Bài giảng Dự toán nhu cầu vốn kinh doanh
Tóm tắt: khi mới bắt đầu kinh doanh, các doanh nghiệp thường không có lãi do
phải bù đắp các chi phí thành lập doanh nghiệp và các chi phí hàng tháng khác. Vì vậy
người đứng đầu cần phải dự toán doanh nghiệp cần bao nhiêu vốn và huy động số vốn
đó làm sao để có lời. Thông thường, các doanh nhân sử dụng báo cáo tài chính và báo
cáo ngân lưu. Báo cáo thu nhập thể hiện tất cả các khoản dự toán thu và chi (bao gồm
cả khấu hao) nhằm xác định lợi nhuận hàng tháng và hàng năm của dự án kinh doanh
12 trang |
Chia sẻ: hao_hao | Lượt xem: 5739 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Dự toán nhu cầu vốn kinh doanh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
DỰ TOÁN NHU CẦU VỐN KINH DOANH
Bài sưu tầm 1: Phương pháp xác định nhu cầu vốn vay phục vụ sản xuất kinh doanh
Nguồn:
v%E1%BB%91n-ph%E1%BA%A3i-vay&s=54b739fb80f4e1d5326300bacaaf733c
Các phương pháp mà bạn phuong1604 đề xuất rất hay! Nhưng đó là các phương pháp đứng ở góc độ ngân
hàng. Về góc độ doanh nghiệp thì sao!? Tôi là chủ doanh nghiệp, làm sao để tôi có thể xác định được nhu cầu vốn kinh
doanh của công ty sắp tới là bao nhiêu? Tôi cần phải vay bao nhiêu? Và dĩ nhiên tất cả các con số đều là tương đối!
Nhưng xét về góc độ quản trị, đó sẽ là một ước lượng tương đối mà các chủ doanh nghiệp có thể bám theo đó để đề ra
các chiến lược phù hợp trong tương lai!
Nguyên văn bởi nqmy080300: Cách tính nguồn vốn phải vay:
Hiện nay, mình đang lập kế hoạch tài chính cho năm 2009, mình đã tham khảo qua các cách tính, nhưng sao
mỗi cách tính ra mỗi kết quả khác nhau (chênh lệch quá lớn). Có anh chị nào biết cách tính thì hướng dẫn cho mình.
Như vậy, theo ca_dafi, sẽ có hai yếu tố quan trọng ta cần quan tâm trước khi giải quyết vấn đề mà bạn nqmy080300
nêu ra:
I. Xác định tổng nhu cầu vốn cần trong 1 chu kỳ kinh doanh;
II. Xác định được các nguồn nội lực và ngoại lực (phi ngân hàng), bao gồm: khoản vốn lưu động tự có, vốn
chiếm dụng từ các nguồn khác - phi ngân hàng, vốn huy động thêm từ cổ đông.
Sau đây, mình xin trình bày một phương pháp mình đã và đang áp dụng để tính toán các dự án vay vốn. Mong các
anh chị và các bạn góp ý để có thể hoàn thiện phương pháp này.
Bước 1: Xác định Chỉ tiêu Doanh Thu/Giá Bán - Theo mình, đây là bước quan trọng hàng đầu trong bất cứ các
kế hoạch tài chính nào. Ta có thể căn cứ vào số liệu thống kê doanh số của các năm trước và xem xét tốc độ tăng
trưởng bình quân hàng năm của công ty để ước lượng chỉ tiêu Doanh Số cho năm sắp tới.
Trong ví dụ bên dưới, mình tính toán tốc độ tăng trường của Doanh Thu sẽ là 260% (Tăng 160% so với năm
trước), tốc độ tăng giá sản phẩm ước tính 110% (tăng 10% so với năm trước), giả định tỷ trọng các sản phẩm bán ra
không thay đổi. Ta có bảng Chỉ tiêu doanh số như sau (Đơn giá bình quân là đơn giá bán bình quân chưa có thuế VAT):
Bảng số 1:
Bước 2: Ước lượng tổng chi phí phát sinh - Dựa vào kế hoạch Doanh số, ta có thể tính toán, ước lượng các
khoản mục chi phí phát sinh (bao gồm cả các khoản dự phòng); một trong những cách ước lượng mình thường áp dụng
là ước lượng theo tỷ trọng chi phí/Doanh Thu. Đừng nghĩ rằng chỉ áp dụng phương pháp ước lượng này cho Biến
phí thôi. Hãy nghĩ rằng, với chỉ tiêu doanh số tăng trưởng mục tiêu như vậy, liệu bạn có phải đầu tư thêm máy móc thiết
bị mới hay không? Từ đó xem xét các khoản khấu hao sẽ tăng hay giảm tương ứng?!
