Tại Việt Nam, quy mô vốn của một dự án chỉ vào khoảng 10 triệu
USD,do đó các Quỹ đầu tư cần xác định chiến lược đầu tư phù hợp, tập
trung tìm kiếm các dự án thích hợp với mục tiêu đầu tư của mình. Mặt khác,
các quỹ nên hạ thấp yêu cầu về tỷ suất lợi nhuận của các dự án cho phù hợp
với tình hình kinh tế Việt Nam hiện tại.
39 trang |
Chia sẻ: hao_hao | Lượt xem: 2072 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Các vấn đề chung về quỹ đầu tư, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c loại chứng khoán đang và sẽ niêm yết trên TTCK Việt Nam. Chứng khoán này bao gồm chứng khoán của các công ty đang niêm yết trên thị trường, các loại trái phiếu Chính phủ, trái phiếu công ty, cổ phiếu của các công ty cổ phần. Ngoài ra, mục tiêu của quỹ còn nhắm đến trong quá trình đầu tư là giúp các đơn vị tái cơ cấu về mặt tài chính, phát triển hệ thống quản trị, nâng cao năng lực cạnh tranh… nhằm làm gia tăng giá trị của chính các công ty này và vì thế gia tăng về mặt giá trị các khoản đầu tư của Quỹ đầu tư VF1.
Thông tin chi tiết
Tên quỹ
Quỹ đầu tư chứng khoán Việt Nam
Tên viết tắt
Quỹ đầu tư VF1
Mã giao dịch
VFMVF1, niêm yết tại HOSE
Vốn điều lệ
1,000 tỷ đồng
Mệnh giá
10,000 đồng/đơn vị quỹ
Thời hạn hoạt động
10 năm kể từ ngày thành lập
Ngân hàng giám sát
Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank)
Công ty kiểm toán
Ernst & Young Vietnam Ltd.
Chính sách cổ tức
Hàng năm, dựa trên cơ sở cổ tức từ các khoản đầu tư và được sự chấp thuận của Đại hội Thường niên.
Phí
- Phí quản lý: 2%/ NAV/ năm, - Phí giám sát & lưu ký: 0,12%/ NAV/ năm, - Thưởng hoạt động & các phí khác.
Các giấy phép liên quan
Giấy phép phát hành chứng chỉ quỹ ra công chúng
Giấy phép số 01/GP-QĐT ngày 24/03/2004 do UBCKNN cấp.
Giấy phép hoạt động của quỹ
Giấy phép số 01/UBCK-ĐKQĐT ngày 20/05/2004 do UBCKNN cấp.
Giấy phép niêm yết chứng chỉ quỹ
Giấy phép số 01/UBCK - NYQĐT ngày 22/09/2004 do UBCKNN cấp.
Nguồn :
Ngành nghề kinh doanh:
- Ngành nghề chế biến nông lâm thuỷ sản- Ngành tài chính ngân hàng- Ngành du lịch và khách sạn- Ngành giáo dục và y tế- Ngành hàng tiêu dùng- Ngành vận tải hàng hoá- Ngành tiện ích công cộng- Bất động sản- Các công cụ thị trường tiền tệ.
3. Giai đoạn 2006 - 2007 :
3.1. Đánh giá chung :
- Cùng với những biến đổi tích cực và mạnh mẽ của thị trường chứng khoán, từ giữa năm 2006, hệ thống tài chính Việt Nam ghi nhận giai đoạn bùng nổ các quỹ đầu tư và công ty quản lý quỹ. Trong hai năm 2006-2007, khoảng 20 quỹ đầu tư được mở mới. UBCKNN cũng cấp giấy phép hoạt động cho 17 công ty quản lý quỹ. Trong số này, nổi bật có :
Công ty liên doanh Quản lý quỹ đầu tư BIDV-Vietnam Partners với quỹ VIF có qui mô vốn tối đa 1.600 tỷ
Công ty cổ phần Quản lý quỹ đầu tư FPT (vốn điều lệ lớn nhất thị trường- 110 tỷ đồng)
Công ty TNHH Quản lý quỹ SSI (vốn điều lệ 30 tỷ đồng)
Công ty TNHH Quản lý quỹ đầu tư chứng khoán Đông Á (vốn điều lệ- 30 tỷ đồng)
Các công ty chứng khoán nước ngoài tại Việt Nam như : Nomura Internetional (Hongkong), Blackhorse Asset Management Pte Ltd. (Singapore) hay Mirae Asset Maps Investment Management Co., Ltd. (Hàn Quốc).
