Bài giảng Đánh giá và quyết định đầu tư tài sản cố định

Công ty sẽ chọn các dự án theo thứ tự xếp hạng cho đến khi nào sử dụng hết nguồn vốn Dự án Vốn đầu tư Lũy kế

ppt44 trang | Chia sẻ: hao_hao | Lượt xem: 3937 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Đánh giá và quyết định đầu tư tài sản cố định, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
* CHƯƠNG IV ĐÁNH GIÁ VÀ QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH * I.CÁC LOẠI DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRONG CÔNG TY * Dựa vào mục đích: Dự án đầu tư mới tài sản Dự án thay thế Dự án mở rộng sản phẩm hoặc thị trường Dự án an toàn lao động Dự án khác… * * Dựa vào mối quan hệ: Dự án độc lập Dự án phụ thuộc Dự án loại trừ * II. QUY TRÌNH PHÂN TÍCH VÀ QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ Xác định dự án: Tìm cơ hội và đưa ra đề nghị đầu tư vào DA Đánh giá dự án: Ước lượng dòng tiền liên quan và suất chiết khấu hợp lý Lựa chọn tiêu chuẩn quyết định: Lựa chọn tiêu chuẩn (NPV,IRR,PP) Ra quyết định: Chấp nhận hay từ chối dự án * III. ƯỚC LƯỢNG DÒNG TIỀN 1. Khái quát Nghiên cứu bảng kết quả kinh doanh và bảng dòng tiền của một khoản đầu tư 900 triệu đ, tạo ra doanh thu 1000 triệu đ trong 3 năm, chi phí bằng tiền mỗi năm 500 triệu đ, khấu hao đều trong 3 năm. Thuế suất thu nhập công ty là 30% và suất chiết khấu thực là 8%. * Kết quả kinh doanh 360,79 * Dòng tiền 233,92 * Nhận xét: Nếu không xét giá trị tiền tệ theo thời gian, tổng lợi nhuận mang lại từ dự án bằng với dòng tiền mang lại từ dự án Nếu xét giá trị tiền tệ theo thời gian với suất chiết khấu là 8% thì tổng lợi ích mang lại từ dự án tính trên cơ sở dòng tiền sẽ khác với tổng lợi ích mang lại từ dự án tính trên cơ sở lợi nhuận. 2. Các nguyên tắc trong xây dựng dòng tiền Đánh giá dự án phải dựa vào dòng tiền chứ không dựa vào lợi nhuận Đánh giá dự án phải dựa vào dòng tiền tăng thêm Phải dựa vào dòng tiền sau thuế và phải tách quyết định đầu tư khỏi quyết định tài trợ Không tính chi phí chìm vào dòng tiền tăng thêm Phải tính yếu tố lạm phát. * 3. Trình tự xây dựng dòng tiền a/ Giai đoạn bỏ vốn đầu tư CP mua sắm, xây dựng nhà cửa, máy móc, trang thiết bị,… CP đầu tư vào tài sản lưu động CP cơ hội của tài sản đang có Loại trừ những khoản thu được do bán TSCĐ cũ (nếu có) Cộng hoặc trừ thuế TNDN được giảm trừ hay phải nộp. * b/ Giai đoạn thu hồi vốn và có lãi Doanh thu đạt được về việc bán HH, DV DT = đơn giá SP x số lượng SP tiêu thụ Chi phí SXKD: CP khả biến và CP cố định Kết quả HĐ SXKD: lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT- Earning Before Interest and Tax) EBIT = DT – Định phí – Tổng biến phí Lãi ròng: lợi nhuận sau thuế LR = EBIT - Thuế TNDN phải nộp Thu nhập của dự án: CFTN = LR + Vốn thu hồi * * Cách khác: Dòng