Ví dụ Một tàu trị giá $100,000 chở hàng trị giá $100,000, cước phí vận chuyển trị giá $5,500 chủ tàu đã thu. Trong hành trình vận chuyển tàu bị mắc cạn phải sửa chữa mất $5000, hàng bị hỏng trị giá S6500. Để thoát cạn tàu phải ném hàng xuống biển trị giá $15,000, tàu hoạt động quá công suất làm nồi hơi bị hỏng phải sửa chữa mất $4,500. Về đến cảng tàu tuyên bố tổn thất chung. Hãy phân bổ tổn thất chung.
96 trang |
Chia sẻ: hao_hao | Lượt xem: 9902 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng chương 5: Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu chuyên chở bằng đường biển, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
* Chương 5: BẢO HIỂM HÀNG HÓA XNK CHUYÊN CHỞ BẰNG ĐƯỜNG BIỂN Biên soạn: Ngô Quang Mỹ- Trần Văn Nghiệp Bộ môn: Kinh doanh quốc tế Khoa Thương mại - Du lịch * GIỚI THIỆU CHƯƠNG Rủi ro đối và các biện pháp đối phó với RR Khái quát chung về bảo hiểm 3. Phân loại bảo hiểm 4. Rủi ro đối với hàng hóa chuyên chở đường biển 5. Tổn thất đối với hàng hóa 6. Các điều kiện bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu 7. Hợp đồng bảo hiểm hàng hoá XNK 8. Giám định tổn thất, khiếu nại đòi bồi thường * RỦI ROKhái quát về rủi ro Rủi ro: Có nhiều khái niệm về rủi ro Khả năng xảy ra 1 sự cố không may Sự kết hợp các nguy cơ Sự không chắc chắn về tổn thất… Các vấn đề được đề cập: Sự không chắc chắn Mức độ RR là khác nhau Hậu quả Khái niệm: Rủi ro là khả năng những hiểm hoạ xảy ra bất ngờ, ngẫu nhiên có nguy cơ gây hậu quả không như mong muốn * RỦI ROKhái quát về rủi ro Các khía cạnh của rủi ro: Hiểm hoạ và nguy cơ: Hiểm hoạ: nguồn gốc, nguyên nhân chính gây tổn thất Nguy cơ: nhân tố ảnh hưởng hậu quả, tăng, giảm TT Khả năng xảy ra hiểm hoạ và hậu quả Khả năng xảy ra hiểm hoạ: xác suất xảy ra Hậu quả: tổn thất về vật chất và con người Giữa tần số xảy ra tai nạn và mức độ nghiêm trọng có mối quan hệ * RỦI ROKhái quát về rủi ro Các khía cạnh của rủi ro (tt) Tần số và mức độ nghiêm trọng Tam giác Heinrich về tai nạn thương tích trong lao động 300 1 30 Thương tích nghiêm trọng Thương tích ít nghiêm trọng Tai nạn không thương tích * RỦI ROKhái quát về rủi ro Các khía cạnh của rủi ro: Tần số và mức độ nghiêm trọng Những RR có tần số cao nhưng mức độ TT thấp (H1) Những RR có tần số thấp nhưng mức độ TT cao (H2) * RỦI ROKhái quát về rủi ro Phân loại rủi ro: Theo hậu quả của rủi ro: RR tài chính: hậu quả có thể xác định bằng tiền RR phi tài chính: hậu quả chỉ xác định bằng các tiêu chuẩn mang tính con người Theo tình huống phát sinh rủi ro: RR đầu cơ: phát sinh trong những tình huống nhằm kiếm lời RR thuần tuý: phát sinh trong những tình huống không nhằm mục đích kiếm lời. Như bão, sóng thần… Theo nguyên nhân và hậu quả: RR cơ bản: Nguyên nhân nằm ngoài tầm kiểm soát, hậu quả tác động đến nhiều người RR riêng biệt: nguyên nhân, hậu quả mang tính cá nhân * RỦI ROKhái quát về rủi ro 4. Các biện pháp đối phó với rủi ro: Tránh rủi ro (Risk avoidance) Quá mạo hiểm, không chắc chắn không làm Thụ động, ít khả thi Ngăn ngừa, hạn chế rủi ro (Risk prevention) Phòng ngừa nguyên nhân, hạn chế tổn thất Chi phí thấp, không hạn chế hoàn toàn Tự khắc phục rủi ro (Risk assumption/Self-insurance) Dự trữ tài chính, khi RR gây TT tự khắc phục Ứ đọng vốn, không thể khắc phục hậu quả nghiệm trọng Chuyển nhượng rủi ro (Risk Transfer) Bảo hiểm * KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BẢO HIỂM 1. Khái niệm về bảo hiểm (Insurance) Là một sự cam kết bồi thường của người bảo hiểm với người được bảo hiểm về những thiệt hại, mất mát của đối tượng bảo hiểm do các rủi ro được bảo hiểm gây ra với điều kiện người được bảo hiểm mua bảo hiểm cho đối tượng bảo hiểm và trả phí bảo hiểm * KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BẢO HIỂM Một số thuật ngữ Người bảo hiểm (Insurer/Underwriter) Là các công ty bảo hiểm Người nhận sự chuyển nhượng rủi ro Được hưởng phí bảo hiểm Bồi thường tổn thất Người được hiểm (the Insured) Người có lợi ích bảo hiểm Người chuyển nhượng rủi ro Đóng phí bảo hiểm, được bồi thường tổn thất * KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BẢO HIỂM Một số thuật ngữ (tt) Đối tượng bảo hiểm (Subject/matter Insured) Là lợi ích đem ra bảo hiểm Tài sản, con người hoặc trách nhiệm Giá trị bảo hiểm (Insurable/Insured value): Giá trị của đối tượng bảo hiểm Đối tượng dễ xác định giá trị Đối tượng khó xác định giá trị: thoả thuận Số tiền bảo hiểm (Sum/Amount Insured): Một phần/toàn bộ giá trị bảo hiểm đem ra bảo hiểm Rủi ro được bảo hiểm: Các rủi ro gây ra tỏn thất được bảo hiểm Thoả thuận Phí bảo hiểm (Premium): Phí chuyển nhượng rủi ro * KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BẢO HIỂM Bản chất của bảo hiểm: Phân chia tổn thất một số người cho nhiều người Hoạt động trên nguyên tắc số đông Quỹ bảo hiểm Người BH quản lý quỹ n người tham gia BH đóng phí BH Một số ít người được BH bị TT Đóng phí Chi trả … * KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BẢO HIỂM Các nguyên tắc cơ bản của bảo hiểm Bảo hiểm 1 rủi ro chứ không bảo hiểm một sự chắc chắn Chỉ bảo hiểm cho những rủi ro bất ngờ,ngẫu nhiên Chỉ bồi thường tổn thất do rủi ro gây ra, không bồi thường cho những tổn thất chắc chắn, đuơng nhiên, đã xảy ra Trung thực tuyệt đối Hai bên phải tin tưởng, trung thực, không lừa dối nhau Người được bảo hiểm: phải khai báo chính xác về đối tượng bảo hiểm, thông báo khi đối tượng bảo hiểm có sự thay đổi, khả năng gia tăng nguy cơ tổn thất. Không mua bảo hiểm khi đối tượng bảo hiểm đã tổn thất Người bảo hiểm: công khai các điều kiện, thể lệ, nguyên tắc, phí bảo hiểm; không được nhận bảo hiểm khi đối tượng bảo hiểm đã an toàn * KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BẢO HIỂM Các nguyên tắc cơ bản của bảo hiểm Nguyên tắc lợi ích bảo hiểm Người được BH muốn mua bảo hiểm phải có lợi ích bảo hiểm Lợi ích BH: đang hoặc sẽ có, gắn liền với sự an