Bài giảng chứng khoán và thị trường chứng khoán

Thời hạn chào mua công khai không dưới 30 ngày và không quá 60 ngày. Trong thời hạn chào mua công khai, người thâu tóm phải áp dụng các điều kiện chào mua công khai cho tất cả cổ đông của TCNY bị thâu tóm; không được từ chối mua CP của bất cứ cổ đông nào của TCNY như các điều kiện đã công bố và không được mua bán CP của TCNY dưới bất kỳ hình thức nào khác. Việc hoàn tất giao dịch thâu tóm TCNY phải được thực hiện trong vòng 05 ngày làm việc kể từ khi hết thời hạn chào mua công khai.

ppt430 trang | Chia sẻ: hao_hao | Lượt xem: 2241 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng chứng khoán và thị trường chứng khoán, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nếu có). Các nội dung của hợp đồng DGCK Tên, địa chỉ của KH và CTCK Số TK và tên NH của KH, số tiền bắt buộc duy trì (nếu có). Thời gian có hiệu lực của hợp đồng. Phương thức đặt lệnh (trực tiếp, điện thoại, fax, internet…). Việc lưu giữ CK. Việc cấp tín dụng. Các loại phí. Các nội dung của lệnh đặt hàng Lệnh đặt hàng (mua, bán) Tên CK Số lượng đặt, số thực hiện Giá đặt, giá thực hiện Hoa hồng Số tiền thanh toán Ngày giao dịch Ngày thanh toán Nơi thực hiện Tên địa chỉ KH Số tài khoản KH Loại tài khoản Số hiệu người môi giới Tổ chức và hoạt động GD của CTCK . 6. Các nghiệp vụ chính của CTCK Nghiệp vụ môi giới chứng khoán Nghiệp vụ bảo lãnh phát hành Nghiệp vụ kinh doanh CK (tự doanh) Nghiệp vụ thông tin, tư vấn Nghiệp vụ lưu giữ và quản lý hộ CK Quản lý hộ chứng khoán Nghiệp vụ môi giới chứng khoán Môi giới chứng khoán là hoạt động trung gian hoặc đại diện mua, bán chứng khoán cho khách hàng để hưởng hoa hồng. Công ty chứng khoán đại diện cho khách hàng tiến hành giao dịch thông qua cơ chế giao dịch tại SGDCK hoặc thị trường OTC Khách hàng phải chịu trách nhiệm đối với kết quả giao dịch của mình. Nghiệp vụ môi giới chứng khoán(tt) Kỹ năng của người môi giới được thể hiện trên các khía cạnh: Kỹ năng truyền đạt thông tin. Kỹ năng tìm kiếm khách hàng (những đầu mối, lời giới thiệu, mạng lưới kinh doanh, các chiến dịch viết thư, các cuộc hội thảo, gọi điện làm quen,..) Kỹ năng khai thác thông tin. (phải hiểu khách hàng, biết khả năng tài chính, mức độ chấp nhận rủi ro,vv…) Nghiệp vụ môi giới chứng khoán(tt) Nghề môi giới phải có phẩm chất, tư cách đạo đức, kỹ năng mẫn cán trong công việc và với thái độ công tâm, cung cấp cho khách hàng những dịch vụ tốt nhất. Nhà môi giới không được xúi dục khách hàng mua, bán chứng khoán để kiếm hoa hồng, mà nên đưa ra những lời khuyên hợp lý để hạn chế đến mức thấp nhất về thiệt hại cho khách hàng. Nghiệp vụ môi giới chứng khoán(tt) Những quy định cần thực hiện trong nghiệp vụ MGCK: Phải thực hiện chính xác các lệnh của KH. Cung cấp các thông tin về CK, TK cho KH. Thực hiện các lệnh của KH một cách có hiệu quả. Phải thông qua kết quả thực hiện lệnh cho KH chậm nhất là vào ngày làm việc kế tiếp. KH có trách nhiệm TT hay chuyển giao số CK khi CTCK thực hiện đúng yêu cầu của KH. Nếu KH muốn sửa đổi hay hủy bỏ lệnh đã đặt phải thông báo cho CTCK để kịp thời điều chỉnh. Mọi thủ tục về chuyển nhượng QSH CK từ chủ cũ sang chủ mới, do CTCK liên hệ trực tiếp với CTPHCK hoặc thông qua TTLKCK để thực hiện. Phải bảo đảm giữ bí mật cho KH. Mức hoa hồng cho các hợp đồng MGCK thường được tính bằng % trên tổng số tiền giao dịch. Nghiệp vụ bảo lãnh phát hành CK Khái niệm: Nghiệp vụ BLPH là việc CTCK có chức năng bảo lãnh giúp tổ chức phát hành thực hiện các thủ tục trước khi chào bán CK, tổ chức việc phân phối CK và bình ổn giá CK trong giai đoạn đầu sau khi phát hành. Nghiệp vụ bảo lãnh phát hành CK(tt) Trách nhiệm của CTCK khi BLPHCK: Hợp tác với CTPH trong việc lập hồ sơ xin đăng ký PH (viết bản cáo bạch) tại UBCKNN. Phân phối số CK nhận BLPH một cách có hiệu quả nhất. Tập trung và bàn giao vốn bán CK cho CTCP đầy đủ và nhanh chóng. Ổn định giá CK sau khi PH nếu có biến động. Nghiệp vụ bảo lãnh phát hành CK(tt) Các phương thức BLPHCK Bảo lãnh tất cả hoặc không Bảo lãnh với cố gắng tối đa Bảo lãnh với cam kết chắc chắn Bảo lãnh với hạn mức tối thiểu Nghiệp vụ bảo lãnh phát hành CK(tt) Cơ chế BLPH chứng khoán: CTCK và KH (CTPH) phải ký kết hợp đồng bảo lãnh, trong hợp đồng bảo lãnh cần thỏa thuận một số điều khoản: Phương thức bảo lãnh Giá CK khi bán trên thị trường Số lượng CK bảo lãnh Hoa hồng mà CTCK được hưởng Thời gian thực hiện xong việc phân phối CK Quyền và trách nhiệm của mỗi bên. Nghiệp vụ bảo lãnh phát hành CK(tt) Thủ tục và các bước tiến hành BLPHCK: Để được CTCK BLPH, CTPH phải cung cấp cho CTCK các tài liệu: Điều lệ công ty Giấy phép thành lập công ty Các báo cáo tài chính Phải ký kết hợp đồng bảo lãnh giữa CTPH và CTCK. Nghiệp vụ bảo lãnh phát hành CK(tt) Nội dung của hợp đồng BLPH: Ngày tháng năm Tên CTPH Số TK, mở tại NH Tên CTCK BL Địa chỉ, số điện thoại, giám đốc điều hành Số TK, mở tại NH Tổng số CK được BL Loại CK Mệnh giá Thời hạn thi hành Ngày thanh toán Phí cho CTCK Cam kết thực hiện Chữ ký của CTCK và CTPH. Quy trình hoạt động nghiệp vụ BLPHCK . CTCK Đệ trình phương án bán, cam kết bảo lãnh Lập tổ hợp bảo lãnh Ký HĐ bảo lãnh Nộp h.sơ xin phép PH Thăm dò thị trường Công bố việc PH Phân phát Bản CB Phát phiếu ĐK mua CK Nhận tiền đặt cọc Giấy phép PHCK có h.lực P.P CK trên c.sở phiếu đ.ký Lưu ký CK Nhận yêu cầu BL UBCKNN TCPH Bình ổn thị trường Thanh toán Ký HĐ tư vấn q.lý Nghiệp vụ kinh doanh CK (tự doanh) Khái niệm Nghiệp vụ KDCK hay còn gọi là nghiệp vụ tự doanh, theo đó CTCK mua bán CK bằng nguồn vốn của mình để hưởng lợi cũng như chấp nhận rủi ro từ hoạt động đó. Nghiệp vụ kinh doanh này, ngoài mục tiêu là lợi nhuận, nó còn có chức năng ổn định TTCK của CTCK. Nghiệp vụ kinh doanh CK (tt) Yêu cầu đối với CTCK: Tách biệt quản lý: có sự tách biệt giữa tự doanh và môi giới để đảm bảo tính minh bạch, rõ ràng trong hoạt động. (Tách bạch về con người, vốn, và quy trình) Ưu tiên cho khách hàng: tuân thủ nguyên tắc ưu tiên cho khách hàng khi thực hiện nghiệp vụ tự doanh. Góp phần bình ổn thị trường. Hoạt động tạo thị trường. Khi mới phát hành các chứng khoán mới chưa có giao dịch. Để tạo thị trường cho các chứng khoán này, các công ty chứng khoán thực hiện tự doanh việc mua bán chứng khoán này để tạo tính thanh khoản trên thị trường thứ cấp Nghiệp vụ kinh doanh CK (tt) Cơ chế kinh doanh chứng khoán: Nghiệp vụ KDCK cũng được thực hiện trên cơ sở hợp đồng mua bán được ký kết giữa CTCK với KH mua bán, công