tiền trước thuế: CFtt = EBIT + K (khấu hao) Dòng tiền sau thuế: CF = EBIT(1 – t) + K Dòng tiền năm cuối phải tính thêm yếu tố: + Thu hồi vốn + Thanh lý TSCĐ * Tính yếu tố lạm phát: CFDN = CFTT (1+ tỷ lệ LP) * VD: DN A dự kiến đầu tư xây dựng xưởng SX mặt hàng mới với nhu cầu vốn đầu tư TSCĐ 100 tỷ đ, vốn lưu động là 2 tỷ đ, toàn bộ vốn đầu tư này bỏ ra 1 lần. Đời sống của dự án là 10 năm. Doanh thu mỗi năm là 100 tỷ đ, biến phí chiếm 60%, định phí mỗi năm là 8 tỷ đ (chưa kể KH). Hai năm đầu hoạt động, DT chỉ đạt 70 tỷ đ, năm thứ 3 (kể từ ngày SX) do tăng SX và DT nên vốn lưu động tăng thêm 0,5 tỷ đ. Khi hết hạn đầu tư, toàn bộ TSCĐ bán thu hồi được 20 tỷ đ, vốn lưu động thu đủ 2,5 tỷ đ. Thuế suất thuế TNDN là 30%, hai năm đầu được miễn thuế TNDN. DN áp dụng phương pháp khấu hao đều. Hãy tính dòng tiền của dự án đầu tư. * * 102 70 70 100 100 100 100 100 100 120 100 0,5 10 10 10 10 10 10 10 10 10 10 18 18 18 18 18 18 18 18 18 18 42 42 60 60 60 60 60 60 60 60 10 10 22 22 22 22 22 22 22 42 6,6 6,6 6,6 6,6 6,6 6,6 6,6 12,6 10 10 15,4 15,4 15,4 15,4 15,4 15,4 29,4 15,4 2,5 -102 20 19,5 25,4 25,4 25,4 25,4 25,4 25,4 25,4 41,9 * IV. CÁC TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ DỰ ÁN 1. Hiện giá ròng (NPV)-Net Present Value Giá trị hiện tại ròng là tổng hiện giá dòng tiền ròng của dự án với suất chiết khấu thích hợp NPV = Giá trị hiện tại của dòng tiền dự kiến trong trương lai - Đầu tư ban đầu * Dòng tiền của một dự án đầu tư: Năm 0 1 2 …. n Dòng tiền (CF) -I CF1 CF2 CFn Với suất chiết khấu là r Ta có: CF1 CF2 CFn NPV = - I + + + … + (1+r) (1+r)2 (1+r)n * Ví dụ: Xem xét dòng tiền của dự án A Năm 0 1 2 3 4 CF -1000 300 400 500 500 Tính NPV của dự án biết suất chiết khấu là 10%. Ta có: * * Nhận xét Một dự án có: NPV > 0: dự án có suất sinh lời cao hơn suất chiết khấu NPV = 0: dự án có suất sinh lời bằng với suất chiết khấu NPV 0: chấp nhận dự án + NPV 0: chọn r2 > r1  NPV2 0 + Chênh lệch giữa r1 và r2 trong khoảng 5% Bước 3: tính IRR theo công thức gần đúng: /NPV1/ IRR = r1 + (r2 – r1) /NPV1/ + /NPV2/ * VD: Một DAĐT có vốn đầu tư ban đầu là 150 tr. Đ, thời gian hoạt động là 3 năm. Dự kiến thu nhập do dự án mang lại lần lượt là: 40, 60 và 90 tr. Đ. Tính IRR của dự án. Giải Ta có: 40 60 90 NPV = - 150 + + + = 0 (1+IRR) (1+IRR)2 (1+IRR)3 + Chọn r1 = 12%  NPV1 = -2,39 + Chọn r2 = 10%  NPV2 = 3,57 *  /NPV1/ IRR = r1 + (r2 – r1) /NPV1/ + /NPV2/ IRR = IRR = * * Ứng dụng IRR trong thẩm định dự án Trường hợp các dự án độc lập nhau: + IRR > r: chấp nhận dự án + IRR r). * * Ưu nhược điểm của tiêu chuẩn IRR: Ưu điểm: + Có tính đến thời giá tiền tệ + Có thể tính IRR mà không cần biết suất chiết khấu + Tính đến toàn bộ dòng tiền Nhược điểm: + Một dự án có thể có nhiều IRR nên không biết lựa chọn IRR nào + IRR