Thân thuốc lá
- Thân thuốc lá thuộc loại thân đơn trục mọc thẳng cao từ 1-3m. Chiều cao thân phụ thuộc và giống, điều kiện canh tác, kỹ thuật gieo trồng, thời vụ
- Trên thân có nhiều lóng và ngăn cách bởi các đốt, mỗi đốt mang một lá và một chồi nách. Trong chồi nách phân ra làm 2 loại: chồi nách chính (ở giữa nách lá), chồi nách phụ (ở 2 bên). Khi ta ngắt chồi chính thì các chồi phụ sẽ phát sinh. Khi chồi phụ phát sinh ta có thể ngắt để tập trung dinh dưỡng cho các lá chính.
- Trên thân có một lớp lông dính bao phủ, mật độ lông thay đổi theo các giai đoạn sinh trưởng, cây càng già mật độ lông trên thân càng giảm.
58 trang |
Chia sẻ: nhung.12 | Lượt xem: 1864 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Cây thuốc lá, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CÂY THUỐC LÁNGƯỜI THỰC HiỆN: PHAN ĐÌNH TUYẾNĐƠN VỊ: HÒA ViỆT JSCCây thuốc lá (Nicotiana)I. Giá trị kinh tế và tình hình sản xuất1. Giá trị kinh tế- Cây thuốc lá có nguồn gốc Nam Mỹ và có lịch sử trồng trọt cách đây khoảng 4000 năm- Từ Nam Mỹ cây thuốc lá được đem đi trồng khắp nơi trên thế giới thuộc châu Á, châu Mỹ, châu Âu, châu Phi- Ý nghĩa kinh tế: + Thuốc lá là mặt hàng xa xỉ phẩm nhưng nhu cầu sử dụng trên thị trường thế giới là rất lớn. Trồng thuốc lá cho hiệu quả cao hơn nhiều so với cây trồng khác (1000-1200 USD/1tấn lá khô)+ Trong thuốc lá có thể chiết suất một số chất hoá học có thể được sử dụng làm thuốc bảo vệ thực vật.+ Trong y học người ta chiết suất từ thuốc lá chất Hemoglobin được sử dụng làm thuốc chữa bệnh.2. Tình hình sản xuất* Tình hình sản xuất trên thế giới- Diện tích thuốc lá chủ yếu tập trung ở Châu Á 2.500.000ha, Châu Mỹ 1.600.000 ha, Châu Phi 326.000 ha với nhiều loại thuốc khác nhau trong đó chủ yếu là giống thuốc lá sợi vàng- Chất lượng thuốc lá tốt tập trung ở một số bang của nước Mỹ, Cu Ba và Ấn Độ* Tình hình sản xuất thuốc lá tại Việt Nam- Thực dân Pháp đã đưa cây thuốc lá vào trồng ở Việt Nam vào 1935 tại Bình Thuận, 1940 thuốc lá mới được trồng ở miền Bắc- Ở miền Bắc thuốc lá sợi vàng được trồng từ năm 1940 ở Cao Bằng, Lạng Sơn với giống thuốc lá sợi vàng- Nhìn chung năng suất thuốc lá của Việt Nam còn thấp do: + Chưa có giống thuốc lá cho năng suất cao mà chủ yếu là giống cũ + Do kỹ thuật thâm canh còn nhiều hạn chế: mật độ, phân bón, thời vụ- Phân bố các vùng sản xuất thuốc lá ở nước ta (ở các vùng đất bạc màu) + Các tỉnh miền núi: Cao Bằng, Lạng Sơn, Thanh Hoá là vùng có diện tích thuốc lá lớn của cả nước, đất đai có thể mở rộng được diện tích, đất hơi chua, dinh dưỡng trung bình. + Vùng thuốc lá Đông Nam Bộ ( Quảng Ngãi, Đồng Nai, Tây Ninh): có khí hậu nhiệt độ cao, đất đai tốt, có thể mở rộng được diện tích.II. Cơ sở sinh vật học2.1. Phân loại thực vật- Cây thuốc lá thuộc ngành hạt kín AngiospermaeLớp hai lá mầm DicotylendonesPhân lớp cúc AsteridaeBộ hoa mõm sói ScrophularialesHọ cà SolanaceaeChi NicotianaTrong chi Nicotiana có 50-70 loài, phần lớn là dạng cỏ, còn một số ít loài dạng thân đứng, hầu hết là các loài dại phụ, chỉ có 2 loài có giá trị kinh tế là - Nicotiana Tabacum L. - Nicotiana Rustica L.N.TabacumN.RusticaRễ tương đối lớnRễ nhỏThân: tương đối to, chiều cao thân từ 1-3mThân: nhỏ, chiều cao thấp 0,3-1mLá: to, mỏng, số lượng lá từ 15-100 láLá: nhỏ, dày, số lượng lá từ 8-20 láHoa: hồng hoặc phớt hồngHoa: vàng hoặc xanh vàngQuả: to, nâuQuả: nhỏHạt: rất nhỏ. 0.05-0.09g/1000hạtHạt: 0.2-0.3g/1000hạtHoa của 2 loài thuốc láN.rusticaN.tabacum2.2 Đặc điểm thực vật học của các giống thuốc lá sợi vàng Virginia2.2.1. Đặc điểm bộ rễ- Rễ thuốc lá gồm rễ trụ, rễ con, rễ hấp thu+ Rễ trụ là rễ phát triển từ phôi của hạt, có khả năng ăn sâu 1-1,2 m. + Rễ con được phân nhánh ra từ rễ chính cùng với các rễ . Rễ con là thành phần chính trong bộ rễ của cây thuốc lá.- Rễ thuốc lá có khả năng tái sinh mạnh, hình thành các rễ bất định ở phần cổ rễ khi ta vun xới- Rễ thuốc lá là cơ quan duy nhất hình thành nên Nicotin. Nicotin được hình thành ở rễ sau đó được vận chuyển đưa lên các bộ phận khác ở trên cây nhất là phần lá.- Bộ rễ thuốc lá thích hợp với pH từ 6-7 - Rễ thuốc lá ưa ẩm nhưng rất sợ úng. Trong điều kiện ngập úng bộ rễ thuốc lá không phát triển được.- Có 2 chứng minh để chứng minh Nicotin được hình thành từ rễ2.2.2. Thân thuốc lá- Thân thuốc lá thuộc loại thân đơn trục mọc thẳng cao từ 1-3m. Chiều cao thân phụ thuộc và giống, điều kiện canh tác, kỹ thuật gieo trồng, thời vụ- Trên thân có nhiều lóng và ngăn cách bởi các đốt, mỗi đốt mang một lá và một chồi nách. Trong chồi nách phân ra làm 2 loại: chồi nách chính (ở giữa nách lá), chồi nách phụ (ở 2 bên). Khi ta ngắt chồi chính thì các chồi phụ sẽ phát sinh. Khi chồi phụ phát sinh ta có thể ngắt để tập trung dinh dưỡng cho các lá chính. - Trên thân có một lớp lông dính bao phủ, mật độ lông thay đổi theo các giai đoạn sinh trưởng, cây càng già mật độ lông trên thân càng giảm.2.2.3. Lá thuốc lá- Đặc điểm chung của lá thuốc lá + Lá thuốc lá mọc từ các đốt của thân theo một đường vòng xoắn từ dưới lên trên và phân bố đều ra bốn hướng của cây + Hình dạng, kích thước lá thuốc thay đổi phụ thuộc vào giống, điều kiện ngoại cảnh, kỹ thuật canh tác. Các lá thuôc ở giữa to hơn các lá thuốc ở gốc và ngọn. Lá thuốc lá hình trứng, ô van, e líp, thuôn bầu, thuôn dài .... + Số lá trên cây thay đổi theo giống, trung bình các giống ở nước ta có số lá trung bình từ 20-35 lá + Bề mặt lá thuốc khi non có lông tơ màu trắng, dày và dính bao phủ. Khi già lớp lông tơ thưa dần, ít dính và rụng đi.Một số dạng lá thuốc- Đặc điểm sinh trưởng của lá thuốc trên cây+ Lá thuốc lá do các mầm sinh trưởng phân hoá tạo thành theo thứ tự từ dưới lên trên, cho đến khi mầm chuyển sang phân hoá mầm hoa sẽ kết thúc giai đoạn phân hoá lá. Thời gian phân hoá lá dài hay ngắn phụ thuộc và giống, điều kiện chăm sóc. Các giống có thời gian sinh trưởng dài, số lá ít, thời gian phân hoá lá dài và ngược lại- Quá trình sinh trưởng của lá (30-45 ngày) có thể chia làm 3 giai đoạn + Giai đoạn 1: từ khi lá được phân hoá cho tới khi diện tích lá đạt ¼ diện tích lá tối đa. Giai đoạn này là giai đoạn phân hoá các tế bào của lá, diện tích lá tăng chậm nhưng nó quyết định đến kết cấu lá và diện tích lá sau này. + Giai đoạn 2: tiếo theo giai đoạn 1 cho đến khi lá đạt tới diện tích lá tối đa. Đây là giai đoạn sinh trưởng mạnh của lá, diện tích lá tăng nhanh do các tế bào được phân hoá ở giai đoạn trước tăng nhanh thể tích. Giai đoạn này quyết định đến diện tích lá thuốc+ Giai đoạn 3: từ khi lá đạt diện tích lá tối đa cho tới khi lá chín. Giai đoạn này diện tích lá tăng rất chậm các lá tiến hành tổng hợp và tích luỹ các hợp chất hữu cơ do vậy quyết định đến trọng lượng và chất lượng của lá thuốc. Trên bản thân một phiến lá, các bộ phận khác nhau sẽ được phát sinh khác nhau dẫn đến chín khác nhau. Các phiến lá xa gân chính, xa cuống lá được phân hoá sớm sẽ chín sớm và ngược lại- Phân loại lá thuốc lá + Lá gốc chiếm 10% số lá trên cây, phẩm cấp loại 5. Lá mỏng, hàm lượng nicotin thấp, cellulose cao, khi hút thuốc nóng, nhẹ + Lá nách dưới chiếm 15% số lá trên cây, phẩm chất loại 3. Lá nhỏ, mỏng, hàm lượng nicotin thấp, đường ít + Lá trung châu (lá giữa) chiếm 40% số lá trên cây. Lá có chất lượng tốt, loại 1. Lá to, dày, hàm lượngđường cao, nicotin vừa phải, thuốc thơm, cháy tốt + Lá nách trên chiếm 25% số lá trên cây, phẩm chất lá loại 2. Lá nhỏ hơn lá giữa, hàm lượng đạm cao, nicotin tương đối cao, đường thấp thuốc sấy khó vàng + Lá ngọn chiếm 10% số lá trên cây, lá nhỏ, dày, lượng đạm và nicotin trong lá cao, hút nặng, phẩm cấp loại 42.2.4. Hoa, quả, hạt- Hoa + Hoa thuốc lá thuộc loại hoa tự hữu hạn. Khi chuỳ sinh trưởng ở đỉnh không phân hoá lá nữa thì chuyển sang phân hoá hoa. Đầu tiên hoa trung tâm xuất hiện trước, từ gốc của hoa này phát sinh ra 3 cành chạc, trên các cành chạc này tiếp tục ra hoa. + Quy luật nở hoa: Từ trên xuống dưới, từ ngoài vào trong (các hoa trung tâm nở trước sau đó tới các hoa trên các nhánh thứ cấp). Thời gian nở hoa tương đối dài, vì vậy khi để giống cần chọn hoa và quả ra và chín tập trung. + Đặc điểm của hoa đơn: Hoa có 5 cánh màu hồng hoặc phớt hồng có 1 nhị cái, 5 nhị đực (4 dài + 1 ngắn), bầu nhuỵ có 2-4 ô, hoa tự thụ phấn là chính, tỷ lệ giao phấn rất thấp (1-2%), tỷ lệ đậu quả cao 90 – 95%. Bình thường mỗi cây có 100-150 quả, có những cây tuỳ theo giống có thể có đến 400-450 quả + Hoa thuốc chủ yếu là hoa tự thụ phấn. Hiện tượng giao phấn chỉ chiếm 3-5%- Quả + Quả thuốc lá thuộc loại quả nang, sau khi hoa nở 35-40 ngày thì qủa chín có màu nâu, vỏ quả rất dễ dàng bị nứt bắn hạt ra ngoài. + Tỷ lệ đậu quả rất cao (>90%). Trên một cây thuốc lá có từ 100-400 quả.- Hạt + Hạt thuốc lá có kích thước rất nhỏ, khối lượng 1000 hạt biến động từ 0,05-0,09g/1000 hạt. Trong 1 quả có rất nhiều hạt. Bình quân có 2000-4000 hạt/quả + Cấu tạo hạt thuốc lá: Mặt ngoài là lớp vỏ cứng dày, nhăn, gồ ghề, màu nâu tối, gồm 4 lớp tế bào cutin - gỗ - vách mỏng – cutin hoá. Lớp vỏ này có 1 lỗ nảy mầm. Do có lớp vỏ dày không cho không khí và nước lọt vào nên hạt thuốc lá có khả năng giữ sức nảy mầm lâu, khi gieo cần xử lý kỹ để cho tỷ lệ nảy mầm cao. Bên trong hạt có chứa 2 lá mầm, phôi rễ, phôi mầm, hái lá mầm lớn chứa chất dự trữ và dầu (30-31%)+ Đặc điểm sinh lý của hạt cần chú ý: - Hạt thuốc lá chín sinh lý sau chín hình thái 10-12 tháng, vì vậy sau khi thu hoạch cần bảo quản hạt 1 năm mới đem gieo. - Hạt có khả năng giữ sức nảy mầm lâu, dễ bảo quản giống, trong điều kiện nhiệt độ thấp có thể giữ sức nảy mầm 10-15 năm hoặc lâu hơn nữa - Hạt nhỏ dễ lẫn tạp cơ giới, cần quản cách li giống tốt. - Do hạt nhỏ có cấu tạo bền vững, thời kỳ cây con rất yếu vì vậy khi trồng thuốc lá cần phải làm vườn ươm.3. Các thời kỳ sinh trưởng và phát triển của cây thuốc lá3.1. Các thời kỳ sinh trưởng, phát triển của thuốc lá ở vườn ươm3.1.1. Thời kỳ từ gieo - mọc: đây là thời kỳ đầu tiên của chu kỳ sống của cây thuốc lá + Hạt thuốc lá gieo xuống đất hút ẩm 60% trọng lượng ban đầu thì bắt đầu quá trình nảy mầm + Thời gian từ gieo - mọc cần 4-6 ngày. Nếu thời kỳ này gặp rét thì thời gian có thể kéo dài trên 15 ngày , nếu đất khô thì thời gian này cần tưới bổ sung. + Nhiệt độ thích hợp cho hạt nảy mầm 22-280C, dưới 180C hạt hút nước chậm, quá trình nảy mầm kéo dài, nhiệt độ dưới 120C hạt ngừng hút nước không nảy mầm + Điều kiện: độ ẩm đất đạt 70% độ ẩm bão hoà, cần đủ oxy để hạt nảy mầm3.1.2. Thời kỳ chữ thập: + Sau khi cây mọc 6-7 ngày trên cây xuất hiện lá thật thứ 2 tạo thành dạng chữ thập, rễ cây con ăn sâu vào đất 8-12cm, bắt đầu phát sinh rễ nhánh. Giai đoạn này cây còn nhỏ, dễ chết vì vậy cần chăm sóc đặc biệt. + Yêu cầu: tưới nước đủ ẩm cho cây con đảm bảo 80-90% độ ẩm đất, tránh tưới đẫm quá làm tăng độ ẩm không khí mặt đất gây bệmh cho cây con (bệnh thối rễ, chết ẻo) Ánh sáng đầy đủ, thiếu ánh săng cây con vươn cao lá mỏng, yếu dễ bị đổ rạp. Cần tiến hành tỉa cây những nơi quá dầy.3.1.3. Thời kỳ phát triển rễ + Sau giai đoạn chữ thập các lá bắt đầu phân hoá nhưng tốc độ sinh trưởng của lá và cây chậm, chiều cao thân không tăng. Trong giai đoạn này bộ rễ phát triển mạnh, nếu điều kiện thuận lợi giai đoạn này kéo dài 12 – 15 ngày và kết thúc khi cây có 3-4 lá thật, cuối giai đoạn ra rễ, rễ cái có thể ăn sâu vào trong đất 12-15cm hoặc sâu hơn, bộ rễ ăn ngang 10-15cm. + Yêu cầu: - Bón phân đầy đủ cho cây, nhất là sử dụng các loại phân kích thích cho quá trình ra rễ như lân và kali, thường bón lót đầy đủ các loại phân này. Trong thời kỳ phát triển rễ thường hạn chế bón N hơn các thời kỳ khác, nếu thời kỳ này cây còi cọc cần tưới phân đạm với mục đích tạo cho cây con khoẻ. - Hạn chế độ ẩm đất, trung bình 60-70% để rễ ăn sâu - Diệt trừ cỏ dại, tỉa thưa đảm bảo mật độ cây con, ánh sáng đầy đủ3.1.4. Thời kỳ sinh trưởng thân lá của cây con (thời kỳ hình thành con thuốc) + Sau giai đoạn ra rễ là giai đoạn phát triển nhanh của thân, đặc biệt là lá. Diện tích lá tăng nhanh trong một giai đoạn ngắn (12-15 ngày) lá lớn nhất trên cây là lá thứ 3-4, có thể dài 12-15cm, thân cao 2-3cm. Khi cây có 6-8 lá thật trên cây, cây mềm, dai có thể đem trồng được. + ở vụ đông: 40-45 ngày, vụ xuân 60 ngày + Yêu cầu: - Cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cây nhất là đạm. Đảm bảo đủ ẩm đạt 80-90% độ ẩm tối đa. Cuối giai đoạn trước khi nhổ đem trồng 7-10 ngày ngừng tưới nước để huấn luyện cho cây chịu hạn tốt, khi trồng sẽ phục hồi