Bài giảng Chính sách phân chia cổ tức
Bài 1: Công ty AGFISH thông báo chia lợi tức bằng cổ phần cho cổ đông với tỷ lệ 20%. Biết giá bán của một cổ phần là 35.500 $. Một cổ đông đang sở hữu 500 cổ phần của AGFISH. Hỏi:
a/ Cổ đông này sẽ nhận được bao nhiêu cổ phần mới?
b/ Giá bán kỳ vọng của mỗi cổ phần sẽ là bao nhiêu?
23 trang |
Chia sẻ: hao_hao | Lượt xem: 3563 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Chính sách phân chia cổ tức, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
* CHƯƠNG VII CHÍNH SÁCH PHÂN CHIA CỔ TỨC * I. Ý NGHĨA CHÍNH SÁCH PHÂN CHIA CỔ TỨC Chính sách phân chia cổ tức xác định cách phân phối lợi nhuận ròng, một phần cho cổ đông dưới dạng lợi tức cổ phần (cổ tức), một phần lợi nhuận giữ lại dùng để tái đầu tư - Lợi nhuận giữ lại là nguồn vốn nội bộ quan trọng dùng để phát triển hoạt động sản xuất – kinh doanh của DN - Lợi tức cổ phần là phần lợi nhuận chính DN chi trả cho các cổ đông góp vốn vào DN. * II. CÁC YẾU TỐ QUYẾT ĐỊNH CHÍNH SÁCH CỔ TỨC 1. Các hạn chế pháp lý Không thể dùng vốn của một DN để chi trả cổ tức Cổ tức phải được chi trả từ lợi nhuận ròng hiện nay và trong thời gian qua Không thể chi trả cổ tức khi DN mất khả năng thanh toán. * 2. Các ảnh hưởng của thuế 3. Các ảnh hưởng của khả năng thanh toán 4. Khả năng vay nợ và tiếp cận các thị trường vốn 5. Ổn định thu nhập 6. Triển vọng tăng trưởng 7. Lạm phát …………….. * III. CÁC CHÍNH SÁCH CỔ TỨC TRONG THỰC TIỄN 1. Chính sách lợi nhuận giữ lại thụ động Chính sách lợi nhuận giữ lại thụ động xác nhận rằng một doanh nghiệp nên giữ lại lợi nhuận khi nào mà DN có các cơ hội đầu tư hứa hẹn các tỷ suất sinh lợi cao hơn tỷ suất sinh lợi mong đợi mà các cổ đông đòi hỏi. * Lý thuyết giữ lại lợi nhuận ngụ ý là chi trả cổ tức thay đổi từ năm này sang năm khác và tùy thuộc vào các cơ hội đầu tư có sẵn Một doanh nghiệp có nhiều cơ hội đầu tư tăng trưởng trong nhiều năm có thể bị buộc phải cắt giảm cổ tức hoặc bán cổ phần mới nhằm thỏa mãn các nhu cầu tài trợ và duy trì cấu trúc vốn tối ưu Nguyên lý giữ lại lợi nhuận thụ động đề xuất là DN trong giai đoạn tăng trưởng thường có tỷ lệ chi trả cổ tức thấp hơn các DN đang trong giai đoạn bão hòa. * 2. Chính sách cổ tức tiền mặt ổn định Hầu hết các DN và các cổ đông thích chính sách cổ tức tương đổi ổn định hơn Những gia tăng trong tỷ lệ cổ tức thường bị trì hoãn cho đến khi nào các giám đốc tài chính công bố rằng các khoản lợi nhuận trong tương lai đủ cao đến mức độ thỏa mãn cổ tức lớn hơn Cổ tức có xu hướng gia tăng theo thời gian nhưng sự gia tăng cổ tức thường trễ hơn gia tăng lợi nhuận. * * Lý do tại sao các nhà đầu tư thích cổ tức ổn định: Nhà đầu tư cảm thấy sự thay đổi cổ tức có nội dung hàm chứa thông tin Nhiều cổ đông cần và lệ thuộc vào một dòng cổ tức không đổi cho các nhu cầu lợi nhuận tiền mặt của mình Cổ tức ổn định là một đòi hỏi mang tính pháp lý. * IV. CÁCH THỨC CHI TRẢ CỔ TỨC Quyết định về chi trả cổ tức được đặt trong tay của hội đồng quản trị của công ty Việc chi trả cổ tức cho cổ đông được ghi nhận vào một ngày cụ thể Khi cổ tức được công bố, nó trở thành một trách nhiệm tài chính đối với công ty và không thể dễ dàng thay đổi Trước khi chi trả cổ tức, ngoài việc công bố cổ tức được hưởng công ty còn phải chuẩn bị danh sách cổ đông chính thức được thụ hưởng cổ tức vào ngày chi trả. * Các ngày then chốt trong thể thức chi trả cổ tức 24 / 2 27 / 2 3 / 3 15 / 3 Ngày công bố Ngày không có cổ tức Ngày ghi sổ Ngày chi trả - Ngày công bố: hội đồng quản trị thông qua và công bố cổ tức sẽ được chi trả cho mỗi cổ phần là bao nhiêu - Ngày ghi sổ: công ty lập danh sách tất cả cổ đông nào được xem là cổ đông được hưởng cổ tức - Ngày không có cổ tức: các nhà đầu tư mua cổ phần vào ngày hoặc sau ngày này không được hưởng cổ tức - Ngày chi trả: từ 2 - 4 tuần sau ngày ghi sổ, cổ tức được chi trả cho cổ đông bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản. * V.CÁC VẤN ĐỀ KHÁC CỦA CHÍNH SÁCH PHÂN CHIA CỔ TỨC 1. Chia thêm cổ phiếu Chia thêm cổ phiếu là số cổ phiếu được chia thêm cho mỗi cổ phần của cổ đông Giá trị cổ phiếu chia thêm không lớn hơn lượng vốn tái tạo của DN và tỷ lệ cổ phần sở hữu của cổ đông trong DN được giữ nguyên không đổi. * VD: Công ty CP Thịnh Phát có cơ cấu vốn trước khi chia thêm cổ phiếu như sau: CP thường (MV=5$,400.000 CP) 2.000.000 Thặng dư vốn 1.000.000 Lợi nhuận giữ lại 7.000.000 Tổng vốn CP thường 10.000.000 Công ty dự tính chia thêm 5% cổ phiếu cho cổ đông (20.000 CP). Thị giá cổ phiếu công ty hiện thời là 40$/CP. * Bảng phân bổ vốn sau khi chia thêm cổ phiếu CP thường (MV=5$,420.000 CP) 2.100.000 Thặng dư vốn 1.700.000 Lợi nhuận giữ lại 6.200.000 Tổng vốn CP thường 10.000.000 Với số CP được chia thêm, 800.000$ lợi nhuận giữ lại (40$ x 20.000CP) được chuyển thành cổ phần thường dưới khoản mục thặng dư vốn. * Mệnh giá không đổi, số CP tăng thêm 20.000 nên khoản mục cổ phần thường tăng thêm 100.000$ Phần còn lại 700.000$ được đưa vào khoản mục thặng dư vốn Tài sản ròng của công ty vẫn giữ nguyên không đổi. * Giả sử tổng lợi nhuận sau thuế của công ty là 1 triệu $ Trước khi cổ phiếu được chia thêm thu nhập mỗi cổ phiếu (EPS): EPS = 1 triệu/400.000 = 2,5$ Sau khi chia thêm cổ phiếu: EPS = 1 triệu/420.000 = 2,38$ Cổ đông có nhiều cổ phiếu hơn nhưng thu nhập/CP thấp hơn Tỷ lệ tổng thu nhập của cổ đông giữ cổ phiếu thường vẫn giữ nguyên không đổi. * 2. Chia nhỏ cổ phần Chia nhỏ cổ phần được hiểu một cách đơn giản là số cổ phiếu sẽ tăng lên tỷ lệ với mệnh giá của cổ phiếu giảm xuống Ví dụ: cơ cấu vốn của