Bài giảng Đối tượng nghiên cứu của thống kê học

3.4. Xử lý số liệu và phân tích thống kê sơ bộ 3.5. Lựa chọn các phương pháp phân tích thống kê 3.6. Tổng hợp kết quả, phân tích và dự đoán 3.7. Báo cáo và truyền đạt kết quả nghiên cứu

ppt21 trang | Chia sẻ: hao_hao | Lượt xem: 4149 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Đối tượng nghiên cứu của thống kê học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU CỦA THỐNG KÊ HỌC 1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu của thống kê học là mặt lượng trong mối liên hệ mật thiết với mặt chất của các hiện tượng số lớn trong điều kiện thời gian và không gian cụ thể. 2. MỘT SỐ KHÁI NIỆM DÙNG TRONG TK 2.1. Tổng thể Thống kê và đơn vị Tổng thể Tổng thể thống kê là hiện tượng số lớn, bao gồm những đơn vị (hoặc phần tử) cần được quan sát, phân tích mặt lượng của chúng theo một hoặc một số đặc điểm nào đó. Các đơn vị (phần tử) cấu thành tổng thể gọi là đơn vị tổng thể. 2.2. Tiêu thức (Tiêu chí) thống kê Nghiên cứu thống kê phải dựa vào các đặc điểm của đơn vị tổng thể.. Các đặc điểm này gọi là tiêu thức (hay tiêu chí) thống kê. Ví dụ: trong tổng thể nhân khẩu, mỗi người là một đơn vị tổng thể có rất nhiều đặc điểm như: giới tính, độ tuổi, trình độ văn hóa, nghề nghiệp, dân tộc, tôn giáo.... 2.2.1. Tiêu thức thực thể Tiêu thức thực thể nêu lên bản chất của đơn vị tổng thể, cho phép ta phân biệt đơn vị này với đơn vị khác trong tổng thể. Tiêu thức thực thể gồm hai loại: tiêu thức thuộc tính và tiêu thức số lượng. 2.2.2. Tiêu thức thời gian và tiêu thức không gian Tiêu thức thời gian và tiêu thức không gian phản ảnh điều kiện lịch sử cụ thể tồn tại các đặc điểm của đơn vị tổng thể. 2.3. CHỈ TIÊU THỐNG KÊ Chỉ tiêu thống kê là sự biểu hiện mặt lượng gắn với mặt chất của các mặt, các tính chất cơ bản của hiện tượng số lớn trong điều kiện thời gian và không gian cụ thể. 2.3.1. Chỉ tiêu khối lượng Chỉ tiêu khối lượng biểu hiện quy mô, khối lượng của hiện tượng nghiên cứu. Ví dụ: số nhân khẩu, số trường học, số doanh nghiệp, diện tích gieo trồng, sản lượng cây trồng, giá trị sản xuất.... 2.3.2. Chỉ tiêu chất lượng Chỉ tiêu chất lượng biểu hiện tính chất, trình độ phổ biến, quan hệ so sánh của hiện tượng nghiên cứu. Ví dụ: giá thành đơn vị sản phẩm là một chỉ tiêu chất lượng 2.4. CÁC LOẠI THANG ĐO Để lượng hóa hiện tượng nghiên cứu, thống kê phải tiến hành đo lường bằng các loại thang đo phù hợp. 2.4.1. Thang đo định danh (hay là đặt tên) Thang đo định danh được áp dụng đối với tiêu thức thuộc tính. Nó phân biệt các biểu hiện cùng loại của tiêu thức thuộc tính bằng cách đánh số theo quy ước. Ví dụ: Theo tiêu thức giới tính, biểu hiện nam đánh số 1, biểu hiện nữ đánh số 0; Theo tiêu thức dân tộc, biểu hiện Kinh đánh số 1, Tày đánh số 2, Mường đánh số 3.... Tiếp theo Tình trạng hôn nhân của anh/ chị / ông / bà: Thang đo định danh cũng có thể sử dụng ký tự: a, b, c, d. 2.4.2. Thang đo thứ bậc Thang đo thứ bậc là thang đo định danh, nhưng giữa các biểu hiện tiêu thức có quan hệ thứ bậc, hơn kém. Sự hơn kém giữa các biểu hiện không nhất thiết phải bằng nhau. Ví dụ: Học lực của anh / chị trong năm nay là loại gì? 1 Giỏi 2 khá 3 Trung bình 4 Yếu 5 Kém Anh chị hãy xếp hạng các chủ đề sau trên báo phụ nữ tùy theo mức độ quan tâm: - quan tâm nhất ghi số 1 - quan tâm nhì ghi số 2 - quan tâm thứ ba ghi số 3 2.4.3. Thang đo khoảng Thang đo khoảng là thang đo thứ bậc có các khoảng cách đều nhau. Có thể đánh giá sự khác biệt giữa các biểu hiện bằng thang đo này Ví dụ: 1. Đo tuổi của các đối tượng 2. Anh/ chị có nhận định gì về thời đại công nghệ thông tin hiện nay. 3. Ý kiến của anh/ chị về tầm quan trọng của các mục tiêu đào tạo cho sinh viên. Khoanh tròn các con số trên từ thang đo 1 đến 5. (1 không quan trọng, 5 rất quan trọng) Lưu ý: hai thang đo trên cung cấp dữ liệu khoảng vì những điểm mốc bên trong không được đặt tên. Còn thang đo dưới đây lại là thang đo thứ bậc bởi tất cả các điểm mốc được gán cho một tên gọi. 2.4.4. Thang đo tỷ lệ Là loại thang đo được sử dụng cho dữ liệu số lượng. trong các loại vừa đề cập thì đây là loại thang đo cao nhất. 3. KHÁI QUÁT QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU THỐNG KÊ 3.1. Xác định mục đích, phân tích đối tượng và xác định nội dung nghiên cứu. 3.2. Xây dụng hệ thống khái niệm, chỉ tiêu thống kê 3.3. Điều tra thống kê 3.4. Xử lý số liệu và phân tích thống kê sơ bộ 3.5. Lựa chọn các phương pháp phân tích thống kê 3.6. Tổng hợp kết quả, phân tích và dự đoán 3.7. Báo cáo và truyền đạt kết quả nghiên cứu

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pptchuong_1_7997.ppt