Bài giảng chương 5: Chi phí sử dụng vốn

Nhận xét: Công ty nên chấp nhận những dự án có IRR > WMCC, gồm các dự án: A, B, C, D, E Khi đó, tổng nguồn tài trợ của công ty là 1.100.000$.

ppt41 trang | Chia sẻ: hao_hao | Lượt xem: 28345 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng chương 5: Chi phí sử dụng vốn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
* CHƯƠNG V CHI PHÍ SỬ DỤNG VỐN * I. KHÁI NIỆM VỀ CHI PHÍ SỬ DỤNG VỐN - Là cái giá phải trả để có được số vốn đầu tư - Là khoản lợi nhuận mà các nhà đầu tư hứa hẹn trả khi nhận vốn từ thị trường  Công ty chấp nhận đầu tư nếu thu nhập từ đầu tư lớn hơn chi phí vốn. * CƠ CẤU VỐN CỦA DN Vốn vay dài hạn Vốn CP ưu đãi Vốn CP thường CP vốn vay dài hạn CP vốn CP ưu đãi CP vốn CP thường * II. TÍNH CÁC LOẠI CHI PHÍ VỐN THÀNH PHẦN 1. Chi phí vốn vay dài hạn Chi phí vốn vay là số tiền mà DN phải trả định kỳ cho các tổ chức tín dụng hay các nhà đầu tư cho vay vốn để có quyền giữ và sử dụng số vốn vay đó Do lãi vay được khấu trừ trước khi tính thuế thu nhập DN nên chi phí sử dụng vốn vay cần được tính sau thuế. * Gọi: rD : chi phí sử dụng vốn vay trước thuế r*D : chi phí sử dụng vốn vay sau thuế T : thuế suất thuế thu nhập DN Ta có: r*D = rD – rD.T r*D = rD(1 – T) * Ví dụ: Công ty Minh Thành vay vốn ngân hàng với lãi suất 10%, thuế suất thuế thu nhập áp dụng cho công ty là 40% Chi phí sử dụng vốn vay trước thuế: rD = Thuế suất thuế thu nhập: T = Chi phí sử dụng vốn vay sau thuế: r*D = = * * Khi DN vay nợ bằng cách phát hành TP Hầu hết nợ vay dài hạn của doanh nghiệp là dưới hình thức phát hành các loại trái phiếu, khi đó phải xác định: Doanh thu phát hành thuần từ bán trái phiếu hoặc bất kỳ một loại chứng khoán nào là khoản tiền thực sự mà DN nhận được từ việc phát hành và bán các chứng khoán Chi phí phát hành là tổng chi phí phát sinh trong quá trình DN phát hành và bán một chứng khoán. * * Chi phí sử dụng vốn vay trước thuế: Được xác định bằng cách tìm mức lãi suất chiết khấu làm cân bằng giữa giá trị hiện tại của tất cả dòng chi trong tương lai và dòng thu nhập có được ban đầu Công thức gần đúng: MV – P‘0 R + n rD = MV + P‘0 2 R: Lãi vay hàng năm MV: Mệnh giá trái phiếu P‘0: DT thuần từ TP n: Kỳ hạn của trái phiếu * Ví dụ: Công ty ABC dự định vay nợ 10 triệu $ bằng cách phát hành lô trái phiếu có kỳ hạn 20 năm, lãi suất hàng năm 9%, mệnh giá TP 1.000$. Bởi vì tỷ suất sinh lợi của các TP có cùng mức độ rủi ro hiện tại cao hơn 9%, nên công ty phải bán TP này với giá 980$ để bù đắp cho mức lãi suất hàng năm thấp hơn. Chi phí phát hành TP là 2% trên mệnh giá. Thuế suất thuế thu nhập DN là 40%. Tính chi phí sử dụng vốn vay của công ty. * Giải * Chi phí sử dụng vốn vay trước thuế Áp dụng công thức gần đúng: * Chi phí sử dụng vốn vay sau thuế: r*D = Tóm lại, chi phí thực của nợ vay sẽ thấp hơn bất kỳ chi phí của nguồn tài trợ dài hạn nào khác, bởi vì khả năng hưởng lợi từ lá chắn thuế của chi phí lãi vay. * Khi số tiền thu thuần từ bán trái phiếu bằng mệnh giá của nó thì chi phí sử dụng vốn vay trước thuế bằng lãi suất trái phiếu Ví dụ: Trái phiếu có lãi suất hàng năm là 10%, mệnh giá TP 1.000$ và doanh thu phát hành thuần của trái phiếu bằng mệnh giá trái phiếu (1.000$) Vậy chi phí sử dụng vốn vay bằng trái phiếu trước thuế trong trường hợp này sẽ bằng đúng 10%. * 2. Chi phí vốn cổ phần ưu đãi Là suất sinh lợi yêu cầu phải trả cho các cổ đông giữ cổ phiếu ưu đãi Gọi: rp : chi phí vốn CP ưu đãi Pp : mệnh giá cổ phần ưu đãi Dp : cổ tức cổ phần ưu đãi P’p: doanh thu thuần từ việc phát hành cổ phần ưu đãi P’p = Pp(1 - %chi phí phát hành CP ưu đãi) P’p = Pp - chi phí phát hành CP ưu đãi. * Công thức tính chi phí vốn CP ưu đãi hiện hữu: Dp rp = Pp Nếu phát hành cổ phần ưu đãi mới: Dp rp = P’p * Ví dụ: Giả sử cổ tức cổ phần ưu đãi của công ty Minh Thành là 4.000đ/CP/năm. Giá cổ phần ưu đãi là 50.000đ/CP. Tính chi phí vốn CP ưu đãi? Giải * Ví dụ: Công ty Minh Thành phát hành cổ phần ưu đãi mới với cổ tức dự kiến là 8,0%/năm trên mệnh giá phát hành là 50.000 và chi phí phát hành CP ưu đãi mới là 2,5%. Tính chi phí sử dụng vốn CP ưu đãi? Giải Chi phí vốn CP ưu đãi: Dp 0,08 x 50.000 4.000 rp = = = P’p 50.000x(1 – 0,025) 48.750 = 0,082 = 8,2% * 3. Chi phí vốn cổ phần thường Chi phí sử dụng vốn cổ phần thường là suất sinh lợi yêu cầu phải trả cho các cổ đông cổ phần thường Có 2 dạng tài trợ dưới dạng CP thường: Thu nhập giữ lại Phát hành mới cổ phần thường Có 2 cách xác định chi phí vốn CP thường: Sử dụng mô hình định giá tăng trưởng đều Dựa vào mô hình định giá tài sản vốn. * a/ Sử dụng mô hình định giá tăng trưởng đều Gọi: P0 : thị giá cổ phần thường D1: cổ tức dự kiến vào cuối năm thứ 1 D1 = D0(1 + g) re : chi phí vốn CP thường g : tỷ lệ tăng trưởng đều hàng năm trong cổ tức D1 re = + g P0 * Ví dụ: Cổ phiếu thường của công ty XYZ được bán với giá 23.700đ/CP, cổ tức thanh toán cho năm hiện tại là 750đ/CP, mức tăng trưởng bình quân của công ty là 8%. Tính chi phí sử dụng vốn cổ phần thường của công ty? Giải Ta có: * b/ Sử dụng mô hình định giá tài sản vốn Mô hình CAPM được thể hiện: re = rf + [ x (rm – rf)] rf: suất sinh lợi phi rủi ro (bằng lãi suất trái phiếu kho bạc) rm: suất sinh lợi kỳ vọng của thị trường chứng khoán : hệ số rủi ro của chứng khoán đó trên thị trường CK. * Ví dụ: Công ty ABC muốn xác định chi phí sử dụng vốn cổ phần thường bằng cách sử dụng mô hình định giá tài sản vốn. Với những thông tin được cung cấp rằng lãi suất phi rủi ro là 7%, hệ số  của công ty là 1,5 và tỷ suất sinh lợi thị trường là 11%. Giải Ta có * c/ Chi phí sử dụng vốn từ thu nhập giữ lại - rre Các cổ đông nắm giữ cổ phần thường chấp nhận việc giữ lại lợi nhuận của doanh nghiệp chỉ khi họ mong đợi việc này sẽ tạo ra thu nhập ít nhất cũng ngang bằng với tỷ suất sinh lợi cần thiết trên khoản vốn tái đầu tư này Ta có: Chi phí sử dụng vốn lợi nhuận giữ lại = re. * d/ Chi phí sử dụng vốn từ phát hành mới cổ phần thường - rne Sử dụng mô hình định giá tăng trưởng đều: D1 rne = + g P’0 P0: doanh thu phát hành thuần Vì: P’0 re * Ví dụ: Công ty Sao Mai có những thông tin sau: cổ tức mong đợi chia cho năm sau là 40$, giá thị trường hiện tại của cổ phần là 500$, tỷ lệ tăng trưởng mong đợi cổ tức là 5%. Nếu phát hành cổ phần mới thì giá thị trường của cổ phần là 470$ và chi phí phải trả cho hoạt động phát hành và bán cổ phần mới là 25$/CP. Tính chi phí sử dụng vốn cổ phần thường hiện hữu và chi phí sử dụng vốn cổ phần thường phát hành mới của công ty. * Giải Chi phí sử dụng vốn cổ phần thường hiện hữu: re = Chi phí sử dụng vốn cổ phần thường phát hành mới: * III. CHI PHÍ SỬ DỤNG VỐN BÌNH QUÂN (WACC) Chi phí sử dụng vốn bình quân là chi phí bình quân gia quyền của tất cả các nguồn tài trợ dài hạn mà một doanh nghiệp đang sử dụng WACC = (WD x r*D) + (Wp x rp) + (We x re,rne) WD: tỷ trọng nợ dài hạn trong cấu trúc vốn Wp: tỷ trọng CP ưu đãi trong cấu trúc vốn We: tỷ trọng CP thường trong cấu trúc vốn WD + Wp + We = 1 * Ví dụ: Xác định chi