nhanh. - Yêu cầu đủ ánh sáng, tỉa thưa cây – cây 3-4cm - Nhiệt độ thích hợp 18-240C3.2. Các thời kỳ sinh trưởng của cây thuốc lá ở ruộng sản xuất3.2.1. Giai đoạn phục hồi sinh trưởng- Là giai đoạn cần thiết để cây tái tạo lại bộ rễ bị đứt khi nhổ từ vườn ươm đem trồng ra ruộng sản xuất. Giai đoạn này phục hồi khả năng hút nước của bộ rễ cũ kéo dài 7-10 ngày sau trồng, yêu cầu đủ ẩm tưới nước liên tục, đảm bảo độ ẩm đất 80-85% đến khi lá xanh cứng trở lại.3.2.2. Giai đoạn ra rễ- Sau khi hồi xanh bộ rễ cây thuốc lá phát triển mạnh cây ra nhiều rễ mới để khôi phục khả năng hút nước và chất dinh dưỡng nuôi cây. Sau trồng 15-20 ngày bộ rễ mới bắt đầu tăng nhanh, 30-35 ngày tăng nhanh nhất (tốc độ đạt 100%), 45 ngày sau trồng bộ rễ phát triển chậm lại.- Sự sinh trưởng của thân lá ở thời kỳ này chậm. - Yêu cầu: + Xới xáo, vun cao tạo lớp đất tơi xốp, thoáng khí, cung cấp O2 cho bộ rễ phát triển. Có thể làm đứt rễ để kích thích cho rễ mới phát sinh nhiều. + Yêu cầu về lượng nước thấp, cần định kỳ làm thiếu ẩm cho đất để kích thích bộ rễ ăn sâu, độ ẩm đất cần đạt 60-70% độ ẩm đất tối đa + Cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cây nhất là P, K3.2.3. Giai đoạn sinh trưởng của thân và lá thuốc lá- Thời kỳ này kéo dài 30-35 ngày và quyết định năng suất của cây thuốc lá- Thời kỳ này thân lá phát triển mạnh, tốc độ vươn cao của thân, tốc độ phát triển của lá đạt đỉnh cao vào thời kỳ này- Thời kỳ này chia làm 2 thời kỳ ngắn + Thời kỳ từ phát triển rễ đến tròn mình: hoàn thiện việc phân hoá số lá trên cây + Thời kỳ từ khi cây thuốc lá tròn mình đến khi cây thuốc lá có nụ (60-70 ngày sau trồng), thời kỳ này diện tích lá, khối lượng lá tăng nhanh, bề dày lá phát triển. Hình dạng và kích thước lá đặc trưng cho giống.- Yêu cầu + Đáp ứng đủ nhu cầu nước cho cây, nếu đất khô hạn cần tưới bổ sung nước cho thời kỳ này + Nhiệt độ tương đối cao: 25-280C cây sinh trưởng tốt + Dinh dưỡng cần nhiều N, K để cho bộ lá phát triển3.2.4. Giai đoạn già chín của lá thuốc- Biểu hiện: Lá thuốc từ màu xanh non chuyển sang xanh vàng. Cây chuyển từ sinh trưởng sinh dưỡng sang sinh trưởng sinh thực, gân lá trắng. Lúc này ta tiến hành thu hoạch lá thuốc- Trong thời kỳ này ta thường bấm ngọn tỉa cành để tập trung dinh dưỡng cho các lá thuốc còn lại để tăng chất lượng cũng như năng suất thuốc- Yêu cầu: nhiệt độ cao, có nắng, giảm độ ẩm đất, nễu có mưa phải tháo nước kịp thời để tránh hiện tượng ngập úng.4. Thành phần sinh hoá ở trong lá thuốc4.1. Nicotin (C10H14N2)- Là thành phần chính, đóng vai trò quyết định phẩm chất thuốc lá tạo độ nặng nhẹ khi lá thuốc khi hút. Nicotin trong thuốc lá biến động tù 0,4-7% nhưng hàm lượng Nicotin vừa đủ 1,2-1,7% sẽ cho chất lượng thuốc hút tốt.- Nicotin là một hợp chất chứa đạm thuộc loại ancaloit. Nicotin ở trong cây có hai dạng: + Dạng kết hợp: ít ảnh hưởng tới phẩm chất của thuốc lá + Dạng tự do: có ảnh hưởng tới phẩm chất của thuốc lá. Khi hút thuốc Nicotin tự do đã gây kích thích các cơ quan vị giác gây cảm giác nặng nhẹ cho thuốc lá.- Khi hút nicotin đã phân giải thành NH3 trong khói thuốc và như vậy gây nên phản ứng của khói thuốc gọi là phản ứng kiềm.- Hàm luợng Nicotin trong lá thuốc lá + Theo quan điểm mới: >2,0% - tốt, = 2,0% trung bình, 1,5-1,7% trung bình, >1,7% kém.- Nicotin được hình thành từ rễ và được đưa lên các bộ phận khác trong cây: thân lá- Hàm lượng Nicotin phụ thuộc vào: + Giống: K326, C176 có hàm lượng Nicotin cao + Bón phân: Bón nhiều N nicotin tăng + Đất đai: đất giàu và nghèo N + Thời tiết khí hậu: thời tiết khô hanh hàm lượng Nicotin cao + Vị trí các lá trên cây + Trong một lá: ở mép lá hàm lượng Nicotin cao hơn ở giữa, ở gân lá có hàm lượng Nicotin cao hơn ở phiến lá.4.2. Pr và các hợp chất chứa đạm khác- Có liên quan đến phẩm chất của thuốc lá- Chiếm 12-15% trong thuốc lá- Pr là một vật chất có N tham gia vào cấu tạo nguyên sinh chất của tế bào nên ảnh hưởng tới sinh trưởng của cây.Nếu hàm lượng Nicotin cao và không cân đối với Gluxit thì chất lượng lá thuốc sẽ kém- Trong cây hàm lượng Pr tăng dần từ lá gốc tới lá ngọnHàm lượng Pr phụ thuộc và kỹ thuật bón phân, làm