Bài giảng chương 3: Phân tích về tài chính doanh nghiệp
ROE đo lường hiệu quả đồng vốn đầu tư của chủ sở hữu ROE phụ thuộc vào: Hiệu suất sử dụng tài sản Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu Đòn bẩy tài chính
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng chương 3: Phân tích về tài chính doanh nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 3 Phân tích tài chính doanh nghiệp Giảng viên: Đào Thị ThươngEmail: thuongdt@ftu.edu.vn Mục tiêu chương 3 - Nắm được mục tiêu PTTC, phân biệt được các phương pháp phân tích tài chính Nắm được nội dung và cách lập các báo cáo tài chính, mối quan hệ giữa các báo cáo Lập được các chỉ số tài chính và hiểu ý nghĩa các tỷ số tài chính đó Phân tích được tình hình tài chính một công ty cụ thể dựa vào các công cụ phân tích đã học Nội dung 1. Khái niệm 2. Mục đích phân tích tài chính DN 3. Các phương pháp phân tích 4. Các báo cáo tài chính 5. Nội dung phân tích tài chính 1. Khái niệm Phân tích tài chính là một tập hợp các khái niệm, phương pháp và công cụ cho phép xử lý các thông tin kế toán và thông tin khác về quản lý nhằm đánh giá tình hình tài chính, rủi ro, chất lượng hiệu quả các hoạt động của DN đó 2. Mục đích phân tích tài chính Đối với từng đối tương sử dụng thông tin mà phân tích tài chính phục vụ những mục đích cụ thể Nhà quản trị Chủ sở hữu/cổ đông Người cho vay Các đối tượng khác: Nhà nước, công nhân viên… 2. Mục đích phân tích tài chính 3. Phương pháp phân tích tài chính Phương pháp so sánh Phương pháp phân tích xu hướng Phương pháp tỷ trọng (common-size analysis) Phương pháp phân tích theo tỷ lệ (chỉ số tài chính) 4. Hệ thống báo cáo tài chính Bảng cân đối kế toán Báo cáo kết quả kinh doanh Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Thuyết minh báo cáo tài chính 4.1. Bảng cân đối kế toán Là BCTC tổng hợp, phản ánh tổng quát toàn bộ giá trị tài sản hiện có và nguồn hình thành tài sản đó của DN tại một thời điểm nhất định. Đặc điểm: Phản ánh tổng quát TS, NV theo một hệ thống chỉ tiêu được quy định thống nhất Phản ánh TS, NV dưới hình thức giá trị Phản ánh tình hình tài chính của DN tại một thời điểm nhất định 4.1. Bảng cân đối kế toán Kết cấu: Kết cấu chiều ngang: Bên trái gọi là TS: được dùng để phản ánh kết cấu của TS Bên phải gọi là NV: phản ánh các nguồn hình thành TS Kết cấu chiều dọc Phần trên phản ánh TS, phần dưới phản ánh NV. 4.1. Bảng cân đối kế toán Nguyên tắc Tổng Tài sản = Tổng Nguồn vốn Tổng tài sản = Nợ phái trả + Vốn chủ sở hữu Vốn CSH = Giá trị TS – Giá trị nợ phải trả Các yếu tố của BCĐKT Bảng cân đối kế toán công ty CP ELCOM (triệu USD) Tài sản: 2005 2004 Tiền và các khoản tương đương tiền $10 $80 Khoản phải thu của khách hàng 375 315 Tồn kho 615 415 Tổng tài sản ngắn hạn $1.000 $810 Tài sản cố định và tài sản dài hạn khác $1.000 $ 870 Tổng tài sản $2.000 $1.680 Nguồn vốn Phải trả nhà cung cấp $60 $30 Vay nợ ngắn hạn 110 60 Phải trả ngắn hạn khác 140 130 Tổng nợ ngắn hạn $310 $220 Trái phiếu và vay dài hạn ngân hàng 750 580 Tổng nợ $1.060 $800 Vốn cổ phần thường (5o triệu cổ phiếu) $130 $130 Lợi nhuận giữ lại $810 750 Tổng vốn chủ sở hữu $940 $880 Tổng nguồn vốn $2.000 $1.680 Báo cáo kết quả