Bài giảng Định giá và quyết định đầu tư tài sản tài chính
Ví dụ: Cổ phiếu thường của công ty Bê Tông 6 có hệ số rủi ro là 1,5. Giả sử trái phiếu kho bạc có lãi suất 8%. Lãi suất bình quân của thị trường chứng khoán là 12%. Tính suất sinh lợi của cổ phiếu thường của công ty?
48 trang |
Chia sẻ: hao_hao | Lượt xem: 2804 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Định giá và quyết định đầu tư tài sản tài chính, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
* CHƯƠNG III ĐỊNH GIÁ VÀ QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ TÀI SẢN TÀI CHÍNH * I.TỔNG QUAN VỀ TÀI SẢN TÀI CHÍNH Chứng khoán ngắn hạn Tín phiếu Chứng chỉ tiền gửi Chấp nhận ngân hàng Chứng khoán dài hạn Trái phiếu Cổ phiếu * Giám đốc tài chính quan tâm đến tài sản tài chính dưới 2 góc độ: Nhà đầu tư Người phát hành Khi thiếu hụt vốn Khi thừa vốn Phải định giá được tài sản. * Quy trình định giá và quyết định đầu tư tài sản tài chính Ước lượng dòng tiền sinh ra từ tài sản Ước lượng tỷ suất sinh lợi nhà đầu tư đòi hỏi Lựa chọn mô hình định giá thích hợp để áp dụng So sánh giá trị lý thuyết vừa định ra với giá trị thị trường Quyết định đầu tư (mua hay bán) tài sản tài chính. * II. ĐỊNH GIÁ TRÁI PHIẾU Trái phiếu là công cụ nợ dài hạn do chính phủ hoặc công ty phát hành Mệnh giá TP: giá trị được công bố của TP Lãi suất TP: lãi suất mà người mua TP được hưởng Ngày đáo hạn: là ngày TP hết hạn, đến kỳ thanh toán Giá trị TP được định giá bằng cách xác định hiện giá của toàn bộ thu nhập nhận được trong thời hạn hiệu lực của TP. * Các loại trái phiếu: Trái phiếu không có thời hạn Trái phiếu có kỳ hạn được hưởng lãi định kỳ Trái phiếu có kỳ hạn không được hưởng lãi định kỳ Trái phiếu trả lãi theo định kỳ nửa năm. * 1. Định giá trái phiếu không có thời hạn Trái phiếu không có thời hạn là trái phiếu không bao giờ đáo hạn Gọi I: lãi cố định được hưởng mãi mãi P: giá của trái phiếu r: tỷ suất sinh lợi yêu cầu của nhà đầu tư Áp dụng công thức hiện giá dòng tiền đều vô hạn, định giá TP không có thời hạn: I P = r * Ví dụ: Giả sử bạn mua một TP được hưởng lãi 50 $ một năm trong khoảng thời gian vô hạn và bạn đòi hỏi tỷ suất sinh lợi 12%. Định giá trái phiếu? Giải Áp dụng công thức, ta có: I 50 P = = = 416,67$ r 0,12 * 2. Định giá trái phiếu có kỳ hạn được hưởng lãi định kỳ Trái phiếu có kỳ hạn được hưởng lãi là loại TP có xác định thời hạn đáo hạn và lãi suất được hưởng qua từng thời hạn nhất định Gọi: I: lãi cố định hưởng từ trái phiếu P: giá trái phiếu r: tỷ suất sinh lợi yêu cầu của nhà đầu tư MV: mệnh giá trái phiếu n: số năm cho đến khi đáo hạn. * Giá trị trái phiếu bằng hiện giá toàn bộ dòng thu nhập từ trái phiếu trong tương lai: I I I MV P = + +…+ + (1+r)1 (1+r)2 (1+r)n (1+r)n = I.PVFA(r,n) + MV.PVF(r,n) * VD: Định giá của một TP có mệnh giá là 1000$, hưởng lãi suất 10%/năm trong thời hạn 9 năm, tỷ suất sinh lời nhà đầu tư yêu cầu là 12%/năm. Giải * 3. Định giá trái phiếu có kỳ hạn không hưởng lãi định kỳ Trái phiếu kỳ hạn không hưởng lãi định kỳ là loại TP không có trả lãi định kỳ mà được bán với giá thấp hơn nhiều so với mệnh giá Giá TP được xác định bằng công thức: MV P = (1 + r)n = MV.PVF(r,n) * Ví dụ: Giả sử NH ĐT & PT VN phát hành TP không trả lãi có thời hạn 10 năm và mệnh giá là 1000$. Nếu tỷ suất sinh lợi đòi hỏi của nhà đầu tư là 12%, giá bán của TP là bao nhiêu? Giải * 4. Định giá trái phiếu trả lãi theo định kỳ nửa năm I/2 I/2 I/2 MV P = + +…+ + (1+r/2)1 (1+r/2)2 (1+r/2)2n (1+r/2)2n = I/2.PVFA(r/2,2n) + MV.PVF(r/2,2n) * Ví dụ: Công ty ABC dự định phát hành trái phiếu có mệnh giá 1000$, kỳ hạn 10 năm, trả lãi theo định kỳ nửa năm với lãi suất 10%/năm, nhà đầu tư mong muốn có tỷ suất lợi nhuận 14%/năm khi mua TP này. Xác định giá bán trái phiếu? Giải * 5. Phân tích sự biến động giá trái phiếu Giá trái phiếu phụ thuộc vào: I: lãi cố định được trả từ trái phiếu r: tỷ suất sinh lợi yêu cầu của nhà đầu tư MV: mệnh giá trái phiếu n: số năm cho đến khi trái phiếu đáo hạn Trong đó: I và MV không thay đổi sau khi TP phát hành n và r thay đổi theo tình hình biến động trên thị trường. * Ví dụ: Giả sử công ty ABC phát hành trái phiếu mệnh giá 1000$, thời hạn 15 năm với lãi suất hàng năm là 10%. Tỷ suất sinh lợi nhà đầu tư đòi hỏi trên thị trường lúc phát hành là 10%, bằng lãi suất trái phiếu Khi ấy giá bán TP là: Trái phiếu được bán. * Giả sử sau khi phát hành, lãi suất trên thị trường giảm từ 10% xuống còn 8%. Cả lãi suất TP và mệnh giá vẫn không đổi Giá trái phiếu lúc này là: Trong trường hợp này, TP được bán với giá. * Giả sử sau khi phát hành, lãi suất trên thị trường tăng lên đến 12%. Cả lãi suất trái phiếu và mệnh giá vẫn không đổi Giá trái phiếu lúc này là: Trường hợp này, trái phiếu được bán với giá * Nhận xét: Khi lãi suất trên thị trường: Bằng lãi suất trái phiếu thì giá TP = mệnh giá của nó Thấp hơn lãi suất trái phiếu thì giá TP > mệnh giá của nó Cao hơn lãi suất trái phiếu thì giá TP MV * YTC = r’ thỏa phương trình I I I MV’ P = + +…+ + (1+r’) (1+r’)2 (1+r’)m (1+r’)m Tương tự như cách tìm lãi suất đáo hạn của TP, dùng phương pháp thử và loại ta tìm được r’ Tỷ suất sinh lợi chuộc lại YTC = r’. * III. ĐỊNH GIÁ CỔ PHIẾU ƯU ĐÃI Cổ phiếu ưu đãi là loại cổ phiếu mà công ty phát hành cam kết trả tỷ lệ cổ tức cố định hàng năm và không tuyên bố ngày đáo hạn Cổ phiếu ưu đãi có những tính chất giống như trái phiếu vĩnh cửu Mô hình định giá CP ưu đãi: D cổ tức hàng năm của CP ưu đãi P = = r tỷ suất chiết khấu * Ví dụ: Công ty ABC phát hành cổ phiếu ưu đãi mệnh giá 100$, trả cổ tức 9% và nhà đầu tư đòi hỏi tỷ suất lợi nhuận 14% khi mua cổ phiếu này. Xác định giá CP này. Giải Áp dụng công thức, ta có: * IV. ĐỊNH GIÁ CỔ PHIẾU THƯỜNG 1. Một số thuật ngữ Cổ phiếu thường: là chứng từ có giá trị xác nhận mức góp vốn của một cổ đông trong công ty cổ phần Lợi tức CP thường (cổ tức): không được thanh toán định kỳ và cố định như CP ưu đãi Cổ phiếu thường có thể đem bán vào một thời điểm bất kỳ trong tương lai. * Thư giá cổ phiếu: giá trị sổ sách, giá trị được tính trên bảng CĐKT của cổ phiếu Thị giá cổ phiếu (P0): giá trị thị trường của CP, giá hiện tại mua và bán trên thị trường chứng khoán Mức tăng trưởng thu nhập (g): tỷ lệ tăng trưởng bình quân của cổ tức Suất sinh lợi của CP thường (r): tỷ lệ lợi nhuận DN phân phối cho các cổ đông giữ CP thường. * Cổ tức CP thường (D): khoản tiền lợi nhuận được DN phân phối định kỳ cho các cổ đông giữ cổ phiếu thường D0: cổ tức năm hiện tại Dn: cổ tức nhận được vào cuối năm n Dn = D0(1+g)n Mức tăng trưởng vốn (thặng dư vốn) P1 – P0 = g P0 * 2. Phương pháp định giá cổ phiếu thường Giá cổ phiếu thường được xem như hiện giá dòng tiền tệ thu nhập tạo ra cho nhà đầu tư từ cổ phiếu thường Mô hình định giá CP thường có dạng: D1 D2 D P0 = + +…+ (1+r)1 (1+r)2 (1+r) Mô hình này phù hợp với nhà đầu tư mua cổ phiếu và giữ mãi mãi để hưởng cổ tức. * Nếu nhà đầu tư mua cổ phiếu và chỉ giữ nó n năm, sau đó bán lại với giá Pn vào cuối năm n Thì giá