đất4.3. Gluxit- Là thành phần tham gia cấu tạo tế bào của cây- Nó chiếm 25-50% trọng lượng khô trong lá thuốc- Hàm lượng Gluxit cao thuốc sấy có màu vàng, sấy dễ cháy, phản ứng khói thuốc là phản ứng axit- Trong gluxit ngoài thành phần chung còn có đường, tinh bột và xellulose + Hàm lượng đường cao khi hút sẽ không bị khét + Tinh bột và xellulose là những nguyên liệu dự trữ, trong quá trình chế biến nó sẽ được phân giải thành đường.4.4 Các chỉ tiêu để đánh giá phẩm chất thuốc lá* Chỉ tiêu sinh hoá- Chỉ số Shmuck = Đường tổng số/Pr tổng số (hoặc = đường tổng số/Ntổng số x6,25) Chỉ số này = 1 phẩm chất thuốc lá thuộc mức trung bình Chỉ số này > 1 phẩm chất thuốc lá thuộc mức tốt Chỉ số này 85%). - Lấy hạt giống ở trên những cây khỏe mạnh, không có sâu bệnh, các cây lóng ngắn, lá to, dày, chín đều.- Tiến hành gieo: Vì hạt thuốc lá rất nhỏ nên khi gieo người ta thường trộn thêm với đất bột để gieo cho đều. + Với vụ đông xuân: Thường gieo tháng 10 để trồng vào tháng 12, thời gian sinh trưởng của cây con khoảng 60 ngày. + Vụ xuân: Gieo tháng 12 để trồng vào tháng 2, thời gian này trồng rất thuận lợi do có mưa vào tháng 2, nhiệt độ thuận lợi. + Vụ đông: Gieo cuối tháng 8 và đầu tháng 9 để trồng vào tháng 10 vụ này cần sử dụng các giống ngắn ngày để sau khi thu hoạch thuốc lá thì có thể kịp thời để trồng các loại cây khác ở vụ xuân. + Khi gieo hạt cần chú ý: Do hạt thuốc lá nhỏ, có cấu tạo rất bền vững, nên phải xử lý hạt trước lúc gieo. Ngâm hạt vào trong nước 4 - 6h để hạt trương lên, loại bỏ những hạt lép lửng. Sau đó xử lý bằng dung dịch CuSO4 1% để trừ nấm bệnh trong khoảng 10 phút. Sau đó rửa sạch và ngâm vào nước ấm khoảng 25 - 300C với thời gian 10 - 12 phút. Rồi sau đó đem ủ 5 - 6 ngày để hạt nứt nanh thi ta đem gieo (hạt nhú phôi trắng thì đem gieo)c - Chăm sóc vườn ươm: Đây là khâu quan trọng nhất- Nếu gieo hạt vào mùa mưa ta phải làm giàn để che chắn chống mưa.- Tưới nước thường xuyên, độ ẩm duy trì 70 - 80% là tốt nhất.- Bón thúc phân: Thường thi ta tưới phân kali, phân N loãng với nồng độ 1% vào thời kỳ cây phát triển rễ và thân lá→ Thông thường lượng phân là: 50kg (NH4)2SO4 + 50kg K2SO4 nồng độ 1%.- Tia cây: + Lần1: thời kỳ cây chữ thập + Lần2: thời kỳ lúc lá thật dài 2 - 3cm + Lần3: thời kỳ lúc lá thật dài 3 - 4cmNguyên tắc tỉa: Đều cây, đều khoảng. Sau đó tiến hành làm cỏ, phòng trừ sâu bệnh nếu có.2 - Kỹ thuật trồng ở ruộng sản xuất:a - Chọn đất và làm đất- Đất đai là yếu tố ảnh hưởng tới năng suất và phẩm chất đối với cây thuốc lá vì vậy khi chọn đất để trồng cây thuốc lá ta nên chọn những đất có thành phần cấu tạo nhẹ, đất thịt nhẹ, đất cát pha để tạo điều kiện thông thoáng cho bộ rễ sinh trưởng và phát triển tốt. + Đất có tầng canh tác dày thì tốt (nếu > 80cm thì rất tốt) các loại đất bạc màu có tầng canh tác mỏng cũng trồng được nhưng năng suất thấp. + pH trung tính, pH tốt 6 -7. Cây thuốc lá có khả năng chịu được pH từ 5 - 8 → đối với những loại đất chua trong kỹ thuật trồng trọt ta cần bón thêm vôi. + Đất trồng thuốc lá yêu cầu có mực nước ngầm sâu, rễ thuốc lá rất sợ úng. Trong điều kiện ngập úng bộ rễ không phát triển được thì cây thuốc lá chết ngay. + Hàm lượng dinh dưỡng: Giàu N, P, K, giàu mùnĐối với các loại đất bạc màu: nghèo dinh dưỡng, chua thì ảnh hưởng đến năng suất, ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cây. Các loại đất Cao Bằng, Lạng Sơn hiện nay đang phát triển tương đối mạnh vì trong đất có hàm lượng K khá cao rất thích hợp cho cây thuốc lá.* Làm đất: - Yêu cầu: + Cày sâu bừa kỹ, cày sâu 20 - 25cm + Đất nhỏ, tơi xốp, thông thoáng cung cấp đủ oxi cho rễ phát triển + San phẳng để cho quần thể đồng đều- Ta có thể làm thêm luống cao 0,2m, rộng 1 - 1,2m làm luống cao để thuận tiện cho việc tưới tiêu, thoát nước, chăm sóc (phun thuốc) thu hoạch. Trước đây mỗi luống trồng 2 hàng nhưng hiện nay 1hàng/1luống.- Sau khi làm đất ta bón lót 10 - 12 tấn phân chuồng + 300kg Supe lân. Đất chua thì có thể bón thêm 300 - 500kg vôi bột.b - Kỹ thuật trồng* Sau thời kỳ ở vườn ươm cây thuốc lá có từ 6 - 8 lá có thời gian sinh trưởng 45 - 60 ngày. Lúc này người ta nhổ cây con để đem trồng.