Bài giảng Doanh nghiệp và lựa chọn lĩnh vực kinh doanh
2. Những thuận lợi và khó khăn
Thuận lợi Khó khăn
- Tổ chức hoạt động kinh doanh linh hoạt - Vốn ít nên khó đầu tư đồng bộ
- Dễ quản lý chặt chẽ và hiệu quả - Thiếu thông tin về thị trường
- Dễ dàng đổi mới công nghệ - Trình độ lao động thấp
-Trình độ quản lý thiếu chuyên nghiệp
8 trang |
Chia sẻ: hao_hao | Lượt xem: 8847 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Doanh nghiệp và lựa chọn lĩnh vực kinh doanh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án
Tiết…
Chương 4
DOANH NGHIỆP VÀ LỰA CHỌN LĨNH VỰC KINH DOANH
Bài 50. Doanh nghiệp và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
I. Mục tiêu
Sau khi học xong bài này, học sinh phải:
1. Về kiến thức
- Nêu được các đặc điểm kinh doanh hộ gia đình và doanh nghiệp nhỏ
- Nêu được cách tổ chức hoạt động kinh doanh hộ gia đình
- Nêu được những khó khăn và thuận lợi của doanh nghiệp nhỏ
- Nêu được các lĩnh vực kinh doanh thích hợp với doanh nghiệp nhỏ
2. Về kỹ năng
- Rền kỹ năng phân tích
II. Phương pháp – phương tiện
1. Phương pháp
- Hỏi đáp – tìm tòi
- Thảo luận – tìm tòi
2. Phương tiện
SGK, bài tập
III. Tiến trình dạy học
1. Ổn định lớp (1p)
2. Kiểm tra bài cũ (5p)
Câu 1. Em hãy cho biết kinh doanh là gì? Có những lĩnh vực kinh doanh nào?
Câu 2. Em hãy cho biết doanh nghiệp là gì? Coa những loại doanh nghiệp nào?
3. Dạy bài mới
Đặt vấn đề: Bài hôm trước chúng ta đã tìm hiểu về doanh nghiệp cũng như các loại doanh nghiệp. Để hiểu sâu hơn về các loại doanh nghiệp đó chúng ta cùng tìm hiểu bài hôm nay.
Thời gian
Hoạt động thầy trò
Cấu trúc nội dung
15p
20p
Hoạt động 1. Tổ chức thảo luận
GV chia lớp thành 12 nhóm, mỗi bàn là 1 nhóm tiến hành thảo luận.
6 nhóm thảo luận hoàn thành bài tập 1, 6 nhóm thảo luận hoàn thành bài tập 2.
Các nhóm thảo luận trong 15p
Hoạt động 2. Giáo viên đánh giá, nhận xét và bổ sung
Sau 15p GV yêu cầu các nhóm trình bày phần đã thảo luận.
Với bài tập 1, 1 nhóm đại diện trình bày, 5 nhóm còn lại nhận xét bổ sung
GV tổng kết, ghi nội dung lên bảng
GV: Nghiên cứu SGK em hãy nêu công thức tính toán để lập kế hoạch bán sản phẩm do gia đình sản xuất ra?
HS:…
GV: Từ các ví dụ trong SGK em hãy lấy thêm 1 số ví dụ về kế hoạch bán sản phẩm do gia đình sản xuất ra?
HS:…
GV: Em hãy lấy 1 số ví dụ về kế hoạch mua gom sản phẩm?
HS:…
Với bài tập 2, 1 nhóm trình bày câu trả lời cho câu hỏi 1, 2, 3. Các nhóm nhận xét bổ sung
1 nhóm khác trình bày cây trả lời cho câu trả lời cho câu 4, 5. Các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung.
