đào Tạo Y Khoa Liên Tục (CME)
Điều Dưỡng Đa Khoa
VUNA 2012 - Dalat
BS. Lê Nguyễn Xuân Điền
PGS.TS.BS Trần Thị Bích Hương
Bộ Môn Nội – Đại Học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh
MỤC TIÊU
1. Đối tượng nào cần làm xét nghiệm nước
tiểu ?
2. Khi nào cần làm xét nghiệm nước tiểu ?
3. Tại sao phải làm xét nghiệm nước tiểu để
tầm soát bệnh thận?
4. Làm sao để có một mẫu nước tiểu đúng
để làm xét nghiệm ?
THẬN VÀ HỆ NIỆU
CHỨC NĂNG CỦA THẬN
Thận lọc khoảng
180 lít máu / ngày
Bài xuất ra ngoài
khoảng 1 – 1,5 lít
nước tiểu / ngày
CHỨC NĂNG CỦA THẬN
Cân bằng nước – điện giải Loại bỏ độc chất
Điều hòa huyết áp Tạo máu Giúp xương vững chắc
BỆNH THẬN MẠN LÀ GÌ?
Là tất cả các bệnh lý xảy ra trên thận, làm
hư hại thận và làm suy giảm chức năng thận
kéo dài ít nhất trong 3 tháng đến nhiều năm.
National Kidney Foundation
NHỮNG ĐỐI TƯỢNG CÓ
NGUY CƠ CAO
BỆNH THẬN MẠN
Đái tháo
đường
Tăng huyết áp
Tiền căn gia
đình
K-DOQI Guidelines
TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG
Mệt mỏi Ngứa
Đau lưngTiểu đêm
Chán ăn
K-DOQI Guidelines
TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG
Phù Thiếu máu
K-DOQI Guidelines
CÁC XÉT NGHIỆM
TẦM SOÁT BỆNH THẬN
K-DOQI Guidelines
TẠI SAO PHẢI LÀM XÉT
NGHIỆM NƯỚC TIỂU
ĐỂ TẦM SOÁT BỆNH THẬN ?
ĐẶC ĐIỂM CỦA MỘT
XÉT NGHIỆM TẦM SOÁT
Có độ nhạy cao
Rẻ tiền
Dễ thực hiện
Không cần kỹ thuật cao
LÀM GÌ KHI CÓ
MẪU NƯỚC TIỂU ?
Đánh giá các tính chất vật lý.
Khảo sát các tính chất sinh hóa.
NƯỚC TIỂU BẤT THƯỜNG
NƯỚC TIỂU BÌNH THƯỜNG
Về lượng: 1 – 1,5 lít
/ ngày
Về màu: vàng trong
Về mùi: có mùi khai
1 khoảng thời gian
sau khi đi tiểu
Triệu Chứng Học Nội Khoa, 2009
NƯỚC TIỂU BẤT THƯỜNG
Bất thường về LƯỢNG: tiểu ít, tiểu
nhiều.
Bất thường về MÀU: màu đỏ, màu nâu,
màu vàng sậm, đục.
Bất thường về MÙI: mùi khai ngay sau
khi đi tiểu.
Các bất thường khác: tiểu bọt bệnh lý.