- Tín hiệu tăng trưởng khả quan của nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn này được cộng đồng tài chính quốc tế đánh giá cao. Những tên tuổi tài chính hàng đầu như Merill Lynch, Goldman Sachs, JP Morgan Chase đều dành mối quan tâm lớn hơn cho thị trường Việt Nam với nhiều hoạt động khảo sát. Liên tiếp các báo cáo nghiên cứu của các tổ chức này có chung đánh giá cổ vũ dòng vốn đầu tư tiếp tục chảy vào Việt Nam trong nhiều năm tới. Thực tế cho thấy , kết quả các đợt huy động vốn cả trong và ngoài nước đều vượt kỳ vọng ban đầu.
3.2. Các công ty quản lý quỹ được thành lập giai đoạn 2006-2007 :
Đơn vị tỷ đồng
Công ty quản lý quỹ
Cấp phép
Quỹ
Vốn điều lệ
Cty cổ phần quản lý quỹ đầu tư chứng khoán Hà Nội
16/11/2007
25 tỷ
Cty Cổ phần quản lý quỹ đầu tư chứng khoán Bản Việt
25/10/2006
94 tỷ
Cty liên doanh quản lý quỹ đầu tư BIDV - VIETNAM PARTNERS
06/01/2006
32 tỷ
VIF
1600 tỷ
Cty TNHH liên doanh quản lý quỹ đầu tư chứng khoán AGRIBANK – VGFM
21/12/2006
16 tỷ
Cty Cổ phần quản lý quỹ đầu tư chứng khoán Việt Long
22/12/2006
40 tỷ
Cty TNHH quản lý quỹ đầu tư chứng khoán Bông Sen
27/12/2006
5 tỷ
Cty cổ phần quản lý quỹ đầu tư chứng khoán An Bình
28/12/2006
30 tỷ
Cty cổ phần quản lý quỹ đầu tư Anpha
28/12/2006
10 tỷ
Cty cổ phần quản lý quỹ đầu tư chứng khoán Phương Đông
28/12/2006
6,8 tỷ
Cty cổ phần quản lý quỹ đầu tư chứng khoán An Phúc
28/12/2006
8,1 tỷ
Cty cổ phần quản lý quỹ đầu tư chứng khoán Hải Phòng
29/12/2006
11 tỷ
Cty cổ phần quản lý quỹ đầu tư chứng khoán An Phú
29/12/2006
8 tỷ
Cty TNHH quản lý quỹ SSI
03/8/2007
30 tỷ
Cty cổ phần quản lý quỹ đầu tư FPT
25/7/2007
110 tỷ
Cty TNHH quản lý quỹ đầu tư chứng khoán Đông Á
24/9/2007
30 tỷ
Cty cổ phần quản lý quỹ Lộc Việt
06/11/2007
25 tỷ
Cty cổ phần quản lý quỹ Sabeco
16/11/2007
25 tỷ
Thống kê của www.saga.vn
3.3. Điển hình hoạt động của một số Công ty quản lý Quỹ và Quỹ đầu tư nổi bật :
a. Hoạt động của VinaCapital :
- Tháng 3 năm 2006, VinaCapital khai trương quỹ đầu tư bất động sản Vinaland với số vốn huy động được là 65 triệu USD từ các nhà đầu tư ngay từ khi mới thành lập.
- Quỹ tập trung đầu tư vào thị trường bất động sản của Việt Nam, bao gồm các dự án về chung cư, văn phòng, cửa hàng bán lẻ,các trung tâm dịch vụ y tế hay là các khu đô thị cao cấp .
Quy chế điều hành vốn
Bỏ phiếu sau mỗi 7 năm để quyết định thoái vốn
Mức đầu tư tối đa
20% NAV cho mỗi dự án đầu tư
Thị trường tập trung đầu tư
Đầu tư vào Việt NamVietnam (ít nhất70% số vốn) và 30% vào ở thị trường các quốc gia khác trong khu vực
Cơ chế niêm yết
Thông qua Cayman company được niêm yết trên London Stock Exchange (AIM)
Công ty kiểm toán
Grant Thornton
Ngân hàng giám sát
HSBC
Công ty luật bảo hộ
Lawrence Graham ( UK)
Công ty môi giới
LCF Rothschild
Công ty quản lý quỹ
VinaCapital Investment Management Ltd (VCIM)
Phí quản lý
2% của NAV ,giá trị thưởng bằng 20% tổng giá trị tăng lên của NAV trên tỷ suất lợi tức 8% lợi nhuận của ngưỡng thu hồi vốn hàng năm
Nguồn :
-Bên cạnh đó ,VinaCapital cũng nỗ lực giản ngân Số tiền 50 triệu USD còn lại trong quỹ Vietnam Opportunities Fund (VOF) để tập trung trên thị trường địa ốc và các giao dịch OTC.