GV tổng kết, ghi nội dung lên bảng
Chương 4. DOANH NGHIỆP VÀ LỰA CHỌN LĨNH VỰC KINH DOANH
Bài 50. Doanh nghiệp và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
I. Kinh doanh hộ gia đình
1. Đặc điểm
- Bao gồm sản xuất, thương mại, dịch vụ
- Đặc điểm cơ bản:
+ Nhỏ, sở hữu tư nhân. Cá nhân là chủ
+ Quy mô nhỏ
+ Công nghệ kinh doanh đơn giản
+ Lao động thường là thân nhân trong gia đình
2. Tổ chức hoạt động kinh doanh gia đình
a. Tổ chức vốn kinh doanh
- Vốn cố định và vốn lưu thong
- Nguồn vốn chủ yếu là của bản thân gia đình
- Nguồn vốn khác: vay ngân hàng, vay khác…
b. Tổ chức sử dụng lao động
- Lao động của gia đình
- Tổ chức sử dụng lao động linh hoạt
3. Xây dựng kế hoạch kinh doanh hộ gia đình
a. Kế hoạch bán sản phẩm do gia đình sản xuất ra
Mức bản sp ra thị trường= Tổng số lượng sp sx ra – Số sp gđ tự tiêu dùng
b. Kế hoạch mua gom sản phẩm
II. Doanh nghiệp nhỏ
1. Đặc điểm
- Doanh thu không lớn
- Số lao động không nhiều
- Vốn ít
2. Những thuận lợi và khó khăn
a. Thuận lợi
- Tổ chức hoạt động kinh doanh linh hoạt
- Dễ quản lý chặt chẽ và hiệu quả
- Dễ dàng đổi mới công nghệ
b. Khó khăn
- Vốn ít nên khó đầu tư đồng bộ
- Thiếu thông tin về thị trường
- Trình độ lao động thấp
- Trình độ quản lý thiếu chuyên nghiệp
3. Các lĩnh vực kinh doanh
a. Hoạt động sx hàng hóa
- SX mặt hàng lương thực thực phẩm
- SX mặt hàng công nghiệp tiêu dùng
b. Các hoạt động mua, bán hàng hóa
- Đại lý bán hàng
- Bán lẻ hàng hóa tiêu dùng
c. Các hoạt động dịch vụ
4. Củng cố (3p)
Em hãy kể tên những hoạt động kinh doanh mà em biết
5. Dặn dò
Học bài cũ, chuẩn bị bài 51
Bài tập 1. Em hãy đọc và trả lời các câu hỏi sau:
Ví dụ 1. Gia đình anh A làm kẹo lạc để bán cho các cửa hàng. Mỗi ngày gia đình anh làm được khoảng 50 kg kẹo. Anh A có nhiệm vụ mua nguyên liệu, bao gồm lạc, đường và 1 số nguyên liệu khác đồng thời giao hàng cho các cửa hàng. Công việc của vợ anh A là nấu kẹo. Tuy nhiên khi có nhiều khách đặt hàng, công việc bận rộn anh A cũng cùng vợ nấu kẹo. Mỗi tháng trừ chi phí gia đình anh lãi thu nhập khoảng 3 triệu đồng.
Ví dụ 2. Nhà chị B mở 1 cửa hàng bán bánh kẹo với số vốn là 20 triệu đồng. Chị là người bán hàng chính. Chồng chị là người chuyên nhập hàng từ các đại lý về. Ngoài ra lúc bận rộn chồng chị và các con cũng tham gia bán cùng. Mỗi tháng thu nhập từ cửa hàng bánh kẹo của gia đình chị B khoảng 1,5 triệu đồng.
Ví dụ 3. Anh C có 1 cửa hàng internet. Ban đầu với số tiền tiết kiệm của mình, anh mua 10 máy tính. Mức thu mỗi giờ là 3.000 đồng. Sau 2 năm, anh C vay thêm vốn ngân hàng mua thêm 10 máy. Với số máy nhiều hơn như vậy nên giờ đây không chỉ 1 mình anh trông coi cửa hàng mà cả vợ và các con anh cùng tham gia. Mỗi tháng gia đình anh thu nhập khoảng 2 triệu đồng từ cửa hàng internet đó.
