Bài giảng chương 3: Thuế giá trị gia tăng

Phân biệt đối tượng không chịu thuế GTGT và đối tượng chịu thuế suất thuế GTGT 0%? Luật sửa đổi bổ sung một số điều Luật thuế GTGT số 13/2008 đưa một số mặt hàng từ đối tượng không chịu thuế vào đối tượng chịu thuế suất thuế GTGT 0%? Điểm ưu việt hơn? Có ý kiến cho rằng “nên đưa hàng hóa xuất khẩu là tài nguyên, khoáng sản khai thác chưa qua chế biến ” vào diện chịu thuế với mức thuế suất tối đa. Quan điểm của bạn?

ppt46 trang | Chia sẻ: hao_hao | Lượt xem: 4797 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng chương 3: Thuế giá trị gia tăng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG III: THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG NỘI DUNG Giới thiệu về lịch sử áp dụng thuế GTGT Một số khái niệm về thuế GTGT Nội dung cơ bản của thuế GTGT Phương pháp tính thuế Chế độ miễn giảm thuế và hoàn thuế Đăng ký, kê khai, nộp thuế và quyết toán thuế Khiếu nại và xử lý vi phạm Điều kiện cần thiết cho việc áp dụng thuế GTGT I. Giới thiệu về lịch sử áp dụng thuế GTGT Nguồn gốc ra đời và quá trình phát triển Bắt nguồn từ thuế doanh thu ở Pháp Năm 1920: đánh vào từng khâu của quá trình sản xuất → Trùng lặp thuế, thuế đánh chồng lên thuế, càng nhiều khâu thì càng chịu nhiều thuế. Năm 1936: đánh vào khâu cuối cùng của quá trình sản xuất (khi sản phẩm được đưa vào lưu thông lần đầu) → tránh được đánh chồng thuế nhưng thu thuế chậm. 1948: đánh vào giá trị gia tăng qua các khâu của quá trình sản xuất, viết tắt là TVA, còn ở Mỹ gọi là VAT (Value Added Tax) 1954: áp dụng chính thức thuế GTGT tại Pháp đối với ngành sản xuất và thương nghiệp bán buôn. 1968: thuế GTGT được áp dụng và chính thức có hiệu lực trong cả lĩnh vực bán lẻ hàng hóa và cung cấp dịch vụ. Đến nay: đã có hơn 120 quốc gia áp dụng thuế GTGT (trừ Hoa Kỳ)→ Tìm hiểu vì sao? I. GIỚI THIỆU VỀ LỊCH SỬ ÁP DỤNG THUẾ GTGT Quá trình áp dụng thuế GTGT ở Việt Nam Năm 1971: áp dụng thuế doanh thu Năm 1993: thí điểm áp dụng Năm 1997: thông qua luật thuế GTGT số 02/1997/QH9 Năm 1999: luật thuế GTGT số 02/1997/QH9 có hiệu lực Năm 2003, 2005, 2008: 3 lần sửa đổi bổ sung và ban hành nghị định, thông tư hướng dẫn thi hành. Hệ thống văn bản pháp lý quy định, điều chỉnh về thuế GTGT ở Việt Nam Luật thuế GTGT số 02/1997/QH9 được thông qua vào ngày 10/5/1997, có hiệu lực ngày 1/1/1999. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật thuế GTGT số 07/2003/QH11 thông qua ngày 17/6/2003, có hiêu lục thi hành 1/1/2004. Luật sửa đổi, bố sung một số điều của luật thuế GTGT số 57/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005, có hiệu lực ngày 1/1/2006. Luật thuế GTGT số 13/2008/QH12 ngày 03 tháng 06 năm 2008, có hiệu lực thi hành vào 1/1/2009 Nghị định 123/2008/NĐ-CP ngày 08/12/2008 Thông tư 129/2008/ TT-BTC ngày 26/12/2008 II. MỘT SỐ KHÁI NIỆM THUẾ GTGT Giá trị gia tăng Là giá trị tăng thêm đối với một sản phẩm hàng hóa hoặc dịch vụ do cơ sở sản xuất, chế biến, buôn bán tác động vào nguyên vật liệu thô hay hàng hóa mua vào, làm cho giá trị của chúng tăng lên. Là số chênh lệch giữa “giá đầu ra” và “giá đầu vào” do đơn vị kinh tế tạo ra trong quá trình sản xuất, kinh doanh dịch vụ. GTGT có thể tính bằng: Phương pháp cộng: Giá trị gia tăng = tiền công/lương + lợi nhuận Phương pháp trừ: GTGT = Gía đầu ra – Giá đầu vào. 2. Thuế GTGT (VAT) Thuế GTGT là thuế đánh trên khoản giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh ở từng khâu trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng. Ví dụ tổng quát về cơ chế vận hành thuế GTGT: Giả sử một sản phẩm hàng hóa từ khâu sản xuất đầu tiên đến khâu cuối cùng phải trải qua 4 nhà sản xuất kinh doanh A, B, C, D. Thuế suất thuế GTGT của sản phẩm là 10%. Hãy điền các giá trị vào bảng sau A B C D Giá bán hàng chưa có thuế GTGT $100 $120 $150 Thuế GTGT phát sinh --- --- --- Giá bán đã có thuế GTGT --- --- --- --- Thuế GTGT phải nộp --- --- --- --- Tổng tiền thuế GTGT --- Ví dụ 1: cơ chế vận hành của thuế GTGT A B C D Giá bán hàng chưa có thuế GTGT $100 $120 $150 Thuế GTGT phát sinh $10 $12 $15 Giá bán đã có thuế GTGT $110 $132 $165 $165 Thuế GTGT phải nộp $10 $2 $3 $15 Tổng tiền thuế GTGT $15 Vậy: Nếu D là người tiêu dùng cuối cùng thì số thuế GTGT mà D phải chịu là: $15. Kết luận: Thuế GTGT do người tiêu dùng chịu, còn các tổ chức A, B, C đều cộng thuế GTGT vào giá bán, bản thân mỗi khâu chỉ phải nộp thuế GTGT chênh lệch dương vào NSNN. Nếu trong trường hợp ở ví dụ trên, C xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài thì thuế GTGT ở khâu C là: $ 150 x 0% = $ 0 (Do thuế suất thuế GTGT hàng hóa xuất khẩu là 0%). Số thuế GTGT C phải nộp: $ 0 – $ 12 = - $ 12 (Số tiền này sẽ được hoàn lại, hoặc khấu trừ thuế GTGT, tức là doanh nghiệp C sẽ được hoàn lại $ 12 hoặc khấu trừ thuế trong cả kỳ kinh doanh). 3. Đặc điểm của thuế GTGT Thuế GTGT là sắc thuế tiêu dùng nhiều giai đoạn không trùng lắp Thuế GTGT có tính trung lập kinh tế cao Là yếu tố cộng thêm ngoài giá bán của người cung cấp hàng hóa, dịch vụ. Thuế GTGT không bị ảnh hưởng trực tiếp bởi kết quả kinh doanh của người nộp thuế. Thuế GTGT là một sắc thuế thuộc loại thuế gián thu Gánh nặng thuế chuyển từ người nộp thuế sang người chịu thuế Thuế được cộng vào giá cả hàng hóa, dịch vụ Thuế GTGT có tính chất lũy thoái so với thu nhập Không phân biệt người có thu nhập cao hay thấp đều phải chịu số thuế như nhau Người nào có thu nhập cao hơn thì tỷ lệ thuế phải nộp trên thu nhập lại thấp hơn và ngược lại. 4. Ưu điểm và nhược điểm của thuế GTGT 4.1 Ưu điểm a) Khắc phục được hạn chế thuế đánh chồng lên thuế Ví dụ: Quá trình chế biến qua các khâu (đơn giá), thuế suất đều là 5% Bông (20.000) → Sợi (28.000) → Vải (35.000) → Áo (48.000) Kết luận: Trong thuế DT, thuế ở khâu sau đánh chồng lên khâu trước. Trong thuế GTGT: hạn chế này đã được khắc phục bởi thuế GTGT không đánh trên toàn bộ giá trị hàng hóa và chỉ đánh vào phần giá trị gia tăng qua các khâu và chưa bị đánh thuế. 4. Ưu điểm và nhược điểm của thuế GTGT 4.1 Ưu điểm b) Phạm vi áp dụng lớn Giống với thuế doanh thu: đều áp dụng đối với tất cả các hàng hóa, dịch vụ. c) Điều chỉnh, quản lý và hành thu thuế dễ dàng Gánh nặng thuế được chuyển từ người nộp thuế sang người chịu thuế Người chịu thuế không cảm nhận gánh nặng thuế một cách trực tiếp Góp phần khuyến khích xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu Thuế suất 0% đối với hàng hóa xuất khẩu Thu thuế GTGT khi nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ 4. Ưu điểm và nhược điểm của thuế GTGT 4.2 Nhược điểm Chi phí hành thu lớn: do phạm vi áp dụng lớn Quản lý và yêu cầu về hạch toán phức tạp Yêu cầu phải có hóa đơn, chứng từ trong hàng hóa Theo dõi thuế đầu ra, đầu vào để khấu trừ thuế Trốn lậu thuế phát sinh Trốn lậu thuế ở khâu nhập khẩu khi không kê khai đúng giá trị hải quan Làm giả bộ chứng từ để được hoàn thuế GTGT Tính công bằng chưa cao Việc đánh thuế không phụ thuộc vào thu nhập của người chịu thuế Người thu thấp cũng như người có thu nhập cao đều phải chịu thuế như nhau khi tiêu dùng sản phẩm. III. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA THUẾ GTGT Đối tượng nộp thuế Luật thuế GTGT qui định: Tổ chức, cá nhân, sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế (gọi chung là cơ sở kinh doanh) và tổ chức cá nhân khác nhập khẩu hàng hóa chịu thuế (gọi chung là người nhập khẩu) là đối tượng nộp thuế GTGT. Cụ thể: Doanh nghiệp Nhà nuớc Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và bên nước ngoài tham gia hợp tác kinh doanh theo luật đầu tư nước ngoài Doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH, công ty cổ phần Công ty, tổ chức nước ngoài hoạt động tại Việt nam Các tổ chức kinh tế của tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – chính trị, các đơn vị sự nghiệp Những người kinh doanh độc lập, hộ gia đình, các cá nhân hợp tác kinh doanh III. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA THUẾ GTGT 2. Đối tượng chịu thuế Hàng hóa dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt nam là đối tượng chịu thuế GTGT, trừ các đối tượng không thuộc diện chịu thuế quy định tại điều 5, luật thuế GTGT số 13/2008/QH12. 3. Đối tượng không thuộc diện chịu thuế Luật 1999: 26 nhóm mặt hàng Luật 2004: 28 nhóm mặt hàng Luật 2008: 25 nhóm mặt hàng Q: Đối tượng không thuộc diện chịu thuế thường là những nhóm hàng nào? III. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA THUẾ GTGT 3. Đối tượng không thuộc diện chịu thuế Sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường của các tổ chức, cá nhân tự sản xuất và bán ra và ở khâu nhập khẩu 2. Sản phẩm là giống vật nuôi, giống cây trồng, bao gồm trứng giống, con giống, cây giống, hạt giống, tinh dịch, phôi, vật liệu di truyền. 3. Tưới, tiêu nước; cày, bừa đất; nạo vét kênh, mương nội đồng phục vụ sản xuất nông nghiệp; dịch vụ thu hoạch sản phẩm nông nghiệp. (Luật năm 1999: Hàng hóa, dịch vụ thuộc diện chịu thuế TTĐB không phải nộp thuế GTGT ở khâu đã chịu thuế TTĐB  luật 2004 đã bỏ mục này) III. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA THUẾ GTGT 3. Đối tượng không thuộc diện chịu thuế 4. Sản phẩm muối được sản xuất từ nước biển, muối mỏ tự nhiên, muối tinh, muối i-ốt. (Luật năm 2004: Thiết bị, máy móc, phương tiện vận tải chuyên dùng nằm trong dây chuyền công nghệ và vật tư xây dựng thuộc loại trong nước chưa sản xuất được, cần nhập khẩu để tạo tài sản cố định của doanh nghiệp – Luật mới bỏ - 10% Máy bay, dàn khoan, tàu thuỷ thuê của nước ngoài loại trong nước chưa sản xuất được dùng cho sản xuất, kinh doanh Thiết bị, máy móc, phụ tùng thay thế, phương tiện vận tải chuyên dùng và vật tư cần nhập khẩu để tiến hành hoạt động tìm kiếm thăm dò, phát triển dầu khí mà trong nước chưa sản xuất được) III. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA THUẾ GTGT 3. Đối tượng không thuộc diện chịu thuế 5. Nhà ở thuộc sở hữu nhà nước do Nhà nước bán cho người đang thuê. 6. Chuyển quyền sử dụng đất. 7. Bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm người học, bảo hiểm vật nuôi, bảo hiểm cây trồng và tái bảo hiểm. 8. Dịch vụ cấp tín dụng; kinh doanh chứng khoán; chuyển nhượng vốn; dịch vụ tài chính phái sinh, bao gồm hoán đổi lãi suất, hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai, quyền chọn mua, bán ngoại tệ và các dịch vụ tài chính phái sinh khác theo quy định của pháp luật. III. Nội dung cơ bản của thuế GTGT 3. Đối tượng không thuộc diện chịu thuế 9. Dịch vụ y tế, dịch vụ thú y, bao gồm dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, phòng bệnh cho người và vật nuôi. 10. Dịch vụ bưu chính, viễn thông công ích và In-ter-net phổ cập theo chương trình của Chính phủ. (Luật 2004: Hoạt động văn hóa, triển lãm và thể dục thể thao không nhằm mục đích kinh doanh, biểu diễn – Luật mới bỏ → 5%) 11. Dịch vụ phục vụ công cộng về vệ sinh, thoát nước đường phố và khu dân cư; duy trì vườn thú, vườn hoa, công viên, cây xanh đường phố, chiếu sáng công cộng; dịch vụ tang lễ. 12. Duy tu, sửa chữa, xây dựng bằng nguồn vốn đóng góp của nhân dân, vốn viện trợ nhân đạo đối với các công trình văn hóa, nghệ thuật, công trình phục vụ công cộng, cơ sở hạ tầng và nhà ở cho đối tượng chính sách xã hội. 13. Dạy học, dạy nghề theo quy định của pháp luật. 14. Phát sóng truyền thanh, truyền hình bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước. 15. Duy tu, sửa chữa, xây dựng các công trình văn hóa, nghệ thuật, công trình phục vụ công cộng, cơ sở hạ tầng và nhà tình nghĩa bằng nguồn vốn đóng góp của nhân dân và vốn viện trợ nhân đạo 15. Xuất bản, nhập khẩu, phát hành báo, tạp chí, bản tin chuyên ngành, sách chính trị, sách giáo khoa, giáo trình, sách văn bản pháp luật, sách khoa học - kỹ thuật, sách in bằng chữ dân tộc thiểu số và tranh, ảnh, áp phích tuyên truyền cổ động, kể cả dưới dạng băng hoặc đĩa ghi tiếng, ghi hình, dữ liệu điện tử; in tiền. 16. Vận chuyển hành khách công cộng bằng xe buýt, xe điện. III. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA THUẾ GTGT 3. Đối tượng không thuộc diện chịu thuế 17. Máy móc, thiết bị, vật tư thuộc loại trong nước chưa sản xuất được cần nhập khẩu để sử dụng trực tiếp cho hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ; máy móc, thiết bị, phụ tùng thay thế, phương tiện vận tải chuyên dùng và vật tư thuộc loại trong nước chưa sản xuất được cần nhập khẩu để tiến hành hoạt động tìm kiếm, thăm dò, phát triển mỏ dầu, khí đốt; tàu bay, dàn khoan, tàu thuỷ thuộc loại trong nước chưa sản xuất được cần nhập khẩu tạo tài sản cố định của doanh nghiệp, thuê của nước ngoài sử dụng cho sản xuất, kinh doanh và để cho thuê. 18. Vũ khí, khí tài chuyên dùng phục vụ quốc phòng, an ninh. III. Nội dung cơ bản của thuế GTGT 3. Đối tượng không thuộc diện chịu thuế 19. Hàng hóa nhập khẩu trong trường hợp viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại; quà tặng cho cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; quà biếu, quà tặng cho cá nhân tại Việt Nam theo mức quy định của Chính phủ; đồ dùng của tổ chức, cá nhân nước ngoài theo tiêu chuẩn miễn trừ ngoại giao; hàng mang theo người trong tiêu chuẩn hành lý miễn thuế. Hàng hoá, dịch vụ bán cho tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế để viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại cho Việt Nam.Hàng hoá bán cho tổ chức quốc tế, người nước ngoài để viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại cho Việt Nam; 20. Hàng hoá chuyển khẩu, quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam; hàng tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu; hàng tạm xuất khẩu, tái nhập khẩu; nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất, gia công hàng hoá xuất khẩu theo hợp đồng sản xuất, gia công xuất khẩu ký kết với bên nước ngoài; hàng hoá, dịch vụ được mua bán giữa nước ngoài với các khu phi thuế quan và giữa các khu phi thuế quan với nhau. III. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA THUẾ GTGT 3. Đối tượng không thuộc diện chịu thuế 21. Chuyển giao công nghệ theo quy định của Luật chuyển giao công nghệ; chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ; phần mềm máy tính. 22. Vàng nhập khẩu dạng thỏi, miếng chưa được chế tác thành sản phẩm mỹ nghệ, đồ trang sức hay sản phẩm khác. 23. Sản phẩm xuất khẩu là tài nguyên, khoáng sản khai thác chưa chế biến theo quy định của Chính phủ. 24. Sản phẩm nhân tạo dùng để thay thế cho bộ phận cơ thể của người bệnh; nạng, xe lăn và dụng cụ chuyên dùng khác cho người tàn tật. 25. Hàng hóa, dịch vụ của cá nhân kinh doanh có mức thu nhập bình quân tháng thấp hơn mức lương tối thiểu chung áp dụng đối với tổ chức, doanh nghiệp trong nước. Cơ sở kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế giá trị gia tăng quy định tại Điều này không được khấu trừ và hoàn thuế giá trị gia tăng đầu vào, trừ trường hợp áp dụng mức thuế suất 0% quy định tại khoản 1 Điều 8 của Luật này. III. Nội dung cơ bản của thuế GTGT 3. Đối tượng không thuộc diện chịu thuế 3. Đối tượng không chịu thuế Hµng ho¸, dÞch vô thiÕt yÕu phôc vô nhu cÇu ®êi sèng x· héi, céng ®ång. C¸c ngµnh, s¶n xuÊt, lÜnh vùc ®ang cßn khã khan cÇn khuyÕn khÝch t¹o ®iÒu kiÖn ph¸t triÓn. C¸c s¶n phÈm n«ng, l©m, thñy, h¶i s¶n kh«ng thuéc diÖn chÞu thuÕ GTGT khi: Lµ s¶n phÈm míi qua s¬ chÕ; Do ng­êi trùc tiÕp s¶n xuÊt, trùc tiÕp khai th¸c, trùc tiÕp b¸n ra hoÆc trùc