kinh doanh Là báo cáo tổng hợp phản ánh tình hình và kết quả kinh doanh trong một kỳ họat động của DN chi tiết cho các hoạt động chính và các hoạt động khác; tình hình thực hiện nghĩa vụ của DN về các khoản thuế và các khoản khác. Báo cáo kết quả kinh doanh Nội dung 1. Tổng doanh thu 2. Các khoản giảm trừ 3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ = (1)- (2) 4. Giá vốn hàng bán 5. Lợi nhuận gộp = (3) – (4) 6. Doanh thu hoạt động tài chính 7. Chi phí tài chính 8. Chi phí bán hàng 9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh: = (5)+(6-7)-(8+9) Báo cáo kết quả kinh doanh Nội dung (tiếp) 11. Thu nhập khác: thu nhập từ những nghiệp vụ khác biệt với hoạt động thông thường bao gồm thanh lý tài sản, thu được các khoản nợ khó đòi… 12. Chi phí khác: chi phí hay lỗ do những nghiệp vụ khác biệt với họat động kinh doanh… 13. Lợi nhuận khác = 11- 12 14. Tổng lợi nhuận trước thuế= 10+13 15. Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp: (14)x Thuế suất 16. Thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại 17. Lợi nhuận sau thuế= (14) – (15) – (16) 18. Lãi cơ bản trên cổ phiếu (công ty cp) Báo cáo kết quả kinh doanh Công ty cổ phần bánh kẹo Hải hà 2009 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ BCLCTT là báo cáo tổng hợp phản ánh việc hình thành và sử dụng tiền trong kỳ kế toán. BCLCTT cho biết lượng tiền vào, ra của doanh nghiệp qua 3 họat động: hoạt động sản xuất kinh doanh, họat động đầu tư và họat động tài trợ. BCLCTT phản ánh tổng lượng tiền tồn đầu kỳ, lượng lưu chuyển tiền thuần trong kỳ và lượng tiền thuần cuối kỳ. Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ, các nhà quản trị có thể tìm ra các biện pháp để quản lý nguồn ngân quỹ tốt, đảm bảo đủ tiền để đáp ứng họat động kinh doanh. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Bằng việc xem xét 3 dòng tiền trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ, có thể phân tích: Hoạt động chủ yếu tạo ra tiền của doanh nghiệp Khả năng trả nợ của doanh nghiệp, khả năng thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước Khả năng tài trợ cho sự tăng trưởng thông qua dòng tiền hoạt động Khả năng chi trả cổ tức cho cổ đông Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Nội dung: Dòng tiền từ hoạt động sản xuất, kinh doanh Dòng tiền từ hoạt động đầu tư Dòng tiền từ hoạt động tài trợ (financing) Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Dòng tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh: Phương pháp trực tiếp Phương pháp gián tiếp Dòng tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh Dòng tiền vào: tiền thu bán hàng tiền thu từ các khoản nợ phải thu tiền thu từ các khoản thu khác Dòng tiền ra: tiền đã trả cho người bán tiền đã trả cho công nhân viên tiền đã nộp thuế và các khoản khác cho Nhà nước tiền đã trả cho các khoản nợ phải trả khác Phương pháp trực tiếp Chênh lệch giữa dòng tiền vào và dòng tiền ra là lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động sxkd Dòng tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh Việc tính toán dòng tiền họat động xuất phát từ Lợi nhuận ròng, sau đó điều chỉnh các khoản mục phi tiền tệ và các khoản lợi