Bài giảng chương 8: Kế toán hoạt động sản xuất và cung cấp dịch vụ

Kết chuyển chi phí vượt mức: Nợ tk 632 Có tk 622 Kết chuyển chi phí trong mức: Nợ tk 154, 631 Có tk 622

pdf30 trang | Chia sẻ: hao_hao | Lượt xem: 2025 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng chương 8: Kế toán hoạt động sản xuất và cung cấp dịch vụ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 8 KẾ TOÁN HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT VÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 8.1. Những vấn đề chung về kế toán hoạt động sản xuất và cung cấp dịch vụ 8.2. Kế toán chi phí sản xuất và dịch vụ 8.3. Tính giá thành sản phẩm và dịch vụ 8.1. NHỮNG VẤN CHUNG VỀ KẾ TOÁN HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT VÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ. 8.1.1. Khái niệm chi phí, giá thành và kế toán chi phí. • Chi phí là biểu hiện bằng tiền của hao phí về lao động sống và lao động vật hóa trong quá trình sản xuất kinh doanh. • Gía thành là toàn bộ chi phí để hoàn thành sản xuất một khối lượng sản phẩm hoặc thực hiện một khối lượng dịch vụ hoặc để hoàn thành sản xuất và tiêu thụ một khối lượng sản phẩm, dịch vụ. • Kế toán chi phí là quá trình ghi chép chi tiết nhằm cung cấp thông tin, phục vụ yêu cầu quản lý chi phí và cung cấp số liệu tính giá thành. 8.1.2. Phân loại chi phí. 8.1.2.1. Phân loại theo nội dung kinh tế. • Nguyên vật liệu: nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ, năng lượng, nhiên liệu, phụ tùng thay thế, bán thành phẩm mua ngoài… • Tiền lương và các khoản trích theo lương. • Khấu hao TSCĐ. • Dịch vụ mua ngoài. • Chi phí khác bằng tiền. 8.1.2.2. Phân loại theo chức năng. • Chi phí sản xuất: nguyên vật liệu để sản xuất, nhân công trực tiếp sản xuất, chi phí phục vụ và quản lý sản xuất. • Chi phí bán hang. • Chi phí quản lý doanh nghiệp. • Chi phí tài chính. • Chi phí Thuế thu nhập doanh nghiệp. • Chi phí khác. 8.1.2.3. Phân loại theo mối quan hệ với sản lượng. • Chi phí cố định: là chi phí không thay đổi theo cùng sản lượng. Ví dụ: lương nhân viên quản lý, chi phí khấu hao dụng cụ quản lý,… • Chi phí biến đổi: là chi phí thay đổi theo cùng sản lượng. Ví dụ: nguyên vật liệu sản xuất sản phẩm, lương trả theo sản phẩm,… 8.1.2.4. Phân loại theo cách chuyển trừ chi phí vào thu nhập. • Chi phí sản phẩm: gồm chi phí sản xuất sản phẩm và chi phí mua hang. • Chi phí thời kỳ: gồm chi phí bán hang, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí tài chính, chi phí khác, chi phí Thuế thu nhập doanh nghiệp. 8.1.2.5. Phân loại theo thời gian ảnh hưởng của chi phí. • Chi phí chỉ ảnh hưởng đến 1 kỳ kế toán: chi phí phát sinh kỳ nào được hạch toán vào đối tượng chịu chi phí của kỳ đó. • Chi phí ảnh hưởng đến nhiều kỳ kế toán: chi phí đã phát sinh ở kỳ kế toán này sẽ được hạch toán vào đối tượng chịu chi phí ở các kỳ kế toán sau, hoặc là chi phí sẽ phát sinh ở kỳ kế toán sau đã được tính trước vào đối tượng chịu chi phí ở các kỳ hiện tại. 8.1.2.6. Phân loại chi phí sản xuất sản phẩm, cung cấp dịch vụ theo khoản mục. • Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. • Chi phí nhân công trực tiếp. • Chi phí sản xuất chung. 