Bài giảng Cấu trúc thị trường kỳ hạn và giao sau

Ngũ cốc và hạt có dầu Gia súc sống và thịt Thực phẩm và sợi Kim loại và xăng dầu Ngoại tệ Trái phiếu và lãi suất Chỉ số kinh tế Chỉ số chứng khoán

ppt38 trang | Chia sẻ: hao_hao | Lượt xem: 4465 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Cấu trúc thị trường kỳ hạn và giao sau, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Cấu trúc thị trường kỳ hạn và giao sau QUẢN TRỊ RỦI RO TÀI CHÍNH Giới thiệu Hợp đồng kỳ hạn là một thỏa thuận giữa hai bên, người mua và người bán, trong đó yêu cầu giao một hàng hóa tại một thời điểm trong tương lai với giá cả đã đồng ý ngày hôm nay. Hợp đồng giao sau là một hợp đồng kỳ hạn đã được tiêu chuẩn hóa, chúng được giao dịch trên một sàn giao dịch và được điều chỉnh theo thị trường hằng ngày trong đó khoản lỗ của một bên được chi trả cho bên còn lại. Giới thiệu Tiền thuê căn hộ là một chuỗi các hợp đồng kỳ hạn Việc sử dụng căn hộ tháng này là một giao dịch giao ngay, nhưng thỏa thuận sử dụng căn hộ trong những tháng tiếp theo với mức giá đã xác định hôm nay là một hợp đồng kỳ hạn. Việc đặt mua báo dài hạn cũng là một ví dụ về hợp đồng kỳ hạn vì trong đó không những đã chốt lại mức giá cho ngày hôm nay (giao dịch giao ngay) mà còn cho những ngày sau đó trong tương lai (giao dịch kỳ hạn). Việc đặt giao bánh pizza cũng là một hợp đồng kỳ hạn. Giới thiệu Quyền chọn giao sau là các quyền chọn trên hợp đồng giao sau. Một quyền chọn giao sau cho phép người nắm giữ quyền được mua, nếu là quyền chọn mua, và bán, nếu là quyền chọn bán, một hợp đồng giao sau tài sản cụ thể tại một mức giá cố định vào một ngày đáo hạn trong tương lai. Giới thiệu Sản phẩm phái sinh này thực hiện trên một sản phẩm phái sinh khác  tài sản cơ sở chính là một sản phẩm phái sinh. Có hai ngày đáo hạn, ngày đáo hạn của quyền chọn và ngày đáo hạn của hợp đồng giao sau. Quyền chọn thường có thời gian đáo hạn trước nhưng tương đối gần với ngày đáo hạn của hợp đồng giao sau. Sự phát triển của TT KH và GS Các phiên chợ thời Trung cổ Châu Âu Nhật Bản Hội đồng Thương mại Chicago (CBOT) 1848 Sự phát triển của TT KH và GS Chicago là trung tâm phân phối nông sản. Nông dân Mỹ chịu tác động bởi mùa vụ, thời hạn giao hàng và kho bãi. Giá cả giảm đáng kể vào thời kỳ thu hoạch khi cung tăng nhưng sau đó giá lại tăng đều đặn. 1848, một nhóm thương gia đã thực hiện bước đầu làm nhẹ bớt vấn đề này bằng cách thành lập CBOT. Thị trường giao sau Chicago Sự phát triển của TT KH và GS CBOT ban đầu được tổ chức vì mục đích chuẩn hóa số lượng và chất lượng ngũ cốc. Hợp đồng kỳ hạn đầu tiên ra đời cho phép nông dân có thể giao ngũ cốc vào một ngày trong tương lai với một giá xác định trước. Nông dân không phải chở ngũ cốc đến Chicago vào thời kỳ thu hoạch nữa nhưng lại có thể cố định được mức giá. Nhà đầu cơ thấy rằng họ có thể mua bán hợp đồng hơn là mua bán chính ngũ cốc đó. 1942 một sàn giao dịch giao sau hoàn chỉnh ra đời để thỏa mãn nhu cầu đó. Thị trường giao sau Chicago Sự phát triển của TT KH và GS 1971, Hiệp ước Bretton Wood sụp đổi, tỷ giá các nước biến động mạnh. 1972, hợp đồng giao sau tiền tệ ra đời là hợp đồng giao sau tài chính đầu tiên trên thế giới. 1975, hợp đồng giao sau lãi suất ra đời. 1977, hợp đồng giao sau chứng khoán ra đời. 1980, hợp đồng giao sau chỉ số chứng khoán bắt đầu thành công vang dội. Thị trường giao sau tài chính THỊ TRƯỜNG KỲ HẠN OTC Thị trường kỳ hạn là một thị trường lớn và rộng khắp trên toàn thế giới. Những thành viên của thị trường là các ngân hàng, các công ty, và các chính phủ. Thị trường OTC là thị trường không được thể chế hóa. Hai bên ký kết hợp đồng kỳ hạn phải đồng ý thực hiện nghĩa vụ với nhau tức là mỗi bên phải chấp nhận rủi ro tín dụng của bên kia. THỊ TRƯỜNG KỲ HẠN OTC Các ưu điểm Các điều khoản và điều kiện được thiết kế theo nhu cầu cụ thể của hai bên. Tính riêng biệt này đã mang đến sự linh hoạt cho các thành viên tham gia, tiết kiệm tiền của họ và cho phép thị trường thích ứng một cách nhanh chóng với các thay đổi trong nhu cầu và hoàn cảnh của thị trường. THỊ TRƯỜNG KỲ HẠN OTC Các nhược điểm Không thể bị hủy bỏ đơn phương mà không có sự thỏa thuận của cả hai đối tác. Nghĩa vụ của mỗi bên không thể được chuyển giao cho bên thứ ba vì vậy hợp đồng kỳ hạn có tính thanh khoản cao thấp. Không có gì đảm bảo rằng sẽ không có một bên vỡ nợ và hủy bỏ các nghĩa vụ hợp đồng. (rủi ro tín dụng) SÀN GIAO DỊCH GIAO SAU CÓ TỔ CHỨC Sàn giao dịch giao sau là nơi giao dịch các hợp đồng giao sau. Hợp đồng giao sau có thể được hiểu là một hợp đồng kỳ hạn đã được tiêu chuẩn hóa. Chi tiết cho mỗi hợp đồng bao gồm quy mô hợp đồng, đơn vị tính, dao động giá tối thiểu, cấp độ, và giờ giao dịch. Ngoài ra, hợp đồng còn phải nêu rõ các điều kiện giao hàng và giới hạn giá hàng ngày cũng như tiến trình giao nhận hàng. SÀN GIAO DỊCH GIAO SAU CÓ TỔ CHỨC Sàn Giao Dịch Chicago (CME) Sàn Giao Dịch Tiền Tệ Quốc Tế Singapore (SIMEX) Sàn giao dịch giao sau bận rộn nhất trên thế giới là EUREX, là sàn giao dịch liên kết giữa Đức và Thụy Sĩ Một số sàn giao sau trên thế giới Chicago Board of Trade (CBOT) Chicago Mercantile Exchange (CME) NHỮNG NHÀ GIAO DỊCH TRÊN SÀN Phân loại tổng quát Người môi giới hoa hồng thực hiện các giao dịch cho người khác, cá nhân hoặc các định chế tài chính hoặc đại diện cho một công ty môi giới. Các công ty môi giới này được gọi là công ty hoa hồng giao sau (FCM). Thương gia hoa hồng là các cá nhân thực hiện kinh doanh cho chính họ. Những người này cố gắng kiếm lời bằng việc mua các hợp đồng với giá cho sẵn và bán chúng với giá cao hơn. NHỮNG NHÀ GIAO DỊCH TRÊN SÀN Phân loại theo chiến lược giao dịch Phòng ngừa rủi ro (hedgers) nắm giữ một vị thế trên thị trường giao ngay hay một vị thế dự kiến trong tương lai, sử dụng các công cụ phái sinh ở một vị thế ngước lại để bảo vệ vị trí trên thị trường giao ngay Đầu cơ (speculators) kiếm lời từ việc cố gắng đoán chiều hướng của thị trường và tìm cách vốn hóa chúng. Những người tìm chênh lệch giá (Spreaders) sử dụng chênh lệch giá mua bán để đầu cơ với rủi ro thấp. Các nhà kinh doanh chênh lệch (Arbitrageurs) kiếm lời từ chênh lệch trong giá cả của các vị thế giao ngay và giao sau biến động ngược chiều nhau. Tương tự việc tận dụng lợi thế của giá quyền chọn không tương thích với ngang giá quyền chọn mua – quyền chọn bán. Long Hedge Examples: Một công ty định mua 50.000 giạ ngô mỗi tháng, họ sử dụng hợp đồng giao sau để phòng ngừa rủi ro giá tăng. Họ mua 10 HĐGS trên CBOT (1HĐ = 5.000 giạ). Giả sử giá giao sau ngô tăng từ $2.17 lên $2.40 mỗi giạ/1 tháng. Bằng việc đóng giao dịch vào tháng 11 bằng một vị thế đảo ngược (offseting transaction) công ty sẽ có 1 khoảng thu ròng $11.500, khoảng này sẽ được dùng để bù đắp cho việc tăng giá của ngô trên thị trường