tiÕp nhËp khÈu. Hµng ho¸, dÞch vô sö dông kh«ng nh»m môc ®Ých kinh doanh hoÆc vi c¸c môc ®Ých x· héi. Hµng ho¸, dÞch vô kh«ng tiªu dïng t¹i ViÖt nam. Mét sè lo¹i hµng ho¸, dÞch vô khã x¸c ®Þnh GTGT. Một số điểm mới của Luật thuế GTGT so với luật cũ * Về đối tượng không chịu thuế GTGT Thu hẹp đối tượng không chịu thuế từ 28 nhóm hàng hoá, dịch vụ xuống còn 25 nhóm. Chuyển 3 nhóm sau từ không chịu thuế sang chịu thuế GTGT: - Chuyển nhóm hàng hoá là thiết bị, máy móc, phương tiện vận tải chuyên dùng nằm trong dây chuyền công nghệ và vật tư xây dựng thuộc loại trong nước chưa sản xuất được cần nhập khẩu để tạo tài sản cố định của doanh nghiệp sang đối tượng chịu thuế GTGT. - Chuyển “Hoạt động văn hoá, triển lãm và thể dục, thể thao; biểu diễn nghệ thuật; sản xuất phim; nhập khẩu, phát hành và chiếu phim” sang đối tượng chịu thuế GTGT với thuế suất 5%. - Chuyển hoạt động “Điều tra, thăm dò địa chất, đo đạc, lập bản đồ thuộc loại điều tra cơ bản của Nhà nước” sang thuế suất 10%. Chuyển “Vận tải quốc tế” sang đối tượng chịu thuế GTGT với thuế suất 0%, hàng hoá, dịch vụ cung cấp trực tiếp cho vận tải quốc tế sang đối tượng chịu thuế GTGT với thuế suất tương ứng của từng hàng hoá, dịch vụ. IV. Các phương pháp tính thuế GTGT 1. Các phương pháp tính thuế Phương pháp 1: cộng trực tiếp Thuế GTGT = thuế suất x (tiền công + lợi nhuận) Phương pháp 2: cộng gián tiếp Thuế GTGT = (thuế suất x tiền công) + (thuế suất x lợi nhuận) Phương pháp 3: trừ trực tiếp/tính trực tiếp trên GTGT Thuế GTGT = thuế suất x (giá đầu ra – giá đầu vào) Phương pháp 4: trừ gián tiếp/khấu trừ thuế Thuế GTGT =Thuế GTGT đầu ra – Thuế GTGT đầu vào 1. Các phương pháp tính thuế GTGT Phương pháp khấu trừ Thuế GTGT đầu ra = x Thuế GTGT đầu vào (=) tổng số thuế GTGT ghi trên hoá đơn GTGT mua hàng hóa, dịch vụ (bao gồm cả tài sản cố định) dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT Giá tính thuế của hàng hoá, dich vụ chịu thuế bán ra Thuế suất thuế GTGT của hàng hoá, dịch vụ đó 2. Căn cứ tính thuế: Thuế suất và giá tính thuế 2.1 Thuế suất Năm 1999: Luật thuế còn bao gồm 4 mức thuế suất: 0%, 5%, 10%, 20% Năm 2004: Bỏ mức thuế suất 20% Hiện nay: 3 Mức thuế suất + 0%: HHDV xuất khẩu; vận tải quốc tế (Có một số loại trừ) + 5%: HHDV là đầu vào của sản xuất nông nghiệp; những mặt hàng thiết yếu (15 nhóm trong luật 2008) + 10%: Thuế suất phổ dụng Ví dụ: Một cơ sở A nuôi lợn, bán lợn hơi cho một doanh nghiệp B giết mổ lợn: Cơ sở A không phải nộp thuế GTGT. Doanh nghiệp B giết mổ lợn không chế biến thành các sản phẩm khác mà chỉ bán thịt xô, thịt lọc,.. thi phải nộp thuế GTGT với thuế suất 5% . Nếu doanh nghiệp B giết mổ lợn và chế biến thành giò chả, thịt hộp,... và bán ra thì phải nộp thuế GTGT với thuế suất 10%. 2.2 Giá tính thuế Lµ gi¸ b¸n ch­a cã thuÕ GTGT ®­îc ghi trªn ho¸ ®¬n b¸n hµng cña ng­êi b¸n, ng­êi cung cÊp dÞch vô hoÆc trªn chøng tõ cña hµng nhËp khÈu. Gi¸ tÝnh thuÕ ®èi víi c¸c lo¹i hµng hãa, dÞch vô bao gåm c¶ kho¶n phô thu vµ phÝ thu thªm ngoµi gi¸ hµng hãa, dÞch vô mµ c¬ së kinh doanh ®­îc h­ëng. Tr­êng hîp ¸p dông hinh thøc gi¶m gi¸, chiÕt khÊu th­¬ng m¹i dµnh cho kh¸ch hµng thi gi¸ tÝnh thuÕ GTGT lµ gi¸ b¸n ®· gi¶m, ®· chiÕt khÊu th­¬ng m¹i dµnh cho kh¸ch hµng. 2.2 Giá tính thuế a- Đối với hàng hóa, dịch vụ do cơ sở SX, KD bán ra hoặc cung ứng cho đối tượng khác: là giá bán chưa có thuế GTGT. Đối với hàng hóa, dịch vụ chịu thuế TTĐB: là giá bán đã có thuế TTĐB nhưng chưa có thuế GTGT. b- Đối với hàng hóa NK: là giá NK tại cửa khẩu cộng (+) với thuế nhập khẩu (nếu có), cộng (+) thuế TTĐB (nếu có) Ví dụ: Tổng công ty tổng hợp H nhập khẩu 10 chiếc xe máy nguyên chiếc. Giá nhập khẩu tại cửa khẩu (giá CIF) là 26.000.000đ/chiếc; Thuế suất thuế nhập khẩu là 60%. Giá tính thuế GTGT của xe máy nhập khẩu này là: 26.000.000đ x 1,6 = 41.600.000đ Thuế GTGT