ty môi giới hoặc là một công ty KDCK khác. Nghiệp vụ kinh doanh CK (tt) Điều kiện kinh doanh chứng khoán: Có đầy đủ vốn tối thiểu để được cấp giấy phép KDCK, do UBCKNN quy định: 100 tỷ VND. Ban giám đốc và nhân viên KDCK của công ty phải có kiến thức và kinh nghiệm về nghiệp vụ KDCK, có tín nhiệm tốt. Nghiệp vụ thông tin, tư vấn Khái niệm: Thông qua việc phân tích CK trên thị trường, phân tích tình hình tài chính, khả năng hoạt động của các CTPH, phân tích các dự án đầu tư, từ đó CTCK sẽ cung cấp các thông tin và tư vấn cho các CTPH, các NĐT một cách có hiệu quả. Nghiệp vụ thông tin, tư vấn(tt) Nguyên tắc cơ bản của hoạt động tư vấn: Không đảm bảo chắc chắn về giá trị CK đối với KH. Luôn nhắc nhở KH rằng lời tư vấn của mình chỉ dựa trên cơ sở lý thuyết và diễn biến trong quá khứ. Không dụ dỗ KH, mời chào KH mua hay bán một loại CK nào đó. Nghiệp vụ lưu giữ và quản lý hộ CK Khái niệm Đây là nghiệp vụ ủy thác của KH cho CTCK về việc lưu giữ, quản lý CK. Nghiệp vụ lưu giữ, bảo quản CK cho KH là dịch vụ cho thuê két sắt đối với cá nhân, công ty có số lượng CK lớn dưới dạng chứng chỉ và vận hành an toàn hệ thống đối với CK dưới dạng điện tử. Nghiệp vụ lưu giữ và quản lý hộ CK(tt) Nghiệp vụ thu lợi tức CK hộ KH Nghiệp vụ này xuất phát từ nghiệp vụ quản lý hộ CK cho KH. Khi thực hiện quản lý hộ CK, CTCK phải tổ chức theo dõi kỳ hạn thu lợi tức, tỷ lệ lợi tức, số lượng của các loại CK để thu đúng, thu đủ rồi gửi báo cáo cho KH. Để thực hiện nghiệp vụ thu lợi tức CK, các CTCK thường phối hợp với TTLKCK và CTPH CK và một NH trả lợi tức cho KH, qua sơ đồ: Sơ đồ thu hộ và chi trả lợi tức CK . Diễn giải sơ đồ 1. KH A có CK đem đến CTCK nhờ quản lý hộ. 2. CTCK gửi CK tại TTLKCK kèm theo d/sách CSH CK. 3. TTLKCK thông qua d/sách cổ đông và CSH CK cho CTPH. 4a. Đến thời hạn chia lợi tức, CTPH gửi d/sách những người được chia lợi tức và tiền lợi tức đến một NH bao trả lợi tức. 4b. Đến thời điểm chia lợi tức, TTLKCK sẽ cắt những tờ phiếu trả lãi (coupon) có đính kèm với CK gửi đến NH bao trả lợi tức để nhận lợi tức CK cho KH. 5. TTLKCK nhận được tiền lợi tức sẽ ghi có vào TK lưu ký của CTCK và thông báo cho công ty biết. 6. CTCK sẽ ghi có vào TK lưu ký cho KH A. 7. Thông báo cho KH A biết về số lợi tức đã nhận được. Ngh.vụ chuyển giao và thanh toán CK Nghiệp vụ này là khâu cuối cùng của việc chuyển nhượng quyền sở hữu CK và chuyển giao vốn ĐT hoặc vốn KD, do đó phải tổ chức chuyển giao và thanh toán an toàn, nhanh chóng để bảo vệ quyền lợi cho cả bên mua và bên bán. Thực hiện nghiệp vụ này, CTCK phải mở TK tại NH và ủy quyền cho NH TTBT đối với các hoạt động của mình. CTCK phải duy trì số tiền bắt buộc tối thiểu để đảm bảo cho khả năng thanh toán của mình. . CHƯƠNG V GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN CHƯƠNG V.GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN I. HỆ THỐNG GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN II. CÁC GIAO DỊCH ĐẶC BiỆT I. HỆ THỐNG GIAO DỊCH CK 1. Hệ thống giao dịch đấu giá theo giá và đấu giá theo lệnh 2. Thời gian giao dịch 3. Loại giao dịch 4. Nguyên tắc khớp lệnh 5. Lệnh giao dịch và định chuẩn lệnh 6. Đơn vị giao dịch 7. Đơn vị yết giá 8. Các loại giá trên TTCK 9. Biên độ giao động giá 10. Quy trình khớp lệnh 1. Hệ thống giao dịch đấu giá theo giá và đấu giá theo lệnh Hệ thống giao dịch đấu giá theo lệnh (Order – Driven – System) Hệ thống đấu giá theo giá (Price – Driven – System) Khái quát về quy trình GDCK tại TTCKVN Hệ thống giao dịch đấu giá theo lệnh (Order – Driven – System) Là hệ thống giao dịch trong đó lệnh giao dịch của các NĐT được khớp lệnh trực tiếp với nhau để hình thành nên giá CK. Ưu điểm: Xác lập giá một cách hiệu quả. Theo dõi thông tin công bố và đưa ra quyết định kịp thời. Đơn giản, chi phí ít, dễ theo dõi giám sát. Nhược điểm: Giá cả dễ biến động khi có sự mất cân đối giữa cung cầu Hệ thống đấu giá theo giá(Price–Driven–System) Là hệ thống giao dịch có sự xuất hiện của những nhà tạo lập thị trường, họ có nhiệm vụ chào các mức giá mua – bán tốt nhất. Ưu điểm: Tính thanh khoản cao và ổn định Nhược điểm: Dễ bóp méo thị trường, chi phí giao dịch cao Rất phức tạp, đòi hỏi phải có định chế tài chính đủ mạnh. Khái quát về quy trình GDCK tại TTCKVN NĐTCK muốn mua, bán CK phải đặt lệnh (phiếu lệnh) tại CTCK mà mình đã mở tài khoản. Lệnh của NĐT được chuyển từ CTCK đến người đại diện của CTCK tại sàn giao dịch của SGDCK. Các lệnh mua, bán của các NĐT được đấu giá với nhau. Kết quả giao dịch sẽ được SGDCK thông báo trở lại cho CTCK và NĐT. Các lệnh được thực hiện sẽ được chuyển sang hệ thống thanh toán và lưu ký chứng khoán để làm các thủ tục thanh toán tiền và chuyển giao CK. Giao dịch mua bán thủ công tại SGDCK Giao dịch mua bán qua máy tính . Các bước thực hiện GDCK Mở tài khoản giao dịch Ra lệnh giao dịch Chuyển phiếu lệnh đến phòng GD CTCK Chuyển lệnh đến người môi giới tại SGDCK Chuyển lệnh đến bộ phận khớp lệnh Khớp lệnh và thông báo kết quả giao dịch Báo cáo kết quả về CTCK Xác nhận giao dịch và làm thủ tục thanh toán Thanh toán và hoàn tất giao dịch 2. Thời gian giao dịch Thông thường được tổ chức dưới dạng phiên sáng, phiên chiều hoặc phiên liên tục từ sáng qua trưa đến chiều. Ngày nay, với xu thế quốc tế hóa TTCK đã cho phép các NĐT mua bán thông qua hệ thống giao dịch trực tuyến và do chênh lệnh múi giờ nên các SGDCK có xu hướng GDCK 24/24 giờ trong ngày. 2. Thời gian giao dịch(tt) SGDCK TP.HCM tổ chức GDCK từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần, trừ các ngày nghỉ lễ. Đối với cổ phiếu và CCQĐT: theo hai phương thức giao dịch khớp lệnh và thỏa thuận: Giao dịch khớp lệnh (đấu giá): Đợt 1: Khớp lệnh định kỳ từ 9:00’ đến 9:15’ (mở cửa) Đợt 2: Khớp lệnh liên tục: từ 9:15’ đến 11:30’ Đợt 3: Khớp lệnh liên tục: từ 13:00’ đến 13:45’ Đợt 4: Khớp lệnh định kỳ: từ 13:45 đến 14:00’ (đóng cửa) Giao dịch thỏa thuận: Từ 9:00’ đến 11:30’ và từ 13:00’ đến 14;15’ Đối với trái phiếu: chỉ giao dịch theo ph.thức thỏa thuận, từ 9:00’ đến 11:30’ và từ 13:00’ đến 14:15’. 2. Thời gian giao dịch(tt) SGDCK TP.HCM tổ chức GDCK từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần, trừ các ngày nghỉ lễ. Đối với cổ phiếu và CCQĐT: theo hai phương thức giao dịch khớp lệnh và thỏa thuận: Giao dịch khớp lệnh (đấu giá): Đợt 1: Khớp lệnh định kỳ từ 8:30’ đến 8:45’ (mở cửa) Đợt 2: Khớp lệnh liên tục: từ 8:45’ đến 10:30’ Đợt 3: Khớp lệnh định kỳ: từ 10:30’ đến 10:45’ (đóng cửa) Giao dịch thỏa thuận: Từ 10:45’ đến 11:00’ Đối với trái phiếu: chỉ giao dịch theo ph.thức thỏa thuận, từ 8:30’ đến 11:00’. 