Từ các ví dụ trên em hãy cho biết:
1. Đây là loại hình kinh doanh nào?
Với từng ví dụ em hãy cho biết đó là lĩnh vực kinh doanh nào? (sản xuất, dịch vụ hay thương mại).
Em hãy lấy thêm các ví dụ cho từng loại hình kinh doanh.
2. Em hãy cho biết sở hữu ở đây thuộc sở hữu nào?
3. Em nhận thấy quy mô kinh doanh và công nghệ kinh doanh trên như thế nào?
4. Lao động là những ai? Tổ chức sử dụng lao động như thế nào?
5. Nguồn vốn kinh doanh lấy từ đâu?
Bài tập 2. Em hãy đọc và trả lời các câu hỏi sau:
Ví dụ 1. Cơ sở sản xuất bánh kẹo Vân Hà do anh A và anh B góp vốn với số tiền đầu tư là 500 triệu đồng. Cơ sở thuê 15 công nhân với mức lương 1,5 triệu đồng/người/tháng. Mỗi tháng trừ các chi phí sản xuất, tiền lương cho công nhân…cơ sở thu lãi 20 triệu đồng.
Ví dụ 2. Cửa hàng sửa chữa xe máy do anh M và anh N góp vốn đầu tư 200 triệu đồng. Cửa hàng thuê 5 công nhân với mức lương 2 triệu đồng/ người/tháng. Sau khi trừ tất cả các chi phí, cửa hàng lãi 15 triệu đồng/tháng
Ví dụ 3. Cửa hàng vật liệu xây dựng A có số vốn đầu tư 1 tỷ đồng, do anh A, anh B và anh C góp vốn. Cửa hàng thuê 5 nhân viên bán hàng. Sau khi trừ tất cả các chi phí, mỗi tháng cửa hàng lãi 30 triệu đồng.
Từ các ví dụ trên em hãy cho biết:
1. Đây là loại hình kinh doanh nào?
2. Loại hình kinh doanh này có đặc điểm gì? (về doanh thu, số lượng lao động, vốn kinh doanh)
3. Theo em với những đặc điểm đó thì khi tiến hành kinh doanh có những thuận lợi và khó khăn gì?
4. Kết hợp SGK em hãy cho biết từng ví ứng với lĩnh vực kinh doanh nào? (sản xuất hàng hóa, mua bán hàng hóa, hoạt động dịch vụ)
5. Em hãy lấy thêm các ví dụ cho từng loại hình kinh doanh
Tờ nguồn
Bài tập 1
1. Đây là loại hình kinh doanh hộ gia đình
VD1 là loại hình sản xuất
VD2 là loại hình thương mại
VD3 là loại hình dịch vụ
2. Sở hữu cá nhân
3. Quy mô nhỏ, công nghệ đơn giản
4. Lao động là các thành viên trong gia đình
Tổ chức lao động linh hoạt, 1 người có thể làm nhiều việc
5. Nguồn vốn kinh doanh của gia đình hoặc đi vay
Bài tập 2
1. Loại hình kinh doanh doanh nghiệp nhỏ
2. Đặc điểm
- Doanh thu không lớn
- Số lao động không nhiều
- Vốn ít
2. Những thuận lợi và khó khăn
Thuận lợi Khó khăn
- Tổ chức hoạt động kinh doanh linh hoạt - Vốn ít nên khó đầu tư đồng bộ
- Dễ quản lý chặt chẽ và hiệu quả - Thiếu thông tin về thị trường
- Dễ dàng đổi mới công nghệ - Trình độ lao động thấp
-Trình độ quản lý thiếu chuyên nghiệp
4. Ví dụ 1 là lĩnh vực sản xuất
VD2 là lĩnh vực dịch vụ, VD3 là lĩnh vực mua bán hàng hóa
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giao_an_bai_50_doanh_nghiep_va_hoat_dong_kinh_doanh_cua_doanh_nghiep_0646.doc