Bài giảng chương 6: Thẩm định dự án đầu tư
. Anh (chị) hiểu thế nào là thẩm định dự án đầu
tư? Mục đích và cầu của thẩm định dự án đầu tư?
2. Thẩm quyền thẩm định dự án đầu tư được quy
định như thế nào? Với các dự án đầu tư bưu chính
viễn thông ra sao?
3. Để thẩm định một dự án đầu tư cần quy định
những vấn đề gì về loại dự án đầu tư; thời gian và
kinh phí thẩm định?
23 trang |
Chia sẻ: hao_hao | Lượt xem: 3547 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng chương 6: Thẩm định dự án đầu tư, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN II – THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ
CHƯƠNG 6: CƠ SỞ PHÁP LÝ CỦA VIỆC THẨM ĐỊNH
DỰ ÁN ĐẦU TƯ
Mục đích, yêu cầu:
- Trang bị những kiến thức cơ bản về cơ sở pháp lý
của việc thẩm định dự án đầu tư
- Nắm được kiến thức để vận dụng khi thẩm định
dự án đầu tư
Nội dung chính:
-Một số vấn đề chung về thẩm định một dự án đầu
tư
- Thẩm quyền thẩm định và cho phép đầu tư
- Quy định về thẩm định dự án đầu tư
6.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THẨM
ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ
6.1.1 Khái niệm:
Thẩm định dự án đầu tư là việc tổ chức xem xét
một cách khách quan có khoa học và toàn diện
các nội dung cơ bản ảnh hưởng trực tiếp tới
tính khả thi của dự án
Đây là một quá trình kiểm tra đánh giá nội dung
dự án một cách độc lập cách biệt với quá trình
soạn thảo dự án.
Các kết luận rút ra từ quá trình thẩm định là cơ sở
để các cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước ra
quyết đầu tư và cho phép đầu tư.
6.1.2 Sự cần thiết phải thẩm định dự án đầu tư:
Sự cần thiết thẩm định dự án đầu tư bắt đầu từ
vai trò quản lý vĩ mô của Nhà nước đối với các
hoạt động đầu tư
Một dự án đầu tư dù được tiến hành soạn thảo kỹ
lưỡng đến đâu cũng mang tính chủ quan của người
soạn thảo. Vì vậy, để đảm bảo tính khách quan của
dự án, cần thiết phải thẩm định
Mặt khác, khi soạn thảo dự án có thể có những sai
sót, các ý kiến có thể mâu thuẫn, không lô gíc,
thậm chí có thể có những câu văn, những chữ dùng
sơ hở có thể gây ra những tranh chấp giữa các đối
tác tham gia đầu tư. Thẩm định dự án sẽ phát hiện
và sửa chữa được những sai sót đó.
6.1.3 ý nghĩa của thẩm định dự án đầu
tư:
Giúp cho chủ đầu tư chọn được phương án đầu tư tốt
nhất.
Giúp cho cơ quan quản lý vĩ mô của Nhà nước đánh
giá được tính phù hợp của dự án với quy hoạch pháp
triển chung của ngành, vùng lãnh thổ và của cả
nước .
Giúp cho việc xác định được cái lợi, cái hại của dự
án trên các mặt khi đi vào hoạt động.
Giúp đỡ các nhà tài chính ra quyết định chính xác về
cho vay hoặc tài trợ cho dự án đầu tư.
Qua thẩm định giúp cho việc xác định rõ tư cách
pháp nhân của các bên tham gia đầu tư.
6.1.4 Yêu cầu của việc thẩm định dự án đầu tư
Thẩm định dự án được tiến hành đối với tất cả các dự án
thuộc mọi nguồn vốn, thuộc các thành phần kinh tế.
Theo quy định tất cả các dự án đầu tư xây dựng thuộc mọi
thành kinh tế đều phải thẩm định về quy hoạch xây dựng,
các phương án kiến trúc, công nghệ, sử dụng đất đai, tài
nguyên, bảo vệ môi trường sinh thái, phòng chống cháy nổ
và các khía cạnh của dự án.
Đối với dự án đầu sử dụng vốn nhà nước còn phải được
thẩm định về phương diện tài chính và hiệu quả kinh tế của
dự án.
Đối với các dự án đầu tư sử dụng vốn ODA phải phù hợp
với quy định của Nhà nước và thông lệ quốc tế.
6.1.5Mục đích của thẩm định dự án:
Đánh giá tính hợp lý của dự án:
Đánh giá tính khả thi của dự án
Đánh giá tính hiệu quả của dự án
6.2. THẨM QUYỀN THẨM ĐỊNH DỰ ÁN
ĐẦU TƯ VÀ CHO PHÉP ĐẦU TƯ
6.2.1 Đối với nhóm A
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan chủ trì thẩm định có
trách nhiệm lấy ý kiến của Bộ quản lý ngành, các Bộ, địa
phương có liên quan. Tuỳ theo yêu cầu cụ thể đối với từng
dự án ,
Bộ Kế hoạch và Đầu tư có thể mời các tổ chức và chuyên
gia tư vấn thuộc các Bộ khác có liên quan để tham gia thẩm
định dự án.