3. Loại giao dịch Giao dịch thông thường (regular transaction) Giao dịch đặc biệt (special transaction) Giao dịch giao ngay (cash transaction) Giao dịch kỳ hạn (forward transaction) Giao dịch tương lai (futures transaction) Giao dịch quyền chọn (option transaction) 4. Nguyên tắc khớp lệnh Thứ nhất, ưu tiên về giá: Thứ hai, ưu tiên về thời gian Thứ ba, ưu tiên về khách hàng Thứ tư, ưu tiên về khối lượng (một số SGDCK áp dụng nguyên tắc phân bổ theo tỷ lệ đặt lệnh) Thứ năm, ngẫu nhiên Thứ nhất, ưu tiên về giá Nếu có nhiều người cùng đi mua một loại chứng khoán thì ưu tiên người mua giá cao trước. Nếu có nhiều người cùng đi bán một loại chứng khoán thì ưu tiên người bán giá thấp trước. Thứ hai, ưu tiên về thời gian Nếu có nhiều người cùng đi mua hoặc đi bán một loại chứng khoán nào đó, và họ đã có cùng mức giá, thì ta xét ưu tiên thứ hai là ưu tiên về thời gian – ưu tiên thời gian sớm hơn. Thứ ba, ưu tiên về khách hàng Nếu có nhiều người cùng đi mua hoặc đi bán một loại chứng khoán nào đó, và họ đã có cùng mức giá và cùng về thời gian, thì ta xét ưu tiên thứ 3 là ưu tiên về khách hàng – ưu tiên khách hàng không chuyên nghiệp. Thứ tư, ưu tiên về khối lượng Nếu có nhiều người cùng đi mua hoặc đi bán một loại chứng khoán nào đó, và họ đã có cùng mức giá, cùng về thời gian và cùng loại khách hàng thì ta xét ưu tiên thứ 4 là ưu tiên về khối lượng – ưu tiên khách hàng có khối lượng lớn hơn. Thứ năm, ngẫu nhiên Nếu có nhiều người cùng đi mua hoặc đi bán một loại chứng khoán nào đó, và họ đã có cùng mức giá, cùng về thời gian, cùng loại khách hàng và cùng về số lượng thì ta xét ưu tiên thứ 5 là ưu tiên ngẫu nhiên – máy tính sẽ ngẫu nhiên lựa chọn. 5. Lệnh giao dịch và định chuẩn lệnh Khái niệm lệnh giao dịch Nội dung của lệnh giao dịch Định lệnh chuẩn Các loại lệnh giao dịch Khái niệm lệnh giao dịch Lệnh giao dịch là lệnh mà NĐT ra lệnh cho CTCK thực hiện các yêu cầu mua hay bán CK cho mình hoặc là lệnh giao dịch mua bán của chính các nhà tự doanh được các đại diện giao dịch của thành viên nhập vào hệ thống giao dịch tại SGDCK. Nội dung của lệnh giao dịch Lệnh đó là mua hay bán Số lượng các CK được thể hiện bằng các con số Tên CK có thể được viết đầy đủ tên CTPH hoặc viết tắt hoặc được thể hiện bằng biểu tượng Lệnh đó là “lệnh thị trường”, “lệnh giới hạn”, “lệnh dừng”, “lệnh ATO” hay “lệnh ATC”. Tên của KH, mã số của lệnh, ngày lệnh được đưa ra. Định lệnh chuẩn Lệnh có giá trị trong ngày (Day order) Lệnh đến cuối tháng (GTM – Good Till Month) Lệnh có giá trị đến khi hủy bỏ (GTC – Good Till Canceled) Lệnh tự do quyết định (NH – Not Held) Lệnh thực hiện tất cả hay hủy bỏ (AON – All or Not) Lệnh thực hiện ngay toàn bộ hoặc hủy bỏ (FOK – Fill or Kill) Lệnh thực hiện ngay tức khắc hoặc hủy bỏ (IOC – Immediate or Cancel) Định lệnh chuẩn(tt) Lệnh tại lúc mở cửa hay đóng cửa (At the opening or market on close) Lệnh tuỳ chọn (Either/or order hay contingent order) Lệnh hoán đổi (switch order) Lệnh mua giảm giá (buy minus) Lệnh bán tăng giá (sell plus) Lệnh giao dịch chéo cổ phiếu (crossing stocks) Các loại lệnh giao dịch Lệnh giới hạn (LO) Lệnh thị trường (MP) Lệnh giao dịch tại mức giá khớp lênh xác định giá mở cửa (ATO) Lệnh giao dịch tại mức giá khớp lệnh xác định giá đóng cửa (ATC) Lệnh giới hạn (LO) Khái niệm: Là lệnh giao dịch trong đó người đặt lệnh đưa ra mức giá mua hay bán có thể chấp nhận được. Lệnh giới hạn mua chỉ ra mức giá cao nhất mà người mua chấp nhận thực hiện giao dịch; Lệnh giới hạn bán chỉ ra mức giá bán thấp nhất mà người bán chấp nhận thực hiện. Lệnh giới hạn(tt) Đặc điểm của lệnh giới hạn: NĐT đặt lệnh sẵn sàng mua CK với giá cao nhất. NĐT đặt lệnh sẵn sàng bán CK với giá thấp nhất. NĐT được ưu tiên mức giá tốt hơn có thể so với mức giá mà họ đưa ra. Người mua và người bán khớp lệnh cùng một mức giá. Lệnh giới hạn vừa ghi giá, vừa ghi số lượng. Lệnh giới hạn được áp dụng trong cả khớp lệnh định kỳ xác định giá mở cửa, xác định giá đóng cửa và khớp lệnh liên tục. Lệnh giới hạn(tt) Ưu nhược điểm của lệnh giới hạn Ưu điểm giúp cho NĐT dự tính được khoản lời lỗ khi giao dịch được thực hiện. Nhược điểm có thể là mất cơ hội đầu tư. Lệnh giới hạn(tt) Ví dụ về lệnh giới hạn: Lệnh thị trường (MP) Khái niệm: Khi sử dụng lệnh thị trường, NĐT sẵn sàng chấp nhận mua hoặc bán theo mức giá tốt nhất của thị trường. Lệnh thị trường(tt) Đặc điểm của lện thị trường: Lệnh thị trường chỉ ghi số lượng mà không ghi giá. Đây là lệnh được sử dụng phổ biến. Lệnh của NĐT hầu như luôn luôn được thực hiện. Một lệnh thị trường có thể được khớp với nhiều lệnh giới hạn tại nhiều mức giá khác nhau. Lệnh thị trường(tt) Ưu nhược điểm của lệnh thị trường: Ưu điểm: Tăng cừng tính thanh khoản cho thị trường. Dễ sử dụng, CTCK giảm được chi phí trong việc sửa chữa những sai sót trong việc đặt lệnh. Nhược điểm: dễ gây ra biến động giá bất thường, ảnh hưởng đến tính ổn định của thị trường, do lệnh luôn tiềm ẩn khả năng được thực hiện ở một mức giá không thể dự tính được. Có thể dẫn đến tình trạng mua hoặc bán CK với mức giá mà NĐT không mong muốn. Lệnh thị trường(tt) Nếu sau khi so khớp lệnh theo nguyên tắc ưu tiên về giá và thời gian mà khối lượng đặt lệnh của lệnh MP vẫn chưa được thực hiện hết thì lệnh MP sẽ được xem là lệnh mua tại mức giá bán cao hơn hoặc lệnh bán tại mức giá mua thấp hơn tiếp theo hiện có trên thị trường. Nếu khối lượng đặt lệnh của lệnh MP vẫn còn sau khi giao dịch theo nguyên tắc ở trên và không thể tiếp tục khớp lệnh được nữa thì lệnh MP sẽ được chuyển thành lệnh giới hạn mua tại mức giá cao hơn một bước giá so với giá giao dịch cuối cùng trước đó hoặc lệnh giới hạn bán tại mức giá thấp hơn một bước giá so với giá giao dịch cuối cùng trước đó. Trường hợp giá thực hiện cuối cùng là giá trần đối với lệnh MP mua hoặc giá sàn đối với lệnh MP bán thì lệnh thị trường sẽ được chuyển thành lệnh giới hạn mua tại giá trần hoặc lệnh giới hạn bán tại giá sàn. Lệnh thị trường(tt) Ví dụ: Sổ lệnh có các lệnh đặt bán CP X KL đặt mua: Giá đặt mua: Giá đặt bán: KL đặt bán 98.000 3.000 99.000 2.000 99.500 1.500 Nếu có Lệnh thị trường (MP) mua 9.000CP X Nhập lệnh. Khớp lệnh Lệnh đặt bán 3.000cp với giá 98.000$ Lệnh đặt bán 2.000cp với giá 99.000$ Lệnh đặt bán 1.500cp với giá 99.500$ Phần lệnh MP mua còn lại: 2.500cp sẽ được chuyển thành lệnh giới hạn mua tại mức giá 100.000$ cao hơn giá khớp