diễn đạt bằng tỷ lệ %, trong khi tình hình tài chính của DN lại được đo bằng tiền. * 3. Thời gian hoàn vốn (PP)- The Payback Period Là thời gian để dòng tiền tạo ra từ dự án đủ bù đắp chi phí đầu tư ban đầu Cơ sở để chấp nhận dự án là thời gian hoàn vốn phải thấp hoặc bằng thời gian hoàn vốn yêu cầu hay thời gian thu hồi vốn tối đa có thể chấp nhận được (ngưỡng thời gian hoàn vốn) * Phân loại: Thời gian hoàn vốn không chiết khấu Thời gian hoàn vốn có chiết khấu. * a/ Thời gian hoàn vốn không chiết khấu Xác định thời gian hoàn vốn của dự án mà không tính đến yếu tố thời giá tiền tệ Ví dụ: Tính thời gian hoàn vốn của dự án có dòng tiền như sau: Năm 0 1 2 3 4 CF -8000 3000 4000 5000 5000 Dòng tiền tích lũy đến: Cuối năm thứ 2: 3000 + 4000 = 7000, ít hơn vốn đầu tư ban đầu là 8000 Cuối năm thứ 3: 3000 + 4000 + 5000 = 12000, lớn hơn vốn đầu tư ban đầu  Thời gian thu hồi vốn giữa năm thứ 2 và năm thứ 3. * 1.Vốn đầu tư ban đầu : 8000 2.Dòng tiền tích lũy đến cuối năm thứ 2 : 7000 3.Số tiền còn tiếp tục được bù đắp (1-2) : 1000 4.Dòng tiền đến cuối năm thứ 3 : 5000 5.Dòng (3) chia cho (4) (1000/5000) : 0,2 6.Thời gian thu hồi vốn (2 năm+0,2 năm): 2,2 năm Nếu thời gian hoàn vốn yêu cầu là 3 năm thì dự án được chấp nhận Nếu thời gian hoàn vốn yêu cầu là 2 năm thì dự án không được chấp nhận. * * Ưu nhược điểm của tiêu chuẩn thời gian hoàn vốn không chiết khấu Ưu điểm: đơn giản, thể hiện khả năng thanh khoản và rủi ro của dự án Nhược điểm: + Không xem xét dòng tiền sau thời gian hoàn vốn + Không quan tâm đến giá trị của tiền tệ theo thời gian + Thời gian hoàn vốn yêu cầu mang tính chủ quan, không có cơ sở xác định. * b/ Thời gian hoàn vốn có chiết khấu Là khoảng thời gian cần thiết để tổng hiện giá tất cả dòng thu nhập trong tương lai của dự án vừa đủ bù đắp số vốn đầu tư bỏ ra ban đầu Ví dụ: giả định một dự án đầu tư đòi hỏi 12,5% lợi nhuận trên tổng vốn đầu tư bỏ ra. Dự án có số vốn đầu tư ban đầu là 300$ và mỗi năm tạo ra dòng tiền dương là 100$ trong 5 năm. * Năm 1 2 3 4 5 CF không CK 100 100 100 100 100 CF chiết khấu 89 79 70 62 55 Vốn đầu tư ban đầu của dự án là 300$ Nếu tính thời gian hoàn vốn không chiết khấu thì ta thấy thời gian hoàn vốn là 3 năm 100 + 100 + 100 = 300 Nếu tính thời gian hoàn vốn có chiết khấu thì thời gian hoàn vốn là 4 năm 89 + 79 + 70 + 62 = 300 * * Ưu nhược điểm của tiêu chuẩn thời gian hoàn vốn có chiết khấu Ưu điểm: tiêu chuẩn thời gian hoàn vốn có chiết khấu tốt hơn tiêu chuẩn thời gian hoàn vốn không chiết khấu vì có tính đến yếu tố giá trị tiền tệ theo thời gian Nhược điểm: + Tính toán phức tạp + Không xem xét dòng tiền sau thời gian hoàn vốn + Một dự án có thời gian hoàn vốn có chiết khấu ngắn hơn dự án khác không có nghĩa là dự án này có NPV lớn hơn. * 4. Chỉ số lợi nhuận (PI)- The Profitability Index Chỉ số lợi nhuận (chỉ số sinh lời) là giá trị hiện tại của dòng tiền của dự án đầu tư so với đầu tư ban đầu PV (lợi ích ròng) PV NPV PI = = = + 1 PV (chi phí đầu tư ròng) I I PV: giá trị hiện tại của dòng tiền I: đầu tư ban đầu * Ví dụ: Giả sử chi phí sử dụng vốn là 10% và dòng tiền dự án như sau: Năm 0 1 2 3 4 CF -600 250 250 250 250 Ta có, chỉ số lợi nhuận của dự án: PV PI = = I PI * * Ứng dụng tiêu chuẩn chỉ số lợi nhuận trong thẩm định dự án đầu tư Trường hợp dự án độc lập nhau: + PI > 1: chấp nhận dự án + PI < 1: loại bỏ dự án + PI = 1: tùy quan điểm nhà đầu tư - Trường hợp các dự án loại trừ lẫn nhau, dự án nào có PI lớn nhất và lớn hơn 1 sẽ được chọn. * * Ưu nhược điểm của tiêu chuẩn PI Tiêu chuẩn PI cũng có những ưu nhược điểm như tiêu chuẩn NPV Tuy nhiên, NPV là số đo tuyệt đối lợi nhuận hay số của cải gia tăng từ một dự án, trong khi PI là số đo tương đối, biểu thị của cải tạo ra trên 1 đồng đầu tư Tiêu chuẩn PI không giải thích được một cách trực tiếp sự khác nhau về quy mô của dự án. * V. LỰA CHỌN TIÊU CHUẨN ĐỂ QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ Nghiên cứu cho thấy ba tiêu chuẩn NPV, IRR và thời gian hoàn vốn thường được sử dụng để ra quyết định đầu tư NPV cho biết dự án có sinh lời hay không nhưng không cho biết khả năng sinh lời tương đối của dự án là bao nhiêu nên phải được bổ sung bằng chỉ tiêu IRR NPV và IRR chỉ cho biết khả năng sinh lời chứ không cho biết được bao giờ thu hồi vốn đầu tư nên cần bổ sung thêm chỉ tiêu thời gian hoàn vốn. * VI. LỰA CHỌN DỰ ÁN TRONG ĐIỀU KIỆN NGÂN SÁCH BỊ GIỚI HẠN Trong trường hợp nguồn vốn bị giới hạn trong một thời kỳ, các dự án nên được xếp hạng theo giá trị NPV tính trên một đồng vốn đầu tư ban đầu hay nói cách khác đó là chỉ số PI Dùng tiêu chuẩn PI có thể lựa chọn một tổ hợp các dự án có tổng NPV cao nhất hay nói cách khác với một ngân sách bị giới hạn có thể tạo ra tổng của cải lớn nhất. * Trình tự lựa chọn dự án: Tính toán chỉ số PI cho tất cả dự án Sắp xếp các dự án theo thứ tự PI từ cao đến thấp Bắt đầu từ dự án có PI cao nhất, các dự án được lựa chọn theo thứ tự cho đến khi toàn bộ ngân sách vốn đầu tư được dùng hết. * Ví dụ: Một công ty không có khả năng hoặc không chuẩn bị đủ vốn đầu tư để đầu tư nhiều hơn 500 triệu đồng trong năm hiện hành, hiện nay đang có các dự án đầu tư sau đây: Dự án Vốn đầu tư ban đầu NPV A 100.000 15.000 B 150.000 29.000 C 140.000 31.000 D 210.000 22.000 E 180.000 36.000 * Xếp hạng các dự án theo chỉ số PI NPV PI = + 1 I Dự án PI Xếp hạng A B C D E * Công ty sẽ chọn các dự án theo thứ tự xếp hạng cho đến khi nào sử dụng hết nguồn vốn Dự án Vốn đầu tư Lũy kế

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pptquan_tri_chat_luong_chuong_iv_414.ppt
Tài liệu liên quan