nhuận mà doanh nghiệp có được không phải từ họat động kinh doanh, sự biến động của vốn lưu động để tính toán dòng tiền ra (vào). Tài sản tăng thì dòng tiền giảm Tài sản giảm thì dòng tiền tăng Nguồn vốn tăng thì dòng tiền tăng Nguồn vốn giảm thì dòng tiền giảm Phương pháp gián tiếp Tiền = Nợ phải trả + VCSH-Phải thu - HTK– TSCĐ Dòng tiền từ hoạt động đầu tư Dòng tiền vào: bán/thanh lý tài sản cố định Tiền thu hồi từ các khoản đầu tư vào đơn vị khác Tiền lãi từ các khoản đầu tư vào đơn vị khác Dòng tiền ra: Tiền đầu tư vào các đơn vị khác (góp vốn, mua các công cụ nợ của các đ/v khác) mua tài sản cố định và tài sản dài hạn khác Chênh lệch giữa dòng tiền vào và dòng tiền ra là lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư Dòng tiền từ hoạt động tài trợ Dòng tiền vào: Tiền thu do đi vay, Tiền nhận góp vốn từ các chủ sở hữu Dòng tiền ra: Chi trả gốc nợ vay Tiền đã hoàn vốn cho các chủ sở hữu, mua cổ phiếu quỹ Cổ tức, lợi tức trả cho chủ sở hữu Chi trả nợ thuê tài chính Chênh lệch giữa dòng tiền vào và dòng tiền ra là lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài trợ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Ví dụ: Lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo phương pháp gián tiếp: Công ty Allied có những số liệu sau vào ngày 31/12/2008 (đơn vị 1000USD) Lợi nhuận ròng: 100.000 Tăng hàng tồn kho: 12000 Khoản phải thu trong kỳ tăng 3000 Nợ nhà cung cấp tăng: 8000 Mua máy móc thiết bị mới 70.000 Thanh lý máy móc thiết bị cũ 10.000 Khấu hao 25.000 Phát hành cổ phiếu thường: 20.000 Chia cổ tức thường 5000 Thuyết minh báo cáo tài chính Đặc điểm doanh nghiệp: giới thiệu tóm tắt doanh nghiệp Tình hình khách quan trong kỳ kinh doanh đã tác động đến hoạt động của doanh nghiệp Chính sách kế toán áp dụng Phương pháp phân bổ chi phí, đặc điểm khấu hao, tỷ giá hối đáo được dùng để hạch tóan trong kỳ Sự thay đổi trong đầu tư, tài sản cố định, vốn chủ sở hữu Tình hình thu nhập của nhân viên Tình hình khác Mối quan hệ giữa các báo cáo tài chính Bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh: Kết quả kinh doanh ảnh hưởng tới nguồn vốn của doanh nghiệp. Lãi: Một phần lãi có thể phân phối cho các thành viên góp vốn, phần còn lại doanh nghiệp giữ lại để tăng dự trữ và các quỹ của doanh nghiệp hoặc tăng vốn kinh doanh. Lỗ: DN phải lấy các nguồn vốn có sẵn để bù đắp và trang trải chi phí, nghĩa là dùng các tài sản của doanh nghiệp để bù đắp. Như vậy, trên bảng cân đối kế toán, nguồn vốn và tài sản đều giảm đi. Mối quan hệ giữa các báo cáo tài chính Bảng cân đối kế toán và Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: Báo cáo lưu chuyển tiền tệ cho biết tổng dòng tiền từ 3 hoạt động kinh doanh, đầu tư và tài chính, giải thích sự thay đổi trong tồn quỹ tiền mặt trên bảng cân đối kế toán. Mối quan hệ giữa các báo cáo tài chính Mối quan hệ giữa các báo cáo tài chính Mối quan hệ giữa các báo cáo tài chính Mối quan hệ giữa các báo cáo tài chính Tổng cộng các dòng ngân lưu bằng với chênh lệch cuối kỳ và đầu kỳ của quỹ tiền mặt (480) . Đây chính là dòng ngân lưu ròng 5. Nội dung phân tích tài chính Phân tích khái quát Phân tích các chỉ số tài chính 5.1. Phân tích khái