lệnh cuối cùng 99.500$ một bước giá Lệnh giao dịch tại mức giá khớp lệnh xác định giá mở cửa (ATO) ATO là lệnh đặt mua hoặc đặt bán chứng khoán tại mức giá mở cửa. Lệnh ATO được ưu tiên trước lệnh giới hạn (LO) trong khi so khớp lệnh. Lệnh ATO được nhập vào hệ thống giao dịch trong thời gian khớp lệnh định kỳ để xác định giá mở cửa và sẽ tự động bị hủy bỏ sau thời điểm xác định giá mở cửa nếu lệnh không được thực hiện hoặc không được thực hiện hết. Lệnh giao dịch tại mức giá khớp lệnh xác định giá mở cửa(tt) Ví dụ: Cổ phiếu Y Giá tham chiếu: 99.000$ Lệnh được nhập vào h.thống theo thứ tự: A, B, C Sổ lệnh (trong thời gian khớp lệnh định kỳ) KL đặt mua:Giá đặt mua:Giá đặt bán: KL đặt bán 5.000C 100.000 ATO 4.000B 99.000 2.000A Lệnh giao dịch tại mức giá khớp lệnh xác định giá mở cửa(tt) Khớp lệnh: Giá khớp lệnh: 99.000$ Khối lượng khớp: 5.000 cp Trong đó: Lệnh ATO đặt bán: 4.000cp được ưu tiên trước so với lệnh giới hạn (LO) trong sổ khớp lệnh Lệnh đặt bán (LO) 5.000cp được bán 1.000cp với giá 99.000$. Dư bán 1.000cp Lệnh đặt mua 5.000cp được mua với giá 99.000$ Xác định giá mở cửa của CP Y: 99.000$. Lệnh giao dịch tại mức giá khớp lệnh xác định giá đóng cửa (ATC) Tương tự như lệnh ATO, nhưng được áp dụng trong thời gian khớp lệnh định kỳ để xác định giá đóng cửa. Một số lệnh khác Lệnh mở là lệnh có hiệu lực vô thời hạn Lệnh sửa đổi là lệnh do nhà đầu tư đưa vào hệ thống để sửa đổi một số nội dung vào lệnh gốc đã đặt trước đó. Lệnh huỷ bỏ là lệnh do nhà đầu tư đưa vào hệ thống để huy bỏ lệnh gốc đã đặt trước đó. Sửa, hủy lệnh giao dịch Trong thời gian khớp lệnh định kỳ: NĐT được hủy lệnh giao dịch đã đặt trong đợt khớp lệnh định kỳ. Trong thời gian khớp lệnh liên tục: NĐT có thể yêu cầu CTCK hủy lệnh nếu lệnh hoặc phần còn lại của lệnh chưa được thực hiện. Ghi chú Lệnh ATO và lệnh ATC trong 2 phiên khớp lệnh định kỳ có ý nghĩa như lệnh thị trường (MP) trong phiên khớp lệnh liên tục. Vì là lệnh chấp nhận giao dịch tại bất cứ giá nào nên 2 lệnh này được ưu tiên hơn so với lệnh giới hạn. NĐT không được phép đồng thời đặt lệnh mua và bán đối với 1 loại cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư trong cùng một ngày giao dịch. Chu kỳ thanh toán ở VN hiện nay: T+3. Chu kỳ thanh toán càng ngắn, rủi ro thanh toán càng giảm. 6. Đơn vị giao dịch Có ba loại lô: Lô chẵn (round – lot) - 10 CP hoặc TP. Được áp dụng cho từ 10 - 19.990 CP, hay 1 – 1999 lô chẵn CP. Từ 10 – 2990 TP, hay 1299 lô chẵn TP. Lô lẻ (odd – lot) – 1 – 9 CP, TP. Lô lớn (block – lot) (Cổ phiếu: 20.000 CP hoặc 300 tr đồng; Chứng chỉ quỹ đầu tư: 20.000 CC hoặc 300 trđồng; Trái phiếu: 300 trđồng). Đơn vị giao dịch thực hiện theo phương thức khớp lệnh quy định như sau: Cổ phiếu: 10 cổ phiếu Trái phiếu: 10 trái phiếu Chứng chỉ quỹ đầu tư: 10 chứng chỉ. Giới hạn về thỏa thuận giá đối với lô lớn Giá trị giao dịch được tính toán theo giá đóng cửa của ngày giao dịch gần nhất trước đó. Giá giao dịch lô lớn được thỏa thuận giữa các thành viên không lớn hơn giá đóng cửa của ngày giao dịch gần nhất trước đó cộng hai đơn vị yết giá và không nhỏ hơn giá đóng cửa của ngày giao dịch gần nhất trước đó trừ đi hai đơn vị yết giá. 7. Đơn vị yết giá Đơn vị yết giá là đơn vị tiền tệ nhỏ nhất mà giá CK có thể thay đổi. Hay nói cách khác, đơn vị yết giá là các mức giá tối thiểu trong việc đặt giá CK. Đơn vị yết giá có tác động tới tính thanh khoản của thị trường cũng như hiệu quả của NĐT. Nếu đơn vị yết giá nhỏ sẽ tạo ra nhiều mức giá lựa chọn cho NĐT nhưng mức giá sẽ dàn trải, không tập trung. Đơn vị yết giá lớn sẽ hạn chế các mức giá lựa chọn, không khuyến khích các NĐT nhỏ. 7. Đơn vị yết giá(tt) 8. Các loại giá trên TTCK Mệnh giá Thư giá Thị giá Hiện giá Giá niêm yết Giá khởi điểm Giá khớp lệnh Giá đóng cửa Giá mở cửa Giá tham chiếu Giá trần Giá sàn Mệnh giá (MG) Mệnh giá cổ phiếu MG của CK là số tiền ghi trên CK khi PH. MG cổ phiếu là giá trị ghi trên giấy chứng nhận cổ phiếu. MG của cổ phiếu chỉ có giá trị danh nghĩa. Ở Việt Nam, các CP chưa niêm yết thì có thể có các MG khác nhau. Nhưng khi đã niêm yết trên SGDCK là phải có mệnh giá là 10.000. Mệnh giá(tt) Mệnh giá TP: MG của CK là số tiền ghi trên CK khi PH. MG TP là số tền được nhận lại tại thời điểm đáo hạn của TP, là căn cứ để tính lãi chiết khấu và là yếu tố cấu thành nên giá trị TP trên thị trường, dó đó MG TP là cái mà NĐT quan tâm khi bỏ vốn đầu tư. Ở Việt Nam, theo quy định của pháp luật, MG TP là 100.000 Đ hoặc là bội số của 100.000 Đ. Thư giá Thư giá là giá cổ phiếu ghi trên sổ sách kế toán phản ánh tình trạng vốn cổ phần của CTCP ở một thời điểm nhất định. Giá sổ sách dùng để trả cho cổ đông khi CTCP bị phá sản. Giá sổ sách không ảnh hưởng nhiều tới giá thị trường. Thị giá Thị giá của CK là giá cả thị trường của các loại CK được mua bán trên thị trường thứ cấp. Là giá cả của CK trên thị trường một thời điểm nhất định. Thị giá thay đổi thường xuyên. Tùy theo quan hệ cung cầu mà thị giá có thể thấp hơn, cao hơn hay bằng giá trị thực của nó tại thời điểm mua bán. Quan hệ cung cầu đến lượt nó lại chịu tác động của nhiều nhân tố kinh tế, chính trị, xã hội trong đó yếu tố quan trọng nhất là giá trị thị trường của công ty và khả năng sinh lời của nó. Hiện giá Hiện giá là giá trị thực của CP tại thời điểm hiện tại. Được tính toán căn cứ vào giá trị sổ sách của công ty, cổ tức của công ty, triển vọng phát triển của công ty và lãi suất thị trường,… Đây là căn cứ quan trọng cho NĐT khi quyết định đầu tư vào CP, đánh giá được giá trị thực của CP, so sánh với giá thị trường và lựa chọn phương án đầu tư có hiệu quả nhất. Tại thời điểm cân đối giữa cung và cầu, hiện giá của CP là giá cả hợp lý của CP được NĐT chấp thuận. Giá niêm yết Giá niêm yết CK là giá được thực hiện tại phiên giao dịch đầu tiên khi công ty niêm yết trên TTCK và được hình thành qua kết quả đấu giá công khai dựa trên quan hệ cung cầu trên TTCK. Giá niêm yết là thuật ngữ thuộc thị trường thứ cấp. Giá khởi điểm Giá khởi điểm của CK là giá mà công ty phát hành chào bán khi phát hành chứng khoán trên TTCK. Giá khởi điểm là thuật ngữ thuộc thị trường sơ cấp (Phát hành lần đầu ra công chúng – IPO). Giá khớp lệnh Giá khớp lệnh là mức giá chứng khoán được xác định từ kết quả khớp lệnh tại sàn giao dịch chứng khoán. Giá khớp lệnh là thuật ngữ thuộc thị trường thứ cấp. Giá đóng cửa Giá đóng cửa là mức giá được thực hiện tại lần khớp lệnh cuối cùng trong ngày giao dịch. Giá đóng cửa là thuật ngữ thuộc