phải nộp là: 10%x 41.600.000đ/c x 10 chiếc = 41.600.000đ Trường hợp: được miễn giảm thuế nhập khẩu? Bị tổn thất trong quá trình vận chuyển? Hàng nhập khẩu Giá CIF Thuế NK Giá tính thuế GTGT Thuế GTGT Giá thành Giá CIF Thuế NK Giá tính thuế TTĐB Thuế TTĐB Giá thành Giá tính thuế GTGT Thuế GTGT 2.2 Giá tính thuế C - Nếu dịch vụ do phía nước ngoài cung ứng cho các đối tượng tiêu dùng ở Việt Nam thì giá chưa có thuế GTGT được xác định theo hợp đồng. Nếu trong hợp đồng lại không xác định cụ thể số thuế GTGT thì giá tính thuế GTGT là dịch vụ mà phía Việt Nam phải trả cho phía nước ngoài. Ví dụ: Công ty thương mại X thuê một công ty nước ngoài vào kiểm toán, giá thanh toán theo hợp đồng phải trả cho công ty kiểm toán nước ngoài là 500 triệu đồng. Vậy giá tính thuế GTGT của công ty X về dịch vụ này là 500 triệu đồng và thuế GTGT phải nộp là 50 triệu đồng. d- Sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ dùng để trao đổi, tiêu dùng nội bộ, biếu, tặng, cho: giá tính thuế của hàng hóa, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương tại thời điểm phát sinh các hoạt động này. Chú ý: Nếu hàng hóa luân chuyển nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất trong một cơ sở sản xuất kinh doanh thì không phải tính và nộp thuế GTGT 2.2 Giá tính thuế e- Đối với hoạt động cho thuê tài sản giá tính thuế là giá cho thuê chưa có thuế. Nếu cho thuê trong nhiều kỳ mà tiền thuê trả cho từng kỳ, hoặc trả trước cho nhiều kỳ thì giá tính thuế GTGT là số tiền đã trả (trả cho kỳ này hoặc trả trước cho kỳ sau). Giá tính thuế GTGT còn bao gồm cả các khoản chi trả dưới hình thức khác như cho thuê nhà có thu tiền hoàn thiện, sửa chữa nâng cấp nhà cho thuê theo yêu cầu của bên thuê. Ví dụ: Công ty X cho thuê một ngôi nhà. Hợp đồng ghi rõ: Thời hạn thuê là 5 năm Tiền thuê là 100 triệu đồng/năm Bên cho thuê phải nâng cấp nhà cho thuê hàng năm với chi phí là 10 triệu đồng; chi phí này bên thuê sẽ trả toàn bộ cùng với số tiền thuê nhà. TH1: trả hàng năm  giá tính thuế là 110 triệu TH2: trả trướcc toàn bộ  giá tính thuế là 550 triệu TH3: ? 2.2 Giá tính thuế đ - Đối với hàng bán theo phương thức trả góp, trả chậm là giá bán của hàng hóa tính theo giá bán trả một lần, không tính theo số tiền trả từng kỳ. Ví dụ: Một cửa hàng bán xe máy trả góp: Nếu trả ngay thì người mua phải trả với giá 24.500.000đ. Nếu mua theo phương thức trả góp thì người mua phải trả ngay 9.000.000đ. Số còn lại trả đều trong 24 tháng, mỗi tháng là 800.000 đồng. Tổng số tiền mà người mua phải thanh toán là: 9.100.000đ + (800.000đ x 23) = 27.400.000đ Giá tính thuế GTGT mà cửa hàng phải nộp chỉ là: 24.500.000đ. 2.2 Giá tính thuế f - Đối với gia công hàng hóa là giá gia công chưa có thuế, bao gồm: tiền gia công, tiền nhiên liệu, động lực, vật liệu phụ và các chi phí khác để gia công. Ví dụ: Cơ sở B nhận gia công lô hàng may mặc với tổng chi phí bao gồm: Nhân công : 150 triệu đồng Điện, nước : 15 triệu đồng Xăng dầu : 25 triệu đồng Vật liệu phụ : 5 triệu đồng Tổng cộng : 195 triệu đồng Vậy giá tính thuế trong trường hợp này là 195 triệu đồng. 2.2 Giá tính thuế g -Đối với hoạt động xây dựng và lắp đặt thì giá tính thuế GTGT là giá xây dựng, lắp đặt chưa có thuế GTGT (không phân biệt có bao thầu hay không có bao thầu vật tư, thiết bị). Ví dụ: Công ty xây dựng A nhận thầu xây dựng một khu nhà với tổng dự toán công trình (chưa có thuế GTGT) là 800 tỷ đồng với phương thức chìa khoá trao tay. Sau khi hoàn thành, cụng ty A giao cụng trỡnh cho bờn A. Vậy giá tính thuế GTGT trong trường hợp này là 800 tỷ đồng. Nếu thanh toán theo từng hạng mục công trình, thì giá thanh toán từng hạng mục công trình là giá tính thuế GTGT. 2.2 Giá tính thuế h - Đối với hoạt động kinh doanh bất động sản là giá bán bất động sản chưa có thuế GTGT, trừ giá chuyển quyền sử dụng đất hoặc tiền thuê đất