toàn của đối tượng bảo hiểm Khi xảy ra tổn thất phải có lợi ích bảo hiểm mới được bồi thường Nguyên tắc bồi thường Khi có tổn thất do rủi ro được bảo hiểm gây ra người bảo hiểm phải bồi thường cho người được BH có vị trí tài chính không hơn không kém như trước khi rủi ro xảy ra Các bên không được lợi dụng bảo hiểm để trục lợi * KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BẢO HIỂM Các nguyên tắc cơ bản của bảo hiểm Nguyên tắc thế quyền Người bảo hiểm sau khi bồi thường cho người được bảo hiểm sẽ có quyền thay mặt người được bảo hiểm đòi người thứ ba có trách nhiệm bồi thường cho mình Người được bảo hiểm có trách nhiệm cung cấp chứng từ cần thiết Người được bảo hiểm không có quyền miễn trách cho người thứ ba. Người bảo hiểm có quyền được thế quyền trước hoặc sau khi đã bồi thường cho người được bảo hiểm * KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BẢO HIỂM 4. Tác dụng của BH Tạo nguồn vốn từ phí bảo hiểm để sử dụng có hiệu quả Bồi thường Tăng cường công tác phòng ngừa rủi ro, hạn chế TT Tăng thu, giảm chi cho cán cân thanh toán NN Tạo tâm lý an toàn, bù đắp tổn thất, ổn định sản xuất kinh doanh và đời sống 5. Vai trò của BH đối với hoạt động KD XNK Trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp Trong quá trình tổ chức chuyên chở hàng hoá XNK * PHÂN LOẠI BẢO HIỂM Căn cứ vào đối tượng bảo hiểm Bảo hiểm tài sản Là tất cả nghiệp vụ bảo hiểm mà đối tượng bảo hiểm là tài sản mang tính vật chất thuần túy như : bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển, bảo hiểm thân tàu Bảo hiểm con người Là tất cả các nghiệp vụ bảo hiểm mà đối tượng của nó là tính mạng, tình trạng sức khỏe, khả năng lao động của con người, như: bảo hiểm học sinh, công nhân viên ; Bảo hiểm trách nhiệm dân sự Là nghiệp vụ bảo hiểm mà đối tượng bảo hiểm là phần nghĩa vụ hay trách nhiệm dân sự của người được bảo hiểm như : bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ đồn điền, chủ xe gắn máy, chủ tàu ... * PHÂN LOẠI BẢO HIỂM 2. Căn cứ vào phạm vi hoạt động và cơ sở hạch toán Bảo hiểm đối nội Là các nghiệp vụ bảo hiểm mà đối tượng bảo hiểm được giới hạn trong phạm vi một nước và đồng tiền hạch toán là đồng tiền trong nước, như : bảo hiểm nông nghiệp : cây trồng, vật nuôi ... Bảo hiểm đối ngoại Là nghiệp vụ bảo hiểm mà đối tượng bảo hiểm đã vượt qua phạm vi biên giới một quốc gia, đồng tiền hạch toán là ngoại tệ, như bảo hiểm thân tàu ... khi mua bảo hiểm bằng tiền Việt Nam nhưng khi bồi thường ở nước ngoài thì hạch toán bằng ngoại tệ .Trong thực tế, nghiệp vụ bảo hiểm nào có một trong 2 điều kiện trên đều thuộc nhóm bảo hiểm đối ngoại * PHÂN LOẠI BẢO HIỂM Căn cứ vào quy định của một nước Bảo hiểm bắt buộc Là loại bảo hiểm bắt buộc mọi người phải mua theo quy định của một nước, do lợi ích của nó không chỉ đối với một số người mà còn có ý nghĩa đối với nhiều người, như : bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm tự nguyện Là loại bảo hiểm không thuộc loại bảo hiểm trên, thường được thể hiện qua hợp đồng bảo hiểm . Tuy nhiên nhiều khi bảo hiểm là tự nguyện nhưng lại có tính bắt buộc, chẳng hạn, bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu là bảo hiểm tự nguyện, nhưng khi người xuất khẩu theo điều kiện CIF (hoặc CIP), thì việc mua bảo hiểm là bắt buộc * PHÂN LOẠI BẢO HIỂM Căn cứ vào tính chất của bảo hiểm BH xã hội (Social Insurance): là bảo hiểm của nhà nước, tổ chức XH nhằm trợ cấp cho công chức, người lđộng trong trường hợp ốm đau, bệnh tật, tai nạn lđ, về hưu Thường có tính bắt buộc, không nhằm mục đích KD Bao gồm bảo hiểm y tế, BH xã hội, bảo hiểm thất nghiệp BH thương mại (Commercial Insurance): là các loại hình BH nhằm mục đích kinh doanh Không mang tính bắt buộc Tính đến từng đối tượng, rủi ro cụ thể * PHÂN LOẠI BẢO HIỂM 2. Căn cứ khác BH nhân thọ (Life Ins.) Bảo hiểm đời sống hoặc tuổi thọ của con người Chi trả khi hết thời hạn bảo hiểm hoặc khi bị tai nạn, chết Số tiền bảo hiểm do 2 bên thoả thuận khi ký hợp đồng BH phi nhân thọ (Non-life Ins.): các loại hình bảo hiểm khác Bảo hiểm hàng hải (Bảo hiểm thân tàu, trách nhiệm chủ tàu, hàng hoá chuyên chở bằng đường biển) Bảo hiểm hàng hoá chuyên chở bằng đường bộ/không/sắt Bảo hiểm tài sản công nghiệp và gián đoạn kinh doanh Bảo hiểm xây dựng và lắp đặt Bảo hiểm cháy và các rủi ro đặc biệt… * RỦI RO HÀNG HÓA CC ĐƯỜNG BIỂN1. Sự cần thiết Hàng hoá XNK chuyên chở qua nhiều quốc gia, có nhiều sự khác biệt về: Điều kiện tự nhiên Chính trị, pháp luật Hàng hoá có nguy cơ bị tổn thất do nhiều rủi ro: Thiên tai, tai hoạ trên biển Do chính quyền, do con người Để đảm bảo ổn định trong kinh doanh xuất nhập khẩu thì phải mua bảo hiểm cho hàng hoá trong quá trình vận chuyển * RỦI RO HÀNG HÓA CC ĐƯỜNG BIỂN 2. Phân loại a. Theo nguồn gốc hay nguyên nhân gây nên rủi ro: Thiên tai (Act of God): Hiện tượng tự nhiên nằm ngoài sự kiểm soát của con người như: Biển động, sét đánh, bão, gió lốc, thời tiết xấu, núi lửa phun, động đất, sóng thần… Tai hoạ của biển (Perils of the sea): Tai họa đối với con tàu khi trong hành trình trên biển. Gồm: Các rủi ro chính (Major Casualties): Mắc cạn, đắm, đâm va, lật úp, cháy, nổ Các rủi ro phụ (Additional Insurance Risks):Tàu mất tích; hành động manh động, manh tâm của thuyền viên, thuyền trưởng; cướp biển; vứt hàng xuống biển, sóng cuốn hàng xuống biển * a. Theo nguồn gốc hay nguyên nhân gây nên rủi ro(tt) Rủi ro do các hiện tượng chính trị, xã hội hoặc do lỗi của người được bảo hiểm: chiến tranh, đình công, khủng bố… Rủi ro do những hoạt động riêng lẻ của con người gây nên Rủi ro do bản chất, tính chất đặc biệt của hàng hoá hoặc thiệt hại mà nguyên nhân trực tiếp do chậm trễ. RỦI RO HÀNG HÓA CC ĐƯỜNG BIỂN 2. Phân loại * RỦI RO HÀNG HÓA CC ĐƯỜNG BIỂN 2. Phân loại b. Căn cứ hoạt động của bảo hiểm: b.1. Rủi ro thông thường được bảo hiểm: Các rủi ro được bảo hiểm trong các điều kiện bảo hiểm gốc (A, B hoặc C) bao gồm: Thiên tai: được bảo hiểm trong ĐK BH A và B Thời tiết khắc nghiệt (Heavy Weather): Bão, gió xoáy, sóng lớn làm hỏng tàu và thiệt hại cho hàng hóa Sét (Lighting): Trực tiếp làm hỏng hàng hoặc gây cháy Sóng thần (Tsumani) Động đất hoặc núi lửa phun (Earthquake or Volcanic Erruption) * RỦI RO HÀNG HÓA CC ĐƯỜNG BIỂN 2. Phân loại b. Căn cứ hoạt động của bảo hiểm: b.1. Rủi ro thông thường được bảo hiểm(tt) Các rủi ro chính: được bảo hiểm trong tất cả các điều kiện bảo hiểm, gồm: Mắc cạn (Stranding): phân biệt với nằm cạn (Grounding). Các điều kiện bảo hiểm ICC 1982 bảo hiểm cả rủi ro mắc cạn và nằm cạn Chìm đắm (Sinking) Cháy (Fire) do sét đánh hay do khói, do sơ suất hay cố ý của thuyền viên, thuyền trưởng, cố ý hợp lý, bị cháy lan Đâm va (Collision): giữa các tàu, với vật thể lạ không phải là nước. * RỦI RO HÀNG HÓA CC ĐƯỜNG BIỂN 2. Phân loại b. Căn cứ hoạt động của bảo hiểm: b.1. Rủi ro thông thường được bảo hiểm(tt) Các rủi ro phụ: được bảo hiểm hay không tùy mỗi điều kiện bảo hiểm, gồm: Tàu mất tích (Missing Ship): Sau thời gian hợp lý không có tin tức về tàu Vứt hàng xuống biển hay hàng bị sóng cuốn xuống biển (Jettison or Washing overboard) Sự manh động, hành động manh tâm của thuyền viên, thuyền trưởng (Barratry, Malicious acts) Hành vi cướp biển (Piracy) * RỦI RO HÀNG HÓA CC ĐƯỜNG BIỂN 2. Phân loại b. Căn cứ hoạt động của bảo hiểm: b.1. Rủi ro thông thường được bảo hiểm Các rủi đặc biệt: Gãy vỡ (Breakage), va chạm (Crashing), Biến mùi (Change of odour), hư hại do nước ngọt (Fresh water damage), han rỉ (Rust), thiếu hụt (Shortage), rò chảy (Leakage), Hư hại do cẩu hàng (Hook damage), nhiểm bẩn (Contamination), nóng (Heat), hấp hơi (Sweating); mất trộm, mất cắp và không giao hàng (Theft, Pilferage and Non- Delivery), trầy xước (scratch). Lưu ý: Các rủi ro phụ được bảo hiểm trong điều kiện A. Người được bảo hiểm có thể mua theo điều kiện C hoặc điều kiện B + một số rủi ro đặc biệt (mua bảo hiểm kèm) * RỦI RO HÀNG HÓA CC ĐƯỜNG BIỂN 2. Phân loại b. Căn cứ hoạt động của bảo hiểm: b.2. Rủi ro phải được bảo hiểm riêng: các rủi ro muốn bảo hiểm thì phải thỏa thuận riêng, được bảo hiểm trong các điều kiện bảo hiểm riêng. Gồm: Rủi ro chiến tranh (War Risks) Những hành động thù địch Hoạt động có tính chất chiến tranh, nội chiến, khởi nghĩa, cách mạng, xung đột dân sự Bom, mìn, thủy lôi hoặc các phương tiện chiến tranh khác Rủi ro đình công, nổi loạn và bạo động (Strike, Riots and Civil Commontions Risks) * RỦI RO HÀNG HÓA CC ĐƯỜNG BIỂN 2. Phân loại b. Căn cứ hoạt động của bảo hiểm: b.3. Rủi ro không được bảo hiểm (Excluded Risks): Các rủi ro không được bảo hiểm, không bồi thường trong bất kỳ trường hợp nào. Gồm: Hành vi sai trái, cố ý hay lỗi của người được bảo hiểm (the Insured’s fault) Chậm trễ (Delay): cho dù chậm trể là do một rủi ro được bảo hiểm Thị trường giảm giá hoặc mất thị trường Bao bì không đúng qui cách/đóng gói hàng hoá không đầy đủ, không thích hợp Vi phạm nguyên tắc XNK, không đầy đủ chứng từ, buôn lậu Yếu kém tài chính/ không đủ khả năng thanh toán của người chuyên chở * RỦI RO HÀNG HÓA CC ĐƯỜNG BIỂN 2. Phân loại b. Căn cứ hoạt động của bảo hiểm: b.3. Rủi ro không được bảo hiểm (tt) 7. Tàu đi chệch hướng (Deviation) trừ trường hợp chệch hướng hợp lý và vì lý do nhân đạo 8. Nội tỳ hay tổn thất do bản chất của hàng hoá 9. Hao hụt tự nhiên (Franchise) 10. Tàu không đủ khả năng đi biển (Unseaworthiness Vessel) * TỔN THẤT HÀNG HÓA ĐƯỜNG BIỂN1. Khái niệm Tổn thất (Loss, Damage, Average): Những thiệt hại, hư hỏng, mất mát của đối tượng bảo hiểm do rủi ro gây ra Là hậu quả của rủi ro Trong bảo hiểm hàng hoá chuyên chở bằng đường biển, người bảo hiểm chỉ bồi thường những tổn thất do các rủi ro được bảo hiểm gây ra. Đây là các rủi ro được thỏa thuận. * TỔN THẤT HÀNG HÓA ĐƯỜNG BIỂN 2. Phân loại tổn thất a. Căn cứ vào mức độ và quy mô tổn thất: a.1.Tổn thất bộ phận (Partial Loss): Một phần lô hàng được bảo hiểm bị tổn thất Tổn thất bộ phận có thể là: Giảm giá trị Giảm số lượng Giảm trọng lượng Giảm thể tích * TỔN THẤT HÀNG HÓA ĐƯỜNG BIỂN 2. Phân loại tổn thất a. Căn cứ vào mức độ và quy mô tổn thất (tt): a.2.Tổn thất toàn bộ (Total loss): toàn bộ lô hàng bảo hiểm bị tổn thất TT toàn bộ thực sự (Actual total): 100% lô hàng thật sự bị tổn thất được bồi thường bằng số tiền bảo hiểm TT toàn bộ ước tính: TT chưa hoàn toàn nhưng không thể tránh khỏi tổn thất toàn bộ thực sự hoặc giá trị phần còn lại 85% được coi là TTTB Luật TM Việt Nam : 100% được coi là TTTB * TỔN THẤT HÀNG HÓA ĐƯỜNG BIỂN 2. Phân loại tổn thất + Từ bỏ hàng (Abandonment) Là hành động của người được bảo hiểm từ bỏ mọi quyền lợi của mình đối với hàng hóa để được bồi thường toàn bộ. Quyền sở hữu hàng hoá sẽ được chuyển cho người bảo hiểm + Nguyên tắc từ bỏ hàng: Tuyên bố từ bỏ hàng bằng văn bản gửi cho công ty BH Chỉ được từ bỏ hàng khi hàng hóa còn trên đường Từ bỏ hàng khi hàng chưa tổn thất toàn bộ thực tế Khi từ bỏ hàng được chấp nhận thì không thể thay đổi Ngoài ra: Chủ tàu từ bỏ tàu thì chủ hàng được phép từ bỏ hàng * TỔN THẤT HÀNG HÓA ĐƯỜNG BIỂN Từ bỏ hàng khi có tổn thất toàn bộ ước tính Người được BH Người CC Thông báo TT TBUT Người BH Không chấp nhận Chấp nhận Thông báo từ bỏ hàng Bồi thường TT BP + Chi phí giảm TT Thông báo để người được BH giảm TT Bồi thường 100% Nhận phần còn lại lô hàng Cân nhắc * TỔN THẤT HÀNG HÓA ĐƯỜNG BIỂN 2. Phân loại tổn thất b. Căn cứ vào quyền lợi trách nhiệm đối với tổn thất b.1. Tổn thất riêng (Particular Average) Là những thiệt hại, mất mát do các rủi ro bất ngờ, ngẫu nhiên bên ngoài gây nên Chỉ gây ra thiệt hại đối với từng quyền lợi Tổn thất riêng bao gồm: những thiệt hại do rủi ro gây ra và chi phí tổn thất riêng (Chi phí để khắc phục hậu quả, ngăn ngừa tổn thất) Tổn thất riêng xảy ra đối với ai người đó chịu. Nếu do rủi ro được bảo hiểm gây ra thì người bảo hiểm sẽ bồi