* Trong khâu kỹ thuật trồng ta chú ý đến thời vụ- Ở miền Bắc có 2 thời vụ chính: + Trồng thuốc lá vụ Xuân: trồng vào tháng 2 để thu hoach vào cuối tháng 5 và đầu tháng 6. Đây là vụ thuốc lá chính ở miền Bắc. → Đặc điểm: cây sinh trưởng và phát triển tương đối tốt, năng suất cao vì cây thuốc lá sinh trưởng trong điều kiện to, độ ẩm, ánh sáng tăng dần khi trồng và thời gian thu hoạch có nắng, nhiệt độ tương đối cao nên rất thuận lợi. Tuy nhiên cũng có một số yếu tố hạn chế: Chủ yếu là khi trồng rét, khô nên ảnh hưởng để sự sinh trưởng và phát triển của cây thuốc lá ở thời kỳ đầu. Vào thời kỳ cuối (thu hoach) có thể gặp mưa lớn gây nên úng ngập nếu ta không thoát nước kịp thời thì cây thuốc lá sẽ bị héo, chết. Sâu bệnh phát triển tương đồi nhiều làm giảm năng suất, phẩm chất. + Vụ thuốc lá Đông: đây là vụ phụ, tăng vụ là chính góp phần trong việc cung cấp nguyên liệu cho nhà máy. Thông thường được trồng vào tháng 10 để thu hoạch vào tháng 3. Sau đó tiếp tục gieo trồng các cây vụ xuân khác. → Khó khăn: Nhiệt độ thấp vào thời kỳ sinh trưởng và phát triển (thân lá) làm ảnh tưởng tới năng suất. Trong mùa khô thì khô hạn vào tháng 11, 12 làm cây tăng trưởng chậm hạn chế đến năng suất nhưng về phẩm chất thí khá tốt.- Các tỉnh phía Nam: cây thuốc lá được trồng vào tháng 8 - tháng 9 Đắc lắc, Gia lai trồng vào tháng 8 - tháng 9 Thời kỳ trồng vào mùa mưa nên khó khăn trong vấn đề làm đất. Cây sinh trưởng lúc đầu thuận lợi. Khi thu hoạch vào mua khô nên thuận lợi * Mật độ trồng:- Nếu ta bố trí mật độ trồng hợp lý thì vừa cho năng suất thuốc lá cao lại vừa đảm bảo phẩm chất.- Trong trường hợp trồng thưa là điều kiện để cây sinh trưởng và phát triển tốt nhưng kết cấu tế bào lá thô, lá dày, hàm lượng nicotin và đạm tăng, xenlulo tăng vì vậy phẩm chất kém.- Trong trường hợp trồng dày: có sự che khuất các tầng lá, hiệu suất quang hợp giảm, lá mỏng, hàm lượng nicotin quá thấp, hàm lượng đường giảm nên chỉ số Shumck giảm làm cho phẩm chất kém.- Khi xác định mật độ cần căn cứ và giống thuốc lá. Các giống mới hiện nay thường trồng thưa, giống cũ thì trồng dày. + Căn cứ vào đất đai và mức độ thâm canh thì Đất tốt → trồng thưa, đất xấu → trông dày. Trình độ thâm canh cao → trồng thưa, trình độ thâm canh thấp → trồng dày.- Mật độ: + Với các giống thuốc lá cũ (Cao Bằng) 30.000 – 40.000 cây/1ha thì khoảng cách là 60x40cm (cây) trên luống gieo có 2 hàng. + Các giống mới hiện nay K326, C176 (giống của Mỹ) người ta trông rất thưa với mật độ 20.000 cây/1ha, khoảng cách 1m x 0,5m (cây) trên luống trồng 1 hàng.c - Chăm sóc:- Trồng giặm : sau khi trồng có một số cây bị chết do các nguyên nhân sau: đứt quá nhiều rễ khi nhổ từ vườn ươm, do khô hạn làm cây không phục hồi được. Vì vậy cần tiến hành trồng bổ sung ngay các cây mới để quần thể được đồng đều và cần chăm sóc rất chu đáo những cây trồng bổ sung.- Xới xáo: giúp đất tơi xốp, thoáng khí, cung cấp oxy cho bộ rễ phát triển, xới xáo kết hợp với vun cao sẽ chống đổ cho cây, góp phần vào việc phòng trừ cỏ dại.+ Xới xáo thường làm 3 lần: + Lần 1: sau trồng 10 ngày, lúc này cây thuốc lá đã phục hồi sinh trưởng ta cần xới xáo nhẹ khoảng 3-5cm, xới xáo xung quanh kết hợp với vun nhẹ, trừ cỏ. + Lần 2: sau trồng 20-25 ngày, xới sâu khoảng 5-7cm có kết hợp với vun nhẹ + Lần 3: sau trồng 40-45 ngày, tiến hành xới sâu từ 5-7cm kết hợp với vun cao để chống đổ cho cây.- Tưới nước:+ Tưới nước là biện pháp có ý nghĩa đối với việc tăng năng suất và phẩm chất thuốc lá.+ Nhu cầu nước của cây thuốc lá phụ thuộc vào từng thời kỳ sinh trưởng của cây. Ở giai đoạn phát triển thân lá cây thuốc lá cần tới 2/3 tổng lượng nước cây cần.