Bài giảng Đạo đức kinh doanh & Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
SAMCO với trách nhiệm xã hội và cộng đồng
NÓI “KHÔNG” VỚI Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
1. hệ thống xử lý khói bụi và nước thải khá hiện đại
2. không ngừng đầu tư trang thiết bị máy móc
hiện đại; tăng cường công tác kiểm tra, bảo trì
bảo dưỡng máy móc thiết bị để giảm thiểu
tiếng ồn cho khu vực dân cư
3. chọn nhà cung cấp sản phẩm :ISUZU, HINO,
DAEWOO) đều đạt chỉ số về khí thải cho môi
trường nhỏ hơn nhiều lần so với tiêu chuẩn
cho phép nhằm làm giảm nguy cơ ô nhiễm môi
trường tại TPHCM và cả nước
18 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 10960 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Đạo đức kinh doanh & Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 8
Đạo đức kinh doanh &
Trách nhiệm xã hội
của doanh nghiệp
1. ĐẠO ĐỨC KINH DOANH
1.1 Đạo đức:
Đạo đức là những quy tắc, chuẩn mực hành
vi ứng xử trong công việc , trong đời sống
được nhiều người trong XH thừa nhận và
tuân thủ
Đạo đức xã hội
Đạo đức nghề nghiệp
Đạo đức kinh doanh
được ghi chép thành văn
* dạng lưu truyền từ đời này sang đời khác
Nền tảng đạo đức xã hội thể hiện thông qua
cách quan niệm về đúng-sai, thiện – ác, sự công
bằng, chuẩn mực và quy tắc ứng xử .
Nó chi phối mạnh đến hành vi của con người
trong xã hội
1.2 ĐẠO ĐỨC KINH DOANH
1.2.1 KHÁI NIỆM ĐẠO ĐỨC KINH DOANH
“ Đạo đức kinh doanh là tất cả những quy tắc, tiêu
chuẩn, chuẩn mực đạo đức hoặc luật lệ để cung
cấp chỉ dẫn về hành vi ứng xử chuẩn mực và sự
trung thực (của một tổ chức) trong những trường
hợp nhất định”. (Phillip V. Lewis)
“Đạo đức kinh doanh bao gồm những nguyên tắc cơ
bản và tiêu chuẩn điều chỉnh hành vi trong thế giới
kinh doanh. Tuy nhiên, việc đánh giá một hành vi cụ
thể là đúng hay sai, phù hợp với đạo đức hay không
sẽ được quyết định bởi nhà đầu tư, nhân viên,
khách hàng, các nhóm có quyền lợi liên quan, hệ
thống pháp lý cũng như cộng đồng”. (Ferrels và
John Fraedrich)
3
Là những nguyên tắc và chuẩn mực có tác dụng
hướng dẫn hành vi trong mối quan hệ kinh doanh
Chúng được những người hữu quan (như người
đầu tư, khách hàng, người quản lý, người lao động,
đại diện cơ quan pháp lý, cộng đồng dân cư, đối tác,
đối thủ…) sử dụng để phán xét một hành động cụ
thể là đúng hay sai, hợp đạo đức hay phi đạo đức.
“ Giữ chữ tín
Trung thực trong kinh doanh”
“ Cấm
Lừa gạt khách hàng: thông tin sai về sản phẩm, xuất xứ
cuả sản phẩm
Xâm phạm bí mật kinh doanh
Thông tin nhiễu về đối thủ để trục lợi…”
1.2.2 Vai trò của ĐĐKD
- Đạo đức kinh doanh góp phần tạo sự tin
tưởng , tận tâm và gắn kết của nhân viên.
- Đạo đức kinh doanh góp phần làm hài lòng
(tin tưởng, thỏa mãn) khách hàng, đối tác.
- Đạo đức kinh doanh góp phần tạo ra lợi
nhuận cho doanh nghiệp.
- Đạo đức kinh doanh góp phần vào sự vững
mạnh của nền kinh tế quốc gia
5
1.3- Vấn đề đạo đức trong kinh doanh
Vấn đề đạo đức (được tiếp cận từ góc độ đạo đức) là
một hoàn cảnh, trường hợp, tình huống một cá nhân,
tổ chức gặp phải những khó khăn hay ở tình thế khó
xử khi phải lựa chọn một trong nhiều cách hành động
khác nhau dựa trên tiêu chí về sự đúng-sai theo cách
quan niệm phổ biến, chính thức của xã hội đối với
hành vi trong các trường hợp tương tự - các chuẩn
mực đạo lý xã hội.