thường (cả thiệt hại và chi phí tổn thất riêng) * TỔN THẤT HÀNG HÓA ĐƯỜNG BIỂN 2. Phân loại tổn thất b.2.Tổn thất chung (G/A-General Average) Khái niệm: là tổn thất xảy ra trong trường hợp có sự hy sinh hay chi phí bất thường, được tiến hành một cách cố ý và hợp lý vì an toàn chung của các quyền lợi trên tàu trong hành trình trên biển Đặc trưng của tổn thất chung: Hành động mang tính hữu ý, tự nguyện của thuyền viên, thuyền trưởng Hy sinh, chi phí phải đặc biệt, bất thường; là thiệt hại trực tiếp từ hành động tổn thất chung; Hành động hợp lý, Tai họa phải có khả năng thực sự xảy ra và nghiêm trọng Phải vì an toàn chung Xảy ra trên biển * TỔN THẤT HÀNG HÓA ĐƯỜNG BIỂN 2. Phân loại tổn thất b.2.Tổn thất chung (General Average) Cấu thành của tổn thất chung: 2 bộ phận Hy sinh tổn thất chung (G/A sacrifices): Thiệt hại, chi phí trực tiếp từ hành động tổn thất chung Chi phí tổn thất chung (G/A expenditure): + Chi phí cứu nạn? + Chi phí tạm thời sửa chữa tàu + Chi phí tại cảng lánh nạn + Chi phí tăng thêm về lương của sỹ quan thuỷ thủ và nhiên liệu? + Tiền lãi của số tiền được công nhận là tổn thất chung, với lãi suất là 7%/năm được tính đến hết 3 tháng sau ngày phát hành bản phân bổ tổn thất chung (g/a adjustment)? Tổn thất chung = Hy sinh TTC + Chi phí TTC * TỔN THẤT HÀNG HÓA ĐƯỜNG BIỂN 2. Phân loại tổn thất Thủ tục giải quyết tổn thất chung: Tuyên bố tổn thất chung Làm kháng nghị hàng hải (nếu cần) Mời GĐ viên giám định TT của hàng hoá và của tàu Gửi giấy cam đoan đóng góp TT chung cho chủ hàng Chỉ định chuyên viên tính toán, phân bổ TT chung Nhận giấy cam đoan đóng góp TT chung (Average Guarrantee), kê khai giá trị hh (nếu có yêu cầu) Có BH Chuyển công ty BH để Hdẫn điền vào, Cty BH ký vào Mang giấy cam đoan đóng góp TT chung khi nhận hàng Không BH Điền, ký cam đoan đóng góp TT chung Ký quỹ/Yêu cầu NH bảo lãnh thì mới được nhận hàng Chủ tàu / thuyền trưởng Chủ hàng * TỔN THẤT HÀNG HÓA ĐƯỜNG BIỂN 2. Phân loại tổn thất b. Căn cứ vào quyền lợi trách nhiệm đối với tổn thất b.2.Tổn thất chung (General Average)(tt) Luật lệ giải quyết tổn thất chung: Được qui định trong hợp đồng vận tải. Hiện nay hầu hết các vận đơn đều qui định áp dụng qui tắc York Antwerp 1974/1994/2004 Qui tắc York Antwerp 1974/1994/2004 bao gồm các nhóm điều khoản và nội dung sau: Điều kiện đánh chữ (A-G): Qui định những vấn đề chung về tổn thất chung như định nghĩa tổn thất chung, hành động tổn thất chung, nguyên tắc tính toán, phân bổ tổn thất chung. Điều kiện đánh số La mã (I-XXII) Qui định các trường hợp hy sinh và chi phí tổn thất chung cụ thể Các điều khoản giải thích Điều khoản tối cao: Hy sinh và chi phí tổn thất chung phải hợp lý * TỔN THẤT HÀNG HÓA ĐƯỜNG BIỂN b.2.Tổn thất chung (General Average)(tt) Những thay đổi chủ yếu của Quy tắc York- Antwerp năm 2004: + Quy tắc VI: chi phí cứu hộ bị loại trừ khỏi tổn thất chung + Loại bỏ nguyên tắc 2: Các chi phí vì lợi ích chung sẽ bị loại bỏ => Quy tắc XI: tiền lương của sỹ quan thuỷ thủ trong thời gian tàu lưu lại cảng lánh nạn sẽ không được đưa vào tổn thất chung, tuy nhiên chi phí nhiên liệu và phụ tùng thay thế vẫn được đưa vào tổn thất chung + Khoản lãi 2% trong quy tắc XX bị bãi bỏ + Lãi suất trong quy tắc XXI vẫn được duy trì nhưng không phải là 7% mà sẽ được Uỷ ban hàng hải quốc tế (CMI) ấn định hàng năm. + Thời hiệu tố tụng: 1 năm kể từ ngày bản tính toán phân bổ tổn thất chung được công bố, hoặc 6 năm kể từ ngày kết thúc hành trình trong đó đã xảy ra tổn thất chung. Tuy nhiên các bên vẫn có thể thoả thuận kéo dài thời hạn trên. * CÁC ĐIỀU KIỆN BẢO HIỂM HÀNG HÓA 1. Khái quát về các điều kiện bảo hiểm a. Khái niệm: Điều kiện bảo hiểm là những qui định về phạm vi trách nhiệm của người bảo hiểm đối với những rủi ro và tổn thất của đối tượng bảo hiểm b. Các ĐKBH của ILU (Institute of London Underwiters): Institute of Cargo Clauses- ICC 1963 gồm 05 ĐK FPA (Free from Particular Average) WA (with Particular Average) AR (All Risks) Institute War Clauses Institute Strikes, Riots and Civil Commotion ICC 1982 gồm 05 điều kiện chính: A, B, C, Institute War Clauses và Institute Strikes Clauses * CÁC ĐIỀU KIỆN BẢO HIỂM HÀNG HÓA 1. Khái quát về các điều kiện bảo hiểm (tt) c. Các điều kiện bảo hiểm của Việt Nam QTC 1965 - BTC: gồm 3 điều kiện FPA, WA và AR giống ICC 1963 của ILU QTC 1990 – BTC: gồm 3 điều kiện A. B. và C QTC 1995 và QTCB 1998 của Bảo Việt gồm 3 điều kiện A, B, C (không có ĐK BH chiến tranh và đình công) Trong các bộ điều kiện bảo hiểm của Việt Nam thì QTCB 1998 của Bảo Việt là hoàn thiện nhất Khi mua bảo hiểm theo các điều kiện bảo hiểm của QTC, ngoài việc lựa chọn điều kiện bảo hiểm gốc (A, B hoặc C) có thể mua thêm bảo hiểm chiến tranh hoặc bảo hiểm đình công * 2. Nội dung các ĐKBH A, B, C theo ICC 1982 của ILU a. Các rủi ro được bảo hiểm: trong 3 điều kiện A, B, C * CÁC ĐIỀU KIỆN BẢO HIỂM HÀNG HÓA 2. Nội dung các ĐKBH A, B, C theo ICC 1982 của ILU(tiếp) b. Các rủi ro loại trừ: - Điều khoản loại trừ rủi ro về tình trạng không đủ khả năng đi biển hoặc không thích hợp (Unseaworthiness and Unfit Exclusion Clause - Điều khoản loại trừ các rủi ro chiến tranh (War Exclusion Clause) - Điều khoản loại trừ rủi ro đình công (Strikes Exclusion Clauses) * CÁC ĐIỀU KIỆN BẢO HIỂM HÀNG HÓA 2. Nội dung các ĐKBH A, B, C theo ICC 1982 của ILU(tiếp) c. Thời hạn bảo hiểm Điều khoản vận chuyển: Bảo hiểm bắt đầt có hiệu lực khi hàng hoá rời khỏi kho/nơi để hàng qui định, tiếp tục hiệu lực trong quá trình vận chuyển thông thường và kết thúc khi: Giao hàng vào kho/nơi để hàng cuối cùng qui định Kho/nơi để hàng để phân phối hoặc để hàng ngoài hành trình vận chuyển thông thường Hết 60 ngày sau khi dỡ hàng tùy trường hợp nào đến trước Tàu chệch hướng, chậm trễ, dỡ hàng buộc… theo HĐVT: Bảo hiểm vẫn tiếp tục có hiệu lực * CÁC ĐIỀU KIỆN BẢO HIỂM HÀNG HÓA c. Thời hạn bảo hiểm (Duration) theo các điều