công ty ABC trước khi chia nhỏ cổ phiếu được cho trong bảng sau: CP thường (MV=5$, 400.000CP) 2.000.000 Thặng dư vốn 1.000.000 Lợi nhuận giữ lại 7.000.000 Tổng vốn CP thường 10.000.000 * Sau khi chia nhỏ cổ phần, cơ cấu vốn của công ty như sau: CP thường(MV=2,5,800.000CP) 2.000.000 Thặng dư vốn 1.000.000 Lợi nhuận giữ lại 7.000.000 Tổng vốn CP thường 10.000.000 Nhận xét: Mệnh giá cổ phiếu thay đổi Các khoản mục không đổi Tổng vốn CP thường vẫn giữ nguyên. * * Tác dụng của việc chia thêm cổ phiếu và chia nhỏ cổ phần Chia thêm CP có tác dụng làm tăng số CP đang lưu hành và tái phân phối vốn giữa các tài khoản vốn của DN Chia nhỏ CP được sử dụng trong trường hợp công ty muốn giảm giá CP của mình trên thị trường để có thể bán CP rộng rãi cho dân chúng. * 3. Mua lại cổ phần Mua lại cổ phần tương tự như là quyết định chính sách cổ tức Công ty có thể mua lại trực tiếp từ các cổ đông của mình bằng cách đưa ra giá đệm hoặc mua ở thị trường tự do hoặc thương lượng với những người nắm giữ lượng lớn các cổ phần như các định chế Cổ phần được mua lại gọi là cổ phần ngân quỹ. * Việc mua lại cổ phần làm tăng thu nhập trên mỗi cổ phần cho số CP đang lưu hành còn lại và làm tăng giá CP nếu các nhà đầu tư áp dụng cùng một tỷ số giá trên thu nhập (P/E) cho mỗi CP trước và sau khi mua lại Tỷ số P/E bằng giá mỗi CP chia cho thu nhập mỗi CP Thông thường, công ty sẽ công bố dự định mua lại một số cổ phần của mình để các nhà đầu tư được biết. * Ví dụ: Công ty HP dự định phân phối 750 triệu $ cho các cổ đông dưới hình thức hoặc chia cổ tức bằng tiền mặt hoặc mua lại cổ phần Công ty có lợi nhuận dự kiến 625 triệu trong năm sắp tới và có khoảng 250 triệu CP đang lưu hành. Giá thị trường hiện tại của CP là 50$/CP Nếu chia cổ tức bằng tiền mặt thì cổ tức cho mỗi CP là 3$ (750 triệu $/250 triệu CP) Nếu mua lại CP thì giá mua là 53$/CP với số lượng CP mua lại là 14.150.943 CP (750 triệu $/53$). * * Nhận xét: Tài sản của các cổ đông trước và sau khi mua lại cổ phần không thay đổi (53$/CP) Giá trị của công ty sẽ không chịu tác động bởi cách thức mà lợi nhuận được chi trả cho cổ đông Tuy nhiên, trong thực tế mua lại CP có làm gia tăng giá CP (tăng giá trị công ty), vì: Ảnh hưởng của thuế: thu nhập lãi vốn chịu thuế ít hơn thu nhập cổ tức Phát tín hiệu cho các nhà đầu tư rằng công ty sẽ có lợi nhuận và dòng tiền cao hơn trong tương lai. * Bài tập: Bài 1: Công ty AGFISH thông báo chia lợi tức bằng cổ phần cho cổ đông với tỷ lệ 20%. Biết giá bán của một cổ phần là 35.500 $. Một cổ đông đang sở hữu 500 cổ phần của AGFISH. Hỏi: a/ Cổ đông này sẽ nhận được bao nhiêu cổ phần mới? b/ Giá bán kỳ vọng của mỗi cổ phần sẽ là bao nhiêu?
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- quan_tri_chat_luong_chuong_vii_751.ppt