Bài giảng Chương trình đào tạo cho khối công nhân

Nghiêm cấm tất cả nhân viên làm việc trong văn phòng không được hút thuốc, chỉ được hút thuốc ở phòng quy định (nếu có) Sử dụng và bảo quản cẩn thận các thiết bi máy móc, nếu thấy dây điện đứt hoặc các sự cố khác nhanh chóng báo cáo với bộ phận thiết bị của tổ chức. Nhân viên sẽ được diễn tập phòng cháy chữa cháy định kì 2 lần/ năm.

ppt49 trang | Chia sẻ: hao_hao | Lượt xem: 4155 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Chương trình đào tạo cho khối công nhân, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CHO KHỐI CÔNG NHÂN Mục tiêu Đào tạo Nâng cao nhận thức chung về môi trường Hiểu được các hành động của mình làm ảnh hưởng đến môi trường, ảnh hưởng đến sự phù hợp với các quy định trong tiêu chuẩn của ISO 14001 Đảm bảo đáp ứng được các yêu cầu về quy ước và các yêu cầu nội bộ của Doanh nghiệp Phạm vi đào tạo Nhân sự: Tất cả công nhân trực tiếp tham gia sản xuất ở Doanh nghiệp Nhận thức: Hệ thống quản lý môi trường là gì Các yếu tố chủ chốt của tiêu chuẩn là gì Lợi ích của công nhân từ việc thực hiện ISO 14001 Vai trò và trách nhiệm của công nhân: Nắm rõ chính sách môi trường của Doanh nghiệp Nắm rõ mục tiêu, chỉ tiêu của chương trình Kế hoạch thực hiện ISO 14001 của Doanh nghiệp Nhận dạng các khía cạnh môi trường Sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên Nhận dạng sự cố Đối phó với tình trạng khẩn cấp Ngăn ngừa rủi ro Công tác phòng cháy chữa cháy Nội dung Đào tạo I. Môi trường là gì? Là những thứ bao quanh nơi hoạt động của một tổ chức bao gồm không khí, nước, đất, nguồn tài nguyên thiên nhiên hệ động, thực vật, con người và mối quan hệ qua lại của chúng Các thành phần môi trường Môi trường đất Môi trường nước Môi trường không khí Môi trường xã hội Môi trường không gian Các vấn đề môi trường chủ yếu Hiện tượng ấm lên toàn cầu Hiệu ứng nhà kính… Mưa axít Ô nhiễm không khí Ô nhiễm nước Tuyệt chủng động thực vật Phá vỡ chuỗi thức ăn sinh thái Suy giảm tầng ozon Suy giảm nguồn tài nguyên thiên nhiên Nạn phá rừng Tác hại toàn cầu của ô nhiễm môi trường Hạn hán, lũ lụt, băng tan Sản xuất lương thực khó khăn, dẫn tới nghèo đói Sức khoẻ con người giảm đáng kể Mất cân bằng sinh thái Tốn nhiều chi phí để bảo vệ môi trường toàn cầu TRÁI ĐẤT KHÔNG PHẢI LÀ TÀI SẢN CHÚNG TA THỪA HƯỞNG TỪ CHA ÔNG MÀ LÀ CHÚNG TA VAY MƯỢN CỦA THẾ HỆ MAI SAU II. Hệ thống quản lý môi trường là gì? Là một phần của Hệ thống quản lý chung bao gồm cơ cấu tổ chức, hoạt động lập kế hoạch, trách nhiệm, qui tắc, thủ tục, quá trình và nguồn lực để xây dựng và thực hiện, xem xét, duy trì chính sách môi trường. III. Yếu tố chủ chốt của tiêu chuẩn là gì? Yếu tố chủ chốt của HTQLMT là việc thiết lập và áp dụng theo chính sách môi trường. Theo ISO, HTQLMT có thể xây dựng chính sách môi trường, nhưng bản thân chính sách môi trường lại là điểm trọng tâm của HTQLMT. Vào thời điểm thiết lập chính sách môi trường có thể chưa