Người thuê tàu:
Dầu chạy máy
Cảng phí
Đại lý phí
Chi phí xếp dỡ hàng hoá
Chi phí quét rửa hầm tàu
Chi phí chèn lót
Chi phí dằn tàu
Nước ngọt (Tuỳ quy định của hợp đồng)
Hoa hồng cho chủ hàng hay môi giới
69 trang |
Chia sẻ: hao_hao | Lượt xem: 2383 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Chương 2: Bàn về chuyên chở hàng hoá xuất nhập khẩu bằng đường biển, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
* CHUYÊN CHỞ HÀNG HOÁ XUẤT NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN Biên soạn: Ngô Quang Mỹ-Trần Văn Nghiệp Chương 2 * Chương 2: CHUYÊN CHỞ HÀNG HOÁ XNK BẰNG ĐƯỜNG BIỂN Giới thiệu chương 2: 1. Đặc điểm và vai trò của vận tải đường biển 1.1. Đặc điểm 1.2. Vai trò 2. Cơ sở vật chất kỹ thuật của vận tải đường biển 2.1. Cảng biển 2.2. Tàu biển 3. Thị trường thuê tàu thế giới 3.1. Khái niệm và các yếu tố của thị trường thuê tàu 3.2. Nghiên cứu thị trường thuê tàu 4. Nghiệp vụ thuê tàu 4.1. Khái quát về nghiệp vụ thuê tàu 4.2. Nghiệp vụ thuê tàu chợ 4.3. Nghiệp vụ thuê tàu chuyến * NGƯỜI XUẤT KHẨU NGƯỜI NHẬP KHẨU (1) HĐ mua bán NGƯỜI CHUYÊN CHỞ (2) Thuê tàu NGÂN HÀNH PHÁT HÀNH L/C NGÂN HÀNH THÔNG BÁO/ THANH TOÁN (3a) Y/c phát hành L/C (3b) TB L/C (3c) TB L/C HẢI QUAN VCCI (5) TTHQ XK (4) C/O (6a) HH (6b) B/L CTY BẢO HIỂM (7) hông báo giao hàng (8) Thu xếp BH (9a) Bộ chứng từ (9b) Thanh toán (9c) Bộ chứng từ thanh toán (10a)T. toán (10b) BCT (11 a) B/L (11b) HH * ĐẶC ĐIỂM VÀ VAI TRÒ CỦA VTĐB Đặc điểm: Ưu điểm - Sự sẵn có của tuyến đường - Năng lực chuyên chở lớn Giá thành vận tải thấp Nhược điểm: - Tốc độ chậm, thời gian vận chuyển dài - Rủi ro cao do phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, chính trị. Vì vậy đi đôi với nghiệp vụ vận tải là nghiệp vụ mua bảo hiểm cho hàng hoá XNK bằng đường biển * ĐẶC ĐIỂM VÀ VAI TRÒ CỦA VTĐB Vai trò: Vận tải đường biển rất thích hợp với chuyên chở quốc tế, tức là phục vụ chuyên chở hàng hóa trong buôn bán quốc tế. Vận tải đường biển thích hợp với chuyên chở hàng hóa có khối lượng lớn và chuyên chở trên cự ly dài . Đối với hoạt động thương mại quốc tế - Là phương thức vận tải quan trọng nhất Đảm nhận 80% khối lượng hàng hoá mua bán qtế Đối với từng quốc gia: - Các quốc gia có biển - Các quốc gia không có biển - Đối với Việt Nam * CƠ SỞ VẬT CHẤT KỸ THUẬT CỦA VTĐB Tàu buôn Khái niệm tàu và tàu buôn: Luật hàng hải Việt Nam: Tàu là cấu trúc nổi, có / không có động cơ chuyên dùng để hoạt động trên biển và các vùng nước liên quan đến biển Qui tắc Hague, điều 1 khoản d: "Tàu" dùng để chỉ bất kỳ một loại tàu nào dùng trong việc chuyên chở hàng hóa bằng đường biển Tàu buôn: tàu chuyên chở hàng hoá, hành khách, tàu thăm dò tài nguyên, đánh bắt cá… Phân loại: Tàu quân sự Tàu buôn: tàu hoạt động vì mục đích kinh tế * CƠ SỞ VẬT CHẤT KỸ THUẬT CỦA VTĐB Tàu buôn Các đặc trưng của tàu buôn: Tên tàu buôn, Tuổi tàu (Built in), được tính từ khi đóng đến thời điểm xem xét. Nó là đặc trưng quan trọng nói lên chất lượng kỹ thuật của con tàu là điều quan tâm của người thuê tàu và cả người bảo hiểm Cờ tàu (Flag), cờ con tàu cắm. Về nguyên tắc tàu cắm cờ nước nào thì thuộc quốc tịch nước đó và trở thành 1 phần lênh thổ nổi trên biển của nước đó. Có 2 loại cờ tàu: Treo cờ thông thường Treo cờ phương tiện * CƠ SỞ VẬT CHẤT KỸ THUẬT CỦA VTĐB Tàu buôn Các đặc trưng của tàu buôn: Cảng đăng ký (Port of registry), là cảng mà con tàu cắm cờ, cảng lưu trữ hồ sơ lý lịch của con tàu. Có sự phân cấp trong đàng ký tàu biển Kích thước của tàu (Dimensions of ship), gồm chiều dài (length overall) và chiều rộng của tàu (Breadth extreme) Mớn nước của tàu (Draft or Draught), là chiều cao thẳng góc từ đáy tàu lên đến mặt nước, gồm mớn nước tối đa và mớn nước tối thiểu. Liên quan có đường nổi (Plinmsoll’s mark) để chỉ mớn nước cho phép của tàu trong các mùa và vùng biển kinh doanh * CƠ SỞ VẬT CHẤT KỸ THUẬT CỦA VTĐB Tàu buôn Các đặc trưng của tàu buôn: Trọng lượng Trọng lượng nhẹ (LD): khi không chở hàng Trọng lượng nặng (HD): Khi tàu chở đầy hàng Trọng tải của tàu - Trọng tải toàn phần của tàu: DWAT = HD – LD - Trọng tải tịnh (DWC): Khối lượng hàng hoá thương mại tàu chuyên chở DWC = DWAT – Qnước ngọt, nhiên liệu… dự trữ cho chuyến đi * CƠ SỞ VẬT CHẤT KỸ THUẬT CỦA VTĐB Tàu buôn Các đặc trưng của tàu buôn: Dung tích đăng ký của tàu: Sức chứa được tính bằng tấn đàng ký (Register Tonnage). 