Triệu Chứng Học Nội Khoa, 2009
BẤT THƯỜNG VỀ LƯỢNG
TIỂU ÍT
Khi lượng nước tiểu
nhỏ hơn 400 ml mỗi
ngày
Nguyên nhân:
Do uống nước quá
ít
Nếu xuất hiện đột
ngột có thể là triệu
chứng của suy thận
cấp
Triệu Chứng Học Nội Khoa, 2009
BẤT THƯỜNG VỀ LƯỢNG
TIỂU NHIỀU
Nguyên nhân:
Uống nhiều nước
Bệnh đái tháo
đường
Dùng lợi tiểu
Bệnh lý ống thận
Khi lượng nước tiểu trên
3 lít/ngày
Triệu Chứng Học Nội Khoa, 2009
BẤT THƯỜNG VỀ MÀU
TIỂU ĐỎ
Khi nước tiểu có màu
đỏ, màu ánh hồng, màu
xá xị
Nguyên nhân tiểu đỏ bệnh lý:
Bệnh lý tại thận
Sỏi đường tiết niệu
Ung thư đường tiết niệu
Không phải mọi tiểu
đỏ đều là bệnh lý
Triệu Chứng Học Nội Khoa, 2009
BẤT THƯỜNG VỀ MÀU
TIỂU ĐỤC
Tiểu đục thường là
triệu chứng báo hiệu
của:
Nhiễm trùng tiểu
Sỏi niệu
Lao hệ niệu
Nước tiểu không còn trong
Triệu Chứng Học Nội Khoa, 2009
BẤT THƯỜNG VỀ MÙI
Có mùi khai ngay sau
đi tiểu thường do
nhiễm trùng tiểu.
Nước tiểu có mùi hôi
thường gặp trong
ung thư đường tiết
niệu.
Triệu Chứng Học Nội Khoa, 2009
CÁC BẤT THƯỜNG KHÁC
TIỂU BỌT BỆNH LÝ
Khi dội cầu thấy bọt
trào lên hay khi lắc
lọ đựng nước tiểu
thấy có bọt
TIỂU ĐẠM
Triệu Chứng Học Nội Khoa, 2009
KHẢO SÁT TÍNH CHẤT
SINH HÓA
TỔNG PHÂN TÍCH NƯỚC TIỂU
Nguyên lý hoạt động
TƯƠNG TỰ NHƯ QUE THỬ THAI
CÁCH THỰC HIỆN
BẢNG KẾT QUẢ
Tổng phân tích nước tiểu
10 chỉ số
Chỉ số Giá trị bình thường
Tỉ trọng 1,005 – 1,030
pH 4,5 - 8
Máu < 25 / µ
Bạch cầu < 25 / µ
Protein Âm tính / vết
Glucose Âm tính
Ketone Âm tính
Bilirubin Âm tính
Urobilinogen < 0,5 mg/dL
Nitrite Âm tính
BẤT THƯỜNG CÁC CHỈ SỐ
CHỈ SỐ BỆNH LÝ KHÔNG BỆNH LÝ
Tỉ trọng
Thấp: Đái tháo nhạt, RL chức
năng ống thận
Cao: Giảm thể tích
Thấp: chứng khát nhiều
Cao: uống nước ít
pH
Thấp: toan hóa
Cao: nhiễm trùng tiểu
Thấp: chế độ ăn nhiều đạm
Cao: ăn ít đạm, vừa ăn xong
Máu
Bệnh cầu thận, bệnh ống thận,
NT tiểu, sỏi, tăng canxi niệu,
chấn thương hệ niệu, u
Kinh nguyệt, chấn thương do
sonde tiểu, vận động thể lực
Bạch cầu
Nhiễm trùng tiểu, viêm cầu thận,
viêm đài thận
Sốt
Nitrite Nhiễm trùng tiểu _
Hiren P.Patel, Pediatr Clin N Am 53 (2006), 325 - 337
BẤT THƯỜNG CÁC CHỈ SỐ
CHỈ SỐ BỆNH LÝ KHÔNG BỆNH LÝ
Protein
Bệnh cầu thận, bệnh ống thận,
nhiễm trùng tiểu, bệnh thận mạn
Đạm niệu tư thế, sốt, tập luyện
thể lực
Đường
Đái tháo đường, hội chứng
Fanconi
_
Ketones Đái tháo đường
Chế độ ăn hạn chế
carbonhydrate
Bilirubin Viêm gan, tắc mật _
Urobilinogen Viêm gan, tán huyết nội mạch _
Hiren P.Patel, Pediatr Clin N Am 53 (2006), 325 - 337
CÂU HỎI ?