thị trường thứ cấp. Giá mở cửa Giá mở cửa là giá đóng cửa của CK trong ngày giao dịch liền kề trước đó. Giá đóng cửa là thuật ngữ thuộc thị trường thứ cấp. Giá tham chiếu (GTC) GTC CK là mức giá được dùng làm cơ sở cho việc tính giới hạn giao động giá CK trong phiên giao dịch. GTC của TP là giá thực hiện của lần giao dịch gần nhất. GTC của CP và chứng chỉ QĐT đang giao dịch bình thường là giá đóng cửa của phiên giao dịch trước đó. Trường hợp niêm yết lần đầu thì trong phiên giao dịch lần đầu, SGDCK lấy giá trung bình của các lệnh mua làm GTC, trường hợp giá trung bình thấp hơn giá chào bán ra công chúng thì chọn giá chào bán ra công chúng làm GTC. Giá tham chiếu(tt) Trường hợp CK thuộc diện kiểm soát, SGDCK lấy mức giá trung bình của các lệnh bán hoặc các lệnh mua làm GTC; và chỉ tổ chức 1 đợt khớp lệnh lúc 10 giờ trong các ngày tiếp theo. Giá mở cửa của ngày đầu tiên CK được giao dịch lại được chọn làm GTC trong các trường hợp sau đây: CK bị tạm ngừng giao dịch trên 30 ngày; Tách hoặc gộp cổ phiếu; Ngày giao dịch cổ phiếu không được hưởng cổ tức và các quyền kèm theo. Giá trần Giá trần là mức giá có khả năng giao dịch cao nhất của một loại CK có thể thực hiện được trong một phiên giao dịch. Giá trần = GTC + (GTC x Biên độ giao động giá). Giá sàn Giá sàn là mức giá có khả năng giao dịch thấp nhất của một loại CK có thể thực hiện được trong một phiên giao dịch. Giá sàn = GTC - (GTC x Biên độ giao động giá). 9. Biên độ dao động giá Biên độ dao động giá là khoảng dao động giá CK quy định trong ngày giao dịch. Biên độ dao động giá là giá giới hạn của CK có khả năng giao dịch tại mức giá cao nhất và mức giá thấp nhất trong phiên giao dịch so với GTC. Biên độ dao động giá có thể thay đổi khác nhau theo quy định tại các SGDCK. 9. Biên độ dao động giá(tt) Biên độ dao động giá áp dụng cho CK niêm yết trong ngày giao dịch bằng (5% GTC đối với CP và chứng chỉ QĐT; 1,5% GTC đối với TP). Giới hạn dao động giá CK được tính như sau: Cổ phiếu và chứng chỉ quỹ đầu tư: Giá tối đa = GTC + (GTC x 5%) Giá tối thiểu = GTC - (GTC x 5%) Trái phiếu: Giá tối đa = GTC + (GTC x 1,5%) Giá tối thiểu = GTC - (GTC x 1,5%) 10. Quy trình khớp lệnh Quy trình khớp lệnh định kỳ Quy trình khớp lệnh liên tục Cách đọc thông tin trên bảng CK Chỉ số VN-INDEX Các ký hiệu trên TTCK Quy trình khớp lệnh định kỳ(KLĐK) Khái niệm: KLĐK là phương thức giao dịch dựa trên cơ sở tập hợp tất cả các lệnh mua và bán trong một khoảng thời gian nhất định, sau đó khi đến giờ chốt giá giao dịch, giá CK được khớp tại mức giá đảm bảo thực hiện được khối lượng giao dịch là lớn nhất (khối lượng mua và bán nhiều nhất). Khớp lệnh định kỳ là phương thức giao dịch dựa trên cơ sở tập hợp tất cả các lệnh mua và lệnh bán trong một đợt giao dịch và tạo ra giá khớp lệnh có khối lượng mua bán đạt được là lớn nhất. Những lệnh thỏa mãn giá khớp sẽ được thực hiện theo các thứ tự ưu tiên. Quy trình khớp lệnh định kỳ(tt) Đặc điểm của khớp lệnh định kỳ: Là phương thức phù hợp xác định mức giá cân bằng. Có thể ngăn chặn đột biến về giá của lệnh có khối lượng lớn hoặc thưa thớt. Giảm thiểu những biến động về giá từ giao dịch thất thường, tạo sự ổn định giá. Tuy nhiên, giá CK không phản ánh tức thời thông tin và hạn chế cơ hội. Được các SGDCK áp dụng để xác định giá mở cửa, đóng cửa hoặc giá của CK được phép giao dịch lại. Quy trình khớp lệnh định kỳ(tt) Ưu điểm: Phát hiện mức giá cân bằng, hạn chế sự biến động giá cả quá mức phát sinh từ việc phối hợp những lệnh được chuyển đến SGDCK một cách bất thường. Nhược điểm: Không phản ánh kịp thời những thông tin thị trường và hạn chế tính cấp thời của các giao dịch vì không có giao dịch nào xảy ra và không có giá cả nào được công bố trong suốt khoảng thời gian định kỳ đó. Quy trình khớp lệnh định kỳ(tt) Ví dụ 1: Về khớp lệnh định kỳ: Chứng khoán A được chào mua và chào bán Chào mua Chào bán Giá Số lượng Giá Số lượng 110.000 5.000 108.000 7.000 109.000 9.000 109.000 8.000 108.000 10.000 110.000 9.000 107.000 20.000 111.000 15.000 106.000 7.000 112.000 6.000. Quy trình khớp lệnh định kỳ(tt) (1) Hệ thống giao dịch tính khối lượng CK có thể mua theo từng mức giá từ giá chào mua cao nhất Giá mua Số lượng Tổng SL có thể mua 110.000 5.000 5.000 109.000 9.000 14.000 108.000 10.000 24.000 107.000 20.000 44.000 106.000 7.000 51.000. Quy trình khớp lệnh định kỳ(tt) (2) Hệ thống giao dịch tính khối lượng CK có thể bán theo từng mức giá từ giá chào bán thấp nhất. Giá bán Số lượng Tổng SL có thể bán 108.000 7.000 7.000 109.000 8.000 15.000 110.000 9.000 24.000 111.000 15.000 39.000 112.000 6.000 45.000. Quy trình khớp lệnh định kỳ(tt) (3) Hệ thống giao dịch chọn mức giá có khối lượng giao dịch nhiều nhất Giá SL có thể SL có thể Số lượng mua được bán được mua bán được 106.000 51.000 0 0 107.000 44.000 0 0 108.000 24.000 7.000 7.000 109.000 14.000 15.000 14.000 ------------------------------------------------------------ 110.000 5.000 24.000 5.000 111.000 0 39.000 0 112.000 0 45.000 0 Quy trình khớp lệnh định kỳ(tt) (4) Chứng khoán A khớp lệnh ở mức giá 109.000$ với số lượng mua bán được là 14.000. (5) Hệ thống giao dịch phân bổ: Lệnh mua: Giá 110.000$ ưu tiên mua 5.000 với giá 109.000$ Giá 109.000$ mua 9.000 với giá 109.000$ Lệnh bán: Giá 108.000$ ưu tiên bán 1.000 với giá 109.000$ Giá 109.000$ bán 7.000 với giá 109.000$ Quy trình khớp lệnh định kỳ(tt) (6) Số lượng dư mua, dư bán Dư mua Dư bán Giá Số lượng Giá Số lượng 112.000 6.000 111.000 15.000 110.000 9.000 109.000 1.000 108.000 10.000 107.000 20.000 106.000 7.000 Quy trình khớp lệnh định kỳ(tt) Ví dụ 2: Lệnh mua, bán CP XYZ được tập hợp từ lúc mở cửa 8h30’ đến 8h45’ (giờ chốt giá) với giá tham chiếu: 45.000Đ/CP được tổng hợp như sau: Quy trình khớp lệnh định kỳ(tt) Quy trình khớp lệnh định kỳ(tt) Khối lượng mua được ghép với khối lượng bán ở mức nhiều nhất là 200 lô C/P tại mức giá 45.000 Đ/CP. Những người mua được gồm: M11: 10lô; M9: 20lô; M7: 90lô; M5: 80lô. Những người được bán gồm: M2: 20lô; M4: 40lô; M6, M8: 140lô. Cả người mua và người bán đều thực hiện mức giá chung 45.000 Đ. Quy trình khớp lệnh định kỳ(tt) Chú ý: Tại mức giá 45.000Đ có 2 NMG M6 & M8 chào bán 150 lô C/P nhưng chỉ thực hiện được 140 lô, dư 10 lô. Vậy, lệnh của NMG nào được thực hiện? Ta phải xem xét các nguyên tắc ưu tiên: về thời gian, về KH, về khối lượng… Từ đó biết được lệnh nào được thực hiện trước, lệnh nào sau. Quy trình khớp lệnh định kỳ(tt) Giả sử trong 150 lô C/P đó có 