Với bảng chỉ tiêu doanh số bên trên, ca_dafi đã tính toán ra được bảng dự toán chi phí cho năm 2009 theo như
bảng sau:
Bảng số 2
Nói thêm:
Căn cứ vào hai bảng trên, ta có thể ước lượng hiệu quả kinh doanh năm 2009 như sau:
Bảng số 3:
1 Tổng Doanh Thu: 74,000,000,000
2 Tổng Chi Phí: 72,668,000,000
3 Lợi nhuận trước thuế ([1]-[2]): 1,332,000,000
4 Thuế suất thuế TNDN: 0% Đang trong giai đoạn miễn thuế
5 Thuế TNDN ([3] x [4]): 0
6 Lợi nhuận sau thuế ([3]-[5]): 1,332,000,000
Bước 3: Xác định tổng nhu cầu vốn
Để ước lượng tổng nhu cầu vốn, ta áp dụng công thức sau (các bạn kiểm chứng lại công thức này nhé):
Trong đó:
1 Tổng Chi phí SX: 72,668,000,000
2 Khấu hao: 364,000,000
3 Lãi vay: 1,090,648,002
4(*) Vòng quay vốn lưu động (VLĐ) dự kiến: 06 vòng/năm
(*)Phương pháp tính vòng quay vốn lưu động có lẽ không cần phải bàn ở đây! Mình sẽ có dịp nói về vòng quay vốn lưu
động trong một topic khác nhé!
Như vậy, ta có:
Các bạn đừng thấy lạ khi tổng chi phí theo tính toán tới 72,668,000,000 đồng, trong khi tổng nhu cầu vốn chỉ có
11,868,892,000 đồng. Hãy cân nhắc tới vòng quay vốn lưu động! Yếu tố này tùy thuộc nhiều vào từng lĩnh vực kinh
doanh khác nhau. Nhưng nhìn chung, vòng quay vốn càng nhanh thì nhu cầu vốn sẽ càng giảm. Ngược lại, vòng quay
vốn càng chậm thì nhu cầu vốn sẽ càng cao.
Ví dụ:
- Một công ty mua bán bất động sản sẽ có vòng quay vốn lưu động chậm hơn một công ty kinh doanh nước giải khát,
hàng tiêu dùng.
- Trong ví dụ này, công ty mình có vòng quay vốn lưu động dự kiến 6 vòng/năm
Bước 4: Xác định nhu cầu vốn vay
Hãy xem xét bảng sau:
1 Tổng nhu cầu vốn ước tính 11,868,892,000
Ước lượng các nguồn nội lực và ngoại lực (phi ngân hàng):
2 Vốn lưu động tự có: 3,000,000,000
3 Vốn huy động thêm từ cổ đông: 3,000,000,000
4 Vốn chiếm dụng (bình quân): 2.868.892.000
5 Vốn vay ngân hàng ([1]-[2]-[3]-[4]): 3,000,000,000
Trong đó:
[2]-Vốn lưu động tự có: Xác định bằng cách lấy số cuối kỳ năm 2008 trên Bảng Cân Đối Kế Toán;
[3]-Vốn huy động thêm từ cổ đông: Xác định bằng Biên Bản Họp Hội Đồng Quản Trị/Hội Đồng Thành Viên về việc cam
kết góp vốn bổ sung;
[4]-Vốn chiếm dụng: Vốn chiếm dụng bao gồm các khoản phải trả cho người bán, các khoản phải trả cho nhân viên,
v.v... nhưng không phải là các khoản nợ Ngân Hàng; được ước lượng bằng cách lấy bình quân đầu kỳ và cuối kỳ trên
Dự toán Bảng Cân Đối Kế Toán năm 2009 (năm kế hoạch)
Như vậy, mình đã chia sẻ phương pháp tính toán nhu cầu vay vốn mà mình đang áp dụng. Mong rằng, qua bài này các
anh chị và các bạn cùng chia sẻ những kinh nghiệm thực tiễn trong vấn đề nóng bỏng này. Nhất là trong tình hình kinh
tế hiện nay!