1. Bình thường mà kết quả trả về bất thường?
2. Bất thường mà kết quả trả về là bình thường?
CÓ
1. Dương tính giả
2. Âm tính giả
Hiren P.Patel, Pediatr Clin N Am 53 (2006), 325 - 337
DƯƠNG TÍNH GIẢ - ÂM TÍNH GIẢ
CHỈ SỐ DƯƠNG TÍNH GIẢ ÂM TÍNH GIẢ
Tỉ trọng
Dây nhiễm trong quá trình lấy
mẫu/lưu trữ
_
pH
Cao: Các vi sinh sản xuất men
urease (Proteus), nước tiểu để
lâu
Thấp: do pha trộn các thuốc
thử kế cận nhau.
Máu
Dây nhiễm các chất oxy hóa,
nhiễm trùng tiểu vi khuẩn sinh
men peroxidase
Nồng độ cao acid ascorbic (vit
C), tỉ trọng cao
Bạch cầu
Dây nhiễm dịch âm đạo, tác
nhân oxy hóa, Trichomonas
Dùng vit C, nhiều đạm, nhiều
đường, tỉ trọng cao,
cephalosporin, tetracycline.
Nitrite
Dây nhiễm, thuốc chuyển nước
tiểu sang màu đỏ, tiểu máu đại
thể
Ăn nhiều rau, vi khuẩn không
sinh men nitrate reductase,
thiếu thời gian chuyển nitrate
Hiren P.Patel, Pediatr Clin N Am 53 (2006), 325 - 337
DƯƠNG TÍNH GIẢ - ÂM TÍNH GIẢ
CHỈ SỐ DƯƠNG TÍNH GIẢ ÂM TÍNH GIẢ
Protein
Sốt, tập thể lực, nước tiểu kiềm,
nước tiểu cô đặc, hiện diện tế
bào, vi khuẩn trong nước tiểu.
Nước tiểu loãng, protein trọng
lượng phân tử thấp
Đường Các tác nhân oxy hóa mạnh Ascorbic acid, tỉ trọng cao
Ketones Captopril, methyldopa
Nước tiểu để lâu, que thử bị
ẩm.
Bilirubin Rifampin, chlorpromazine
Ascorbic acid, nước tiểu để lâu
dưới ánh sáng
Urobilinogen Nước tiểu kiềm, Sulfonamide
Kháng sinh phổ rộng, nước tiểu
để lâu dưới ánh sáng
Hiren P.Patel, Pediatr Clin N Am 53 (2006), 325 - 337
TẠI SAO PHẢI CHÚ Ý ĐẠM/NIỆU
TRONG TẦM SOÁT BỆNH THẬN ?
Đạm là một chất quan trọng trong cơ thể
Một số ít đạm được lọc qua nước tiểu nhưng
được tái hấp thu hoàn toàn.
Khi thận bị tổn thương, đạm thoát ra nước
tiểu.
Nếu bạn bị tiểu đạm kéo dài thì đó là dấu
hiệu của bệnh thận mạn.
National Kidney Foundation
ĐỐI TƯỢNG NÀO CẦN LÀM XÉT
NGHIỆM NƯỚC TIỂU?
Đối với người có triệu
chứng:
Mệt mỏi, chán ăn.
Đau lưng
Đối với những người
không có triệu chứng
bệnh thận nhưng có
nguy cơ cao bệnh thận
mạn:
Rối loạn đi tiểu
Phù
Nước tiểu bất thường
Tăng huyết áp
Đái tháo đường
Có người thân bị bệnh
thận mạn
KEEP, Kidney Early Evaluation Program
K-DOQI Guidelines
KHI NÀO CẦN LÀM
XÉT NGHIỆM NƯỚC TIỂU?