phải nộp NSNN. i - Đối với hoạt động đại lý, môi giới mua bán hàng hóa và dịch vụ hưởng hoa hồng là tiền hoa hồng thu được từ các hoạt động này chưa có thuế GTGT. Ví dụ Cơ sở A làm đại lý bán Tivi với tỷ lệ hoa hồng là 1,5% trên doanh số. Trong tháng cơ sở này đã bán được 50 chiếc, giá chưa có thuế GTGT là 3.000.000đ/chiếc. Vậy giá tính thuế của dịch vụ này là: 50 chiếc x 3.000.000đ/chiếc 1,5%= 22.500.000đ 2.2 Giá tính thuế k - Đối với hàng hoá, dịch vụ có tính đặc thù dùng các chứng từ như tem bưu chính, vé cước vận tải, vé xổ số kiến thiết,... giá thanh toán là giá đã có thuế GTGT, thì giá chưa có thuế GTGT được xác định như sau: Ví dụ: Khi chúng ta ra bưu điện, gửi 100 bức thư, mỗi con tem giá 800đ x 100 = 80.000đ. Giá chưa có thuế 80.000 /(1+ 0,1) = 72.727đ 2.2 Giá tính thuế Đối với dịch vụ du lịch theo theo giá trọn gói thì giá tính thuế GTGT là giá trọn gói trừ đi các không phải chịu thuế GTGT như vé máy bay từ VN ra nước ngoài và ngược lại, các chi phí ăn ở đi lại thăm quan ở nước ngoài. Ví dụ Công ty du lịch HN thực hiện hợp đồng đưa khách du lịch từ VN đi Trung quốc với giá trọn gói 400USD. Công ty phải chi trả cho công ty du lịch Trung quốc chi phí của khách du lịch tại Trung quốc là 200USD, tiền vé máy bay khứ hồi VN-TQ là 150 USD. Như vậy doanh thu chịu thuế GTGT là 400-200-150=50USD. Thuế GTGT : 50x10%/(1+10%) = 4,5USD/khách 2.2 Giá tính thuế Đối với sách báo tạp chí được bán theo giá phát hành (giá bìa) thì giá bán đó được tính là giá đã có thuế. Nếu bán không theo giá bìa thì thuế GTGT tính trên giá bán ra. Ví dụ Nhà xuất bản bán sách cho công ty phát hành sách. Giá bìa là 10.000đ, phí phát hành 25%. Ở khâu xuất bản: Giá tính thuế: (10.000 - 10.000x25%)/(1+5%) =7.143đ Thuế GTGT = 7.143x5%=357,2đ Ở khâu phát hành Giá tính thuế: 10.000/(1+5%) =9.524đ Thuế GTGT = 9.524x5%=476,2đ 2.2 Giá tính thuế l - Đối với hoạt động vận tải, bốc xếp, giá tính thuế GTGT là giá cước vận tải, bốc xếp chưa có thuế GTGT. Ví dụ: Công ty XNK A thuê công ty vận tải B chuyển container sang Hồng kông. Hàng được đóng vào con tại HN. Chi phí với mỗi container như sau: Từ HN xuống HP bằng ôtô: 1.200.000 đ Từ HP sang HK bằng tàu biển: 2.250.000đ Doanh thu vận tải quốc tế (doanh thu thu được từ hoạt động vận tải ở nước ngoài và từ Việt Nam đi nước ngoài) là đối tượng chịu thuế GTGT với thuế suất 0%. Vậy Công ty A phải tính thuế GTGT 10% đối với vận chuyển nội địa = 120.000 đ và 0% đối với vận chuyển quốc tế: Phương pháp khấu trừ thuế Các trường hợp được khấu trừ Thuế đầu vào của hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa dịch vụ chịu thuế GTGT thì được khấu trừ toàn bộ. Trường hợp cơ sở kinh doanh 2 mặt hàng: một mặt hàng chịu thuế GTGT và một mặt hàng không chịu thuế GTGT, nhưng không hạch toán riêng được thuế đầu vào cho từng loại mặt hàng, thì thuế GTGT đầu vào được khấu trừ theo tỷ lệ (%) trên doanh số bán ra của hàng hoá, dịch vụ chiu thuế GTGT so với tổng hàng hoá, dịch vụ bán ra trong tháng của cả hai loại mặt hàng. Trường hợp thuế GTGT đầu vào của TSCĐ sử dụng đồng thời cho sản xuất, kinh doanh HHDV chịu và không chịu thuế GTGT thì được khấu trừ toàn bộ. Thuế giá trị gia tăng đầu vào của HHDV bán cho tổ chức, cá nhân sử dụng nguồn vốn viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại được khấu trừ toàn bộ. Thuế đầu vào của hàng hoá, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT phát sinh trong tháng nào thì được khấu trừ toàn bộ khi xác định số thuế phải nộp trong tháng đó, không phân biệt đã xuất bán hay chưa bán. Các trường hợp khấu trừ theo tỷ lệ: 3% trên giá mua theo hóa đơn đối với: Hàng hóa thuộc diện chịu thuế GTGT mua của các đơn vị kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp tính trực tiếp Hàng hóa chịu thuế TTĐB cơ sở kinh doanh thương mại mua của cơ sở SX để bán ra có hóa