quát Bảng cân đối kế toán Báo cáo kết quả kinh doanh Báo cáo lưu chuyển tiền tệ 5.1. Phân tích khái quát Bảng cân đối kế toán Thay đổi quy mô Tài sản, nguồn vốn Thay đổi kết cấu tài sản, nguồn vốn Tình hình đảm bảo nguồn vốn kinh doanh Vốn lưu động ròng Phương pháp phân tích: so sánh và cân đối Phân tích khái quát Bảng cân đối kế toán Thay đổi quy mô Sự tăng trưởng về nguồn vốn và tài sản: sự thay đổi về quy mô hoạt động của doanh nghiệp. Phân tích các nhân tố cơ cấu đã ảnh hưởng đến thay đổi ở cả hai mặt: tài sản và nguồn vốn. chỉ ra được mức độ tác động khác nhau của từng khoản mục đến sự thay đổi của bảng cân đối kế tóan. So sánh dọc So sánh ngang Phân tích khái quát Bảng cân đối kế toán Thay đổi kết cấu tài sản, nguồn vốn Thay đổi về kết cấu tài sản, nguồn vốn -Tỷ suất đầu tư phản ánh tình hình trang bị cơ sở vật chất như nhà xưởng,máy móc, phương tiện vận tải … phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, và phần nào đánh giá được năng lực sản xuất kinh doanh và xu hướng phát triển lâu dài của doanh nghiệp - Chỉ tiêu này hoàn toàn phục thuộc vào ngành nghề doanh nghiệp kinh doanh Giải thích sự biến động? Tỷ suất đầu tư của ngành là 50% Tỷ suất tự tài trợ (%) phản ánh mức độ độc lập về mặt tài chính của doanh nghiệp Nếu chỉ tiêu này quá thấp, doanh nghiệp bị phụ thuộc tài chinh, rủi ro sẽ cao, không đảm bảo an toàn cho hoạt động sxkd Hệ số đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh Nguồn vốn phân loại theo thòi hạn sử dụng chia làm hai loại: vốn ngắn hạn (vốn tạm thời) và vốn thường xuyên Hệ số đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh (%) phản ánh khả năng đảm bảo phân bổ nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp muốn hoạt động không bị gián đoạn thì cần phải duy trì hệ số này hợp lý để có thể thanh toán nợ ngắn hạn kịp thời. 5.1. Phân tích khái quát Bảng cân đối kế toán Vốn lưu động ròng Vốn lưu động ròng = Tài sản ngắn hạn- Nợ ngắn hạn Vốn lưu động ròng = Vốn dài hạn- TSDH Phân tích khái quát Bảng cân đối kế toán Vốn lưu động ròng là một chỉ tiêu tổng hợp để đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp, cho biết 2 nội dung chủ yếu sau: Doanh nghiệp có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn hay không? Nghĩa là doanh nghiệp có thể dùng tài sản NH để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. TSDH của doanh nghiệp có được tài trợ vững chắc bằng nguồn vốn dài hạn hay không? Phân tích khái quát Bảng cân đối kế toán Vốn lưu động ròng VLĐR dương: VLĐR âm TSNH Nợ NH VLĐR tốc độ tăng doanh thu thuần thể hiện xu hướng yếu kém trong việc quản lý chi phí và ngược lại Bài tập tình huống Đơn vị: triệu đồng Khối lượng sản phẩm sản xuất ra năm nay tăng so với năm trước 8% Giá cả bình quân hàng hóa bán ra trên thị trường năm nay tăng hơn so với năm trước 5%; giá cả vật tư đầu vào ổn định Các điều kiện khác bình thường. Yêu cầu: phân tích tình hình thực hiện các chỉ tiêu trên báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp Phân tích khái quát Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh Dòng tiền thuần từ hoạt động đầu tư Dòng tiền thuần từ hoạt động tài chính Phân tích khái