- Ngoài ra, VinaCapital đã cho thành lập : Quĩ đầu tư mạo hiểm DFJ-VinaCapital trong năm 2006 với tổng vốn đầu tư ban đầu 50 triệu USD.
b. Hoạt động của Mekong Capital:
* Mekong Capital đã cho ra đời quỹ đầu tư : Mekong Enterprise Fund II
- Mekong Enterprise Fund II, là một quỹ private equity 50 triệu đô-la Mỹ, được đăng ký tại Mauritius. Quỹ khai trương vào tháng 6 năm 2006 sau khi số cổ phần đăng ký mua cao hơn số cổ phần dự định phát hành trong lần đóng quỹ đầu tiên.
- Quỹ nhắm đến việc đạt được tỷ suất thu hồi nội bộ (IRR ròng) thu hút bằng cách đầu tư vốn cổ phần vào các công ty tư nhân Việt Nam và các công ty cổ phần hóa (nguyên là doanh nghiệp quốc doanh), với mục tiêu đặc biệt là đầu tư vào những công ty tư nhân được quản lý tốt nhất tại Việt Nam.
- Quỹ sẽ tập trung chủ yếu vào những công ty có kế hoạch niêm yết cụ thể trên thị trường chứng khoán Việt Nam, và những công ty thể hiện mức độ cam kết mạnh mẽ trong việc không ngừng cải tiến. Quỹ tập trung chủ yếu vào đầu tư thiểu số, thông thường tương đương khoảng 20-30% vốn cổ phần, trong các công ty tư nhân chưa niêm yết – trong khi hướng đến đầu tư trong những công ty tư nhân được quản lý tốt nhất tại Việt Nam. Tuy nhiên, Quỹ cũng có thể đầu tư vào các công ty cổ phần hóa và công ty 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam. Quỹ còn có thể tham gia trong các giao dịch mua hẳn lại công ty (buyout), và trong những trường hợp đó Quỹ, có thể một mình hoặc cùng với một bên thứ ba, nắm đa số vốn cổ phần và quyền quản lý trong một công ty tư nhân hoặc công ty cổ phần hóa.
- Đồng thời Quỹ có thể đầu tư vào chứng khoán các công ty thành lập hoặc chủ yếu hoạt động tại Campuchia và Lào. Tuy nhiên, Quỹ không bị bắt buộc phải đầu tư vào Campuchia hoặc Lào.
Thời gian hoạt động của Quỹ
Quỹ dự kiến hoạt động trong khoảng 10 năm từ tháng 6 năm 2006. Khi thực hiện một khoản đầu tư, Quỹ dự kiến giữ khoản đầu tư đó trong vòng từ 5 đến 7 năm, nhưng có thể ngắn hơn hoặc dài hơn tùy từng trường hợp.
Đặc điểm của Quỹ :
Quỹ chỉ đầu tư vào những công ty thuộc khu vực kinh tế tư nhân do các doanh nhân trong nước thành lập;
Qui mô đầu tư trung bình mà Quỹ nhắm đến nhỏ hơn các quỹ đầu tư private equity khác trong vùng;
Quỹ trợ giúp tăng giá trị cho những công ty mà Quỹ đầu tư, bao gồm việc giúp những công ty này thực hiện những thay đổi cần thiết để chuẩn bị cho việc niêm yết thành công;
Quỹ có chiến lược đầu tư tập trung chủ yếu vào các ngành sản xuất, hàng tiêu dùng, phân phối và bán lẻ;
Quỹ chỉ tập trung đầu tư vào những công ty có đội ngũ quản lý mạnh và cam kết liên tục củng cố đội ngũ quản lý của họ; Quỹ chọn lọc các khoản đầu tư rất kỹ lưỡng.
Quỹ mong muốn thực hiện ít khoản đầu tư hơn để chỉ đầu tư vào những công ty xuất sắc có khả năng trở thành những khoản đầu tư thành công.
Hình thức pháp lý của Quỹ
Quỹ được đăng ký tại Mauritius. Quỹ chưa được niêm yết trên thị trường chứng khoán.