MỖI 6 – 12 THÁNG ĐỐI VỚI CÁC ĐỐI TƯỢNG
CÓ NGUY CƠ CAO BỆNH THẬN MẠN
ÍT NHẤT 1 LẦN/NĂM ĐỐI VỚI
NGƯỜI BÌNH THƯỜNG
NGAY KHI CÓ BẤT THƯỜNG NƯỚC TIỂU,
TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG BỆNH THẬN
ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 1: SAU 5 NĂM PHÁT
HIỆN BỆNH
ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 2: NGAY KHI PHÁT
HIỆN BỆNH
Làm sao để có mẫu nước tiểu
đúng để làm xét nghiệm ?
1. Tiêu chuẩn lọ đựng nước tiểu
2. Kỹ thuật lấy nước tiểu
3. Tiêu chuẩn của mẫu nước tiểu
Thời gian lưu mẫu4.
Clinical Laboratory Manual (BWH), 2009
AACC, American Association for Clinical Chemistry
TIÊU CHUẨN CỦA
LỌ ĐỰNG NƯỚC TIỂU
Làm bằng nhựa
Lọ phải sạch, không dị vật,
không phản ứng với các
chất có trong nước tiểu
Lọ phải kín để tránh lây
nhiễm bởi môi trường bên
ngoài
Thể tích tối thiểu chứa được
là 50 ml, đáy rộng, đường
kính miệng lọ ít nhất là 4cm
Sử dụng 1 lần
Clinical Laboratory Manual (BWH), 2009
AACC, American Association for Clinical Chemistry
Kỹ thuật lấy nước tiểu
Lấy nước tiểu giữa
dòng
Lấy nước tiểu qua
sonde tiểu
Lấy nước tiểu qua
chọc hút bàng quang
trên xương mu
Thường dùng nhất
BN tự lấy mẫu
BN không tự tiểu được
Điều dưỡng lấy mẫu
Không đặt sonde tiểu được
Bác sĩ lấy mẫu
Clinical Laboratory Manual (BWH), 2009
AACC, American Association for Clinical Chemistry
Lấy nước tiểu giữa dòng
Kỹ thuật lấy:
Bộc lộ lỗ tiểu: Nam, nữ
Rửa sạch lỗ tiểu bằng xà phòng và nước
sạch.
Lấy nước tiểu giữa dòng.
Hứng đủ lượng nước tiểu cần lấy.
Clinical Laboratory Manual (BWH), 2009
AACC, American Association for Clinical Chemistry
Lấy nước tiểu qua sonde tiểu
Sonde Nelaton
Đặt sonde Nelaton đúng kỹ thuật và đảm bảo
vô khuẩn.
Hứng nước tiểu vào lọ đựng nước tiểu.
Rút sonde Nelaton
Clinical Laboratory Manual (BWH), 2009
AACC, American Association for Clinical Chemistry
Lấy nước tiểu qua sonde tiểu
Sonde Foley
Clinical Laboratory Manual (BWH), 2009
AACC, American Association for Clinical Chemistry
TIÊU CHUẨN CỦA
MẪU NƯỚC TIỂU
Thể tích nước tiểu tối thiểu cần lấy là 10 –
12 ml
Clinical Laboratory Manual (BWH), 2009
AACC, American Association for Clinical Chemistry
Thời gian lưu mẫu
Sau khi lấy, mẫu nước tiểu phải được
đưa đến phòng xét nghiệm ngay trong
vòng 1 giờ
Nếu để quá lâu, các sản phẩm trong
nước tiểu sẽ bị biến đổi.
Sự biến đổi phụ thuộc thời gian, ánh
sáng, nhiệt độ.
Clinical Laboratory Manual (BWH), 2009
AACC, American Association for Clinical Chemistry
Những điều cần nhớ
Phải làm xét nghiệm nước tiểu để tầm soát
bệnh thận.
Đối tượng cần tầm soát là những người có
nguy cơ cao bệnh thận mạn.
Thời điểm xét nghiệm tùy từng đối tượng.
Phải đạt đủ các tiêu chuẩn của 1 mẫu nước
tiểu đúng để làm xét nghiệm.
CHÂN THÀNH CẢM ƠN !
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 3_nurse_cme_urinalysis_bsnt_dien_2888.pdf