100 lô M6 với thời gian đặt lệnh 8h35; 50 lô M8 thời gian đặt lệnh 8h40. Lúc đó, M6 sẽ thực hiện trước, sau đó mới đến M8 (với M6 thực hiện 100 lô, M8 với 40 lô). Nếu 2 lệnh M6 & M8 đều đặt lúc 8h35 thì việc xét ưu tiên phải tính đến lệnh KH chuyên nghiệp hay lệnh công chúng… Nhưng khi có nhiều mức giá có khối lượng lớn nhất (như nhau) thì giá giao dịch là giá gần giá tham chiếu. Quy trình khớp lệnh định kỳ(tt) Ví dụ 3: Giao dịch CP XYZ Giá TC: 45.000Đ/CP Quy trình khớp lệnh định kỳ(tt) Ví dụ 3: Giao dịch CP XYZ Giá TC: 45.000Đ/CP Quy trình khớp lệnh định kỳ(tt) Kết quả: Khối lượng giao dịch là 200 lô CP, với giá thích hợp 45.100Đ và 45.200Đ, và giá lựa chọn là 45.100Đ (vì sát với giá tham chiếu hơn). Nếu có các mức giá có khối lượng giao dịch là lớn bằng nhau và đều gần với giá tham chiếu thì tùy theo từng TTCK mà giá được chọn có thể là: Giá mà tại đó mức chênh lệch cung cầu thấp nhất. Giá cao hơn giá tham chiếu (VN áp dụng lợi giá này). Quy trình khớp lệnh định kỳ(tt) Ví dụ 4: Giao dịch CP XYZ Giá TC: 45.000Đ/CP Quy trình khớp lệnh định kỳ(tt) Kết quả: Khối lượng giao dịch là 200 lô CP. Các giá thích hợp: 44.900Đ, 45.000Đ, 45.100Đ và giá lựa chọn là 45.100Đ. Chọn tăng lên để tạo cho CP tính hấp dẫn. Quy trình khớp lệnh định kỳ(tt) Ví dụ 5: Sau 15 phút mở cửa, quầy giao dịch nhận được 17 lệnh đặt hàng (mua và bán) của C/P XYZ, máy chủ sẽ tự động tập hợp: GTC: 480 Quy trình khớp lệnh định kỳ(tt) Ví dụ 6: Cổ phiếu XYZ được tập hợp lệnh từ lúc mở cửa 9h – 9h15 chốt giá được tổng hợp ở bảng sau: Giá tham chiếu là 45.000 1. Xác định giá mở cửa và khối lượng giao dịch tại giá mở cửa. 2. Xác định các NMG được thực hiện (SL và G cụ thể). 3. Xđịnh tình trạng thị trường sau khi th trường xđịnh giá mở cửa. Ví dụ 6: Khớp lệnh định kỳ(tt) Giá tham chiếu: 45.000 1. Xác định giá, kh/lượng, giá trị giao dịch khi mở cửa. 2. Xác định NĐT được thực hiện. 3. Xác định tình trạng th.trường sau khi kh.lệnh xđ giá mở cửa. Ví dụ 6: Khớp lệnh định kỳ(tt) Giá khớp lệnh của thị trường đối với CP XYZ là giá mà tại đó có khối lượng giao dịch là lớn nhất. Theo kết quả tính toán ta thấy khối lượng giao dịch lớn nhất là 710 lô, mới mức giá 45.2. Các NĐT mua được là: M7(ATO): 700 lô; M5: 10 lô. Các NĐT bán được là: M8(ATO): 300 lô; M2: 60 lô; M4: 140 lô; M6: 210 lô. Cả NĐT mua và NĐT đều thực hiện tại cùng một mức giá: 45.2 Ví dụ 6: Khớp lệnh định kỳ(tt). Tình trạng của thị trường đối với CP XYZ sau khi khớp lệnh định kỳ xác định giá mở cửa: Quy trình khớp lệnh liên tục Khái niệm: Khớp lệnh liên tục (KLLT): giao dịch thực hiện liên tục ngay khi có các lệnh đối ứng được nhập vào hệ thống. KLLT là phương thức giao dịch được thực hiện trên cơ sở so khớp các lệnh mua và lệnh bán CK ngay khi lệnh được nhập vào hệ thống giao dịch. Quy trình khớp lệnh liên tục(tt) Tại SGDCK Hà Nội chỉ áp dụng phương thức khớp lệnh liên tục. Tại SGDCK TP.HCM áp dụng phương thức khớp lệnh liên tục trong đợt khớp lệnh thứ 2 và thứ 3. Quy trình khớp lệnh liên tục(tt) Nguyên tắc khớp lệnh liên tục Ưu tiên về giá: Lệnh mua có mức giá cao hơn được ưu tiên thực hiện trước. Lệnh bán có mức giá thấp hơn được ưu tiên thực hiện trước. Ưu tiên về thờ gian: Trường hợp các lệnh mua hoặc bán có cùng mức giá thì lệnh nhập vào hệ thống giao dịch trước sẽ được ưu tiên thực hiện trước. Quy trình khớp lệnh liên tục(tt) Ưu điểm: Giá cả phản ánh tức thời các thông tin trên thị trường. Khối lượng giao dịch lớn, tốc độ giao dịch nhanh Hạn chế được chênh lệch giữa giá lệnh mua và lệnh bán. Nhược điểm: Chỉ tạo ra một mức giá cho một giao dịch điển hình chứ không phải là tổng hợp các giao dịch. Quy trình khớp lệnh liên tục(tt) Ví dụ 7: Cổ phiếu ABC, Giá của phiên trước là 45.000Đ/CP, giờ mở cửa 8h45’. Quy trình khớp lệnh liên tục(tt) Ví dụ 7: Cổ phiếu ABC, Giá của phiên trước là 45.000Đ/CP, giờ mở cửa 8h45’. Quy trình khớp lệnh liên tục(tt) Sau khi khớp giá, giao dịch được thực hiện và giá giao dịch được thiết lập. Giao dịch 30 lô cổ phiếu XYZ tại mức giá 45.100Đ. Hãy xác định khối lượng và giá được mua, được bán của từng nhà đầu tư. Sau khi khớp lệnh định kỳ, thị trường chuyển sang khớp lệnh liên tục, với các lệnh vào thời gian thứ tự như sau: Ví dụ 8: Khớp lệnh liên tục từ 9h15-11h30 (Xem tiếp ví dụ 6 của khớp lệnh định kỳ) Ví dụ 6: Khớp lệnh định kỳ(tt). Tình trạng của thị trường đối với CP XYZ sau khi khớp lệnh định kỳ xác định giá mở cửa: Ví dụ 8: Khớp lệnh liên tục(tt) Ví dụ 8: Khớp lệnh liên tục(tt) Khi đưa lệnh 01 vào sẽ chưa khớp được vì không phù hợp với mức giá, nên lệnh 01 sẽ ở trạng thái chờ. Khi đưa lệnh 02 vào (SL:100 lô, G:45.2), lệnh 02 sẽ khớp với M5 SL:10 lô, giá: 45.2. Vậy lệnh 02 còn 90 lô. Khi đưa lệnh thị trường MP03 (mua) vào (SL:500 lô), lệnh MP03 sẽ khớp với lệnh 02 SL: 90 lô, giá 45.2, sẽ khớp với lệnh 01 SL 100 lô, giá 45.3. Vậy lệnh thị trường MP03 còn dư 310 lô và sẽ được chuyển thành lệnh giới hạn mua cao hơn một mức giá so với giá khớp gần nhất trước đó. Nên lệnh MP03 sẽ chuyển thành lệnh LO mua với SL310, giá 45.4. Khi đưa lệnh thị trường MP04 (bán) vào (SL1000 lô), lệnh MP04 sẽ khớp với lệnh LO với SL310, giá 45.4, sẽ khớp với M3 với SL180, giá 45.1, và sẽ khớp với M1 với SL100, giá 44.8. Vậy lệnh MP04 còn dư 1000-310-180-100=410 lô. Và lệnh MP04 sẽ chuyển thành lệnh LO bán với mức giá 44.7. Ví dụ 9: Cho sổ lệnh của CP XYZ tại thời điểm 9h15 nhu sau: Giá tham chiếu:17.5000đ Ví dụ 9 (tt): Cho sổ lệnh của CP XYZ tại thời điểm 9h15 như sau: Giá tham chiếu:17.5000đ Ví dụ 9 (tt): Cho sổ lệnh của CP XYZ tại thời điểm 9h15 như sau: Giá tham chiếu:17.5000đ Mức giá khớp lệnh của thị trường là mức giá mà tại đó có khối lượng cổ phiếu giao dịch nhiêu nhất. Theo kết quả tính toán thì mức giá khớp lệnh của thị trường đối với CP XYZ là 17.5 và khối lượng CP giao dịch thành công là: 3100 lô. Những nà môi giới mua được là: B10: 100 lô; B9: 600 lô; B8: 200 lô; C2: 300 lô; B7: 400 lô; B6: 200 lô; C1: 100 lô; B5: 1200 lô. Những nà môi giới bán được: B22(ATO): 900 lô; B12: 500 lô; B13: 300 lô; B14: 500 lô; B15: 600 lô. Ví dụ 9 (tt): Cho sổ lệnh của CP XYZ tại thời điểm 9h15 như sau: Giá tham chiếu:17.5000đ Ví dụ 10 (tiếp theo ví dụ 9) a. Hãy xác định giá khớp lệnh, khối lượng khớp lệnh, lệnh thực hiện được của các NĐT và sổ lệnh còn lại sau khi khớp lệnh. b. Khi khi kết thúc khớp lệnh định kỳ, thị trường chuyển sang khớp lệnh liên tục, với các lệnh vào theo thời gian thứ tự như sau: Hãy xác định khối lượng và giá được mua, được