Danh mục đầu tư
Quỹ Mekong Enterprise Fund II hiện đầu tư vào công ty sau:
ICP;
Ngô Han;
Thế Giới Di Động;
Công ty cổ phần Venture International (Việt nam);
Công ty cổ phần Thông minh MK;
Công ty Cổ phần Cổng Vàng;
Công ty Cổ phần Thế Giới Số;
Hệ thống trường Quốc Tế Việt Úc;
* Một quỹ khác của Mekong Capital cũng được thành lập trong giai đoạn này là Quỹ Vietnam Azalea Fund
Tháng 6 năm 2007, Quỹ Vietnam Azalea Fund (VAF) là Quỹ đầu tư với trị giá 100 triệu đô-la Mỹ được khai trương. Quỹ VAF tận dụng lợi thế từ đội ngũ đầu tư dày dặn kinh nghiệm của Mekong Capital, một trong những công ty Quản lý Quỹ nước ngoài đầu tiên tại Việt Nam. Quỹ đầu tư vào các công ty có tiềm năng sẽ trở thành blue-chip tại Việt Nam. VAF chủ yếu tập trung vào các công ty đã niêm yết hoặc trước niêm yết không quá 2 năm. Chiến lược này tạo ra sự khác biệt cho Quỹ VAF so với các quỹ khác của Mekong Capital, như Quỹ Mekong Enterprise Fund và Quỹ Mekong Enterprise Fund II, vốn là những quỹ tập trung chủ yếu vào tăng vốn hoặc mua hẳn các công ty trước khi niêm yết hơn 2 năm.
Thời gian hoạt động của Quỹ
Quỹ dự kiến hoạt động trong khoảng 10 năm kể từ tháng 6 năm 2007; tuy nhiên thời gian hoạt động của Quỹ có thể dài hơn phụ thuộc vào quyết định của các cổ đông của Quỹ. Khi Quỹ tiến hành một khoản đầu tư, Quỹ dự kiến giữ khoản đầu tư đó trong vòng từ 2 đến 4 năm, nhưng có thể ngắn hơn hoặc dài hơn tùy từng trường hợp cụ thể.
Đặc điểm của quỹ :
Quỹ đầu tư vào các công ty hàng đầu tại Việt Nam với tiềm năng sẽ trở thành blue-chip trong những lĩnh vực tạo giá trị được kiểm chứng vào thời điểm Quỹ bán ra khoản đầu tư;
Quỹ cam kết đóng góp giá trị gia tăng cho những công ty mà Quỹ đầu tư, bao gồm tư vấn Quản trị Doanh nghiệp, tư vấn truyền thông quan hệ với các nhà đầu tư, hỗ trợ giai đoạn chuẩn bị IPO, giới thiệu cơ hội kinh doanh, mua bán sáp nhập, và hỗ trợ tư vấn chiến lược cần thiết khác;
Quỹ chỉ tập trung đầu tư vào những công ty có đội ngũ quản lý mạnh và cam kết liên tục củng cố đội ngũ quản lý của họ;
Quỹ có hệ thống tiêu chí nghiêm ngặt cho việc lựa chọn các khoản đầu tư. Quỹ chỉ đầu tư vào những công ty xuất sắc mà ở đó sự kết hợp của các bên có khả năng trở thành những khoản đầu tư thành công;
Quỹ đầu tư với giá giảm mạnh so với bội số dự kiến vào thời điểm Quỹ bán ra khoản đầu tư.
Hình thức pháp lý của Quỹ
Quỹ được đăng ký tại đảo Cayman. Quỹ dự kiến sẽ được niêm yết trên thị trường chứng khoán khi Quỹ giải ngân xong các khoản đầu tư.
c.Hoạt động của VFM :
* Sau VF1, VFM đã thành lập một quỹ mới là VF2 :
- Quỹ đầu tư Tăng trưởng Việt Nam (VF2) là quỹ đầu tư dạng đóng, được thành lập vào tháng 12 năm 2006 theo giấy phép số 08/UBCK-TLQTV ngày 13/12/2006 do UBCKNN cấp, là quỹ thành viên được huy động vốn từ 15 tổ chức lớn trong và ngoài nước với vốn điều lệ ban đầu là 400 tỷ đồng được công ty VFM quản lý, và ngân hàng Hồng Kông và Thượng Hải (HSBC) – CN Tp.HCM thực hiện lưu ký, giám sát tài sản của quỹ.
- Mục tiêu của quỹ là tối ưu hóa các cơ hội đầu tư tăng trưởng cao từ quá trình cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước, các doanh nghiệp tư nhân, các ngành có tiềm năng tăng trưởng, các công cụ tài chính mới, và hỗ trợ các đơn vị tái cơ cấu về mặt tài chính, phát triển hệ thống quản trị, nâng cao năng lực cạnh tranh nhằm gia tăng giá trị của các dự án đầu tư.