vấn đề “an toàn thực phẩm”, vấn đề “an toàn” trong
lao động, vấn đề “ô nhiễm môi trường”…
Vấn đề đạo đức có thể xảy ra vì rất nhiều nguyên
nhân, từ nhiều khía cạnh khác nhau: quản lý,
marketing, kỹ thuật, pháp luật…
- Quản lý:
Vấn đề đạo đức có thể nảy sinh từ những mâu
thuẫn về lợi ích do liên quan đến quyền lực:
Mâu thuẫn có thể xuất hiện giữa lợi ích của người
quản lý và của chủ sở hữu
Mâu thuẫn có thể nảy sinh do bất đồng lợi ích
giữa người quản lý và người lao động.
Mâu thuẫn có thể nảy sinh giữa người quản lý và
khách hàng.
- Marketing:
Sản phẩm không an toàn cho NTD
Quảng cáo sai sự thật, thiếu văn hoá
Bán phá giá
Những chương trình khuyến mãi, bốc thăm trúng
thưởng thiếu trung thực
- Nhân lực:
Phân biệt đối xử trong tuyển dụng, bố trí, đánh giá, đãi ngộ
nhân viên
Vi phạm các chính sách trong luật lao động
Xem nhẹ những vấn đề liên quan đến người lao động dẫn đến
việc gây áp lực hoặc tâm lý tiêu cực, bất lợi cho người lao động
- Kế toán, tài chính:
Cung cấp những thông tin, số liệu về tình trạng tài chính cuả
DN không trung thực cho cơ quan quản lý và cổ đông bên
ngoaì
Lợi dụng những khe hở trong hệ thống luật pháp để luồn lách,
trốn thuế
Lợi dụng và lạm dụng các nguồn tài sản của DN vì mục đích
riêng
Cung cấp số liệu báo cáo sai trong nội bộ DN
* Cách xử lý vấn đề đạo đức của doanh nghiệp thể hiện quan
điểm đạo đức của DN và nó ảnh hưởng quyết định đến uy tín
của DN trên thương trường
1.4 Xây dựng chương trình giao ước đạo đức
Vấn đề đạo đức tiềm ẩn trong mọi khía cạnh, lĩnh vực
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Chúng là nguồn gốc dẫn đến những hậu quả nghiêm
trọng đối với uy tín, sự tồn tại và phát triển của một DN.
Vì vậy, nhận ra được những vấn đề đạo đức tiềm ẩn có
ý nghĩa rất quan trọng để ra quyết định đúng đắn, hợp
đạo lý trong quản lý và kinh doanh.
Doanh nghiệp cần xây dựng một hệ thống chuẩn mực
đạo đức rõ ràng, phù hợp với việc thực hiện các mục
tiêu chiến lược : chương trình đạo đức của doanh
nghiệp, phổ biến và quán triệt trong toàn đơn vị.
Các chuẩn mực đạo đức được cụ thể hóa thành hệ
thống các giao ước đạo đức để tạo thuận lợi cho thành
viên tổ chức trong quá trình triển khai
Xây dựng các chương trình giao ước đạo đức (tt):
Để các chương trình giao ước đạo đức có hiệu lực trong
thực tế, chúng cần lưu ý
Hệ thống các chuẩn mực đạo đức cần cụ thể, rõ ràng
giúp phát hiện và ngăn chặn các hành vi sai lầm về đạo
đức.
Tổ chức quán triệt về các chụẩn mực và hướng dẫn
thông qua các hoạt động tập huấn, bồi dưỡng về đạo
đức.
Thiết lập hệ thống giám sát, thanh tra và báo cáo về
những hành vi sai lầm.
Nhất quán và kiên trì trong việc thi hành các chuẩn mực,
tiêu chuẩn và biện pháp xử lý.
Thường xuyên đổi mới và hoàn thiện các chương trình
giao ước đạo đức.
“ * Làm khách hàng hài lòng: Tận tuỵ với
khách hàng và luôn phấn đấu để đáp ứng
tốt nhất những nhu cầu, vượt trên mong
đợi của họ.
* Đề cao đạo đức kinh doanh: Mỗi nhân
viên là một đại diện của Công ty, có nghĩa
vụ tuân thủ đạo đức kinh doanh cao nhất,
luôn hợp tác, cởi mở và thân thiện với
đồng nghiệp, đóng góp cho cộng đồng và
xã hội…”
{Tầm nhìn FPT (Điều lệ FPT 1988)}
2. TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH
NGHIỆP
TNXH của DN: là những nghĩa vụ mà một DN hay
cá nhân phải thực hiện đối với xã hội nhằm đạt
được nhiều nhất những tác động tích cực và giảm
tối thiểu các tác động tiêu cực đối với xã hội.