bán của các nhà đầu tư. Ví dụ 10 (tiếp theo ví dụ 9) (01) Khi đưa lệnh MP mua D1 (1000 lô) vào sẽ khớp với B16: 900 lô, khớp với B18: 100 lô. (02) Khi đưa lệnh mua D2 (SL: 1000 lô; G:17.1) vào sẽ chưa thực hiện được vì không thõa mãn về mức giá và vẫn ở trạng thái chờ. (03) Khi đưa lệnh MP bán D3 (1500 lô) vào sẽ khớp với B5: 300 lô, khớp với B4: 900 lô, khớp với B3: 300 lô. (04) Khi đưa lệnh mua D4 (SL:800; G:17.8) vào sẽ khớp với B18: 300 lô; C4: 400 lô. Lệnh mua D4 còn dư SL:100 lô; G:17.8. (05) Khi đưa lệnh bán D5 (SL:1200; G:17.1) vào sẽ khớp với D4 (SL:100 lô; G:17.8), khớp với B3 (SL:400 lô; G:17.3), khớp với B2 (SL:200 lô; G:17.2), khớp với B1 (SL:500 lô; G: 17.1). (06) Khi đưa lệnh bán D6 (SL:1900 lô; G:17.7) vào sẽ chưa khớp được vì không thỏa mãn về mức giá. Ví dụ 9 (tt): Sổ lệnh sau đợt khớp lệnh liên tục: Giá tham chiếu:17.5000đ Cách đọc thông tin trên bảng CK Ý nghĩa của các chữ số màu xanh, vàng đỏ Các thông tin cơ bản được thể hiện trong bảng điện tử Ý nghĩa của các chữ số màu xanh, vàng đỏ Màu xanh lá: Biểu tượng cho sự thay đổi tăng giá Màu tím: Biểu tượng cho sự tăng kịch trần (hoặc ký hiệu bằng chữ CE) Màu đỏ: Biểu tượng cho sự thay đổi giảm giá Màu xanh da trời: Biểu tượng cho sự giảm kịch sàn (hoặc ký hiệu bằng chữ FL) Màu vàng: Biểu tượng cho sự đứng giá (không thay đổi) Các thông tin cơ bản trên bảng điện tử Cột mã chứng khoán: Là mã hiệu (tên viết tắt) của CK được đăng ký và niêm yết tại SGDCK. Cột giá tham chiếu: Là giá đóng cửa của ngày giao dịch trước đó và là cơ sở để xác định giá trần, giá sàn của ngày giao dịch hiện tại. Các thông tin cơ bản trên bảng điện tử(tt) Cột giá trần: Là mức giá cao nhất mà NĐT có thể đặt lệnh mua, bán CK.  Trên SGDCK TP HCM: Giá trần = Giá tham chiếu + 5% *Giá tham chiếu Trên SGDCK Hà Nội: Giá trần = Giá tham chiếu + 10% * Giá tham chiếu Cột giá sàn: Là mức giá thấp nhất mà NĐT có thể đặt lệnh mua, bán CK. Trên SGDCK TP HCM: Giá sàn = Giá tham chiếu - 5% * Giá tham chiếu Trên SGDCK Hà Nội: Giá sàn = Giá tham chiếu - 10% * Giá tham chiếu Các thông tin cơ bản trên bảng điện tử(tt) Cột giá mở cửa: Là mức giá thực hiện đầu tiên trong ngày giao dịch. Cột giá đóng cửa: Là mức giá thực hiện cuối cùng trong ngày giao dịch. Cột giá khớp lệnh: Là mức giá tại đó khối lượng CK được giao dịch nhiều nhất. Cột khối lượng khớp lệnh: Là khối lượng CK được thực hiện tại mức giá khớp lệnh. Cột chênh lệch (+/-): Là thay đổi của mức giá hiện tại so với giá tham chiếu trong ngày giao dịch (= giá hiện tại – giá tham chiếu). Các thông tin cơ bản trên bảng điện tử(tt) Cột mua: gồm 6 cột biểu thị cho 3 mức giá đặt mua cao nhất tương ứng với các khối lượng đặt mua tại các mức giá cao nhất đó. Khi kết thúc phiên giao dịch Bảng điện tử sẽ hiện thị các thông tin về khối lượng CK tương ứng với các mức giá chưa được khớp lệnh (dư mua). Cột bán: gồm 6 cột biểu thị cho 3 mức giá đặt bán thấp nhất tương ứng với các khối lượng đặt bán tại các mức giá thấp nhất đó. Khi kết thúc phiên giao dịch Bảng điện tử sẽ hiện thị các thông tin về khối lượng CK tương ứng với các mức giá chưa được khớp lệnh (dư bán). Chỉ số VN-INDEX ∑ Pit * Qit VN-INDEX = ------------- * 100 ∑ Pi0 * Qi0 Trong đó: Pit: Giá thị trường hiện hành của giá CP i Qit: Số lượng niêm yết hiện hành của CP i Pi0: Giá thị trường vào ngày gốc của CP i Qi0: Số lượng niêm yết vào ngày gốc của CP i Chỉ số VN-INDEX(tt) Ví dụ (1) SGDCK TP.HCM có 3 chứng khoán A,B và C ------------------------------------------------------------ Thời Cổ Phiếu A Cổ phiếu B Cổ phiếu C Điểm KL Giá KL Giá KL Giá N gốc 1.000 15 2.300 12 2.000 13 N-1 1.000 14 2.300 13 2.000 15 N 1.000 18 2.300 15 2.000 14 Chỉ số VN-INDEX(tt) (2) Tính chỉ số VN-Index Thời điểm N-1: VN Index N-1 Chỉ số VN-INDEX(tt) Thời điểm N: VN Index N Chỉ số VN-INDEX(tt) Tính tăng giảm Số điểm ngày N so với ngày N -1 = 117,35 – 107,73 = 9,62 điểm (tăng) Tỷ lệ % tăng: = (80.500 – 73.900) / 73.900 = 6.600 / 73.900 = 8,93% Hay = (117,35 – 107,73) / 107,73 = 9,62 / 107,73 = 8,93% Các ký hiệu chủ yếu trên TTCK Các ký hiệu trạng thái CK Các ký hiệu của sàn giao dịch CK Các ký hiệu trạng thái CK P: Chứng khoán giao dịch bình thường H: Chứng khoán bị tạm ngưng giao dịch trong 1 ngày giao dịch S: Chứng khoán bị ngừng giao dịch C: Chứng khoán bị kiểm soát X: Chứng khoán bị hủy niêm yết Các ký hiệu của sàn giao dịch CK XD: Giao dịch không hưởng cổ tức XR: Giao dịch không hưởng quyền kèm theo XI: Giao dịch không hưởng lãi TP SP: Ngừng giao dịch DS: Chứng khoán cảnh báo II. CÁC GIAO DỊCH ĐẶC BiỆT Giao dịch khối Giao dịch lô lẻ Giao dịch cổ phiếu mới đưa vào niêm yết Tách, gộp cổ phiếu Giao dịch không được hưởng cổ tức và quyền kèm theo Giao dịch cổ phiếu quỹ Giao dịch bảo chứng Giao dịch thâu tóm Giao dịch khối (lô lớn) Những giao dịch có khối lượng lớn (số cổ phiếu và giá trị lớn) được gọi là lô lớn. Ở Việt Nam, Lô lớn (block – lot) (CP: 20.000 CP hoặc 300 tr đồng, Chứng chỉ QĐT: 20.000 CC hoặc 300 trđồng, TP: 300 tr đồng). Thông thường những giao dịch có khối lượng lớn được giao dịch theo cách riêng gọi là giao dịch khối. Có 2 cách giao dịch: Tổ chức đấu thầu Thương lượng dựa trên giá đóng cửa. Giao dịch lô lẻ Lô lẻ là những lô khối từ 1 tới 9 CP (lô trường hợp lô chẵn 10 CP); 1 tới 99 CP (trường hợp lô chẵn 100 CP); 1 tới 999 CP (trường hợp lô chẵn 1000 CP). Giá giao dịch lô lẻ thường được xác định trên cơ sở quyết định của CTCK căn cứ vào giá đóng cửa của ngày hôm trước và thực hiện theo nguyên tắc thoả thuận. Việc giao dịch lô lẻ thường được thực hiện tại CTCK và trong giao dịch lô lẻ CTCK thường thu phí cao hơn. Giao dịch CP mới đưa vào niêm yết Trong ngày giao dịch đầu tiên, các SGDCK thường có những phương thức khác nhau trong việc xác định mức giá đầu tiên cho CP mới niêm yết (giá tham chiếu). Tùy theo tình trạng thị trường, các SGDCK có thể lựa chọn áp dụng một phương thức xác định giá tham chiếu: giá chào bán, giá mở cửa và giá trung bình. Luật CK ở các TTCK cũng thường quy định nghĩa vụ tạo thị trường của tổ chức BLPH nhằm duy trì sự ổn định giá của CP mới niêm yết trong một khoảng thời gian nhất định kể từ ngày được chính thức niêm yết. Tách, gộp cổ phiếu Tách, gộp CP là việc chia nhỏ hoặc gộp nhiều CP lại với nhau thành một CP mới. Việc tách, gộp CP sẽ không làm thay đổi vốn của TCPH, nhưng lại làm tăng, giảm số lượng CP đang lưu hành, do đó dẫn đến thay đổi giá CP sau khi quá trình tách gộp hoàn tất. Việc tách, gộp phải được HĐQT