Tháng 12/2006: Khởi đầu với số vốn điều lệ 400 tỷ đồng.
Tháng 8/2007: Tăng vốn điều lệ lên xấp xỉ 963 tỷ đồng.
Thông tin chi tiết
Tên quỹ
Quỹ đầu tư Tăng trưởng Việt Nam
Tên viết tắt
Quỹ VF2
Vốn điều lệ
963,9 tỷ đồng
Mệnh giá
10.000 đồng/đơn vị quỹ
Thời hạn hoạt động
5 năm
Ngày thành lập
Ngày 13 tháng 12 năm 2006
Ngân hàng giám sát
Ngân hàng Hồng Kông Thượng Hải (HSBC) - CN TP. HCM
Công ty kiểm toán
Ernst & Young Vietnam Ltd
Chính sách cổ tức
Hàng năm, dựa trên cơ sở cổ tức từ các khoản đầu tư vàđược sự chấp thuận của Đại hội Thường niên.
Nguồn :
d. Hoạt động của Dragon Capital :
- Sau VEIL (Vietnam Enterprise Investments Ltd., thành lập 1995, qui mô 190 triệu USD) và VGF (Vietnam Growth Fund Limited, thành lập 2004, qui mô 75 triệu USD) cũng giới thiệu thêm VDF (Vietnam Dragon Fund, thành lập 2005, qui mô 35 triệu USD). Mekong Capital mở rộng qui mô với 50 triệu USD cho MEFII (Mekong Enterprise Fund II).
e. Indochina Capital : góp với quỹ địa ốc qui mô 42 triệu USD và quỹ chứng khoán qui mô 50 triệu USD.
Không chỉ có nguồn vốn từ bên ngoài,với con số gần 20 công ty quản lý quỹ trong nước mới thành lập hứa hẹn sự phát triển bùng nổ của các quỹ đầu tư Việt Nam những năm tiếp theo.
II. Đánh giá chung về hoạt động của Quỹ đầu tư chứng khoán tại Việt Nam trong giai đoạn 2007-2010 :
1. Sự phát triển của các Công ty quản lý quỹ và thành viên trong hoạt động của các Quỹ đầu tư.
Bảng 1: Sự phát triển thị trường quỹ đầu tư chứng khoán
từ năm 2007-2010.
Nguồn : stocknews.vn
Dựa vào biểu đồ ta có thể thấy, từ năm 2007 đến nay thị trường chứng khoán có nhiều chuyển biến tích cực, thể hiện thông qua số Công ty quản lý quỹ, tỉ trọng của nó trong tổng số các Công ty Chứng khoán và so với sự tăng trưởng của các Công ty niêm yết có trên thị trường ngày một nhiều.
Năm 2007: Tính đến hết năm, TTCK VN có 25 công ty quản lý quỹ (CTQLQ) trong nước hoạt động, có các loại hình Qũy đầu tư khác nhau. Các CTQLQ trong nước đã hoạt động trong giai đoạn đầu, như: CTQLQ Prudential VN, Vietfund, Thành Việt, Manulife, Công ty quản lý Quỹ VCB, Vietnam Partners Investment Management (BVIM), Bảo Việt,…
Ngoài các Công ty quản lý quỹ trong nước thì các CTQLQ nước ngoài cũng tăng mạnh so với giai đoạn năm 1992 kể từ khi “làn sóng thứ nhất” vào VN. Tính đến cuối 2007, VN có trên 10 CTQLQ nước ngoài đã hoạt động với hơn 30 quỹ. Lĩnh vực đầu tư của các quỹ rất đa dạng, từ QĐT chứng khoán đến QĐT cổ phần tư nhân, từ QĐT bất động sản đến QĐT mạo hiểm. Các quỹ là nguồn cung vốn cho thị trường tài chính, TTCK VN. Trong ngắn hạn, các luồng tiền nhàn rỗi của quỹ có thể được gửi ngân hàng, tạo ra cung vốn cho thị trường tiền tệ. Trong dài hạn, các khoản đầu tư của quỹ vào các doanh nghiệp và dự án tạo ra nguồn cung vốn cho thị trường vốn. Nguồn vốn hoạt động của các quỹ không ngừng tăng lên, dẫn đến vai trò của các quỹ ngày càng lớn trên TTTC, các quỹ ngày càng năng động hơn. Các CTQLQ nước ngoài đã được cấp phép hoạt động hiện nay, gồm:
Bảng 2: Danh sách các Công ty quản lý quỹ ở Việt Nam
tính đến hết năm 2007.