giao ngay vào cuối tháng. Short Hedge Example: Một công ty dự định bán bán 1000 ounces vàng. Để cố định giá vàng, công ty có thể bán vàng giao sau. Mỗi hợp đồng giao sau vàng vật chất của CBOT là 33,2 ounce => Cty cần mua 30 HĐ. Lỗ ròng $20.000 trên giao sau sẽ được bù đắp vào việc bán giao ngay với giá cao hơn sau đó. Speculating Example Một nhà đầu cơ tin rằng giá dầu thô sẽ có xu hướng gia tăng vào tháng tới, để vốn hóa kỳ vọng đó nhà đầu cơ có thể mua giao sau dầu thô. HĐGS dầu thô trên NYMEX là 1000 thùng/1 HĐ. Ví dụ nhà đầu cơ dự định mua 10 HĐ: Như vậy qua giao dịch trên nhà đầu cơ đã lổ ròng $1,700, điều này cho thấy dự báo thị trường không chính xác của nhà đầu cơ NHỮNG NHÀ GIAO DỊCH TRÊN SÀN Phân loại kiểu giao dịch Các nhà đầu cơ nhỏ lẻ (scalpers) cố gắng kiếm lời từ những thay đổi nhỏ trong giá hợp đồng. Các nhà giao dịch trong ngày (Day traders) nắm giữ các vị thế không lâu hơn vòng đời của ngày giao dịch. Giống như các nhà đầu cơ nhỏ lẻ, họ cố gắng kiếm lời từ các biến động của thị trường ngắn hạn. Các nhà giao dịch vị thế (position trades) nắm giữ các giao dịch có các kỳ hạn dài hơn so với các nhà đầu cơ nhỏ lẻ và các nhà giao dịch trong ngày. NHỮNG NHÀ GIAO DỊCH NGOÀI SÀN Nhà tư vấn giao dịch hàng hóa (CTA) là một cá nhân hoặc công ty phân tích thị trường giao sau và lập các báo cáo, đưa ra lời khuyên, giới thiệu mua và bán hợp đồng. Quỹ kinh doanh giao sau (Commodity pool operator - CPO) là một cá nhân hoặc công ty nhận tiền từ công chúng và sử dụng các khoản tiền này để giao dịch các hợp đồng giao sau. Thành viên hiệp hội (Associated person - AP) là một cá nhân có liên kết với bất kỳ các cá nhân hoặc định chế nêu trên hoặc công ty khác có tham gia kinh doanh giao sau. CƠ CHẾ CỦA GIAO DỊCH GIAO SAU Mở một tài khoản với người môi giới. Đặt cọc tối thiểu. CƠ CHẾ CỦA GIAO DỊCH GIAO SAU Đặt lệnh Lệnh ngừng Lệnh hạn chế Lệnh có hiệu lực đến khi bị hủy Lệnh trong ngày. CƠ CHẾ CỦA GIAO DỊCH GIAO SAU Công ty thanh toán bù trừ Công ty thanh toán bù trừ là một định chế và là nhà bảo đảm cho các giao dịch giao sau. Công ty thanh toán bù trừ là một công ty độc lập và cổ đông của nó là các công ty thanh toán thành viên. Mỗi công ty duy trì một số dư tài khoản với công ty thanh toán bù trừ và phải đáp ứng những điều kiện nhất định về mặt tài chính. CƠ CHẾ CỦA GIAO DỊCH GIAO SAU CƠ CHẾ CỦA GIAO DỊCH GIAO SAU Thanh toán hàng ngày Ký quỹ ban đầu là số tiền phải đặt cọc vào ngày bắt đầu giao dịch. Ký quỹ duy trì là số tiền mà mỗi bên phải góp thêm vào để duy trì cho số tiền ký quỹ luôn ở mức tối thiểu nào đó. CƠ CHẾ CỦA GIAO DỊCH GIAO SAU Thanh toán hàng ngày Người ta sẽ tính toán chênh lệch giữa giá thanh toán hiện tại và giá thanh toán ngày trước đó. Nếu chênh lệch này là một số dương do giá thanh toán tăng, thì số tiền sẽ được cộng thêm vào tài khoản ký quỹ của những người nắm giữ vị thế mua. Số tiền này được thanh toán từ tài khoản của những người nắm giữ vị thế bán. CƠ CHẾ CỦA GIAO DỊCH GIAO SAU CƠ CHẾ CỦA GIAO DỊCH GIAO SAU YẾT GIÁ GIAO SAU YẾT GIÁ GIAO SAU YẾT GIÁ GIAO SAU YẾT GIÁ GIAO SAU YẾT GIÁ GIAO SAU Các loại hợp đồng giao sau Ngũ cốc và hạt có dầu Gia súc sống và thịt Thực phẩm và sợi Kim loại và xăng dầu Ngoại tệ Trái phiếu và lãi suất Chỉ số kinh tế Chỉ số chứng khoán

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pptbai_4_cau_truc_ttkh_va_gs_4364.ppt
Tài liệu liên quan