8.1.3. Trình tự kế toán chi phí. • Căn cứ các bảng phân bổ (tiền lương , khấu hao, nguyên vật liệu,…) và các chứng từ chi phí để phân loại chi phí theo chức năng và theo nội dung kinh tế, ghi Nợ TK loại 6 và loại 8 đồng thời ghi vào TK cấp 2 của TK loại 6. • Căn cứ kế hoạch phân bổ chi phí và kế hoạch trích trước chi phí để ghi nhận chi phí. Nợ TK loại 6 Có TK 142 Có TK 242 Có TK 335 Trình tự kế toán chi phí. • Tổng hợp chi phí sản xuất và dịch vụ theo đối tượng hạch toán và theo khoản mục. Nợ TK 154, 631 Có TK 621 Có TK 622 Có TK 627 • Kết chuyển chi phí thời kỳ. Nợ TK 911 Có TK 641 Có TK 642 Có TK 635 Có TK 811 Có TK 821 8.1.4. Kiểm soát nội bộ: • Đối với các khoản chi phí không có định mức hoặc dự án, việc kiểm soát phỉa được tiến hành bằng biện pháp nghiệp vụ. • Các quy định về thủ tục xét duyệt các khoản chi phí và luôn kiểm tra nhằm đảm bảo các thủ tục được chấp hành thực sự, tránh tình trạng hình thức hóa các thủ tục. 8.1.5. Tổ chức kế toán chi phí sản xuất và cung cấp dịch vụ. 8.1.5.1. Xác định đối tượng tính giá thành, kỳ tính giá thành. • Đối tượng tính giá thành là những sản phẩm, dịch vụ có yêu cầu tính tổng giá thành và giá thành đơn vị. Khi chúng được bán ra hoặc cần thiết tính giá thành để phục vụ yêu cầu hạch toán nội bộ. • Kỳ tính giá thành là khoản thời gian mà kế toán cần tiến hành tính giá thành của các đối tượng tính giá thành. 8.1.5.2. Xác định đối tượng hạch toán chi phí, kỳ tập hợp chi phí. • Đối tượng hạch toán chi phí là phạm vi giới hạn mà chi phí cần tập hợp theo đó, nhằm quản lý chi phí và cung cấp số liệu tính giá thành. • Kỳ tập hợp chi phí là khoản thời gian để tổng hợp chi phí theo đối tượng tập hợp chi phí, nhằm cung cấp thông tin. Kỳ tập hợp chi phí có thể trùng với kỳ tính giá thành có thể không trùng, để cung cấp thông tin kịp thời, phục vụ yêu cầu quản lý. 8.1.5.3. Tổ chức hạch toán ban đầu về chi phí: • Là tổ chức sử dụng chứng từ và tổ chức ghi chép trên chứng từ ban đầu nhằm tập hợp chi phí theo đối tượng đã chọn. Chứng từ là căn cứ hạch toán, do đó phải căn cứ đối tượng hạch toán chi phí đã chọn để tổ chức hạch toán ban đầu. 8.1.5.4. Tổ chức tài khoản để phân loại chi phí sản xuất kinh doanh: • Kế toán sử dụng TK 621, 622, 627, 641, 642, để phân loại chi phí sản xuất kinh doanh theo chức năng và mở Tk cấp 2 cảu các TK 627, 641, 642 để phân loại chi phí sản xuất kinh doanh theo nội dung kinh tế. • TK 154 (áp dụng hệ thống kê khai thường xuyên) và TK 631 (áp dụng hệ thống kiểm kê định kỳ) được mở chi tiết theo đối tượng hạch toán chi phí để tập hợp chi phí sản xuất theo đối tượng hạch toán và theo khoản mục. 8.1.5.5. Xác định phương pháp tập hợp chi phí sản xuất và dịch vụ theo đối tượng hạch toán. • Trường hợp đã tổ chức hạch toán ban đầu theo từng đối tượng hạch toán, thì căn cứ vào chứng từ để tập hợp trực tiếp vào đối tượng hạch toán chi phí , gọi là phương pháp trực tiếp. • Trường hợp không thể tổ chức hạch toán ban đầu theo từng đối tượng hạch toán thì tập hợp chi phí theo địa điểm phát sinh chi phí, sau đó dùng phương pháp phân bổ để phân bổ chi phí cho từng đối tượng liên quan gọi là phương pháp gián tiếp. 8.1.5.6. Kiểm kê và xác định phương pháp đánh giá khối lượng sản phẩm, dịch vụ dang dở: • Kế toán cần phân bổ chi phí cho khối lượng sản phẩm hoàn thành và dở dang. Cần kiểm kê khối lượng dở dang và lựa chọn phương pháp phân bổ cho phù hợp với đặc điểm sản phẩm, dịch vụ còn dở dang cuối kỳ tính giá thành. 8.1.5.7. Xác định phương pháp tính giá thành. • Nếu đối tượng hạch toán chi phí trùng với đối tượng tính giá thành thì sử dụng trực tiếp số liệu chi phí đã tập hợp theo đối tượng hạch toán để tính ra giá thành, gọi là phương pháp trực tiếp. • Nếu đối tượng hạch toán chi phí không trùng với đối tượng tính giá thành thì phương pháp tính giá thành là các phương pháp khác., ví dụ phương pháp tỷ lệ, phương pháp hệ số,… 8.2. KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN SUẤT VÀ DỊCH VỤ 8.2.1. kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp • a. khái niệm • - chi phí NVL trực tiếp là chi phí về NVL ( nguyên liệu, vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, năng lượng … )sử dụng trực tiếp vào qui trình công nghệ sản xuất sản phẩm hoặc liên quan trực tiếp đến quá trình cung cấp dịch vụ. • - chi phí NVL trực tiếp trong kỳ kế toán, được xác định căn cứ vào số đưa vào sử dụng trong kỳ, trừ đi số còn lại cuối kì và trừ đi số sử dụng vượt mức bình thường. b. chứng từ: • phiếu xuất kho vật liệu • hóa đơn mua vật liệu • phiếu báo vật liệu còn lại cuối kỳ • phiếu nộp kho vật liệu c. kế toán các nghiệp vụ chủ yếu: Trường hợp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên: + xuất kho vật liệu đưa vào sử dụng, kế toán ghi: Nợ tk 621 Có tk 152 giá xuất kho + mua hàng và đưa ngay vào sử dụng ( thuế gtgt ) kế toán ghi: Nợ tk 621 Nợ tk 133 Có tk 111 Có tk 621 + trường hợp nộp lại kho: Nợ tk 152 Có tk 621 +kết chuyển chi phí vượt mức: Nợ tk 632 Có tk 621 + Kết chuyển chi phí trong mức: Nợ tk 154 Có tk 621 Trường hợp hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ : + cuối kỳ, căn cứ vào kết quả kiểm kê hàng tồn kho để xác định chi phí nguyên vật liệu trong kỳ và ghi: Nợ tk 621 Có tk 611 + tổng hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Nợ tk 631 Có tk 621 8.2.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp a. khái niệm - chi phí nhân công trực tiếp là chi phí về sử dụng lao động trực tiếp sản xuất sản xuất sản phẩm hoặc thực hiện dịch vụ. b. kế toán các nghiệp vụ chủ yếu: - lương phải trả cho nhân công trực tiếp sản xuất: Nợ tk 622 Có tk 334 Trích bảo hiểm, chi phí công đoàn: Nợ tk 622 Có tk 338 Trích trước lương nghỉ phép: Nợ tk 622 Có tk 335 Kết chuyển chi phí vượt mức: Nợ tk 632 Có tk 622 Kết chuyển chi phí trong mức: Nợ tk 154, 631 Có tk 622

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfchuong_8_nhom_1532_1636.pdf