nguồn : ssc.gov.vn
Năm 2008: số Công ty quản lý quỹ tăng gần gấp đôi so với năm 2007, tương ứng với tăng 72%, tỉ trọng các Công ty này trong tổng số các Công ty chứng khoán tăng lên 42%, tăng 10% so với năm 2007. Điều này có thể được giải thích đơn giản rằng, hoạt động trên thị trường chứng khoán sôi động trong những năm trước đó đã thu hút được nhiều nhà đầu tư tham gia, đi cùng với đó là sự tăng trưởng và phát triển của thị trường, mà các Quỹ đầu tư cũng như Công ty quản lý quỹ cũng không nằm ngoài quy luật. Tuy nhiên, trong năm 2008, chịu sự ảnh hưởng của lạm phát toàn cầu và những diễn biến nóng của thị trường nói chung, thị trường chứng khoán trở thành cái lò thiêu chật chội các nhà đầu tư.
Năm 2009: do tình hình thị trường lạm phát kéo dài và đang dần đi vào quy mô bình ổn, hoạt động của các Quỹ đầu tư có sự tăng trưởng chậm. Điều đó có thể thấy qua sự gia tăng của các Công ty quản lý quỹ so với năm 2008 là 7%, so với sự tăng trưởng của năm 2008 so với năm 2007 là 72% thì sự gia tăng của các Công ty quản lý quỹ trong năm 2009 là con số khá khiêm tốn. Có thể do cầu thị trường về Quỹ đầu tư trong thời điểm này đã khá ổn định. Số Công ty chứng khoán trong năm 2009 tăng lên tương ứng chính là các Công ty quản lý quỹ được thành lập mới, nâng tỉ trọng của các Công ty quản lý quỹ trong tổng số các Công ty chứng khoán tăng nhẹ từ 42% của năm 2008 lên 44% trong năm 2009. Số Công ty niêm yết tính đến hết năm là 457 Công ty, tăng 34% so với năm 2008.
Tính đến cuối tháng 10/2009, thị trường đã có 46 công ty quản lý quỹ được cấp phép hoạt động (do 1 công ty đã giải thể tháng 7/2009) với tổng số vốn điều lệ là gần 1.835 tỷ đồng. Trong khoảng 20 quỹ đang tham gia đầu tư vào thị trường chứng khoán VN, có các quỹ lớn thuộc các công ty quản lý VinaCapital và Dragon Capital như Vietnam Opportunity Fund (VOF), Vietnam Infrastructure Ltd (VNI), Vietnam Growth Fund (VGF), Vietnam Enterprise Investment Ltd (VEIL) và Vietnam Dragon Fund (VDF).
Năm 2010: Theo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cho biết, tính đến thời điểm 6T/2010, cả nước có 22 quỹ đầu tư được thành lập, trong đó có 5 quỹ đại chúng và 17 quỹ đầu tư thành viên. Số Công ty quản lý quỹ được cấp phép thành lập và hoạt động tại Việt Nam duy trì ở mức 46 tổ chức so với năm 2009, tương ứng với số Công ty chứng khoán trên thị trường là 105 tổ chức. Các tổ chức niêm yết tăng thêm 100 tổ chức.
2. Sự tăng trưởng các nhà đầu tư tham gia quỹ đầu tư chứng khoán từ năm 2007 -2010.
Bảng 3: Số tài khoản Nhà đầu tư từ năm 2007-2010.
Nguồn : stocknews.vn
Con số các nhà đầu tư tham gia vào các quỹ đầu tư tăng dần đều qua các năm. Năm 2008, số tài khoản các nhà đầu tư tăng 70% so với năm 2007. Năm 2009, do nhiều nhà đầu tư quay lại thị trường, số lượng tài khoản tăng lên đáng kể, bằng 155% so với năm 2008. Bộ máy nhân sự của các công ty chứng khoán cũng đã tăng lên và đang dần hoàn thiện. Số lượng tài khoản tính đến cuối tháng 12/2009 là 822.914 tài khoản (trong đó nhà đầu tư có tổ chức là 4.327 tài khoản và nhà đầu tư cá nhân là 818.587 tài khoản), tăng khá mạnh so với đầu năm. Đến nửa đầu năm 2010, các quỹ đầu tư đã có tới 925.955 nhà đầu tư tham gia hoạt động, gấp 3 lần so với năm 2007 và hơn 30 lần so với thời gian đầu hoạt động.
3. Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận ròng của các quỹ đầu tư chứng khoán ở Việt Nam từ 2007-2010:
Năm 2008: Theo báo cáo nghiên cứu quỹ các thị trường mới nổi của CTCK Rothchild (Anh) ngày 12/12, nhiều quỹ đầu tư tại Việt Nam đã thua lỗ trong năm 2008, một số quỹ có giá trị tài sản ròng (NAV) tính theo USD giảm tới 70% so với đầu năm như: PXP Vietnam Fund (-70,6%), Vietnam Emerging Equity Fund (-70,4%)…
Số quỹ có mức giảm NAV trên 60% như: Blackhorse Enhanced Vietnam Inc (-62,6%), JF Vietnam Index ETF (-62,1%), Vietnam Enterprise Inv"ts Ltd (-61,1%), Vietnam Dragon Fund (-63,1%), Vietnam Growth Fund (-63,1%), Vietnam Holding (-60,9%)… trong khi VN-Index điều chỉnh giảm 69,6%. Trong số 26 quỹ đại chúng đầu tư chứng khoán tại Việt Nam có báo cáo NAV được Rothchild thống kê, chỉ có Mekong Enterprise Fund chưa bị thua lỗ trong năm nay và 3 quỹ giảm NAV dưới 30% là Vietnam Equity Holding (-26,4%), Vietnam Infracstructure Ltd (-26,4%) và Vietnam Resource Investments (-23,5%). Năm quỹ đầu tư bất động sản có sự thay đổi NAV không đáng kể, ngoại trừ VinaLand tăng 17,6% so với đầu năm, JSM Indochina tăng 9,6%.
Nhìn chung, năm 2008 thực sự là năm đầy khó khăn với các quỹ, khi mà hầu hết đều giảm lợi nhuận hoặc thua lỗ. Trong khi 3 năm liền trước đó, hầu như không có quỹ nào thua lỗ.
Sự sụt giảm của Vn-Index đã tác động mạnh đến giá trị tài sản ròng (Net Asset Value - NAV) của các quỹ đầu tư đang hoạt động tại Việt Nam. Có thời điểm NAV của các quỹ lớn tại Việt Nam giảm sâu tới 50-70%.
Không chỉ mất giá NAV, những quỹ này đã giải ngân phần lớn số tiền mà họ huy động được trong năm 2006-2007. Đại diện một quỹ đầu tư cho biết, chỉ trong 3-6 tháng nữa là các quỹ sẽ cạn tiền. Trong khi đó, huy động vốn hay gây quỹ mới vào thời điểm này là rất khó khăn. Điều này sẽ gây ra tâm lý dè chừng của các nhà đầu tư khi tham gia đầu tư qua các quỹ.
Điều này có thể được giải thích bởi các nguyên nhân sau đây:
Thứ nhất: TTCK Việt Nam là thị trường mới nổi, biến động thị trường lớn, NĐT với tâm lý tự kinh doanh nên chưa quan tâm đến sản phẩm quỹ.
Thứ hai: TTCK Việt Nam và thế giới hiện đang trong giai đoạn khó khăn, bởi ảnh hưởng xấu của nền kinh tế toàn cầu sau những di chứng của đợt khủng hoảng, nên tác động rất lớn đến tâm lý hứng khởi của NĐT.
Thứ ba: là sự nghèo nàn của các sản phẩm, công cụ đầu tư. Bán khống, giao dịch T+2, giao dịch ký quỹ… vẫn chưa được chấp thuận, hạn chế dòng tiền bổ sung cho thị trường. Ngoài ra, về mặt chính sách, các công ty quản lý quỹ cũng chưa nhận được nhiều hỗ trợ cho các sản phẩm của quỹ hoạt động hiệu quả và đa dạng.
Năm 2009: Hoạt động của các công ty chứng khoán đã có những dấu hiệu khả quan hơn do sự phục hồi của thị trường và giá trị giao dịch trên thị trường ngày càng tăng. Các quỹ đầu tư vào thị trường chứng khoán Việt Nam có mức tăng trưởng NAV xấp xỉ 40%, thấp hơn mức tăng 48,4% của VN-Index.
Tăng trưởng của các quỹ năm 2009 không theo kịp đà tăng của chỉ số VN-Index do các nhà quản lý quỹ đã quá thận trọng, ít đầu tư vào cổ phiếu rủi ro cao, thay vào đó là mua trái phiếu hoặc giữ tiền mặt. Ngoài ra, theo ông, các quỹ có quy mô lớn cũng tăng trưởng chậm hơn quỹ nhỏ, vì thiếu linh động hơn trong điều hành và thích ứng với thị trường.