1RT = 100 cubic feet = 2,832 m3 - Dung tích đăng ký toàn phân - GRT (Gross Register Tonnage) - Dung tích đăng ký tịnh - NRT (Net Register Tonnage) Hầm hàng Động cơ tàu Thiết bị bốc xếp dỡ Các chứng từ liên quan đến tàu: Giấy chứng nhận quốc tịch, cấp hạng, quyền sở hữu, trọng tải tàu * CƠ SỞ VẬT CHẤT KỸ THUẬT CỦA VTĐB Tàu buôn Phân loại tàu buôn: Càn cứ vào công dụng: - Nhóm tàu chở hàng khô, gồm: + Tàu chở hàng bách hoá + Tàu container + Tàu chở hàng khối lượng lớn - Nhóm tàu chở hàng lỏng - Nhóm tàu chở hàng đặc biệt Càn cứ vào tuổi tàu: - Tàu trẻ: 25 tuổi * CƠ SỞ VẬT CHẤT KỸ THUẬT CỦA VTĐB Tàu buôn Phân loại tàu buôn: Càn cứ vào trọng tải: - Tàu nhỏ: 3000 – 6000 DWT - Tàu trung bình: 6000 – 12000 DWT - Lớn: trên 12.000 DWT - Rất lớn, cực lớn: trên 100.000 DWT Theo phương thức kinh doanh tàu: - Tàu chợ Tàu chuyến Tàu định hạn Cách phân loại khác: Theo cờ tàu, cấp hạng tàu, động cơ tàu * CƠ SỞ VẬT CHẤT KỸ THUẬT CỦA VTĐB Cảng biển Khái niệm Cảng biển: Là nơi ra vào, neo đậu của tàu, nơi phục vụ tàu và hàng hoá chuyên chở Là đầu mối giao thông quan trọng Chức năng: Phục vụ tàu: Neo đậu, lai dắt, sửa chữa, cung ứng cho tàu biển và các công cụ vận tải khác Phục vụ hàng hoá: Bốc, xếp, dỡ, lưu kho bãi, đóng gói hàng hoá… * CƠ SỞ VẬT CHẤT KỸ THUẬT CỦA VTĐB Cảng biển Phân loại cảng biển: Càn cứ vào mục đích sử dụng: - Cảng buôn (Merchant Port) - Cảng quân sự (Military Port) - Cảng cá (Fishing Port) - Cảng trú ẩn (Port of Refuge) Càn cứ vào phạm vi hoạt động Cảng quốc tế (International Port) Cảng nội địa (Domestic/ Inland Port) Căn cứ đặc điểm tự nhiên: - Cảng biển (Ocean/Sea Port) - Cảng sông (River Port) - Cảng biển - sông(River-Sea Port) * CƠ SỞ VẬT CHẤT KỸ THUẬT CỦA VTĐB Cảng biển Trang thiết bị của cảng biển: gồm 5 nhóm chính Thiết bị phục vụ ra vào, neo đậu cho tàu: luồng lạch, cầu tàu, tàu hoa tiêu, phao tín hiệu… * CƠ SỞ VẬT CHẤT KỸ THUẬT CỦA VTĐB Cảng biển Trang thiết bị của cảng biển: gồm 5 nhóm chính Thiết bị bốc xếp dỡ hàng hoá: cần cẩu, cần trục, xe nâng… Quyết định năng suất xếp dỡ, khả nàng thông qua của cảng * CƠ SỞ VẬT CHẤT KỸ THUẬT CỦA VTĐB Cảng biển Trang thiết bị của cảng biển: gồm 5 nhóm chính Hệ thống kho, bãi Hệ thống thông tin liên lạc, điện, nước, câu lạc bộ… Hệ thống giao thông nội cảng và nối cảng với bên ngoài * CƠ SỞ VẬT CHẤT KỸ THUẬT CỦA VTĐB Cảng biển Các chỉ tiêu đánh giá năng lực cảng: Số lượng tàu ra vào cảng trong 1 đơn vị thời gian Tổng khối lượng hàng hoá xếp dỡ / t (tấn, TEU/năm) Mức bốc dỡ: số lượng hàng hoá bốc dỡ / t (tấn, khối…/ngày hoặc giờ) Sức chứa, tốc độ quay vòng của kho bãi Ngoài ra, còn phụ thuộc vào: Qui trình kỹ thuật, năng suất xếp dỡ, Giá cả các dịch vụ, Luật lệ, tập quán thương mại của cảng, …. * THỊ TRƯỜNG THUÊ TÀU Khái niệm và các yếu tố của TT thuê tàu Khái niệm: Thị trường thuê tàu: là nơi tập trung cung cầu dịch vụ chuyên chở hàng hoá bằng đường biển, nơi diễn ra các giao dịch về việc chuyên chở, giao nhận hàng hoá, thuê và cho thuê tàu chuyên chở hàng hoá. Các yếu tố của thị trường thuê tàu: Cung: Khả năng chuyên chở của đội tàu buôn Cầu: Nhu cầu chuyên chở hàng hoá Giá cước thuê tàu * THỊ TRƯỜNG THUÊ TÀU Khái niệm và các yếu tố của TT thuê tàu Giá cước thuê tàu: Giá cước của sản phẩm vận tải đường biển là gía trị của sản phẩm vận tải đường biển biểu hiện bằng tiền . Các loại giá cước Cước thuê tàu chợ (Liner freight rate): Do công hội tàu chợ hoặ các cty KD chuyên chở độc lập ban hành Cước thuê tàu chuyến (Freight Rate): Do chủ tàu