- Đối với các dự án sử dụng vốn tín dụng đầu tư phát triển
của nhà nước , tổ chức cho vay vốn, thẩm định phương án
tài chính và phương án trả nợ trước khi trình người có thẩm
quyền quyết định đầu tư.
6.2.2 Đối với các dự án nhóm B , C
Đối với các dự án nhóm B , C sử dụng vốn ngân sách
nhà nước , vốn tín dụng do nhà nước bảo lãnh , vốn tín
dụng đầu tư phát triển của Nhà nước:
- Người có thẩm quyền quyết định đầu tư sử dụng cơ
quan chuyên môn trực thuộc đủ năng lực tổ chức thẩm
định , có thể mời cơ quan chuyên môn của các Bộ ,
ngành khác có liên quan để thẩm định dự án.
- Các dự án thuộc cấp tỉnh , sở Kế hoạch và Đầu tư là
đầu mối tổ chức thẩm định dự án có trách nhiệm lấy ý
kiến các cơ quan có liên quan.
- Tổ chức cho vay vốn thẩm định phương án tài chính
và phương án trả nợ và chấp thuận cho vay trước khi
trình người có thẩm quyền quyết định đầu tư.
6.3. QUY ĐỊNH VỀ THẨM ĐỊNH DỰ
ÁN ĐẦU TƯ
Những dự án đầu tư sử dụng vốn ngân sách nhà
nước, vốn tín dụng do nhà nước bảo lãnh , vốn
tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước và vốn
do doanh nghiệp nhà nước đầu tư phải được
thẩm định. Việc thẩm định dự án đầu tư phải do
cơ quan chức năng của Nhà nước có thẩm quyền
và tổ chức tín dụng nhà nước thực hiện. Chủ đầu
tư có trách nhiệm trình báo cáo nghiên cứu khả
thi tới người có thẩm quyền quyết định đầu tư và
đồng gửi cơ quan có chức năng thẩm định theo
quy định.
Đối với báo cáo nghiên cứu tiền khả thi các dự án
nhóm A , chủ đầu tư trực tiếp trình Thủ tướng Chính
phủ và đồng gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư , Bộ Tài
chính và Bộ quản lý ngành để xem xét báo cáo Thủ
tướng Chính phủ. Khi có văn bản của Thủ tướng
Chính phủ chấp thuận mới tiến hành lập báo cáo
nghiên cứu khả thi hoặc tiếp tục thăm dò , đàm phán ,
ký thoả thuận giữa các đối tác tham gia đầu tư trước
khi lập báo cáo khả thi. Các dự án quan trọng quốc gia
do Quốc hội thông qua và quyết định chủ trương đầu
tư , Bộ Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm thẩm định
báo cáo Chính phủ để trình Quốc hội.
- Các dự án được lập báo cáo đầu tư thì không
phải thẩm định. Chủ đầu tư có trách nhiệm trình
người có thẩm quyền quyết định đầu tư xem xét
báo cáo đầu tư để quyết định đầu tư.
- Đối với dự án khu đô thị mới nếu phù hợp với
quy hoạch chi tiết và dự án phát triển kết cấu hạ
tầng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền
phê duyệt thì chỉ thẩm định báo cáo nghiên cứu
khả thi.
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn hồ sơ thẩm
định dự án.
Thời hạn thẩm định các dự án đầu tư kể từ
ngày nhận hồ sơ hợp lệ:
+ Các dự án đầu tư thuộc nhóm A: không
quá 60 ngày
+ Các dự án đầu tư thuộc nhóm B: không
quá 30 ngày
+ Các dự án đầu tư thuộc nhóm C: không
quá 20 ngày
Kinh phí thẩm định dự án đầu tư:
- Dự án đầu tư thuộc nguồn vốn nào thì kinh phí
cho việc thẩm định được tính trong nguồn đó.
Đối với các dự án chưa xác định được nguồn
vốn đầu tư bao gồm cả dự án sẽ được hỗ trợ tín
dụng đầu tư của nhà nước thì chủ đầu tư sử
dụng nguồn vốn hợp pháp của mình hoặc vay
vốn ngân hàng để thực hiện và sau khi xác định
được nguồn vốn chính thức sẽ hoàn trả.
- Kinh phí cho công tác tư vấn thẩm định dự án ,
thuê chuyên gia thẩm định được xác định trong
vốn đầu tư của dự án Bộ Xây dựng thống nhất với
Bộ Kế hoạch và Đầu tư , Bộ Tài chính hướng dẫn
chi tiết chi phí thuê chuyên gia thẩm định.
- Nếu sau khi thẩm định , dự án không được thực
hiện thì chi phí được trích từ nguồn vốn của
doanh nghiệp hoặc phải trích từ kinh phí sự
nghiệp thuộc các cơ quan hành chính sự nghiệp
hoặc trích từ vốn ngân sách nhà nước đã bố trí cho
dự án trong kế hoạch để thanh toán.