quát Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Dòng ngân lưu từ các hoạt động của doanh nghiệp phụ thuộc vào đặc điểm ngành nghề (quy mô TSCĐ, tỷ suất lợi nhuận cao…), tính đặc trưng của giai đoạn phát triển suy thoái …. Chỉ số đánh giá khả năng thanh toán Chỉ số đánh giá hiệu quả hoạt động Chỉ số đánh giá khả năng sinh lời Chỉ số đánh giá cơ cấu vốn Chỉ số liên quan đến giá thị trường 5.2. Phân tích các chỉ số tài chính Không so sánh trực tiếp báo cáo TC của hai công ty do quy mô khác nhau (%, lần, khoảng thời gian …) Thời điểm khác nhau, quy mô doanh nghiệp có biến động lớn So sánh báo cáo tài chính của GM và Toyota Hệ số thanh toán ngắn hạn (Current Ratio) Hệ số thanh toán nhanh (Quick Ratio) Hệ số thanh toán tức thời Chỉ tiêu khả năng thanh toán Hệ số thanh toán ngắn hạn Ý nghĩa:TS ngắn hạn có khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn hay không? Hệ số thanh toán ngắn hạn Current Ratio quá caoQuá nhiều tiền nhàn rỗi?Quá nhiều các khoản phải thu?Quá nhiều hàng tồn kho? Current Ratio < 1DN trả chậm các nhà cung cấp quá nhiều? Current Ratio có xu hướng tăng lênDoanh số bán hàng giảm?HTK lỗi thời hoặc tồn đọng do kế hoạch sản xuất bất hợp lý?Thiếu chặt chẽ trong việc kiểm sóat HTK? Hệ số thanh toán ngắn hạn Ví dụ: Hệ số thanh toán ngắn hạn Hệ số thanh toán ngắn hạn của 2 công ty là như nhau? Công ty X: hàng tồn kho bán chạy, khoản phải thu dễ thu hồi Công ty Y: khoản phải thu không thu được, hàng tồn kho không tiêu thụ được Cần có các thông tin về các chỉ tiêu khác như: số ngày thu tiền, số ngày tồn kho Hệ số thanh toán nhanh Ý nghĩa:Khả năng công ty trả các khoản nợ ngắn hạn mà không cần vay thêm và không cần bán hàng tồn kho. Hệ số thanh toán tức thời Ý nghĩa:Khả năng công ty trả các khoản nợ ngắn hạn mà không cần vay thêm và không cần bán hàng tồn kho. Chỉ tiêu khắt khe khi xem xét tình hình thanh toán của doanh nghiệp Nếu quá lớn, chứng tỏ doanh nghiệp dữ trữ tiền mặt nhiều, đọng vốn, cần chuyển sang đầu tư vào những hoạt động có khả năng sinh lời cao. Lưu ý đến bản chất của hàng hóa kinh doanh khi khảo sát chỉ tiêu này. Chú ý: Hạn chế của hệ số thanh toán: Tính thời điểm Chịu ảnh hưởng của việc thay đổi phương pháp kế toán Không tính đến thời gian trả nhận tiền Không tính đến sự chuyển hóa của hàng tồn kho Hệ số thanh toán được đánh giá là cao hay thấp phụ thuộc vào: Đặc điểm, tính chất kinh doanh Mặt hàng kinh doanh Cơ cấu, chất lượng tài sản ngắn hạn Vòng quay của khoản phải thu và hàng tồn kho Số vòng quay tài sản: Số vòng quay tài sản cố định Số vòng quay vốn lưu động Số vòng quay hàng tồn kho, số ngày tồn kho Số vòng quay khoản phải thu, số ngày thu tiền Số vòng quay khoản phải trả, số ngày trả tiền Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng Số vòng quay tài sản Số vòng quay tài sản nói lên cường độ sử dụng tài sản, ý nghĩa là 1 đồng tài sản nói chung có khả năng tạo được bao nhiêu doanh thu.Nếu chỉ số này cao cho thấy DN đang hoạt động gần hết công suất và rất khó để mở rộng hoạt động nếu không đầu tư thêm vốn. Số vòng quay tài sản Cường độ sử dụng tài sản, nghĩa là 1 đồng tài sản nói chung có khả năng tạo được bao nhiêu doanh thu.Cao DN đang hoạt động gần hết công suất