và người thuê tàu tự thỏa thuận Giá cước thuê tàu định hạn Giới hạn biến động của giá cước * THỊ TRƯỜNG THUÊ TÀU Khái niệm và các yếu tố của TT thuê tàu Giá cước thuê tàu: Các yếu tố ảnh hưởng đến mức giá cước - Loại hàng hóa chuyên chở - Điều kiện chuyên chở và xếp dỡ - Phương pháp kinh doanh tàu - Đặc điểm cụ thể của tình hình thuê tàu. Max: Chủ hàng không thể XK min: Chủ tàu dừng KD c.chở * THỊ TRƯỜNG THUÊ TÀU Các nhân tố ảnh hưởng TT thuê tàu thế giới Sự biến động giá cước: - Biến động cá biệt - Biến động theo mùa - Biến động chu kỳ - Biến động ngẫu nhiên Các nhân tố ảnh hưởng đến biến động của giá cước Nhân tố kinh tế Nhân tố chính trị Tính thời vụ Nhân tố cạnh tranh Nhân tố khác * NGHIỆP VỤ THUÊ TÀU Khái quát về nghiệp vụ thuê tàu Khái niệm về nghiệp vụ thuê tàu: đó là việc chủ hàng trực tiếp hoặc thông qua người thứ ba (môi giới) để thuê tàu chuyên chở hàng hoá Các phương thức thuê tàu: - Phương thức thuê tàu chợ - Phương thức thuê tàu chuyến - Phương thức thuê tàu định hạn * NGHIỆP VỤ THUÊ TÀU Nghiệp vụ thuê tàu chợ Tàu chợ (Liner): Khái niệm: là tàu kinh doanh thường xuyên trên một tuyến đường nhất định, ghé các cảng nhất định theo lịch trình định trước Đặc điểm: Mức cước đã định sẵn trong biểu cước tàu chợ nên chủ hàng có thể dự tính chi phí vận tải, Lịch trình định trước Tàu kinh doanh tổng hợp Thủ tục thuê tàu rất đơn giản, nhanh chóng * NGHIỆP VỤ THUÊ TÀU Nghiệp vụ thuê tàu chợ Tàu chợ: Đặc điểm (tt): Chứng từ điều chỉnh: vận đơn đường biển (OB/L-Ocean Bill of Lading). Tất cả các điều kiện chuyên chở được in sẵn trong vận đơn, chủ hàng khi thuê tàu bắt buộc phải chấp nhận Giá cước tuy ổn định, nhưng luôn luôn ở mức cao Chủ hàng (người thuê tàu) không được tự do thõa thuận các điều kiện chuyên chở mà thông thường phải chấp nhận các điều kiện quy định sẵn trong vận đơn và biểu cước của chủ tàu Không linh hoạt trong tổ chức chuyên chở hàng hóa nếu như cảng xếp dỡ nằm ngoài hành trình quy định của tàu * NGHIỆP VỤ THUÊ TÀU Nghiệp vụ thuê tàu chợ Nghiệp vụ thuê tàu chợ: Là việc chủ hàng trực tiếp hoặc thông qua môi giới liên hệ người chuyên chở để thuê một phần con tàu chuyên chở hàng hoá giữa các cảng. Trường hợp áp dụng: - Số lượng hàng chuyên chở không lớn - Có tuyến tàu chợ kinh doanh * NGHIỆP VỤ THUÊ TÀU Nghiệp vụ thuê tàu chợ Trình tự tiến hành: CHACTERER/SHIPPER (Người thuê tàu/ người gửi hàng) CARRIER (SHIPOWNER) (Người chuyên chở/chủ tàu) SHIP BROKERS (Môi giới) 1 3 2 4 5 Sơ đồ tiến hành thuê tàu chợ thông qua môi giới * NGHIỆP VỤ THUÊ TÀU Nghiệp vụ thuê tàu chợ Các bước tiến hành: Người thuê tàu uỷ thác cho môi giới Môi giới liên hệ người chuyên chở Môi giới thông báo cho người thuê tàu để người thuê tàu ký hợp đồng thuê tàu sơ bộ (Booking Note) Người gửi hàng giao hàng cho người chuyên chở Người chuyên chở cấp vận đơn đường biển (B/L: Bill of Lading) cho người gửi hàng * Khái niệm Vận đơn đường biển (B/L-Bill of Lading) là một chứng từ chuyên chở hàng hóa bằng đường biển do người chuyên chở hoặc đại diện của họ cấp cho người gửi hàng sau khi đã xếp hàng lên tàu hoặc sau khi đã nhận hàng để xếp Chức năng của vận đơn Là biên lai nhận hàng để chở Là chứng từ sở hữu hàng hóa ghi trên vận đơn Là bằng chứng của hợp đồng vận tải giữa các bên NGHIỆP VỤ THUÊ TÀU Vận đơn đuờng biển * NGHIỆP VỤ THUÊ TÀU Vận đơn đuờng biển Tác dụng của B/L: - Làm căn cứ kê khai hải quan, làm thủ tục XNK . - Chứng từ kèm theo hóa đơn thương mại để đòi tiền. - Chứng từ để cầm cố mua bán, chuyển nhượng hàng hóa. - Xác định số lượng hàng người bán gửi cho người mua, căn cứ cơ bản để nhận hàng - Bằng chứng để khiếu nại, giải quyết các tranh chấp - Chứng từ để theo dõi việc thực hiện hợp đồng * NGHIỆP VỤ THUÊ TÀU Vận đơn đuờng biển Hình thức và nội dung của B/L: Hình thức: Cho đến nay vẫn chưa có mẫu vận đơn đường biển thống nhất trong chuyên chở quốc tế . Mỗi chủ tàu, mỗi người kinh doanh chuyên chở đều soạn thảo và