kiện BH A,B,C của ICC 1982 của ILU Giao hàng kho, nơi chứa hàng nơi nhận qui định trong HĐ BH Kho, nơi chứa hàng nơi đi Caíng dåî haìng qui định Caíng bäúc haìng qui định Kho nơi phân phối, chứa hàng ngoài hành trình cc bình thường Exit 60 ngày sau Dỡ hàng/bắt đầu vc nơi khác Exit Start Exit HH rời khỏi kho Hành trình cc t.thường Hiệu lực của BH Chú giải: 1 2 3 * CÁC ĐIỀU KIỆN BẢO HIỂM HÀNG HÓA c. Thời hạn bảo hiểm (tt) Điều khoản kết thúc hợp đồng vận tải: Do sự cố ngoài kiểm soát của người được bảo hiểm, hợp đồng vận tải kết thúc không đúng địa điểm qui định, kết thúc sớm hơn trường hợp trên thì bảo hiểm kết thúc hiệu lực trừ khi có thông báo tiếp tục bảo hiểm, nộp thêm phí bảo hiểm khi: Hàng hoá được bán, giao hoặc hết hạn 60 ngày Trong thời hạn 60 ngày hàng hoá được gửi tiếp đi nơi khác Điều khoản thay đổi hành trình: sau khi bảo hiểm có hiệu lực, địa điểm đến thay đổi bởi người được BH: BH chỉ tiếp tục có hiệu lực khi người được Bh thông báo kịp thời cho người BH, thõa thuận các ĐK khác và phí BH * CÁC ĐIỀU KIỆN BẢO HIỂM HÀNG HÓA d. Phạm vi thời gian, không gian bảo hiểm Tình huống ngoài khả năng của người được BH Giao hàng kho, nơi chứa hàng nơi nhận qui định trong HĐ BH Kho, nơi chứa hàng nơi đi Caíng dåî haìng qui định Start Exit HH rời khỏi kho Hành trình cc t.thường Hiệu lực của BH Chú giải: HĐ VT kết thúc Thông báo/thỏa thuận Bán/ giao hàng/ 60 ngày Exit Giống t/h (1) Gửi tiếp hàng (60 ngày) * CÁC ĐIỀU KIỆN BẢO HIỂM HÀNG HÓA 5. Điều khoản khiếu nại: Điều khoản lợi ích bảo hiểm: Để được bồi thường, người được bảo hiểm phải có lợi ích bảo hiểm khi xảy ra tổn thất Bồi thường những tổn thất cho dù tổn thất xảy ra trước khi ký hợp đồng bảo hiểm trừ khi người được BH biết tổn thất đã xảy ra và người BH không biết tổn thất đã xảy ra Điều khoản chi phí gửi tiếp hàng: Nếu do rủi ro được bảo hiểm, hành trình bảo hiểm kết thúc trước khi đến địa điểm qui định thì nguời bảo hiểm chịu chi phí mà người được bảo hiểm bỏ ra hợp lý để xếp dỡ, lưu kho bãi và gửi tiếp hàng đến địa điểm đến qui định trong hợp đồng bảo hiểm * CÁC ĐIỀU KIỆN BẢO HIỂM HÀNG HÓA 5. Điều khoản khiếu nại (tt) Điều khoản giá trị tăng thêm: Nếu người bảo hiểm mua BH giá trị tăng thêm cho lô hàng thì giá trị thỏa thuận lô hàng = Số tiền BH theo HĐ BH này + Số tiền BH tất cả các HĐ bảo hiểm tăng thêm khác Bồi thường theo tỷ lệ Số tiền bảo hiểm theo HĐ/Giá trị thỏa thuận Người được bảo hiểm có nghĩa vụ cung cấp bằng chứng về số tiền BH theo các HĐ BH khác Điều khoản Giảm/hạn chế tổn thất: Người được bảo hiểm phải áp dụng các biện pháp hợp lý để ngăn ngừa/ hạn chế tổn thất. Người bảo hiểm sẽ bồi hoàn chi phí ngăn ngừa, hạn chế tổn thất đó * CÁC ĐIỀU KIỆN BẢO HIỂM HÀNG HÓA 3. Nội dung các ĐKBH chiến tranh và đình công theo ICC 1982 của ILU a. Điều kiện BH chiến tranh dùng cho hàng hoá CCBĐB Rủi ro được bảo hiểm Chiến tranh, nội chiến, cách mạng, nổi loạn, khởi nghĩa hoặc xung đột dân sự phát sinh từ những biến cố đó hoặc bất kỳ hành động thù địch nào gây ra bởi hay chống lại một thế lực thù địch Bị chiếm đoạt, bị tịch thu, bị kiềm chế hoặc bị giữ lại phát sinh từ các biến cố nói trên và hậu quả của chúng hoặc âm mưu tiến hành các hoạt động đó Mìn, ngư lôi, bom hoặc các vũ khí chiến tranh khác còn sót lại Đóng góp tổn thất chung * CÁC ĐIỀU KIỆN BẢO HIỂM HÀNG HÓA a. Điều kiện BH chiến tranh dùng cho hàng hoá CCBĐB Thời hạn BH: Bắt đầu có hiệu lực khi đối tượng bảo hiểm hay 1 phần đối tượng bảo hiểm được xếp lên tàu và kết thúc khi: Đối tượng bảo hiểm hay 1 phần được dỡ khỏi tàu biển tại cảng hoặc nơi dỡ hàng cuối cùng, hoặc Hết hạn 15 ngày kể từ nửa đêm của ngày tàu đến cảng hoặc nơi dỡ hàng cuối cùng tùy trường hợp nào đến trước Tại cảng/địa điểm cuối cùng tàu chạy tiếp: nếu có yêu cầu tiếp tục BH thì bảo hiểm tiếp tục có hiệu lực Tàu ghé cảng/nơi dọc đường để dỡ hàng, chuyển tải sang tàu, máy bay khác, dỡ hàng tại cảng lánh nạn: nếu có yêu cầu bảo hiểm tiếp tục có hiệu lực trong vòng 15 ngày và tiếp tục có hiệu lực kể từ khi hàng hoá được xếp xuống tàu/lên máy bay để chở tiếp * CÁC ĐIỀU KIỆN BẢO HIỂM HÀNG HÓA Điều kiện BH chiến tranh dùng cho hàng hoá CCBĐB BH không có hiệu lực Trường hợp 1 Trường hợp 2 Sau 15 ngày tàu đến cảng dỡ hàng cuối cùng. Lưu ý: Nếu đến cảng dỡ tàu chạy tiếp thì sẽ lặp lại trách nhiệm BH theo chu kỳ trên nếu có thông báo cho bảo hiểm và nộp phí. BH có hiệu lực 15 ngày kể cả dỡ lên bờ Cảng bốc hàng qui định Cảng dỡ hàng qui định * CÁC ĐIỀU KIỆN BẢO HIỂM HÀNG HÓA 3. Nội dung các ĐKBH chiến tranh và đình công theo ICC 1982 của ILU b. Điều kiện BH đình công dùng cho hàng hoá CCBĐB Rủi ro được BH: mất mát, hư hỏng của đối tượng bảo hiểm do: Người đình công, công nhân bị cấm xưởng hoặc những người tham gia gây rối loạn lao động, bạo động hoặc nổi dậy của dân chúng Bất kỳ kẻ khủng bố nào hoặc người nào hành động vì mục đích chính trị Tổn thất chung và chi phí cứu nạn Thời hạn bảo hiểm: Giống các điều kiện BH A, B, C * CÁC ĐIỀU KIỆN BẢO HIỂM HÀNG HÓA Các điều kiện BH QTCB 1998 của Việt Nam Các rủi ro được BH, các rủi ro loại trừ Phạm vi thời gian, không gian bảo hiểm: Giống ICC 82 * CÁC ĐIỀU KIỆN BẢO HIỂM HÀNG HÓA Lựa chọn điều kiện bảo hiểm: Căn cứ: Hợp đồng và/hoặc LC Mua bảo hiểm người mua hưởng lợi (XK CIF, CIP): điều kiện C, số tiền BH 110% CIF hoặc CIP Mua BH cho chính mình hưởng lợi : Lựa chọn Cơ sở lựa chọn DK Bh Đánh giá rủi ro, khả năng chịu đựng rủi ro Chi phí mua BH * HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM HÀNG HÓA CHUYÊN CHỞ BẰNG ĐƯỜNG BIỂN Khái niệm và tính chất Phân loại hợp đồng bảo hiểm Nội dung của hợp đồng bảo hiểm Nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng bảo hiểm Thủ tục ký kết hợp đồng bảo hiểm * HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM1. Khái niệm và tính chất HĐ BH a. Khái niệm Hợp đồng bảo hiểm hàng hoá CC BĐB là sự thỏa thuận giữa người bảo hiểm