TÓM TẮT NỘI DUNG CỦA CHƯƠNG
1. Thẩm định dự án đầu tư là việc tổ chức xem xét
một cách khách quan có khoa học và toàn diện các
nội dung cơ bản ảnh hưởng trực tiếp tới tính khả thi
của dự án, từ đó có quyết định đầu tư và cho phép
đầu tư.
2. Thẩm định dự án đầu tư giúp cho chủ đầu tư lựa
chọn được phương án đầu tư tốt nhất. Giúp cho cơ
quan quản lý vĩ mô của Nhà nước đánh giá được
tính phù hợp của dự án với quy hoạch pháp triển
chung của ngành, vùng lãnh thổ và của cả nước trên
các mặt mục tiêu, quy mô, quy hoạch và hiệu quả.
Giúp cho việc xác định được cái lợi, cái hại
của dự án trên các mặt khi đi vào hoạt
động, từ đó có biện pháp khai thác các khía
cạnh có lợi và hạn chế các mặt có hại.
Giúp đỡ các nhà tài chính ra quyết định
chính xác về cho vay hoặc tài trợ cho dự án
đầu tư. Qua thẩm định giúp cho việc xác
định rõ tư cách pháp nhân của các bên
tham gia đầu tư.
2.Mục đích của thẩm định dự án đầu tư:
- Đánh giá tính hợp lý của dự án.
- Đánh giá tính hiệu quả của dự án
- Đánh giá tính khả thi của dự án
3. Thẩm quyền thẩm định dự án đầu tư tuỳ theo loại dụ
án đầu tư thuộc nhóm nào. Với các dự án đầu tư BCVT
cấp quyết định thẩm định như sau:
- Đối với các dự án nhóm A: Chủ đầu tư trình dự án lên
Thủ tướng Chính phủ đồng thời gửi Bộ Kế hoạch và Đầu
tư. Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định dự án và thảo
quyết định đầu tư để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét
quyết định (Tuỳ theo từng dự án Bộ Kế hoạch và Đầu tư
có thể lấy ý kiến của các Ngành , Bộ có liên quan).
- Đối với các dự án nhóm B, C: Bộ Bưu chính Viễn
thông sử dụng bộ máy chuyên môn (Vụ Kinh tế – Kế
hoạch) hoặc có thể lựa chọn tổ chức tư vấn thẩm định dự
án trước khi trình Bộ trưởng quyết định đầu tư.
4. Quy định về thẩm định dự án đầu tư
- Những dự án đầu tư sử dụng vốn ngân sách
nhà nước, vốn tín dụng do nhà nước bảo lãnh,
vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước và
vốn do doanh nghiệp nhà nước đầu tư phải được
thẩm định.
- Đối với báo cáo nghiên cứu tiền khả thi các dự
án nhóm A , chủ đầu tư trực tiếp trình Thủ
tướng Chính phủ và đồng gửi Bộ Kế hoạch và
Đầu tư , Bộ Tài chính và Bộ quản lý ngành để
xem xét báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
- Các dự án được lập báo cáo đầu tư thì không
phải thẩm định.
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn hồ sơ thẩm định dự án.
Thời hạn thẩm định các dự án đầu tư kể từ ngày nhận hồ sơ
hợp lệ:
+ Các dự án đầu tư thuộc nhóm A: không quá 60 ngày
+ Các dự án đầu tư thuộc nhóm B: không quá 30 ngày
+ Các dự án đầu tư thuộc nhóm C: không quá 20 ngày
Hội đồng thẩm định nhà nước về các dự án đầu tư:
Được thành lập theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ
Tuỳ theo quy mô , tính chất và sự cần thiết của từng dự án,
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Hội đồng thẩm định nhà nước
về các dự án đầu tư thẩm định hoặc thẩm định lại trước khi
quyết định đầu tư.
Kinh phí thẩm định dự án đầu tư:
- Dự án đầu tư thuộc nguồn vốn nào thì kinh phí
cho việc thẩm định được tính trong nguồn đó.
- Kinh phí cho công tác tư vấn thẩm định dự án,
thuê chuyên gia thẩm định được xác định trong
vốn đầu tư của dự án Bộ Xây dựng thống nhất với
Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính hướng dẫn
chi tiết chi phí thuê chuyên gia thẩm định.
- Nếu sau khi thẩm định, dự án không được thực
hiện thì chi phí được trích từ nguồn vốn của
doanh nghiệp hoặc phải trích từ kinh phí sự
nghiệp thuộc các cơ quan hành chính sự nghiệp
hoặc trích từ vốn ngân sách nhà nước đã bố trí
cho dự án trong kế hoạch để thanh toán.
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
1. Anh (chị) hiểu thế nào là thẩm định dự án đầu
tư? Mục đích và cầu của thẩm định dự án đầu tư?
2. Thẩm quyền thẩm định dự án đầu tư được quy
định như thế nào? Với các dự án đầu tư bưu chính
viễn thông ra sao?
3. Để thẩm định một dự án đầu tư cần quy định
những vấn đề gì về loại dự án đầu tư; thời gian và
kinh phí thẩm định?
HẾT CHƯƠNG II
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- chuong_6_728.pdf