cấp phát một loại vận đơn riêng Nội dung: Một bản vận đơn chính thường gồm nhiều mục, nhiều điều khoản được in sẵn * NGHIỆP VỤ THUÊ TÀU Vận đơn đường biển Phân loại B/L: Căn cứ vào cách chuyển nhượng hàng hoá ghi trên B/L: (thể hiện ở mục người nhận hàng- Consignee trên B/L) - Vận đơn đích danh (Straight B/L): - Vận đơn theo lệnh (to order B/L): - Vận đơn vô danh (Bearer B/L): Chuyển nhượng hàng hoá bằng trao tay B/L Chuyển nhượng hàng hoá bằng cách ký hậu B/L * NGHIỆP VỤ THUÊ TÀU Vận đơn đường biển Phân loại B/L: Căn cứ vào cách phê chú trên vận đơn - Vận đơn hoàn hảo/sạch/tinh khiết (Clean B/L): vận đơn được thuyền trưởng cấp khi hàng hóa đã xếp lên tàu trông bề ngoài có vẻ tốt và ở trong điều kiện tốt, là vận đơn không có những ghi chú rằng hàng hóa hay bao bì có tỳ tích, khiếm khuyết - Vận đơn không hoàn hảo (Unclear B/L): vận đơn có ghi phê chú xấu của người chuyên chở về tình trạng xấu của hàng hóa và bao bì như: thùng chảy (case leaking), bao bì ướt (bag wet), bao rỗng (bag empty). Phê chú xấu: những phê chú chỉ ra hàng hoá / bao bì không tốt * NGHIỆP VỤ THUÊ TÀU Vận đơn đường biển Phân loại B/L: Căn cứ vào cách thức chuyên chở - Vận đơn đi thẳng (Direct B/L) - Vận đơn chở suốt (Through B/L) - Vận đơn vận tải đa phương thức (Multimodal B/L) Căn cứ vào thời gian cấp B/L - Vận đơn nhận hàng để xếp (Received for shipment B/L) - Vận đơn đã xếp hàng (Shipped on board B/L; Shipped B/L; On board B/L ) * NGHIỆP VỤ THUÊ TÀU Vận đơn đường biển Phân loại B/L: Căn cứ vào sự đơn giản hay phức tạp của vận đơn - Vận đơn rút gọn (Short form B/L hay Blank Back B/L) - Vận đơn đầy đủ (Long form B/L) Căn cứ vào nghiệp vụ thuê tàu - Vận đơn tàu chợ (Liner B/L) - Vận đơn tàu chuyến (Charter Party B/L ) Vận đơn gốc vận đơn copy (UCP 600) Vận đơn gốc Vận đơn copy * NGHIỆP VỤ THUÊ TÀU Vận đơn đường biển Phân loại B/L: Các loại vận đơn khác - Giấy gửi hàng đường biển (Seaway Bill) - Vận đơn đến chậm (Stale B/L) - Surrender B/L(nộp ở cảng đi), Telex B/L, Release B/L (chỉ có B/L copy và Manifest) … * NGHIỆP VỤ THUÊ TÀU Chế độ trách nhiệm hiện hành trong CCHHBĐB Sơ lược các chế độ: Chế độ trách nhiệm: Cơ sở pháp lý qui định trách nhiệm của người chuyên chở đối với hàng hoá Nội dung qui định: Phạm vi điều chỉnh Thời hạn trách nhiệm: phạm vi trách nhiệm của người chuyên chở về mặt thời gian và không gian Cơ sở trách nhiệm: trách nhiệm và miễn trách Giới hạn trách nhiệm: mức bồi thường tối đa Thông báo tổn thất và thời hiệu khởi kiện * NGHIỆP VỤ THUÊ TÀU Chế độ trách nhiệm hiện hành trong CCHHBĐB Các chế độ trách nhiệm hiện hành: Các công ước quốc tế: 1) Chế độ trách nhiệm theo công ước Brussels 1924 (Hague Rules) và các Nghị định thư sửa đổi năm 1968 (Hague Visby Rules-qui tắc Hague Visby) và Nghị định thư sửa đổi năm 1979 2) Chế độ trách nhiệm theo công ước của LHQ về chuyên chở hàng hoá bằng đường biển 1978 (Hamburg Rules 1978) có hiệu lực từ ngày 1/11/1992 3) Luật pháp các quốc gia: Luật chuyên chở hàng hoá bằng đường biển của Anh 1924, của Mỹ 1936, Luật hàng hải 1990 (sửa đổi 2005) của Việt Nam… * NGHIỆP VỤ THUÊ TÀU Phạm vi điều chỉnh: Việc chuyên chở hàng hoá theo vận đơn đường biển Hàng hoá: tất cả, trừ súc vật sống, hàng hoá kê khai và thực tế đã xếp trên boong (Hague 1924), Container (Hague – Visby 1968) Thời hạn trách nhiệm: Từ cần cẩu - cần cẩu Cơ sở trách nhiệm của người chuyên chở: Nguyên tắc xây dựng: Liệt kê 3 trách nhiệm tối thiểu và các miễn trách của người chuyên chở. Nghĩa vụ chứng minh lỗi: Chủ hàng Chế độ trách nhiệm theo quy tắc Hague - Hague Visby * NGHIỆP VỤ THUÊ TÀU Cơ sở trách nhiệm của người chuyên chở (tt): 3 trách nhiệm tối thiểu được xác định trước và lúc bắt đầu hành trình: - Cung cấp tàu có đủ khả năng đi biển: + Làm cho tàu có đủ khả năng đi biển + Chuẩn bị đầy đủ nhân lực, nhiên liệu, thực phẩm + Chuẩn bị điều kiện để tiếp nhận, chuyên chở và bảo quản hàng hoá - Tiến hành môt cách thích hợp