và người được bảo hiểm, theo đó người bảo hiểm cam kết bồi thường cho người được bảo hiểm những mất mát, hư hỏng hay trách nhiệm liên quan đến bảo hiểm do các rủi ro được thỏa thuận gây ra, còn người được bảo hiểm cam kết trả phí b. Tính chất: Là một hợp đồng bảo hiểm hàng hải: Có tính chất bồi thường Có tính tín nhiệm: Nguyên tắc lợi ích bảo hiểm, nguyên tắc trung thực tuyệt đối, nguyên tắc “mất hay không mất” Có thể chuyển nhượng được * HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM 2. Phân loại hợp đồng bảo hiểm a. Hợp đồng bảo hiểm chuyến: HĐ BH 1 chuyến hàng từ 1 nơi đến 1 nơi ghi trên HĐ Phạm vi, giới hạn trách nhiệm của người BH: kho đến kho Hình thức của HĐ BH chuyến: Giấy chứng nhận BH (Insurance Certificate): là chứng từ người BH cấp cho người được bảo hiểm trên cơ sở HĐ BH, cho mỗi chuyến hàng cụ thể. Chỉ có 1 mặt Đơn BH (Insurance Policy): Chứng từ người BH cấp cho người được bảo hiểm, chứng minh cho HĐ BH đã được xác lập. Đơn bảo hiểm gồm 2 mặt. Mặt trước: thông tin về hàng hoá, hành trình, tàu…; mặt sau: thể lệ, điều kiện BH * HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM 2. Phân loại hợp đồng bảo hiểm a. Hợp đồng bảo hiểm chuyến: Tính chất pháp lý của Chứng thư bảo hiểm và Đơn bảo hiểm: Tùy thuộc vào luật pháp, tập quán của mỗi quốc gia Mỹ: Cả hai có giá trị pháp lý như nhau Anh: Chỉ căn cứ vào Đơn BH để giải quyết tranh chấp QTC: Cả hai được coi như hợp đồng bảo hiểm HĐ bảo hiểm chuyến và thanh toán bằng L/C: Ngày ghi trên I/P không muộn hơn ngày bốc hàng hoặc ngày nhận hàng để xếp Đồng tiền: Trùng với L/C, xuất trình trọn bộ hoặc bản gốc duy nhất (a sole original) * HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM 2. Phân loại hợp đồng bảo hiểm b. Hợp đồng bảo hiểm bao: Hợp đồng bảo hiểm nhiều chuyến hàng trong 1 thời gian nhất định (1 năm) Áp dụng: Khối lượng hàng hoá XNK khối lượng lớn, chuyên chở nhiều chuyến trong 1 khoảng thời gian Lợi ích của hợp đồng bảo hiểm bao: Người được bảo hiểm: Giảm thời gian mua bảo hiểm, phí bảo hiểm thấp, nếu không thông báo kịp từng chuyến hàng cụ thể vẫn được bồi thường Người bảo hiểm: thu phí bảo hiểm trong thời hạn BH * HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM 2. Phân loại hợp đồng bảo hiểm b. Hợp đồng bảo hiểm bao (Open policy/Floating policy/ Open cover) Nội dung hợp đồng bảo hiểm bao: Chỉ qui định những vấn đề cơ bản như: Tên hàng được bảo hiểm Loại tàu chuyên chở hàng hoá Cách tính giá trị bảo hiểm, số tiền tối đa cho mỗi chuyến Đkiện bảo hiểm, cách tính, nộp phí bảo hiểm, thủ tục bồi thường, chứng từ bảo hiểm, hạn ngạch bảo hiểm… Nội dung cụ thể từng chuyến hàng sẽ được thể hiện trong đơn bảo hiểm hoặc giấy chứng nhận bảo hiểm * HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM3. Nội dung hợp đồng bảo hiểm a. Mặt trước Tên, địa chỉ, số tài khoản của các bên Tên hàng hóa bảo hiểm, loại bao bì, cách đóng gói, ký hiệu, số hiệu, trọng lượng, thể tích,.. Loại tàu chuyên chở: tên, tuổi, cờ, trọng tải, dung tích Cách xếp hàng trên tàu Cảng đi, cảng đến, cảng chuyển tải Ngày gửi hàng Ngày phương tiện vận tải bắt đầu hành trình * HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM3. Nội dung hợp đồng bảo hiểm a. Mặt trước (tt) 8. Điều kiện bảo hiểm 9. Trị giá bảo hiểm hay số tiền bảo hiểm (V hoặc A) Giá trị BH (V)= giá hàng hoá + Phí vận tải + Phí bảo hiểm + lãi dự tính (10%) 110% CIF hoặc 110% CIP FOB, CFR hoặc FCA, CPT: qui dẫn về giá CIF hoặc CIP Số tiền bảo hiểm (A): 1 phần hoặc toàn bộ giá trị BH Hợp đồng bảo hiểm bao: có thể qui định hạn ngạch BH 10. Phí bảo hiểm (R) Phí bảo hiểm = Tỷ lệ phí BH (R) x Số tiền BH (A) * HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM3. Nội dung hợp đồng bảo hiểm a. Mặt trước (tt) 10. Tỷ lệ phí bảo hiểm (R) Tỷ lệ phí bảo hiểm: R = R1 + R2 + R3 R1: Tỷ lệ phí bảo hiểm ĐK BH gốc: RA, RB, hoặc RC R2: Tỷ lệ phí BH các rủi ro mua thêm/mua kèm: - Rủi ro chiến tranh hoặc đình công - Các rủi ro đặc biệt (Mua kèm khi mua ĐK B hoặc C) R3: Tỷ lệ phụ phí BH: - Phụ phí tàu già - Phụ phí tuyến đường - Phụ phí chuyển tải sang mạn - Phụ phí chuyển tiếp nội địa * HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM 3. Nội dung hợp đồng bảo hiểm 11. Phí bảo hiểm (I) Phí bảo hiểm = Tỷ lệ phí BH (R) x Số tiền BH (A) Cách tính phụ phí bảo hiểm R2 = (RA – RB)x15% Trong đó: R3 là tỷ lệ phí bảo hiểm mua theo rủi ro phụ RA là tỷ lệ phí bảo hiểm theo điều kiện bảo hiểm A RB là tỷ lệ phí bảo hiểm theo điều kiện bảo hiểm B 12. Nơi giám định tổn thất 13. Nơi thanh toán tiền bồi thường 14. Ký tên, đóng dấu * HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM3. Nội dung hợp đồng bảo hiểm b. Mặt sau Nghĩa vụ cơ bản của các bên trong hợp đồng BH Người bảo hiểm: Công khai qui tắc, thể lệ, điều kiện bảo hiểm, phí BH Bồi thường nhanh chóng, đầy đủ Bảo vệ quyền lợi của người được bảo hiểm đối với người thứ ba Áp dụng biện pháp phòng ngừa, hạn chế tổn thất Người được bảo hiểm Mua bảo hiểm cho hàng hoá càng sớm càng tốt, nộp phí bảo hiểm đúng, đủ Thông báo mọi thông tin về đối tượng bảo hiểm, sự thay đổi, tăng thêm rủi ro Khi có tổn thất: thông báo cho người bảo hiểm, yêu cầu giám định, áp dụng biện pháp ngăn ngừa, hạn chế tổn thất, lập các chứng từ cần thiết, bảo lưu quyền khiếu nại đối với người thứ ba, báo cho người bảo hiểm để làm các thủ tục như Average Bond/ A.G * HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM 4. Nghĩa vụ của các bên Người bảo hiểm 1. Cấp đơn hay giấy chứng nhận bảo hiểm cho chủ hàng, người được bảo hiểm sau khi đã thu phí bảo hiểm. Đơn này là bằng chứng của hợp đồng bảo hiểm được ký kết . 2. Bồi thường khi tổn thất xảy ra trong thời hạn quy định sau khi nhận được văn bản đòi bồi thường đối với những rủi ro được bảo hiểm gây ra . * HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM 4. Nghĩa vụ của các bên Người được bảo hiểm 1. Nộp phí bảo hiểm 2. Cung cấp các thông tin cần thiết 3. Kịp thời thông báo tổn thất, 4. Kịp thời có những biện pháp cần thiết để đề phòng và hạn chế tổn thất . 