có HTQLMT nhưng khi đã có HTQLMT thì chắc chắn phải có chính sách môi trường. IV. Lợi ích của coâng nhaân từ việc áp dụng ISO 14001 Tăng thu nhập (doanh thu của Doanh nghiệp tăng, do tiết kiệm chi phí xử lý nước thải, tiết kiệm tài nguyên…) Đảm bảo sức khoẻ cho công nhân _ những người trực tiếp tham gia sản xuất Tập thói quen làm việc tốt An toàn tính mạng anh em công nhân lao động Các bên hữu quan đặt niềm tin vào Doanh nghiệp cũng chính là đặt niềm tin vào anh em công nhân. V. Vai trò và trách nhiệm của nhân viên Nắm rõ chính sách môi trường, mục tiêu và chỉ tiêu của Doanh nghiệp Kế hoạch thực hiện ISO 14001 của Doanh nghiệp Nhận dạng các khía cạnh môi trường Sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên Nhận dạng sự cố Ngăn ngừa rủi ro (trang bị bảo hộ lao động an toàn tại khu vực làm việc) Phương pháp sơ cứu với tình trạng khẩn cấp Công tác phòng cháy chữa cháy và đối phó với tình trạng khẩn cấp Nắm rõ chính sách môi trường, mục tiêu và chỉ tiêu của Doanh nghiệp Cán bộ Ban ISO đưa ra chính sách, mục tiêu và chỉ tiêu môi trường. Sau đó coâng nhaân của các phòng ban sẽ được Ban ISO cung cấp văn bản để biết được mục tiêu cần đạt đến là gì và thực hiện trong thời gian bao lâu để đạt được mục tiêu đó. Kế hoạch thực hiện ISO 14001 của Doanh nghiệp Ban ISO là người lập kế hoạch đưa ra cho việc áp dụng, thực hiện và duy trì HTQLMT. Sau đó, truyền đạt thông tin đến mọi công nhân của tất cả các phòng ban biết kế hoạch thực hiện như thế nào. Nhận dạng các khía cạnh môi trường Khía cạnh môi trường (yếu tố môi trường): Yếu tố của các hoạt động hay sản phẩm hay dịch vụ của một tổ chức có thể tác động qua lại với môi trường Khía cạnh môi trường có ý nghĩa: là yếu tố môi trường gây ra hoặc có thể gây ra tác động đáng kể đến môi trường Các khía cạnh môi trường của ngành Thép: Nước thải Nước thải trong quá trình sản xuất Nước thải sinh hoạt Nước mưa chảy tràn Khí thải Khí thải do đốt dầu FO Khí thải của các phương tiện giao thông vận tải Khí thải do quá trình nung phôi và cán Thép Tiếng ồn, độ rung Tiếng ồn, độ rung do sản xuất, vận hành máy Tiếng ồn do các phương tiện giao thông vận tải Nhiệt độ Trong quá trình nung phôi Trong quá trình cán Thép Trong quá trình xử lý nước thải Chất thải rắn Phế phẩm trong sản xuất: phôi, Thép… Bao bì nguyên vật liệu, vật liệu, phụ tùng thay thế cho sản xuất Sinh hoạt Văn phòng Dầu nhớt thải Quá trình bôi trơn Rò rỉ, tràn đổ trong thao tác sử dụng Tiêu thụ tài nguyên Đất Không khí Nước Dầu Phôi Giấy Vải lau máy Sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên Nước Mọi công nhân trong tổ chức phải thi hành chính sách tiết kiệm nước Lượng nước sử dụng được kiểm tra hàng tháng qua đồng hồ đo và có biện pháp khắc phục khi đường ống chuyển tải bị sự cố, rò rỉ. Điện Tắt các thiết bị điện khi không cần thiết Khi ra về phải tắt các thiết bị điện như quạt, đèn, máy vi tính, máy lạnh, máy photo…(chỉ trừ trường hợp nơi có nhân