và cẩn thận việc bốc hàng, khuân vác, san cào và xếp hàng, vận chuyển coi giữ, chăm sóc và dỡ hàng - Cấp vận đơn đường biển cho người gửi hàng Chế độ trách nhiệm theo quy tắc Hague - Hague Visby * NGHIỆP VỤ THUÊ TÀU Cơ sở trâch nhiệm của người chuyín chở (tt) Tău không đủ khả năng đi biển 17 miễn trâch: (1) Lỗi hàng vận: Hành vi sơ suất hay khuyết điểm của thuyền trưởng, thủy thủ, hoa tiêu hoặc người làm công cho người chuyên chở trong việc điều khiển và quản trị tàu (2) cháy trừ khi do lỗi của người chuyên chở hay người chuyên chở cố ý gây ra (3) Những tai họa (perils), nguy hiểm (dangers), và tai nạn (accidents) trên biển hay các vùng sông nước khác (4) Thiên tai (Act of God): những biến cố thiên nhiên xảy ra ngoài tầm kiểm soát của con người, gây ra những tổn thất vật chất (động đất, núi lửa, bão lụt...) (5) Hành vi chiến tranh (6) Hành vi của kẻ thù công khai Chế độ trách nhiệm theo quy tắc Hague - Hague Visby * NGHIỆP VỤ THUÊ TÀU Chế độ trách nhiệm theo qui tắc Hague-Hague Visby Cơ sở trách nhiệm của người chuyên chở: 17 miễn trách (tt): (7) Bị cầm giữ hay câu thúc do lệnh của vua chúa, chính quyền hay nhân dân hoặc bị tịch thu theo lệnh của tòa án (8) Hạn chế kiểm dịch (Quarantine Restriction) (9) Hành vi thiếu sót của người gởi hàng hay chủ hàng hay đại lý hoặc đại diện của chủ hàng (10) Đình công (Strikes) hay cấm xưởng (Lockouts), đình chỉ hay cản trở (Restraint) của lao động. (11) Bạo động hay rối loạn quân sự (12) Cứu hoặc cố ý cứu sinh mạng hoặc tài sản ngoài biển (13) Hao hụt về khối lượng, trọng lượng hoặc bất kỳ thiệt hại hay tổn thất nào khác do nội tỳ hay bản chất của hàng hóa * NGHIỆP VỤ THUÊ TÀU Chế độ trách nhiệm theo qui tắc Hague-Hague Visby Cơ sở trách nhiệm của người chuyên chở: 17 miễn trách (tt): (14) Bao bì không đầy đủ (Insufficiency of Packing). (15) Ký mã hiệu không đầy đủ hoặc sai (16) Ẩn tỳ của tàu chở hàng không phát hiện được mặc dầu đã có cần mẫn hợp lý (17) Các nguyên nhân khác phát sinh không phải là lỗi lầm thực sự (the actual fault) hay trách nhiệm (Privity) của người chuyên chở hoặc phải là lỗi hay sự cẩu thả, lơ đễnh của đại lý hay người làm công của người chuyên chở; nhưng người chuyên chở phải chứng minh được họ và đại lý, người làm công không gây ra tổn thất hay mất mát cho hàng hóa. * NGHIỆP VỤ THUÊ TÀU Chế độ trách nhiệm theo qui tắc Hague-Hague Visby Giới hạn trách nhiệm của người chuyên chở: Qui tắc Hague 1924: 100 £/kiện hay 1 đơn vị hàng hóa. Qui tắc Hague Visby 1968: 10.000 Fr vàng/ kiện hàng hoặc đơn vị hàng hóa hay 30 Fr vàng cho mỗi kilôgam hàng hóa kể cả bao bì bị tổn thất tuỳ theo cách tính nào cao hơn (1 Fr vàng ~ 65,5 mg vàng 900/1.000-điều 2-d) - Đối với container, pallet: số kiện kê khai trên B/L hoặc không kê khai thì cả container xem như 1 kiện Nghị định thư SDR 1979: 666,67 SDR/ kiện hoặc đơn vị hàng hóa hoặc 2 SDR cho mỗi kg hàng hóa cả bì tùy theo sự lựa chọn của chủ hàng * NGHIỆP VỤ THUÊ TÀU Chế độ trách nhiệm theo qui tắc Hague-Hague Visby Thông báo tổn thất và thời hiệu khởi kiện: Thông báo tổn thất: Khi có tổn thất người nhận hàng phải thông báo bằng văn bản cho người chuyên chở - Tổn thất rõ rệt: ngay khi nhận hàng - Tổn thất không rõ rệt: trong vòng 3 ngày kể từ ngày giao hàng Thời hiệu khởi kiện: - Qui tắc Hague 1924: Trong vòng 1 năm kể từ ngày giao hàng hoặc đáng lẽ lô hàng phải được giao - Qui tắc Hague- Visby: thời hiệu khởi kiện có thể kéo dài tùy theo sự thõa thuận của hai bên * NGHIỆP VỤ THUÊ TÀU Chế độ trách nhiệm theo qui tắc Hamburg 1978 Phạm vi điều chỉnh: Vận đơn chuyên chở hàng hoá bằng tàu chợ hoặc vận đơn tàu chuyến khi đã chuyển cho người sở hữu hợp pháp nhưng không phải là người ký kết HĐ thuê tàu Hàng hoá: bất kỳ loại hàng hoá nào Thời hạn trách nhiệm: Từ cảng - cảng Cơ sở trách nhiệm của người chuyên chở: Nguyên tắc xây dựng: “lỗi hay sơ suất suy đoán” Khi có hư hỏng, mất mát của hàng hóa hay chậm giao hàng thì