phí sử dụng vốn bình quân của công ty CP Sao Mai, biết: * IV. CHI PHÍ SỬ DỤNG VỐN BIÊN TẾ VÀ QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ 1. Chi phí sử dụng vốn biên tế - WMCC Chi phí sử dụng vốn biên tế là chi phí sử dụng vốn bình quân của một doanh nghiệp khi một đồng vốn tài trợ mới tăng thêm Khi quy mô nguồn tài trợ bắt đầu vượt quá một điểm giới hạn xác định thì rủi ro đối với những người cung cấp các nguồn tài trợ sẽ gia tăng. Họ sẽ yêu cầu một tỷ suất sinh lợi cao hơn như là sự bù đắp rủi ro gia tăng. * 2. Xác định điểm gãy – BP Để tính toán WMCC cần xác định điểm gãy, là điểm mà tại đó khi tổng quy mô các nguồn tài trợ vượt quá làm chi phí của một trong những nguồn tài trợ thành phần sẽ gia tăng AFj BPj = Wj BPj: điểm gãy cho nguồn tài trợ j AFj: tổng nguồn tài trợ của nguồn tài trợ j Wj: tỷ trọng của nguồn tài trợ j * Ví dụ: Công ty Sao Mai có thu nhập giữ lại là 300.000$, với chi phí sử dụng vốn tương ứng là 13%, công ty phải sử dụng thêm nguồn tài trợ bằng vốn cổ phần thường phát hành mới với chi phí sử dụng vốn CP thường mới phát hành là 14% để có thể giữ nguyên cấu trúc vốn tối ưu của mình (50% vốn CP thường, 10% CP ưu đãi, 40% nợ vay). Ngoài ra công ty có khả năng vay thêm nợ tối đa là 400.000$ với chi phí sử dụng vốn vay sau thuế là 5,6%, vượt trên mức này chi phí sử dụng vốn vay sau thuế sẽ tăng lên là 8,4%. Tính WMCC. * Xác định điểm gãy: - Điểm gãy thứ 1 xuất hiện khi 300.000$ thu nhập giữ lại với chi phí sử dụng vốn là 13% được sử dụng hết: 300.000 BPCP thường = = 600.000$ 0,5 - Điểm gãy thứ 2 xuất hiện khi 400.000$ nợ vay dài hạn với chi phí sử dụng vốn là 5,6% được sử dụng hết: 400.000 BPNợ DH= = 1.000.000$ 0,4 * 3. Tính toán WMCC Chi phí sử dụng vốn bình quân theo từng mức độ quy mô nguồn tài trợ mới của công ty * Chi phí sử dụng vốn bình quân theo từng mức độ quy mô nguồn tài trợ mới của công ty * Chi phí sử dụng vốn bình quân theo từng mức độ quy mô nguồn tài trợ mới của công ty * Chi phí sử dụng vốn biên tế - WMCC 0 600 1000 1500 WACC (%) 9,5 10,0 10,5 11,0 11,5 9,6% 10,1% 11,3% WMCC Tổng nguồn tài trợ mới (1.000$) * Chi phí sử dụng vốn biên tế - WMCC * 4. Đường cơ hội đầu tư – IOS Tại bất kỳ một thời điểm nào đó, một doanh nghiệp luôn có sẵn những cơ hội đầu tư mới. Những cơ hội đầu tư này khác nhau về kích cỡ hay quy mô vốn đầu tư, khác nhau về tỷ suất sinh lợi và rủi ro Đường các cơ hội đầu tư biểu diễn qui mô khả năng sinh lợi của các dự án đầu tư từ tốt nhất (IRR cao nhất) cho tới xấu nhất (IRR thấp nhất) Các dự án được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên trước hết là các dự án có IRR cao nhất và sau đó là các dự án có IRR giảm dần. * Cơ hội đầu tư của công ty Sao Mai * 5. Kết hợp quyết định đầu tư và quyết định tài trợ Khi tỷ suất sinh lợi của các dự án cao hơn chi phí sử dụng vốn biên tế thì dự án đó sẽ được chấp nhận Các dự án được chấp nhận là các dự án được bắt đầu với khoảng cách IRR và WACC lớn nhất và sau đó giảm dần cho tới điểm có IRR bằng WACC Kết quả cuối cùng sẽ có được tổng giá trị NPV là tối đa từ các cơ hội đầu tư độc lập lẫn nhau. * Đồ thị biểu diễn WACC 9,5 11,5 13,5 15,0 9,6% 10,1% 11,3% WMCC A B C D E F G 11,3% IOS 0 500 1.000 1.500 Tổng nguồn tài trợ mới (1.000$) * Nhận xét: Công ty nên chấp nhận những dự án có IRR > WMCC, gồm các dự án: A, B, C, D, E Khi đó, tổng nguồn tài trợ của công ty là 1.100.000$.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pptquan_tri_chat_luong_chuong_v_166.ppt