Mong có được sự góp ý thẳng thắn chân tình từ các anh chị em và các bạn!
Tóm tắt: Bài đọc nêu cách xác định nhu cầu vốn cho 1 chu kỳ kinh doanh. Trước tiên, cần xác định
cụ thể chỉ tiêu doanh thu hay giá bán trong kỳ kinh doanh tới dựa trên các số liệu thống kê năm trước và
tốc độ tăng trưởng của công ty. Sau đó, ước lượng tổng chi phí phát sinh theo phương pháp phần trăm
trên doanh thu, và đồng thời lập bảng báo cáo thu nhập dự trù. Cuối cùng, xác định tổng nhu cầu vốn và
nhu cầu vốn vay. Trước khi vay vốn từ ngân hàng, doanh nghiệp có thể sử dụng vốn tự có (nội sinh), và
các nguồn vốn ngoại sinh phi ngân hàng như huy động vốn bằng cách phát hành cổ phiếu hay các
nguồn vốn lưu động tự do như các khoản phải trả, nợ tích lũy và thuế tích lũy.
Vấn đề có liên quan: bài đọc hướng dẫn cách dự toán nhu cầu vốn kinh doanh trong ngắn hạn
bằng phương pháp phần trăm trên doanh thu.
Bài học kinh nghiệm: bài đọc cho ta thấy cách dự toán nhu cầu vốn kinh doanh trong thực tế của
các doanh nghiệp ở Việt nam hiện nay
Thắc mắc: Tại sao bài học lấy nguồn vốn nội sinh từ lợi nhuận để lại của năm kế hoạch (tức trong
quá trình sản xuất thu được lợi nhuận thì sử dụng luôn lợi nhuận đó) còn bài đọc lại lấy lợi nhuận để
lại của năm trước?
Bài sưu tầm 2: NHỮNG NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA VIỆC KINH DOANH
Nguồn:
Nhu cầu vốn của các doanh nhân
Các doanh nghiệp mới hiếm khi làm ăn có lãi ngay trong những tháng đầu mới hoạt
động. Có doanh số bán hàng đòi hỏi phải có thời gian, thông thường các khoản thu
không đủ để bù đắp những chi phí lập doanh nghiệp và chi phí hàng tháng. Do đó, các
doanh nhân cần dự toán họ cần bao nhiêu vốn và huy động số vốn đó để biến ước mơ
của họ thành hiện thực.
Lập một doanh nghiệp thành công không nhất thiết phải có rất nhiều tiền mặt. Giữa
những năm 1970, Steve Jobs và Steve Wozniak đã thành lập Công ty máy tính Apple
(Apple Computer) bằng cách bán chiếc xe buýt cỡ nhỏ Volkswagen và một máy tính điện
tử Hewlett-Packard để có số vốn 1.300 đô-la - vừa đủ để xây dựng dây chuyền sản xuất
tạm thời. Năm 1997, Bill Martin và Greg Wright đã sử dụng đường truyền Internet miễn
phí trong phòng ký túc xá và số vốn 175 đô-la - gồm 75 đô-la lệ phí lập công ty hợp danh
tại New Jersey, 70 đô-la đăng ký tên miền và 30 đô-la lệ phí thuê chỗ đặt web trong một
tháng - để thành lập trang web www.ragingbull.com, hiện là một trang web về tài chính
thành công.
Nhiều doanh nhân khởi nghiệp với số vốn chưa đầy 5.000 đô-la, vừa đủ để lập
doanh nghiệp, đầu tư mua hàng hóa và một số tài liệu quảng cáo. Có nhiều cách để
giảm thiểu chi phí: ví dụ làm việc ngay tại nhà thay vì phải thuê văn phòng, hoặc thuê
thiết bị văn phòng thay vì phải mua.
Tuy nhiên, tất cả các doanh nhân đều phải dự toán họ cần bao nhiêu tiền mặt để
trang trải chi phí cho đến khi doanh nghiệp bắt đầu làm ăn có lãi. Để làm được điều đó,
các công cụ tài chính tốt nhất chính là báo cáo thu nhập và báo cáo dòng tiền. Dòng tiền
thể hiện số tiền thực sự có để mua sắm và thanh toán các hóa đơn và thực hiện các
nghĩa vụ tại thời điểm hiện tại. Đó chính là sự chênh lệch giữa số thu và số chi trong một
khoảng thời gian nhất định nào đó.