viên trực và sản xuất ca đêm) Kiểm soát tiêu hao năng lượng điện theo thống kê hàng tháng, cắt giảm ở những khu vực thừa, không sử dụng Phôi Thép Hạn chế phế phẩm như là một hoạt động bảo vệ tài nguyên Phế phẩm trong quá trình sản xuất được tận dụng tái sản xuất hay bán làm nguyên liệu cho sản phẩm khác. Dầu nhớt Dầu: Kiểm sốt tiêu hao năng lượng dầu đốt FO theo quy định, việc theo dõi dầu đốt được thống kê theo ca sản xuất Theo dõi hiệu suất của lị đốt Nhớt dùng để bơi trơn nên thu hồi tối đa và tái sử dụng lại Dầu nhớt bảo trì máy được thải ra từ các hoạt động bảo trì, sửa chữa, thay thế các loại máy mĩc, phương tiện vận tải, dầu nhớt rơi vải tại các khu vực làm việc và thu gom nơi hồ xử lý nước, chúng được thu gom và chứa trong thùng nhựa hay phi sắt (cĩ kí hiệu màu riêng biệt để khơng bị nhầm) Sơn Đây là những chất dễ cháy và bay hơi được chứa vào thùng cĩ nắp đậy và đặt ở nơi thống mát, dễ thao tác, sau khi đầy được tập trung vào nơi quy định Phế liệu Phụ tùng thay thế các máy mĩc sản xuất, thùng chứa các nguyên vật liệu là các loại lưỡi cưa gãy, lưỡi bào, các phụ tùng thay thế, thùng chứa bằng kim loại hay nhựa…được thu gom để vào nơi khơ ráo và bán dưới dạng phế liệu. Sản phẩm lỗi Các sản phẩm lỗi trong quá trình sản xuất được tập trung vào một nơi riêng. Kiểm tra sửa chữa hoặc tháo rời các linh kiện, bộ phận sử dụng vào trong chuỗi quá trình sản xuất hoặc ứng dụng vào mục đích khác mà không ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm của Doanh nghiệp, các sản phẩm này để khu vực riêng. Nhận dạng sự cố Trong ngành Thép, sự cố cháy nổ xảy ra trong các quá trình sau: Bồn chứa dầu Các hoá chất Hệ thống chống sét Chập điện Không đảm bảo an toàn trong quá trình vận hành máy móc, thiết bị Máy móc không đáp ứng yêu cầu an toàn Tác dụng của phương tiện bảo vệ cá nhân trong lao động   Mũ bảo hộ: Có nhiều loại và là phương tiện ngăn ngừa nguy hiểm phát sinh do vật rơi, văng, bảo vệ khi bị ngã, phòng chống điện giật, phòng chống cuốn tóc vào máy. Thắt lưng an toàn: Là phương tiện ngăn ngừa nguy hiểm do rơi, té khi làm việc trên cao. Giầy an toàn: Là phương tiện bảo vệ chân, ngón chân tránh khỏi vật rơi, va đập, vật sắc đồng thời ngăn ngừa điện mưa sát, hở điện. Kính bảo hộ: Là phương tiện ngăn ngừa tổn thương cho mắt do vật văng, bắn, do chất độc, tia độc hại gây ra. Găng tay an toàn: Có nhiều loại và là phương tiện bảo vệ người lao động tránh khỏi các tia lửa phát ra trong khi hàn, là phương tiện chống điện giật, chống rung, chống thấm nước, chống ăn mòn đối với da tay... Mặt nạ bảo hộ: Là phương tiện bảo vệ mắt và mặt tránh khỏi nguy hiểm do tia lửa hàn, vật sắc, hoặc các tia độc hại. Mặt nạ chống bụi: Là phương tiện bảo vệ tránh để bụi thông qua đường hô hấp thâm nhập vào cơ thể. Mặt nạ phòng độc: Là phương tiện bảo vệ chống sự thâm nhập của khí độc, hơi độc... vào cơ thể người. Nút lỗ tai và bịt tai: Là phương tiện bảo vệ tai, thính giác chống