+ Độ ẩm đất biến động theo từng thời kỳ sinh trưởng của cây: Thời kỳ phục hồi sinh trưởng: đảm bảo ẩm độ = 70-80% Thời kỳ phát triển rễ: ẩm độ đất thích hợp 65-75%, tạo điều kiện cho bộ rễ tái sinh mạnh Thời kỳ phát triển thân lá: ẩm độ đất tương đối cao đạt 70-80%, đây là thời kỳ cây sinh trưởng mạnh nhất, quyết định đến năng suất của cây thuốc lá, chỉ số diện tích lá cao, thoát hơi nước mạnh nên đòi hỏi ẩm độ tương đối cao Thời kỳ chín: ẩm độ cần 60-70% thuận lợi cho quá trình chín và thu hoạch+ Phương pháp tưới: Tưới rãnh: khi có hệ thống tưới tiêu tốt và gần nguồn nước Tưới hốc: khi khan hiếm nước Tưới phun:- Bón phân:+ Đạm- N là yếu tố dinh dưỡng quyết định đến năng suất cây thuốc lá. Thiếu N cây sinh trưởng, phát triển kém, lá nhỏ, mỏng, màu chuyển sang xanh vàng, số lá trên cây giảm- Nhu cầu về N: cần nhiều nhất ở thời kỳ phát triển thân lá- Khi bón phân N cần chú ý: + Nếu bón quá nhiều N: cây sinh trưởng nhanh, kết cấu tế bào không được mịn ảnh hưởng đến phẩm chất, hàm lượng nước cao, lá bị xanh lâu khó chín, chín không đều, hàm lượng Pr trong lá thuốc cao, hàm lượng Nicotin tự do tăng, hàm lượng đường giảm, thuốc lá sau khi sấy có màu nâu đen, hút có vị đắng, khét- Liều lượng bón cho thuốc lá tùy vào từng vùng sinh thái, điều kiện đất đai. Hiện nay lượng N thường bón là 70kg/ha+ Lân- Lân là yếu tố quan trọng đối với cây thuốc lá, nó ảnh hưởng lớn tới phẩm chất của thuốc lá.- Vai trò của lân: Làm bộ rễ phát triển mạnh, khả năng tái sinh mạnh, tăng khả năng hút nước, dinh dưỡng cho cây. Tăng khả năng chống chịu cho cây (chống hạn, chống rét)- Bón đầy đủ lân làm cho cây thuốc lá ra hoa sớm, phát dục sớm hơn bình thường, kết cấu tế bào chặt, độ mịn cao, xúc tiến quá trình chuyển hóa Gluxit trong cây mạnh hơn, tăng chỉ số Shmuck là tăng phẩm chất thuốc lá.- Nếu bón P quá nhiều cũng không tốt: lá thuốc thô, gân thuốc lá to, tỷ lệ phiến/gân giảm làm ảnh hưởng tới năng suất và phẩm chất của lá thuốc.- Mức bón lân hiện nay: bình thường 140 kg/ha+ Kali- là yếu tố ảnh hưởng đến phẩm chất của thuốc lá.- Nó kích thích hoạt động của các men trong qúa trình hình thành và chuyển hóa Gluxit trong cây và việc phân giải Pr có ảnh hưởng tới phẩm chất của thuốc lá: màu sắc vàng (đẹp), cháy đều, tàn trắng.- Khi thiếu K: mép lá thường bị cháy khô, khi sấy lá có màu đen, không đều về độ vàng, độ cháy kém, tàn không trắng.- Lượng bón K hiện nay: 210kg/ha* Đối với thuốc lá không nên sử dụng các loại phân khoáng có chứa gốc clo vì nó ảnh hưởng xấu tới chất lượng thuốc lá: - làm tăng khả năng hút ẩm của thuốc lá - giảm độ cháy, lá giòn - Hút có mùi khét, mùi khó chịu- Quy trình bón: Bón lót: 10-12 tấn phân chuồng cùng lượng phân lân, N và K bón vào thời kỳ phát triển rễ và phát triển thân lá. Lượng phân khoáng bón theo tỷ lệ: 1:2:3 cho các tỉnh miền núi theo lượng 70N : 140P205 : 210K20 Đối với vùng trung du bón theo tỷ lệ 1 :1,5 : 2 (70N : 105P205 : 140K20)- Bấm ngọn và đánh chồi nách: có thể bằng thủ công hoặc dùng hóa chất+ Trong trường hợp không cần giữ giống thuốc lá, để tập trung dinh dưỡng nuôi các lá phía dưới ta tiến hành ngắt ngọn vào thời kỳ xuất hiện nụ hoa+ Mục đích: + Tăng diện tích và khối lượng của các lá còn lại + Tăng hàm lượng Nicotin trong thuốc lá + Tăng được chất lượng của thuốc lá + Bấm ngọn làm giảm hàm lượng đường trong thuốc lá- Đánh chồi nách: + Mục đích: tập trung dinh dưỡng để nuôi các lá ở trên thân cây+ Tiến hành ngắt chồi 3-5 ngày/lần- Nuôi chồi tái sinh: Trong một số trường hợp ta có thể tiến hành nuôi chồi tái sinh: do thu hoạch thuốc lá vụ đông quá muộn (sau tháng 3) không kịp để trồng các cây vụ xuân khác ta sẽ tiến hành nuôi chồi tái sinh+ Tác dụng của nuôi chồi tái sinh: + Không cần tăng diện tích trồng mới nhưng vẫn thu được 1 vụ thuốc lá nữa là vụ thuốc lá chồi. + Không tốn công làm đất và công trồng + Góp phần vào việc rải vụ thuốc lá: cung cấp nguyên liệu cho nhà máy + Thuốc lá chồi nhanh cho thu hoạch: chỉ sau 2 tháng để chồi ta có thể thu hoạch được nên giảm chi phí công lao động vì vậy mà hiệu quả kinh tế tương đối cao+ Biện pháp kỹ thuật cụ thể: + Sau khi thu hoạch thuốc lá vụ đông ta bẻ gập thân từ 12-15cm với mục đích để khởi động các mầm nách ở trên thân + Sau khi bẻ gập thân 7-15 ngày kể từ khi bẻ gập ta tiến hành chặt cây cách mặt đất 6-10cm + Sau đó bón thúc phân: 3 tấn phân chuồng, 50kg CuSO4, 50 kg supe lân, 50 kg K2S04. + Sau 2 tháng ta có thể thu hoạch vụ thuốc lá chồi- Phòng trừ sâu bệnh:+ Sâu xám: ăn hại cây ở thời kỳ cây mới trồng, sâu xám cắn ngọn, lá và thân cây non + Sâu xám phát sinh mạnh trong điều kiện ẩm ướt và trồng liên tục cây thuốc lá + Phòng