được suy đoán rằng người chuyên chở có lỗi. Người chuyên chở muốn giải thoát trách nhiệm thì phải có nghĩa vụ chứng minh là anh ta không có lỗi hoặc đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn ngừa sự cố gây ra mất mát, hư hỏng của hàng hóa * NGHIỆP VỤ THUÊ TÀU Chế độ trách nhiệm theo qui tắc Hamburg 1978 Cơ sở trách nhiệm của người chuyên chở (tt): Trách nhiệm: - Bồi thường tổn thất do hàng hóa bị mất mát hay hư hỏng xảy ra trong phạm vi trách nhiệm của mình nếu người chuyên chở không chứng minh được bản thân mình, những người làm công hay đại lý của mình đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết hợp lý để khắc phục sự kiện đó và hậu quả của nó. - Giao hàng chậm, trừ khi người chuyên chở, những người làm công hay đại lý của mình đã áp dụng các biện pháp cần thiết để tránh xảy ra việc giao hàng chậm. * NGHIỆP VỤ THUÊ TÀU Chế độ trách nhiệm theo qui tắc Hamburg 1978 Cơ sở trách nhiệm của người chuyên chở (tt): Miễn trách: (1) Khi người chuyên chở chứng minh được đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết hợp lý để khắc phục sự kiện gây ra mất mát, hư hỏng hoặc chậm giao hàng và hậu quả của sự kiện đó. (2) Cháy (trừ trường hợp do lỗi của người CC gây ra) (3) Rủi ro đặc biệt vốn có của việc chuyên chở súc vật sống. (4) Do thi hành các biện pháp cần thiết hợp lý để cứu sinh mạng hay tài sản đang lâm nguy trên biển. * NGHIỆP VỤ THUÊ TÀU Chế độ trách nhiệm theo qui tắc Hamburg 1978 Giới hạn trách nhiệm của người chuyên chở: Hàng tổn thất: 835 SDR cho mỗi kiện hay mỗi đơn vị chuyên chở hoặc 2,5 SDR cho mỗi kg trọng lượng cả bì, tùy theo cách tính nào cao hơn (1SDR = 65,5 mg vàng 900/1000)- điều 26. Giao hàng chậm: 2,5 lần cước phí phải trả cho số hàng giao chậm nhưng không vượt quá tổng số tiền cước phải trả theo hợp đồng chuyên chở Container, pallet hoặc một công cụ vận tải tương tự: giống như qui định của qui tắc Hague Visby * Thông báo tổn thất và thời hiệu khởi kiện: Thông báo tổn thất: Khi có tổn thất người nhận hàng phải thông báo bằng văn bản cho người chuyên chở - Tổn thất rõ rệt: trong ngày làm việc sau ngày nhận hàng - Tổn thất không rõ rệt: 15 ngày liên tục kể từ ngày hàng hóa được giao cho người nhận - Giao hàng chậm: 60 ngày kể từ ngày hàng hoá đáng lẽ được giao Thời hiệu khởi kiện: Trong vòng 2 năm kể từ ngày giao hàng hoặc ngày đáng lẽ lô hàng phải được giao NGHIỆP VỤ THUÊ TÀU Chế độ trách nhiệm theo qui tắc Hamburg 1978 * NGHIỆP VỤ THUÊ TÀU Chế độ trách nhiệm theo qui tắc Hamburg 1978 Trách nhiệm của người gửi hàng: - Cung cấp chính xác những chi tiết liên quan đến tính chất chung của hàng hóa như ký hiệu, số hiệu, trọng lượng và số lượng cho người chuyên chở để ghi vào B/L - Ghi ký hiệu hoặc nhãn hiệu một cách thích hợp để nhận biết rõ đó là hàng nguy hiểm nếu cần các biện pháp phòng ngừa phải được thi hành. Nếu không cung cấp đầy đủ thông tin, người gửi hàng phải chịu trách nhiệm bồi thường cho người chuyên chở về những thiệt hại phát sinh do việc gửi hàng nguy hiểm. - Khi người làm công hay đại lý của người gửi hàng có lỗi gây thiệt hại cho người chuyên chở * NGHIỆP VỤ THUÊ TÀU Nghiệp vụ thuê tàu chuyến Tàu chuyến: là tàu thường hoạt động chuyên chở trong một khu vực địa lý nhất định và theo yêu cầu của người thuê tàu, không theo lịch trình định trước Đặc điểm: - Hành trình, lịch trình chạy tàu theo yêu cầu của người thuê tàu. - Cước phí thuê tàu và các điều kiện chuyên chở do hai bên thương lượng, thỏa thuận. - Văn bản điều chỉnh mối quan hệ pháp lý giữa người cho thuê tàu và người thuê tàu là hợp đồng thuê tàu chuyến (Charter Party) * NGHIỆP VỤ THUÊ TÀU Nghiệp vụ thuê tàu chuyến Ưu, nhược điểm: Ưu điểm: - Giá cước thuê tàu rẻ, chủ hàng có thể thõa thuận về chi phí sắp đặt, san cào, xếp dỡ hàng hóa. - Người thuê tàu có thể đàm phán các điều kiện chuyên chở - Thời gian vận chuyển nhanh vì ít ghé các cảng Nhược điểm: - Giá cước thuê tàu thường xuyên