và rất khó để mở rộng hoạt động nếu không đầu tư thêm vốn?Thấp vốn đang được sử dụng chưa hiệu quả và có khả năng doanh nghiệp thừa hàng tồn kho hoặc tài sản nhàn rỗi hoặc vay tiền quá nhiều so với nhu cầu thực sự? Ví dụ: Số vòng quay tài sản của cty PL năm 2003 là 10.000/11.000= 0,91 lần: Năm 2003, 1 đồng đầu tư vào tài sản tạo ra 0,91 đồng doanh thu. Số vòng quay tài sản cố định Cho biết cường độ sử dụng tài sản cố định, cũng cho biết đặc điểm ngành nghề kd, đặc điểm đầu tư. Số vòng quay vốn lưu động ròng Số ngày quay vòng VLĐR = 360 Số vòng quay VLĐR Số vòng quay hàng tồn kho Số ngày tồn kho = Số ngày trong năm Số vòng quay HTK Số vòng quay khoản phải thu Vòng quay thấp có thể đưa đến các thông tin sau:Hiệu quả sử dụng vốn kém do vốn bị chiếm dụng nhiều?Chính sách bán chịu của DN quá dễ dàng?Khách hàng của DP đang gặp khó khăn tài chính? Số vòng quay các khoản phải thu cao :Giảm sức cạnh tranh dẫn đến giảm doanh thu?Việc thu hồi công nợ của DN có hiệu quảKhả năng sinh lời và điều kiện tài chính của khách hàng là tốt Số vòng quay khoản phải trả Số ngày trả tiền = Số ngày trong năm Số vòng quay KPT Số vòng quay khoản phải trả = Doanh số mua hàng chịu Khoản phải trả bq Tỷ lệ nợ/tài sản Tỷ lệ vốn chủ sở hữu/Tài sản Tỷ lệ nợ phải trả/vốn chủ sở hữu Hệ số chi trả lãi vay Hệ số chi trả nợ vay Chỉ tiêu cơ cấu nợ Chỉ tiêu cơ cấu nợ Tỷ lệ VCSH/Tài sản = VCSH Tổng tài sản Tỷ lệ nợ/tài sản = Nợ phải trả Tổng tài sản Tỷ lệ Nợ phải trả/VCSH = Nợ phải trả VCSH Chỉ tiêu cơ cấu nợ Hệ số chi trả nợ vay = EBIT Lãi vay + Gốc đến hạn Hệ số chi trả lãi vay = EBIT Lãi vay Tỷ suất lợi nhuận gộp Tỷ suất lợi nhuận hoạt động Tỷ suất lợi nhuận ròng Tỷ suất sinh lời của tài sản (ROA) Tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE) Chỉ tiêu khả năng sinh lời Tỷ suất lợi nhuận hoạt động Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết trong mỗi đồng doanh thu có bao nhiêu là lợi nhuận từ hoạt động sx-kd Tỷ suất lợi nhuận hoạt động = DT- GVHB-CF hoạt động Doanh thu Tỷ suất lợi nhuận ròng Tỷ suất lợi nhuận ròng = Lợi nhuận ròng Doanh thu Ý nghĩa: một đồng doanh thu thu về có bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng. Doanh nghiệp có tỷ suất lợi nhuận cao tỷ suất phí thấp, doanh nghiệp quản lý tốt chi phí. Giảm giá bán đơn vị dẫn đến tỷ suất lợi nhuận giảm, tuy nhiên có thể tăng doanh số Tỷ suất sinh lời của tài sản (ROA) ROA = Lợi nhuận ròng Tổng tài sản Lãi nhiều Bán nhanh ROA đo lường tính hiệu quả của việc phân phối và quản lý các nguồn lực ở DN Tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE) ROE = Lợi nhuận ròng Vốn chủ sở hữu Lãi nhiều Bán nhanh Đòn bẩy TC ROE = x x Lợi nhuận ròng Doanh thu Doanh thu Tổng tài sản Nợ VCSH 1+ ( ) Suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE) ROE đo lường hiệu quả đồng vốn đầu tư của chủ sở hữu ROE phụ thuộc vào: Hiệu suất sử dụng tài sản Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu Đòn bẩy tài chính Thu nhập trên 1 cổ phiếu (EPS) Giá cổ phiếu trên lợi nhuận (P/E) Chỉ tiêu liên quan đến thị trường Chỉ tiêu liên quan đến thị trường P/E = Giá thị trường EPS
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- chuong_3_g_8372.ppt