Điều quan trọng là phải luận giải các dự toán này để thể hiện rõ các khoản chi hoặc
giả định bất thường nào đó khi tính toán.
Báo cáo thu nhập nêu rõ tất cả các khoản dự toán thu và chi (bao gồm cả khấu hao
và cầm cố thế chấp) nhằm xác định lợi nhuận hàng tháng và hàng năm của dự án kinh
doanh. Khấu hao là phương thức tính giá trị của tài sản bị giảm đi theo thời gian.
Báo cáo dòng tiền ước tính doanh thu và dự toán số chi. Có thể dự toán theo tuần,
theo tháng hoặc theo quý. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo ít nhất nên thực hiện
mỗi tháng một lần trong một hoặc hai năm đầu tiên mới thành lập doanh nghiệp. Dự toán
này sẽ là căn cứ để ước tính số tiền cần có để cấp vốn cho hoạt động hàng năm. Khi
tính toán lũy kế, doanh nhân có thể xác định tổng số vốn cần thiết khi mới khởi nghiệp
kinh doanh.
Dòng tiền ròng hàng tháng cho biết số thu hàng tháng vượt bao nhiêu so với số chi
hàng tháng. Gần như trong toàn bộ năm đầu tiên, các khoản chi hàng tháng có thể lớn
hơn các khoản thu. Trong nhiều trường hợp, hàng hóa được chuyển đi trước khi nhận
được số tiền thanh toán. Trong khi đó, doanh nhân vẫn phải thanh toán các hóa đơn
khác. Như vậy, dòng tiền lũy kế - cộng dồn số dư từ tháng trước - có thể sẽ là số âm
ngày càng lớn.
Một thời điểm cực kỳ quan trọng với doanh nghiệp mới diễn ra khi số thu hàng
tháng đủ để trang trải số chi hàng tháng. Tại thời điểm đó, dòng tiền mặt cộng dồn bị âm
từ trước sẽ bắt đầu giảm đi và dần dần chuyển sang số dương. Dòng tiền mặt cộng dồn
đến thời điểm hòa vốn sẽ cho thấy doanh nghiệp mới đó sẽ cần phải có bao nhiêu vốn.
Dự báo tài chính chắc chắn sẽ không tránh khỏi sai sót, đơn giản vì không thể
lường trước tất cả mọi sự cố bất ngờ. Vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo các doanh
nhân cần cộng thêm ít nhất 20% vào nhu cầu tài chính trong báo cáo dòng tiền để dự
phòng cho những sự cố bất ngờ.
Với những con số dự toán đó, doanh nhân có thể huy động vốn và tập trung nỗ lực
để khởi sự kinh doanh một cách rõ ràng hơn.
Tóm tắt: khi mới bắt đầu kinh doanh, các doanh nghiệp thường không có lãi do
phải bù đắp các chi phí thành lập doanh nghiệp và các chi phí hàng tháng khác. Vì vậy
người đứng đầu cần phải dự toán doanh nghiệp cần bao nhiêu vốn và huy động số vốn
đó làm sao để có lời. Thông thường, các doanh nhân sử dụng báo cáo tài chính và báo
cáo ngân lưu. Báo cáo thu nhập thể hiện tất cả các khoản dự toán thu và chi (bao gồm
cả khấu hao) nhằm xác định lợi nhuận hàng tháng và hàng năm của dự án kinh doanh.
Còn qua báo ngân lưu, ta có thể biết được thực thu thực chi trong một khoảng thời gian
nhất định, và nên thực hiện báo cáo ngân lưu 1 lần/tháng trong 1-2 năm đầu tiên mới
thành lập doanh nghiệp. như vậy sẽ dễ dàng xác định được tổng số vốn cần thiết khi mới
khởi nghiệp. hơn thế nữa, dự báo tài chính sẽ không tránh khỏi sai sót, vì vậy cộng thêm
ít nhất 20% vào nhu cầu tài chính trong báo cáo ngân lưu để dự phòng cho những sự cố
bất ngờ.
Vấn đề có liên quan: bài đọc đưa ra phương pháp dự toán nhu cầu vốn của một số
doanh nhân tiêu biểu đã sử dụng.
Bài học kinh nghiệm: khi khởi nghiệp cần phải dự toán được cần bao nhiêu vốn
thông qua bảng báo cáo kinh doanh và báo cáo ngân lưu. Từ đó có thể xác định chính
xác hơn nguồn vốn thực cần.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ltn09d_kd__6857.pdf