cổ phiếu sẽ là: D1 D2 Dn Pn P0 = + +…+ + (1+r)1 (1+r)2 (1+r)n (1+r)n Phải tìm ra quy luật để xác định dòng tiền thu nhập từ cổ phiếu thông qua quy luật chi trả cổ tức Mô hình chiết khấu cổ tức. * a/ Mô hình chiết khấu cổ tức Được thiết kế để tính giá trị lý thuyết của cổ phiếu thường, với giả định: Biết trước tỷ suất chiết khấu Biết được động thái tăng trưởng của cổ tức: + Tốc độ tăng trưởng cổ tức không đổi + Tốc độ tăng trưởng cổ tức bằng 0 + Tốc độ tăng trưởng cổ tức thay đổi. * * TH1: Tốc độ tăng trưởng cổ tức không đổi D0 : cổ tức năm hiện tại g : tốc độ tăng trưởng cổ tức hàng năm Dn : cổ tức cuối năm n Ta có: D1 = D0(1+g) D2 = D1(1+g) = D0(1+g)2 ….. Dn = Dn-1(1+g) = D0(1+g)n Khi đó, mô hình định giá CP thường có dạng: D0(1+g) D0(1+g)2 D0(1+g) P0 = + +…+ (1+r)1 (1+r)2 (1+r) * Giả định: r > g Ta có công thức định giá CP thường trong trường hợp tốc độ tăng trưởng cổ tức không đổi như sau: D1 P0 = r - g * Ví dụ: Cổ tức kỳ vọng của cổ phiếu công ty ABC cuối năm thứ 1 là 4$. Cổ tức này được kỳ vọng tăng 6% trong tương lai. Hỏi giá cổ phiếu là bao nhiêu nếu nhà đầu tư đòi hỏi tỷ suất lợi nhuận là 14%? Giải Ta có công thức: * *TH2: Tốc độ tăng trưởng cổ tức bằng 0 Đây là trường hợp đặc biệt của mô hình tốc độ tăng trưởng cổ tức không đổi khi g = 0 Khi đó, giá cổ phiếu: D1 P0 = r Cổ phiếu ưu đãi có thể xem như là loại CP có tốc độ tăng trưởng bằng 0. * *TH3: Tốc độ tăng trưởng cổ tức thay đổi Ví dụ: Một cổ phiếu có tốc độ tăng trưởng g = 10% trong 5 năm đầu, sau đó chỉ tăng 6%. Xác định giá cổ phiếu? Giải Giá CP gồm 2 giai đoạn: + GĐ1: trong 5 năm đầu với tốc độ tăng trưởng g1 = 10% * + GĐ2: Tốc độ tăng trưởng g2 = 6% cho những năm còn lại * Ví dụ: Giả sử một cổ phiếu trả cổ tức hiện tại D0 = 2$, tốc độ tăng trưởng cổ tức trong 5 năm tới là 10% và 6% cho những năm tiếp theo đó, nhà đầu tư đòi hỏi lợi suất đầu tư là 14%. Xác định giá cổ phiếu Giải Ta có: * * b/ Phương pháp định giá cổ phiếu theo tỷ số P/E (Price to Earning ratio) Thị giá mỗi CP P/E = Thu nhập mỗi CP (EPS) EPS: Earning per Share Giá mỗi CP = P/E x EPS Ví dụ: Một công ty kỳ vọng sẽ kiếm được lợi nhuận trên mỗi CP là 3$ trong năm tới và tỷ số P/E bình quân ngành là 15 thì giá cổ phiếu là: P = EPS x P/E = 3 x 15 = 45$ * 3. Suất sinh lợi của cổ phiếu a/ Cổ phiếu ưu đãi Mô hình định giá CP ưu đãi: D D P = r = r P VD: Giá thị trường hiện tại của CP ưu đãi có mệnh giá là 100$ trả cổ tức 10% là 91,25$ Lợi suất đầu tư CP này là: r = D/P = (100 x 0,1)/91,25 = 10,96%. * b/ Suất sinh lợi cổ phiếu thường * Sử dụng mô hình chiết khấu cổ tức D1 P0 = r – g D1 r = + g P0 = tỷ suất cổ tức + tốc độ tăng trưởng cổ tức * Ví dụ: Cổ phiếu thường của công ty Giấy Hải Phòng được bán với giá 34800đ/CP. Cổ tức thanh toán năm nay D0 = 1200đ/CP. Cho rằng mức tăng trưởng cổ tức của công ty là 7%. Tính suất sinh lợi trên vốn cổ phần thường của công ty? Giải * * Sử dụng mô hình định giá tài sản vốn (CAPM- Capital Asset Pricing Model) r = rf + [ x (rm – rf)] rf: suất sinh lợi phi rủi ro (bằng lãi suất trái phiếu kho bạc) rm: suất sinh lợi kỳ vọng của thị trường chứng khoán : hệ số rủi ro của chứng khoán đó trên thị trường CK. * Ví dụ: Cổ phiếu thường của công ty Bê Tông 6 có hệ số rủi ro là 1,5. Giả sử trái phiếu kho bạc có lãi suất 8%. Lãi suất bình quân của thị trường chứng khoán là 12%. Tính suất sinh lợi của cổ phiếu thường của công ty? Giải
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- quan_tri_tai_chinh_chuong_iii_9829.ppt