lại tiếng ồn. Mặt nạ dưỡng khí: Là phương tiện ngăn ngừa nguy hiểm do thiếu ôxy. Áo chống nhiệt: Là phương tiện phòng ngừa bỏng, tăng thân nhiệt trong môi trường nóng. Các quy tắc lựa chọn, sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân trong lao động Chọn và sử dụng dụng cụ bảo hộ lao động thích hợp với công việc Luôn bảo quản để dễ sử dụng và giữ gìn sạch sẽ Chuẩn bị phương tiện bảo vệ cá nhân (tránh lây bệnh truyền nhiễm) Đưa việc sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân trở thành nề nếp sinh hoạt. Phương pháp sơ cứu với tình trạng khẩn cấp Nguyên tắc ứng cứu khẩn cấp Kiểm tra hiện trường: Khi có sự cố xảy ra, trước hết kiểm tra xem có những nguy hiểm do dây điện bị đứt, hoá chất độc, vật rơi... hay không; Kiểm tra xem nạn nhân có bị chảy máu, gẫy xương, nôn hay không; Kiểm tra xem nạn nhân có còn tỉnh táo, còn thở, mạch còn đập hay không. Công tác phòng cháy chữa cháy và đối phó với tình trạng khẩn cấp Trong điều kiện bình thường, cháy là một phản ứng hoá học giữa chất cháy (chất bị oxy hoá như dầu, khí, than…) với chất oxy hoá như (không khí, oxy…) kèm theo sự tỏa nhiệt và phát ra ánh sáng. Nguyên lý chữa cháy Làm loãng nồng độ chất cháy và chất oxy hoá bằng cách đưa các không khí không tham gia phản ứng cháy như: CO2, N2…hoặc một số chất kìm hãm phản ứng cháy như: CCl4, BrCH3… Ngăn cản sự tiếp xúc của chất cháy với oxy bằng cách sử dụng bạt, chăn ướt, cát… Làm lạnh vùng cháy xuống nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ bốc cháy của vật liệu. Công tác chữa cháy và thoát hiểm Khi xảy ra cháy, người phát hiện nhanh chóng bấm còi báo cháy và gọi điện đến cơ quan phòng cháy chữa cháy (114) Đa số ở các Doanh nghiệp sản xuất Thép nói chung đều trang bị bình chữa cháy bằng khí CO2 (Bình chữa cháy CO2 dùng để chữa cháy các thiết bị điện, tài liệu và máy móc), các loại bình này phải được đặt ở nơi thoáng mát, dễ thấy, dễ lấy. Nhiệt độ của không khí không quá 400C. Tránh để nơi có chất kiềm hoặc axít, chúng sẽ phá hủy van an toàn. Khi có cháy phải nhanh chóng xách bình CO2 đến chỗ cháy, một tay cầm loa phun hướng vào gốc đám cháy, khoảng cách tối thiểu 0,5m, còn tay kia mở van bình (hoặc ấn cò tùy theo loại bình) để phun khí CO2 vào đám cháy và dập tắt đám cháy. Khi đám cháy lan rộng khá nhanh và không thể chữa cháy bằng bình CO2 nữa, thì nhanh chóng thoát hiểm theo sơ đồ chỉ dẫn lối thoát, đường thoát…Việc chữa cháy sẽ dành cho nhân viên cứu hỏa. Biện pháp ngăn ngừa không cho đám cháy xảy ra Nghiêm cấm tất cả nhân viên làm việc trong văn phòng không được hút thuốc, chỉ được hút thuốc ở phòng quy định (nếu có) Sử dụng và bảo quản cẩn thận các thiết bi máy móc, nếu thấy dây điện đứt hoặc các sự cố khác nhanh chóng báo cáo với bộ phận thiết bị của tổ chức. Nhân viên sẽ được diễn tập phòng cháy chữa cháy định kì 2 lần/ năm.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pptkhoi_cong_nhan_3797.ppt
Tài liệu liên quan