5. Bảo lưu quyền khiếu nại đối với người khác (người thứ 3) 6. Kịp thời chuyển nhượng quyền đòi bồi thường cho công ty bảo hiểm * HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM 5. Thủ tục ký hợp đồng bảo hiểm Đối với Hợp đồng bảo hiểm chuyến: Giấy yêu cầu BH (theo mẫu) Thông báo thông tin cụ thể về chuyến hàng Người BH cấp đơn BH cho người BH Người bán Giao hàng Người mua Nhận được thông báo giao hàng HĐ BH được xác lập Nộp phí BH * HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM 5. Thủ tục ký hợp đồng bảo hiểm Đối với Hợp đồng bảo hiểm bao: Ký kết HĐ BH bao Thông báo thông tin cụ thể về chuyến hàng Người BH cấp chứng thư BH cho người được BH Người bán Giao hàng Người mua Nhận được thông báo giao hàng Đơn BH hoặc giấy chứng nhận BH Nộp phí BH (theo thỏa thuận) * GIÁM ĐỊNH TỔN THẤT, KHIẾU NẠI VÀ BỒI THƯỜNG TT tại cảng đến hoặc cảng dọc đường Người được BH yêu cầu giám định Giám định: nguyên nhân và mức độ TT Giấy chứng nhận GĐ hoặc biên bản GĐ Khiếu nại đồi bồi thường Bồi thường TT * THỦ TỤC KHI PHÁT HIỆN TỔN THẤT ĐỐI VỚI NGƯỜI ĐƯỢC BẢO HIỂM Hàng thiếu, tổn thất rõ rệt: Yêu cầu người giao hàng giám định , khiếu nại người giao hàng (người chuyên chở, Cảng…) Không ký nhận biên bản nhận hàng hoàn hảo Nghi ngờ tổn thất: Container hỏng, seal hỏng… Ghi nhận tình trạng vào biên bản nhận hàng làm cơ sở khiếu nại về sau/lập thư dự kháng Thông báo cho người giao hàng trong vòng 3 ngày Trường hợp tổn thất thuộc phạm vi bảo hiểm: yêu cầu người bảo hiểm giám định, bồi thường * GIÁM ĐỊNH TỔN THẤT Khái niệm: Giám định tổn thất là việc làm của chuyên gia giám định của người bảo hiểm hoặc công ty giám định được người bảo hiểm ủy quyền nhằm xác định nguyên nhân và mức độ tổn thất làm cơ sở cho việc bồi thường Chứng thư giám định tổn thất: sau khi giám định, người giám định sẽ cấp chứng thư giám định. Chứng thư có hai loại: Giấy chứng nhận giám định (Survey Certificate) Biên bản giám định (Survey Report): Là văn bản đầy đủ hơn, gồm cả tiếng Việt và tiếng Anh. Là chứng từ làm căn cứ để tiến hành xem xét bồi thường Phải đảm bảo tính trung thực, chính xác, rõ ràng và cụ thể * GIÁM ĐỊNH TỔN THẤT Qui trình giám định: Người được BH yêu cầu giám định Chấp nhận yêu cầu giám định Chỉ định Giám định viên Tiến hành giám định tại hiện trường Chứng thư Giám định * GIÁM ĐỊNH TỔN THẤT Qui trình giám định: Người bảo hiểm xem xét chấp nhận hay từ chối yêu cầu giám định Xem xét tổn thất thuộc phạm vi bảo hiểm hay không Các chứng từ đầy đủ hay không Nếu yêu cầu của người được bảo hiểm đảm bảo 2 tiêu chí trên thì chấp nhận yêu cầu được giám định và chỉ định giám định viên để giám định tổn thất Chỉ định giám định viên Giám định viên: Do các tổ chức bảo hiểm chỉ định hoặc do các công ty bảo hiểm chỉ định chính giám định viên của công ty mình Giám định viên phải độc lập với các quyền lợi liên quan để đảm bảo tính khách quan của kết quả giám định * GIÁM ĐỊNH TỔN THẤT Giám định viên: Nhiệm vụ của giám định viên: Ghi nhận chính xác, trung thực các thiệt hại Đề xuất biện pháp bảo quản; hạn chế, phòng ngừa tổn thất Thông tin cho người bảo hiểm (Giám định viên chỉ định) Nguyên tắc thực hiện công việc của Giám định viên: Không được phép xác nhận rủi ro Chỉ giám định những tổn thất thuộc phạm vi bảo hiểm, khi bảo hiểm còn hiệu lực Đối chiếu các chứng từ cần thiết khác tránh nhầm lẫn Trường hợp phức tạp có thể mời chuyên gia hàng hóa Giám định khi có tổn thất rõ rệt hoặc có dấu hiệu tổn thất, Không giám định hàng nguyên đai, nguyên kiện * GIÁM ĐỊNH TỔN THẤT Giám định tại hiện trường: Chuẩn hiện trường giám định: Đối chiếu thời gian, địa điểm yêu cầu giám định Sự có mặt của các bên liên quan Lên kế hoạch với các bên liên quan (Cảng, đại lý tàu biển, chủ hàng…) để đảm bảo tiến hành giám định. Tiến hành giám định: Kiểm tra bao bì, đóng gói và tình trạng bên ngoài của hàng hóa (qui cách, chất lương, vật liệu làm bao bì, ký mã hiệu…) Kiểm tra bên trong kiện: sắp xếp, chèn lót, hư hỏng hàng hoá bên trong… * GIÁM ĐỊNH TỔN THẤT Giám định tại hiện trường: Tiến hành giám định (tt) Lấy mẫu phân tích, chụp hình làm cơ sở về sau (nếu cần) Phân loại và xác định mức độ tổn thất: Xác định hàng hoá bị thiếu, hư hỏng, mức độ hư hỏng theo từng loại hàng. Cần chú ý: Trường hợp thiếu số lượng: Đối chiếu P/L, hóa đơn, xét khả năng đóng nhầm hàng từ kiện nọ sang kiện kia, người bán không gửi/gửi thiếu hàng; xác đinh rõ kiểu, loại hàng thiếu Trường hợp thiếu trọng lượng: Đối chiếu B/L, xét hao hụt tự nhiên, thủy phần, tạp chất, sự không đồng đều trọng lượng… cân để xác định trọng lượng thiếu hụt * GIÁM ĐỊNH TỔN THẤT Xác định hàng hoá thiếu, hư hỏng, mức độ hư hỏng theo từng loại hàng. Cần chú ý: (tt) Trường hợp hàng hư hỏng: Xác định số lượng, trọng lượng hư hỏng theo từng loại Xác định mức độ hư hỏng, xét giá trị thực của hàng hoá để xác định giá trị còn lại, khả năng đưa vào sử dụng mục đích khác, khả năng sửa chữa, chính lý, thay thế bộ phận, giảm giá trị sau khi thay thể, sửa chữa * GIÁM ĐỊNH TỔN THẤT Giám định tại hiện trường (tt): Xác định nguyên nhân tổn thất: Xác định nguyên nhân tổn thất: Qui trách nhiệm Để chính xác: xem xét kỹ hiện trường, thu thập đầy đủ chứng cứ, ghi nhận đầy đủ các vấn đề liên quan, đối chiếu các chứng từ liên quan Xác định nguyên nhân tổn thất trên cơ sở: Tính chất hàng hoá và bao bì, đóng gói Đặc điểm phương tiện và hành trình chuyên chở Dạng, mức độ tổn thất Tình hình bốc dỡ, chất xếp, lưu kho, chuyển tải Tình hình giao nhận của các bên liên quan * GIÁM ĐỊNH TỔN THẤT Lập chứng thư giám định Chứng thư giám định là căn cứ để xét duyệt bồi thường hoặc từ chối bồi thường Trung thực, chính xác, rõ ràng cụ thể. Các số liệu dẫn chứng không mâu thuẩn với nội dung các tài liệu, chứng từ mà biên bản dẫn chiếu Ngoài yêu cầu trả lời những câu hỏi in sẵn trong biên bản giám định cần liên hệ các vấn đề sau: Tài liệu sử dụng để tham khảo, dẫn chứng, đối chiếu Những phát hiện riêng của Giám định viên từ hiện vật, hiện trường Ý kiến của chuyên gia về hàng hoá Dẫn chứng tài liệu kiểm nghiệm (Kết quả phân tích), hình ảnh hiện trường * KHIẾU NẠI ĐÒI BỒI THƯỜNG Hồ sơ khiếu nại đòi bồi thường: Gồm nhiều chứng từ khác nhau. Phải chứng minh được: Người khiếu nại có lợi ích bảo hiểm Hàng hoá đã được bảo hiểm, tổn thất thuộc 1 rủi ro được bảo hiểm Giá trị, số tiền bảo hiểm Mức độ tổn thất Số tiền đòi bồi thường Đảm bảo để người bảo hiểm đòi được người thứ 3 bồi thường (Thực hiện nguyên tắc thế quyền) * KHIẾU NẠI ĐÒI BỒI THƯỜNG Hồ sơ khiếu nại đòi bồi thường: Các chứng từ bắt buộc phải có: Đơn bảo hiểm hoặc giấy chứng nhận bảo hiểm (bản gốc) Thư khiếu nại ghi rõ số tiền đòi bồi thường B/L (gốc) và hợp đồng thuê tàu nếu có Hóa đơn thương mại (C/I) Hóa đơn các chi phí khác (nếu có) Giấy chứng nhận chất lượng, số lượng/trọng lượng Biên bản kết toán nhận hàng với tàu (ROROC: Report on Receipt of Cargo) Phiếu đóng gói (Packing List) * KHIẾU NẠI ĐÒI BỒI THƯỜNG Hồ sơ khiếu nại đòi bồi thường: Các chứng từ bắt buộc phải có: (tt) Văn bản, chứng từ liên quan đến việc đòi bên thứ ba có trách nhiệm bồi thường và trả lời của họ (nếu có) Kháng nghị hàng hải (Sea Protest) hoặc Nhật ký hàng hải (Log Book) Các chứng khác cần phải có tùy trường hợp tổn thất: Nếu đòi bồi thường tổn thất chung: Văn bản tuyên bố tổn thất chung Bản tính toán, phân bổ tổn thất chung (General Average Adjustment) Các văn bản liên quan khác như: Average Bond, Average Guarantee, … * KHIẾU NẠI ĐÒI BỒI THƯỜNG Các chứng khác cần phải có tùy trường hợp tổn thất: Hàng hư hỏng, đổ vỡ, thiếu hụt, giảm phẩm chất cần: Biên bản giám định (Survey Report) do người bảo hiểm cấp Biên bản hàng hư hỏng, đổ vỡ (COR: Cargo Outturn Report) Biên bản đổ vỡ, hư hỏng do cảng gây nên Thư dự kháng (Letter of Reservation) khi tổn thất không rõ rệt Nếu đòi bồi thường hàng thiếu nguyên kiện cần: Bản kết toán nhận hàng với tàu (ROROC) Giấy chứng nhận hàng thiếu (Certificate of Short Overlanded Cargo) do đại lý tàu biển cấp Kết toán lại của cảng (Correction Sheet) nếu có * KHIẾU NẠI ĐÒI BỒI THƯỜNG Hồ sơ khiếu nại đòi bồi thường: Yêu cầu về hồ sơ khiếu nại đòi bồi thường: Các chứng từ phải hợp lệ Nội dung rõ ràng, đầy đủ, thuyết phục Sự thống nhất giữa các chứng từ, không mâu thuẩn Câu chữ, con số phải rõ ràng, không sửa chữa, tẩy xóa Có bằng chứng pháp lý cụ thể * KHIẾU NẠI ĐÒI BỒI THƯỜNG Thời hạn khiếu nại: 2 năm kể từ ngày có tổn thất hoặc phát hiện tổn thất Hồ sơ phải gửi đến công ty bảo hiểm trong vòng 9 tháng để người bảo hiểm kịp thời khiếu nại các bên có liên quan * BỒI THƯỜNG Nguyên tắc bồi thường: Bồi thường bằng tiền, không bồi thường bằng hiện vật. Phạm vi trách nhiệm: giới hạn trong số tiền bảo hiểm cộng thêm các chi phí khác: Chi phí cứu hộ, giám định Chi phí đánh giá, bán lại hàng hoá bị tổn thất Chi phí đòi người thứ ba bồi thường Tiền đóng góp tổn thất chung Khấu trừ thu nhập của người được bảo hiểm từ việc bán hàng tổn thất và được người thứ ba bồi thường Thực hiện nguyên tắc thế quyền * BỒI THƯỜNG Cách tính toán, bồi thường tổn thất: Tổn thất toàn bộ TT toàn bộ thực sự: Bồi thường bằng số tiền bảo hiểm (A) hoặc giá trị bảo hiểm (V) (nếu A = V) TT toàn bộ ước tính: Chấp nhận từ bỏ hàng: Bồi thường giống tổn thất toàn bộ thực sự Nếu người được bảo hiểm không từ bỏ hàng hoặc từ bỏ hàng nhưng người bảo hiểm không chấp nhận: Bồi thường như tổn thất bộ phận * BỒI THƯỜNG Cách tính toán, bồi thường tổn thất (tt): Tổn thất bộ phận: Về nguyên tắc: Số tiền bồi thường P được xác định V1: Giá trị lô hàng khi nguyên vẹn ở cảng dỡ V2: Giá trị lô hàng sau khi đã bị tổn thất Cụ thể ở Việt Nam, thường tính toán bồi thường như sau: Bồi thường hàng tổn thất do đổ vỡ, thiếu hụt, hư hỏng, giảm phẩm chất mà biên bản giám định xác định được tỷ lệ tổn thất: P = m x A (m: tỷ lệ tổn thất) * BỒI THƯỜNG Cách tính toán, bồi thường TT(tt): Tổn thất bộ phận: Cụ thể ở Việt Nam, thường tính toán bồi thường như sau: Biên bản chỉ ghi số lượng, trọng lượng thiếu hụt: T2: Trọng lượng, số lượng hàng thiếu hụt T1: Trọng lượng, số lượng hàng hóa theo hợp đồng Bồi thường mất nguyên kiện: P = Số kiện x đơn giá/kiện Nếu không xác định được đơn giá thì bồi thường như thiếu số lượng, trọng lượng như trên * BỒI THƯỜNG Cách tính toán, bồi thường tổn thất(tt): Bồi thường tổn thất chung: Hy sinh tổn thất chung Đóng góp tổn thất chung Bồi thường các chi phí khác Thời hạn thanh toán tiền bồi thường: 30 ngày kể từ ngày người bảo hiểm nhận được hồ sơ khiếu nại hợp lệ * BỒI THƯỜNGCách tính toand bồi thường Bồi thường tổn thất chung: Tính trị giá TTC = Hy sinh TTC+Chi phí TTC Tính tổng giá trị chịu phân bổ TTC = Trị gía tàu+Trị giá hàng-TT riêng xảy ra trước Tính tỷ lệ chịu phân bổ trong TTC= Trị giá TTC/Tổng trị giá chịu phân bổ TTC Tính số tiền đóng góp của các bên Thanh toán kết quả tài chính Kiểm tra kết quả * Ví dụ Một tàu trị giá $100,000 chở hàng trị giá $100,000, cước phí vận chuyển trị giá $5,500 chủ tàu đã thu. Trong hành trình vận chuyển tàu bị mắc cạn phải sửa chữa mất $5000, hàng bị hỏng trị giá S6500. Để thoát cạn tàu phải ném hàng xuống biển trị giá $15,000, tàu hoạt động quá công suất làm nồi hơi bị hỏng phải sửa chữa mất $4,500. Về đến cảng tàu tuyên bố tổn thất chung. Hãy phân bổ tổn thất chung. Việc tính toán như sau: Tổng giá trị tổn thất chung = 15,000 + 4,500 = $19,500 Tổng giá trị chịu phân bổ = (100,000 – 5000) + (100,000 – 6,500) = S188,500 Tỷ lệ đóng góp = 19,500/188,500 = 0.1 Số tiền phải đóng góp của từng quyền lợi: Tàu = 95,000 X 0.1 = $9,500 Hàng = 93,500 X 0.1 = $9350 BỒI THƯỜNGCách tính toand bồi thường
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- chuong5_8102.ppt