biến động - Nghiệp vụ thuê tàu phức tạp * NGHIỆP VỤ THUÊ TÀU Nghiệp vụ thuê tàu chuyến Trường hợp áp dụng và các hình thức thuê tàu chuyến Trường hợp áp dụng: - Hành trình chuyên chở nằm ngoài các tuyến đường thông thường của tàu chợ - Khối lượng hàng hóa thuê chở lớn Các hình thức thuê tàu chuyến (1) Thuê chuyến một (Single Voyage/Trip) (2) Thuê chuyến khứ hồi (Round/Return Voyage) (3) Thuê tàu liên tục một chiều (One way consecutive Voyage): (4) Thuê khứ hồi liên tục (Return Consecutive trip) (5) Thuê bao (Lumpsum) (6) Thuê khoán (General Contract of Affreightment) * NGHIỆP VỤ THUÊ TÀU Nghiệp vụ thuê tàu chuyến Hợp đồng thuê tàu chuyến Khái niệm: Trình tự đàm phán ký kết hợp đồng thuê tàu chuyến: * NGHIỆP VỤ THUÊ TÀU Nghiệp vụ thuê tàu chuyến Các bước tiến hành: (1) Người thuê tàu ủy thác cho người môi giới thuê tàu (2) Người môi giới và người chuyên chở đàm phán, thỏa thuận các vấn đề về hợp đồng thuê tàu chuyến (3) Thông báo lại nội dung thỏa thuận với người chuyên chở cho người thuê tàu (4) Người thuê tàu trực tiếp ký hợp đồng thuê tàu với người chuyên chở (5) Người gửi hàng mang hàng ra cảng xếp hàng (6) Người chuyên chở hay đại lý của họ sẽ cấp Charter Party B/L cho người gửi hàng (có thể là người thuê tàu) * NGHIỆP VỤ THUÊ TÀU Nghiệp vụ thuê tàu chuyến Nội dung chủ yếu của hợp đồng thuê tàu: (1) Các bên trong hợp đồng thuê tàu. (2) Điều khoản về tàu (Ship Clause). - Mô tả về tàu; các đặc trưng của tàu - Cho phép tàu thay thế hay không? (3) NGHĨA VỤ của chủ tàu/chủ hàng (4) Điều khoản về hàng hóa. - Tên hàng (hàng thay thế) - Đơn vị tính số lượng hàng, dung sai, cước khống * NGHIỆP VỤ THUÊ TÀU Nghiệp vụ thuê tàu chuyến Nội dung chủ yếu của hợp đồng thuê tàu: (5) Điều khoản về cước phí (Freight Clause): - Mức cước - Số lượng hàng hóa tính cước: + Số lượng hàng xếp lên tàu ở cảng gửi hàng, hay: + Số lượng hàng ghi trên vận đơn đường biển, hay: + Số lượng hàng giao tại cảng đến. - Thời gian thanh toán tiền cước: + Cước phí trả tại cảng xếp hàng + Cước phí được trả tại cảng dỡ hàng - Phương thức thanh toán, đồng tiền thanh toán, tiền cước ứng trước * NGHIỆP VỤ THUÊ TÀU Nghiệp vụ thuê tàu chuyến Nội dung chủ yếu của hợp đồng thuê tàu: (6) Điều khoản về phân chia chi phí bốc xếp dỡ: - F (free) người chuyên chở được miễn (chủ hàng chịu), người chuyên chở không được miễn chi phí nào thì phải thực hiện công việc và chịu chi phí đó - I (In): bốc hàng - O (Out): dỡ hàng - s (stowed) Sắp đặt - t (trimmed) san cào Kết hợp người ta có các phương án phân chia chi phí bốc xếp dỡ: FI, FO, FIO, FI.s, FI.t, FIOs.t. - Ngoài ra: Liner term: Người chuyên chở thực hiện toàn bộ và chịu chi phí bốc xếp dỡ * NGHIỆP VỤ THUÊ TÀU Nghiệp vụ thuê tàu chuyến Nội dung chủ yếu của hợp đồng thuê tàu: (7) Điều khoản về cảng xếp dỡ - Qui định một hay nhiều cảng xếp, dỡ hàng - Nhiều cảng xếp dỡ hàng: thứ tự các cảng - Khu vực cảng, dãy cảng + Điều khoản “Safe ground” + Điều khoản “Always Afloat” (8) Điều khoản về thời gian tàu đến cảng xếp hàng - Một ngày cụ thể. Laydays not to count before 4/8/2008. - Một khoảng thời gian. Laydays:4/8/2008 - 19/8/2008. - Được thông báo sau: Laydays: TBA (To be advised) - Mốc thời gian huỷ hợp đồng (Cancelling date) Ví dụ: Lay/can: 19/6/2008 - 29/6/2008 - Thông báo tgian tàu đến-ETA (Estimated time of Arrival) * NGHIỆP VỤ THUÊ TÀU Nghiệp vụ thuê tàu chuyến Nội dung chủ yếu của hợp đồng thuê tàu: (9) Điều khoản về thời gian xếp dỡ (Laytime Clause) - Thống nhất một số khái niệm về ngày: + Running days: là ngày liên tục 24 giờ theo lịch + Working days: là ngày làm việc hành chính tại cảng + Working days of 24 hours: cứ để 24 tiếng làm việc tính là một ngày + Weather working days: Nghĩa là ngày làm việc thời tiết cho phép + Weather working days of 24 consecutive Hours: ngày làm việc 24 giờ liên tục thời tiết tốt * NGHIỆP VỤ THUÊ TÀU Nghiệp vụ thuê tàu chuyến Nội dung chủ yếu của hợp đồng thuê tàu: (9) Điều khoản về thời gian xếp dỡ (Laytime Clause) - Ngày lễ và chủ nhật có thể qui định: + Có tính ngày lễ và ngày nghỉ – S.H.inc (S.H included) + Không tính ngày nghỉ và chủ nhật – S.H. exc: (S.H excepted) + Không tính trừ khi có làm - S.H.E.X.U.U: (S.H. excepted Unless Used) + Không tính dù có làm S.H.E.X.E.U (S.H. excepted Event If Used). - Kết hợp cách tính ngày, ngày lễ, ngày nghỉ người ta qđịnh: Ví dụ: The goods to be discharge in 10 WWD S.H.E.X.E.U. The cargo to be loaded in 15 WWD S.H.E.X.U.U. * NGHIỆP VỤ THUÊ TÀU Nghiệp vụ thuê tàu chuyến Nội dung chủ yếu của hợp đồng thuê tàu: (9) Điều khoản về thời gian xếp dỡ (Laytime Clause) - Thời điểm bắt đầu tính thời gian xếp/dỡ hàng: Qui định bao nhiêu giờ kể từ khi trao và chấp nhận NOR (Notice of Readiness) thì bắt đầu tính Tgian xếp dỡ - Khi nào được trao NOR: + WIBON Whether in berth or not (Dù cập cầu hay không) + WIPON Whether in port or not (Dù vào cảng hay chưa) + WFPON Whether free pratique or not + WCCON Whether Cleared Customs or not (Dù thông quan hay chưa) * NGHIỆP VỤ THUÊ TÀU Nghiệp vụ thuê tàu chuyến Nội dung chủ yếu của hợp đồng thuê tàu: (10) Điều khoản về thưởng phạt bốc xếp dỡ (Despatch Money/Demurrage Clause) - Khi phạt thì luôn luôn bị phạt - Mức thưởng = ½ mức phạt (11) Điều khoản cầm giữ hàng (Lien Clause): (12) Điều khoản hai tàu đâm va nhau đều có lỗi (Both to Blame Collision Clause) (13) Điều khoản tổn thất chung và New Jason (General Average and the New Jason Clause) (14)Điều khoản thông báo ETA (Estimated Time of Arrival) * NGHIỆP VỤ THUÊ TÀU Nghiệp vụ thuê tàu định hạn Khái niệm Tàu định hạn là tàu được thuê để sử dụng chuyên chở hàng hoá trong 1 khoản thời gian. Trong thời gian này chủ tàu bảo đảm khả năng đi biển, người thuê có trách nhiệm trả tiền thuê và được quyền kinh doanh khai thác con tàu thuê Đặc điểm Các hình thức thuê: + Thuê tàu định hạn phổ thông +Thuê tàu định hạn trơn * NGHIỆP VỤ THUÊ TÀU Nghiệp vụ thuê tàu định hạn Nguyên nhân phát triển Về phía chủ tàu: - Có khăn tạm thời trong việc tìm kiếm hàng hóa chuyên chở. - Có mục đích kinh doanh cho thuê tàu định hạn - Giá cước trên thị trường thuê tàu có xu hướng giảm xuống lâu dài Về phía chủ hàng: - Không bị phụ thuộc vào thị trường thuê tàu - Chủ động điều động tàu thuê để thực hiện mục đích riêng - Thông qua khai thác tàu thuê để thu lợi * NGHIỆP VỤ THUÊ TÀU Nghiệp vụ thuê tàu định hạn Ưu nhược điểm Đối với người thuê tàu: Rất chủ động trong trường hợp khối lượng hàng hóa chuyên chở lớn Đối với chủ tàu: Có ngay một khoản thu nhập về tàu Nếu người thuê không giỏi kinh doanh thì sẽ mang lại hiệu quả kinh doanh thấp * NGHIỆP VỤ THUÊ TÀU Nội dung HĐ thuê tàu định hạn Tên, địa chỉ hãng tàu và người thuê tàu Điều khoản về tàu Thời gian thuê tàu Thời gian và cảng giao tàu cho người thuê tàu sử dụng Tiền cước thuê tàu Phạm vi hoạt động của chiếc tàu thuê Hàng hoá mà người thuê tàu không được phép chuyên chở trên chiếc tàu Thời gian và cảng trả tàu sau khi hết thời gian thuê Điều khoản về quyền của người thuê tàu đối với thuyền trưởng Phân chia chi phí liên quan đến khai thác tàu * NGHIỆP VỤ THUÊ TÀU Phân chia chi phí khai thác tàu Chủ tàu: Lương và phụ cấp cho thuyền viên Lương thực thực phẩm (Provisions) Duy trì, bảo dưỡng và sữa chữa tàu (Mainternan and repairs) Dầu nhờn (Lubricating oil) Cung ứng phụ tùng, vật tư, thiết bị cho tàu (Stories, supplies) Bảo hiểm tàu Khấu hao con tàu (Depreciation) Nước ngọt (Tuỳ quy định của hợp đồng) Chi phí văn phòng (Overhead charges) Chi phí kiểm tra tàu (Survey charges) Hoa hồng khi cho thuê (Brokerage) * NGHIỆP VỤ THUÊ TÀU Phân chia chi phí khai thác tàu Người thuê tàu: Dầu chạy máy Cảng phí Đại lý phí Chi phí xếp dỡ hàng hoá Chi phí quét rửa hầm tàu Chi phí chèn lót Chi phí dằn tàu Nước ngọt (Tuỳ quy định của hợp đồng) Hoa hồng cho chủ hàng hay môi giới
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- chuong2_346.ppt