trừ: luân canh cây trồng, làm đất kỹ, vệ sinh đồng ruộng sạch sẽ, phát hiện sớm để phun thuốc phòng trừ+ Rệp thuốc: + Nó phát triển rất nhanh, bám ở mặt dưới của lá thuốc hoặc đỉnh sinh trưởng làm cho lá bị biến dạng, đỉnh sinh trưởng không phát triển được, năng suất giảm, lá thuốc bị giòn khi sấy nên ảnh hưởng tới phẩm chất + Phòng trừ: luân canh, vệ sinh đồng ruộng, phun thuốc hóa học+ Bệnh đốm mắt cua: + Do nấm bệnh gây hại. Thường xuất hiện ở các phía dưới trước do độ ẩm không khí cao. + Vết bệnh có màu nâu, ở giữa vết bệnh có màu trắng xám, xung quanh vết bệnh có viền nâu đỏ. Khi vết bệnh khô nó tạo hành vết thủng trên lá + Bệnh này phát triển mạnh ở cây thuốc lá, làm giảm năng suất, lá bị giòn khi sấy làm giảm phẩm chất, khi sấy lá thuốc có màu đen+ Bệnh thối đen: Là bệnh nguy hại đối với thuốc lá + Nguyên nhân gây bệnh: do nấm + Biểu hiện: ở phần cổ rễ bị thối đen, rễ không phát triển được các bó mạch bị phá hủy, mất hoàn toàn khả năng hút nước và dinh dưỡng + Phát triển mạnh ở điều kiện đất ẩm ướt, bí dí, xới xáo không kịp thời + Hạn chế bệnh: ta tiến hành xới xáo thường xuyên, luân canh, vệ sinh đồng ruộng.3. Thu hoạch và chế biến thuốc lá3.1. Độ chín của lá thuốc: được biểu hiện ở 2 khái niệm* Độ chín kỹ nghệ: Chủ yếu được đánh giá dưạ vào vật chất khô được tích lũy nhiều hay ít trong giai đoạn chín của lá thuốc, được đặc trưng bởi:- Hàm lượng Hydratcacbon đạt cao nhất trong lá thuốc- Hàm lượng chất thơm đạt cao nhất trong lá thuốc- Hàm lượng Nicotin và Pr bị giảm đi, đạt trị số có thể tối thiểu* Độ chín hình thái:- Lá có màu xanh chuyển sang màu xanh, vàng đều- Gân chính của lá thuốc màu trắng sữa, giòn, bẻ rất gãy, vết gãy bằng phẳng- Lông ở trên lá rụng đi, mặt lá trơn ánh, ít dính- Phía ngọn lá và 2 bên mép lá rủ xuống, đầu của ngọn lá thuốc hơi khô* Đặc điểm chín của lá thuốc:- Chín từ lá dưới lên lá trên- Trong 1 lá: chín từ ngoài vào trong* Các yếu tố ảnh hưởng đến độ chín:- Mưa nhiều: kéo dài thời gian chín (chín muộn)- Tưới nước: lá chín muộn hơn so với không tưới- Bón N muộn: lá chín muộn, chín chậm* Khi thu hoạch ta thu lần lượt từ dưới lên trên- Các lá thu hoạch về ta xếp riêng từng loại để phân loại thuốc dễ dàng và đảm bảo chất lượng- Thu hoạch về sấy ngay để thuốc không bị biến màu, không bị thối, không nên chất đống lại3.2. Chế biến (sấy thuốc)* Nguyên tắc: - Dùng nhiệt độ và ẩm độ để sấy thuốc cho đến khi khô, đạt được tiêu chuẩn quy định về ẩm độ thuốc lá- Quá trình sấy diễn ra theo 3 giai đoạn:+ Giai đoạn 1 (giai đoạn tiểu hỏa): nhiệt độ lúc bắt đầu sấy là 320C sau đó tăng dần lên tới 340C rồi tăng dần lên 360C ở cuối giai đoạn tiểu hỏa nhiệt độ có thể lên tới 400C. . Ẩm độ: lúc đầu độ ẩm của lá thuốc là 85% do quá trình sấy độ ẩm giảm dần xuống 70%. . Dưới tác động của nhiệt độ các diệp lục đã bị phá hủy nên thuốc lá chuyển sang màu vàng. . Thời gian sấy: 24 - 28h+ Giai đoạn 2 (trung hỏa): tiếp tục tăng nhiệt độ sấy lênMục đích: Làm ngừng quá trình biến đổi màu sắc của lá thuốc ở giai đoạn trước, nhiệt độ tăng lên tới 45 - 480C. . Cứ sau 1h ta nâng nhiệt độ lên 0,5 - 10C . Cuối giai đoạn này nhiệt độ đạt được là 54 - 550C . Ẩm độ cũng giảm dần, độ ẩm giảm xuống còn 60% . Thời gian sấy khoảng 20 - 26h+ Giai đoạn 3 (giai đoạn đại hỏa): Tiếp tục tăng nhiệt độ sấy lên. Mục đích của giai đoạn này là sấy khô lá thuốc . Nhiệt độ tăng dần cứ 1h ta tăng nhiệt độ khoảng 2 - 30C. Cuối giai đoạn 3 nhiệt độ có thể đạt tới 67 - 700C. . Độ ẩm giảm dần trong quá trình sấy khô, vào cuối của giai đoạn này còn lại khoảng 12 - 15% . Thời gian kéo dài là 16 - 30h- Sau khi sấy khô thì phân loại, thường có 4 loại: loại 1, loại 2, loại 3, loại 4- Tiêu chuẩn thuốc lá xuất khẩu: + Lá vàng đều + Độ dẻo cao, không được giòn + Độ ẩm thích hợp từ 12-15% + Mặt lá thuốc lá bóng- Thuốc lá điếu đạt tiêu chuẩn xuất khẩu + Có đầu lọc để làm giảm hàm lượng Nicotin + Hương vị thơm dịu + Điếu thuốc phải tinh khiết, không lẫn tạp + Cháy đều, tàn trắng + Bao gói đẹp, hấp dẫn, dễ bóc CHÚC BÀ CON THÀNH CÔNG TRONG NHỮNG VỤ MÙA TiẾP THEOXIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_giang_cay_thuoc_la_1766.ppt