TNXH của DN: là lựa chọn các hành động nhằm
bảo vệ và cải thiện các lợi ích của xã hội trong quá
trình tìm kiếm lợi ích cho mình.”
Toàn bộ trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp có
thể được tóm tắt trong câu “Kiếm lợi nhuận và tuân
thủ luật pháp”.
TNXH là cam kết của DN đối với xã hội
ĐĐKD là quy tắc ứng xử của DN trong KD
Các nhóm lợi ích của XH
Nhân viên
CQ địa phương
Cổ đông
XH (khu vực & quốc gia)
Khách hàng
Cộng đồng
quốc tế
Tổ chức
Nghĩa vụ về kinh tế:
Đối với người tiêu dùng:
cung cấp hàng hóa và dvụ,
chất lượng, an toàn sản phẩm,
định giá hợp lý
thông tin về sản phẩm…
Đối với người lao động:
tạo việc làm với mức lương tương xứng
Cải thiện điều kiện làm việc
Thực hiện các chính sách theo hướng dẫn chung
cuả chính phủ
Với mọi đối tượng liên quan,
nghĩa vụ kinh tế của DN là mang lại lợi ích tối đa
và công bằng cho họ.
Nghĩa vụ về pháp lý:
Đòi hỏi tổ chức, DN tuân thủ đầy đủ các quy định
của luật pháp
Nghĩa vụ về đạo đức và nhân văn
Tạo lập một bầu không khí đạo đức đúng đắn trong
tổ chức (có ý nghĩa rất quan trọng trong việc điều chỉnh
hành vi đạo đức của mỗi thành viên).
Liên quan đến những đóng góp cuả tổ chức cho
cộng đồng và xã hội.( Kết quả cuả đóng góp này sẽ
góp phần :
• Nâng cao chất lượng cuộc sống cuả con người
• San sẻ bớt gánh nặng cho Chính phủ
• Phát triển nhân cách đạo đức cuả người lao động)
SAMCO với trách nhiệm xã hội và cộng đồng
NÓI “KHÔNG” VỚI Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
1. hệ thống xử lý khói bụi và nước thải khá hiện
đại
2. không ngừng đầu tư trang thiết bị máy móc
hiện đại; tăng cường công tác kiểm tra, bảo trì
bảo dưỡng máy móc thiết bị để giảm thiểu
tiếng ồn cho khu vực dân cư
3. chọn nhà cung cấp sản phẩm :ISUZU, HINO,
DAEWOO) đều đạt chỉ số về khí thải cho môi
trường nhỏ hơn nhiều lần so với tiêu chuẩn
cho phép nhằm làm giảm nguy cơ ô nhiễm môi
trường tại TPHCM và cả nước
SAMCO với trách nhiệm xã hội và cộng đồng
4.“nói không” với việc sử dụng nguyên vật tư nằm trong
danh mục cấm sử dụng vì có hại cho môi trường
5. Định kỳ hằng tháng kiểm tra tình hình thực hiện an
toàn lao động, vệ sinh mặt bằng nhà xưởng, cấp
phát đầy đủ trang bị bảo hộ lao động cho công
nhân.
6. “Mỗi tháng, CB-CNV tổng công ty tự nguyện góp
3% thu nhập để đóng góp vào các hoạt động xã hội
từ thiện.
7. SAMCO luôn nghiêm túc thực hiện nghĩa vụ đóng
thuế đối với Nhà nước, hằng năm góp phần vào
ngân sách Nhà nước khoảng 40 tỉ đồng.
Mối quan hệ giữa đạo đức KD – văn hóa DN – trách nhiệm
XH
HÀNH VI
Quá trình xử lý
Đầu vào Đầu ra
Cách thức hành động
Cơ sở để ra
quyết định
Tác động xã hội
Đạo đức
kinh doanh
Trách nhiệm
xã hội
Văn hóa DN
Giá trị, niềm tin
Cách thức giải quyết
vđề
Nguyên tắc, chuẩn
mực đúng, sai
Đối tượng hữu quan
Các biểu trưng
Các chương trình
đạo đức
Sự đồng thuận
thành nguyên tắc
Tự nguyện tuân
thủ trong tổ chức
Các nghĩa vụ
Tác động tích cực tối
đa
Tác động tiêu cực tối
thiểu
Phạm vi xã hội
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ch_8_tnxh_va_ddkd_6193.pdf