thông qua và báo cáo cho UBCK, và công bố thông tin tách, gộp. SGDCK tạm ngừng giao dịch để tiến hành tách, gộp. Sau khi tách, gộp phải xác định lại GTC cho phiên giao dịch đầu tiên. Về nguyên tắc, giá CP sau khi thực hiện tách, gộp được xác định dựa trên căn cứ giá giao dịch trước khi thực hiện tách, gộp nhân với tỷ lệ tách, gộp CP. Giao dịch không được hưởng cổ tức Định kỳ, theo quyết định của HĐQT, CTCP có thể trả cổ tức bằng tiền hoặc CP. Những cổ đông có danh sách vào ngày đăng ký cuối cùng sẽ nhận cổ tức. Những cổ đông sở hữu CK từ sau ngày khoá sổ sẽ không được nhận cổ tức. Nếu ngày thanh toán là T + 3 thì CK không có cổ tức sẽ như sau: Giao dịch không được hưởng cổ tức(tt) Khi đó ngày T + 1, T + 2 và T + 3 được SGDCK công bố là ngày giao dịch không được hưởng cổ tức (ex-dividend date). Vào ngày CP bắt đầu giao dịch không được hưởng cổ tức, giá của CP sẽ được SGDCK điều chỉnh giảm đi tương ứng với giá trị của khoản cổ tức sẽ được chi trả cho các cổ đông. Giao dịch không được hưởng cổ tức(tt) Vào ngày CK không có cổ tức, GTC sẽ bằng giá đóng cửa ngày hôm trước trừ đi cổ tức. Nếu trả cổ tức bằng CP: Giá đóng cửa ngày hôm trước Giá tham chiếu = 1 + tỷ lệ trả cổ tức bằng CP Nếu vừa trả cổ tức bằng tiền và bằng cổ phiếu: Giá đóng cửa ngày hôm trước - cổ tức bằng tiền Giá tham chiếu = 1 + tỷ lệ trả cổ tức bằng CP Giao dịch không được hưởng quyền Tương tự, NĐT có thể không được hưởng quyền mua CP trong trường hợp CTCP phát hành tăng vốn. Vào ngày giao dịch không được hưởng quyền (ex-right date), SGDCK cũng thông báo cho NĐT điều chỉnh giảm giá loại CP đó tương ứng với giá trị của quyền mua CP. Giao dịch cổ phiếu quỹ CK quỹ là phần CK do TCPH mua lại chính CK do mình phát hành ra để nhằm chống lại việc bị thâu tóm, hợp nhất hoặc hạn chế giá CK bị giảm mạnh Việc mua CK này phải chịu sự giám sát chặt chẽ của SGDCK. TCPH mở một tài khoản tại một CTCK chỉ định. Giao dịch cổ phiếu quỹ(tt) Một ngày trước ngày giao dịch công ty phải trình cho SGDCK đơn xin mua CK (trình bày số lượng, giá). Số lượng không được vượt quá 10% CP lưu hành. Lệnh phải đặt trước khi mở cửa thị trường và chỉ được đặt lệnh một lần trong một ngày. Việc mua lại chỉ được thực hiện trong phạm vi 90 ngày và trong vòng 6 tháng không được bán lại CK ra thị trường kể từ ngày mua lại. Giá đặt mua CK ngân quỹ không được vượt quá giá đóng cửa ngày hôm trước trong một tỷ lệ quy định. Giao dịch bảo chứng (Giao dịch ký quỹ) Giao dịch bảo chứng hay giao dịch ký quỹ, đó là việc mua hoặc bán CK trong đó NĐT chỉ có một phần tiền hoặc CK, phần còn lại do CTCK cho vay. Giao dịch bảo chứng gồm có hai loại: Mua ký quỹ Bán khống Mua ký quỹ Mua ký quỹ (margin purchase) là việc mua CK bằng tài khoản ký quỹ; NĐT chỉ cần có một số tiền nhất định trong tổng giá trị CK đặt mua, phần còn lại sẽ do CTCK cho vay. Sau khi thực hiện giao dịch, CK mua được do CTCK nắm giữ để làm vật thế chấp. Khi NĐT có nhu cầu bán CK, CTCK sẽ thực hiện lệnh bán CK và thu về phần vốn đã cho vay và cả lãi. NĐT tiến hành giao dịch mua ký quỹ khi kỳ vọng giá CK sẽ tăng. Mua ký quỹ(tt) Muốn thực hiện giao dịch mua ký quỹ, NĐT phải mở một tài khoản ký quỹ. Trong hợp đồng mở tài khoản ký quỹ quy định rõ chủ tài khoản phải đảm bảo được tỷ lệ ký quỹ bắt buộc do UBCK quy định. Tỷ lệ này càng cao thì số giá trị CK hoặc số tiền NĐT vay từ CTCK càng nhỏ. Trong quá trình giao dịch, NĐT luôn phải đảm bảo tỷ lệ ký quỹ này. Nếu không CTCK sẽ bán số CK ký quỹ của NĐT. Mua ký quỹ(tt) Tài khoản mua bảo chứng được sử dụng khi NĐT muốn vay vốn trong KDCK. NĐT thường phải ký quỹ một nữa hoặc nhiều hơn giá mua để được vay số còn lại và dùng số CK mua được làm vật thế chấp. Ví dụ: Ông Tèo mua 100 CP với giá 10.000 đ/CP, ông ta thanh toán giao dịch này bằng cách chỉ bỏ ra 600.000 đ, vay của CTCK 400.000 đồng. Mua ký quỹ(tt) Tài khoản mua bảo chứng của ông Tèo: Giá trị CP 1.000.000 Vốn vay 400.000 Vốn sở hữu 600.000 Nếu giá CP rớt xuống còn 8.000 đ/Cp thì tài khoản bảo chứng sẽ là: Giả sử mức bảo chứng ở mức 36%, thì giá CK là bao nhiêu? Giả sử mức bảo chứng bảo vệ là 40%, thì khi giá rớt xuống 5.000 đ/cp, ông Tèo phải nộp vào tài khoản bao nhiêu tiền? Bán khống Bán khống (short sale) là việc bán CK không thuộc sở hữu của NĐT tại thời điểm bán; hay nói cách khác bán khống là việc NĐT vay CK của CTCK để bán vào thời điểm giá cao, sau đó sẽ mua CK khi giá giảm xuống để trả lại cho CTCK. Khi áp dụng nghiệp vụ bán khống, NĐT kỳ vọng giá CK sẽ giảm, điều này ngược với trường hợp mua ký quỹ. Giao dịch thâu tóm Tổ chức, cá nhân nắm giữ hoặc cùng với người có liên quan nắm giữ tới các mức 5%, 10%, 15%, 20% vốn cổ phần của một TCNY, mỗi khi có giao dịch làm tăng, giảm các mức nắm giữ nói trên phải báo cáo bằng VB cho UBCKNN, SGDCK và TCNY trong vòng 03 ngày làm việc, kể từ ngày giao dịch đạt tỷ lệ sở hữu trên. Giao dịch thâu tóm(tt) Người thâu tóm phải báo cáo UBCKNN bằng văn bản về ý định thâu tóm. Sau 10 ngày làm việc, kể từ ngày báo cáo, nếu UBCKNN không có ý kiến khác, người thâu tóm phải công bố chào mua công khai trên 03 số liên tiếp của 01 tờ báo trung ương, 01 tờ báo địa phương hoặc trên bản tin TTCK nơi TCNY bị thâu tóm đóng trụ sở chính. Sau khi công bố công khai, người thâu tóm không được thay đổi ý định thâu tóm đã công bố. Giá chào mua không được thấp hơn giá hiện hành của cổ phiếu niêm yết trên thị trường trước ngày chào mua. Giao dịch thâu tóm(tt) Thời hạn chào mua công khai không dưới 30 ngày và không quá 60 ngày. Trong thời hạn chào mua công khai, người thâu tóm phải áp dụng các điều kiện chào mua công khai cho tất cả cổ đông của TCNY bị thâu tóm; không được từ chối mua CP của bất cứ cổ đông nào của TCNY như các điều kiện đã công bố và không được mua bán CP của TCNY dưới bất kỳ hình thức nào khác. Việc hoàn tất giao dịch thâu tóm TCNY phải được thực hiện trong vòng 05 ngày làm việc kể từ khi hết thời hạn chào mua công khai. Trường hợp người thâu tóm nắm giữ tới 80% vốn cổ phần của TCNY bị thâu tóm thì TCNY bị huỷ bỏ niêm yết. Trong vòng 10 ngày, kể từ ngày công bố kết quả mua lại, nếu các cổ đông còn lại có yêu cầu, người thâu tóm có nghĩa vụ phải mua tiếp CP của họ theo đúng điều kiện chào mua công khai đã công bố. Người thâu lóm không được bán CP đã mua trong vòng 06 tháng, kể từ ngày kết thúc việc thâu tóm.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pptbc3a0i_gie1baa3ng_che1bba9ng_khoc3a1n_vc3a0_the1bb8b_trc6b0e1bb9dng_che1bba9ng_khoc3a1n_2_3915.ppt