đơn bán hàng. (Nghị định 108/2002/NĐ-CP ngày 25/12/2002, hiệu lực 1/1/2003) Luật 2004, bãi bỏ toàn bộ việc khẩu trừ thuế đầu vào theo tỷ lệ. V. CHẾ ĐỘ MIỄN, GIẢM VÀ HOÀN THUẾ Miễn, giảm thuế GTGT Hoàn thuế Cơ sở kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế được hoàn thuế GTGT nếu: Trong 3 tháng liên tục trở lên có số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ hết. Có dự án đầu tư mới, đang trong giai đoạn đầu tư có số thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ mua vào sử dụng cho đâu tư mà chưa được khấu trừ hết và có số thuế còn lại từ 200 triệu đồng trở lên. Khi chuyển đổi sở hữu, chuyển đổi doanh nghiệp, sát nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động có số thuế GTGT nộp thừa hoặc số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ hết. Cơ sở kinh doanh trong tháng có hàng hóa, dịch vụ XK nếu có số thuê GTGT đầu vào chưa được khấu trừ từ 200 triệu đồng trở lên thì được hoàn thuế GTGT theo tháng. VI. KÊ KHAI, QUYẾT TOÁN THUẾ GTGT Mẫu Tờ khai số 01/GTGT – Kê khai thuế GTGT trong kỳ kinh doanh Mẫu Tờ khai số 01B/GTGT – Kê khai thuế GTGT của dự án đầu tư Mẫu số 02 C/GTGT – Bảng phân bổ số thuế GTGT của HHDV mua vào được khấu trừ trong năm Mẫu số 03/GTGT – Bảng kê hóa đơn, chứng từ HHDV mua .... Xem hướng dẫn kê khai thuế GTGT: Thông tư số 60/2007/TT-BTC Hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế và hướng dẫn thi hành Nghị định số 85/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế. Thông tư số 32/2007/TT-BTC hướng dẫn thi hành Nghị định số 158/2003/NĐ-CP ngày 10/12/2003, Nghị định số 148/2004/NĐ-CP ngày 23/7/2004 và Nghị định số 156/2005/NĐ-CP ngày 15/12/2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế GTGT và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế GTGT. Đã ghi trên mã số [43] của Tờ khai kỳ trước. Số liệu ghi vào mã số này phản ánh tổng số thuế GTGT được khấu trừ. Tổng số thuế GTGT của HHDV bán ra ≥ 0 ; sẽ = 0 nếu [39] =0 Bài tập: Công ty xuất nhập khẩu tổng hợp A có các số liệu sau đây làm căn cứ tính thuế: a. Nhập khẩu 10 chiếc xe ô tô, trị giá nhập khẩu CIF 5.000 USD/chiếc. Số xe ôtô này được công ty bán cho công ty thương mại B với giá 300 triệu VND/chiếc (giá chưa có thuế). b. Mua 200 tấn gạo 5% tấm của công ty lương thực C với giá 3,3 triệu VND/tấn (giá đó có thuế). Công ty xuất khẩu được 50 tấn với giá FOB 360USD/tấn. Số gạo cònn lại công ty đó bán lại cho công ty D với giá 3,6 triệu VND/tấn (giá chưa có thuế). c. Nhận uỷ thác xuất khẩu cho công ty D một lô hàng hàng thủy sản sang Mỹ, trị giá FOB quy đổi là 500 triệu VND, hoa hồng uỷ thác là 2% tính trên giá FOB. Biết: Thuế suất thuế xuất khẩu gạo là 1%, thủy sản là 0%; thuế suất thuế nhập khẩu ô tô là 83%; thuế suất thuế TTĐB đối với ôtô là 50%, thuế suất GTGT đối với tất cả các loại hàng hóa và dịch vụ là 10%. Tỷ giá hối đoái 1 USD = 16500 VND. Tính số thuế GTGT, TTĐB, XK, NK Công ty phải nộp trong kỳ. Trên cơ sở đó, hãy điền các thông tin phù hợp vào tờ khai thuế GTGT mẫu 01. THẢO LUẬN Phân biệt đối tượng không chịu thuế GTGT và đối tượng chịu thuế suất thuế GTGT 0%? Luật sửa đổi bổ sung một số điều Luật thuế GTGT số 13/2008 đưa một số mặt hàng từ đối tượng không chịu thuế vào đối tượng chịu thuế suất thuế GTGT 0%? Điểm ưu việt hơn? Có ý kiến cho rằng “nên đưa hàng hóa xuất khẩu là tài nguyên, khoáng sản khai thác chưa qua chế biến…” vào diện chịu thuế với mức thuế suất tối đa. Quan điểm của bạn? Tại sao lại đánh thuế GTGT đối với hàng nhập khẩu nhưng lại áp dụng thuế suất 0% đối với hàng xuất khẩu. Tìm hiểu các điểm mới của luật thuế GTGT số 13/2008? Có điểm gì ưu việt hơn so với các quy định cũ? Phân biệt phương pháp tính thuế trực tiếp và phương pháp khấu trừ?

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pptchuong_iii_thue_gtgt_4441.ppt
Tài liệu liên quan