Báo cáo thường niên 2009 của Quỹ VF1 cho biết, năm 2009 mức tăng trưởng giá trị tài sản ròng (NAV) của Quỹ đạt 53%. Tại ĐHCĐ thường niên, Ban điều hành VF1 đánh giá, Quỹ tăng trưởng khá tốt khi gần theo kịp mức hồi phục 57% của VN-Index.
Giá trị NAV trung bình của 20 quỹ đầu tư trên thị trường tính đến ngày 21/1/2010 là 147 triệu USD, trong đó lớn nhất là VOF với giá trị lên đến 771 triệu USD, 3 quỹ do Dragon Capital quản lý có tổng NAV là 889 triệu USD.
Bảng 4: Biểu đồ so sánh giá chứng chỉ quỹ của Quỹ VOF
trên thị trường chứng khoán so với giá trị NAV
Nguồn : vneconomy.vn
Kết thúc ngày 31/12/2009, NAV của quỹ VinaCapital Vietnam Opportunity Fund Ltd (VOF) đạt 785 triệu USD. Như vậy trong năm 2009, NAV của VOF tăng 29,7%. VN-Index đã tăng 56,8% trong năm qua.
Trong cơ cấu tài sản của VOF, cổ phiếu niêm yết chiếm 39,5% NAV, tương đương với 310,075 triệu USD, tiếp theo là bất động sản (28,2% NAV - 221,37 triệu USD), tiền mặt và các tài sản khác (13,1% NAV - 102,835 triệu USD), cổ phiếu OTC (9,1% NAV - 71,435 triệu USD)...5 mã chứng khoán mà VOF đầu tư nhiều nhất gồm: EIB chiếm 7,3% NAV, VNM (4,7%), HPG (4%), DIG (3,9%) và DPM (2%).
Cũng giống như quỹ VOF, giá chứng chỉ quỹ của VNL trên thị trường chứng khoán cũng được giao dịch thấp hơn NAV. Kết thúc năm 2009, giá chứng chỉ quỹ VNL ở mức 0,8 USD, thấp hơn nhiều so với NAV (1,39 USD/chứng chỉ quỹ).
Trong khi đó, quỹ đầu tư cơ sở hạ tầng Vietnam Infrastructure Limited (VNI) có NAV tính đến 31/12/2009 đạt 267 triệu USD - tăng 5,5% so với cuối năm 2008, từ mức giảm 29,1% trong năm 2008. Quỹ này hiện đầu tư vào ITA (chiếm 7,1% NAV), Long An S.E.A (7% NAV), Nam Viet Oil (4,3% NAV), Cầu Phú Mỹ (4,3% NAV)…Kết thúc ngày 31/12/2009, giá chứng chỉ quỹ VNI giao dịch đạt 0,33 USD - bằng một nửa so với giá trị trên mỗi đơn vị NAV.
Tuy nhiên, mức tăng trưởng cao lại thuộc về các quỹ có quy mô trung bình. Đơn cử là 3 quỹ do PXP Vietnam Asset Management (PXP) quản lý gồm VLF - Vietnam Lotus Fund, VEEF - Vietnam Emerging Equity Fund và PXP Vietnam Fund có mức tăng trưởng NAV đứng đầu bảng xếp hạng các quỹ đầu tư có hoạt động tốt nhất. Trong đó, cao nhất là quỹ VEEF, tính đến ngày 9/11/2009 có mức tăng NAV là 98,3%.
Trong năm 2009, VFM mạnh tay cơ cấu lại danh mục đầu tư của 2 quỹ VF1 và VF4 nên NAV của 2 quỹ này có sự tăng trưởng ấn tượng, trên 50%. Đây là nỗ lực đáng ghi nhận của VFM trong việc lấy lại hình ảnh trong mắt nhà đầu tư.
Bảng 5: Diễn biến NAV bình quân các nhóm quỹ trong và ngoài nước năm 2009.
Nguồn : Rothschild
Một trong những nguyên nhân thành công của PXP chính là “tập trung” vào thị trường chứng khoán. Cú lội ngược dòng của TTCKVN năm 2009 hầu như hoàn toàn bù đắp “mất mát” của năm 2008. Trong khi đó, những “gạo cội” như VinaCapital và Dragon Capital lại theo chiến lược đa dạng hóa danh mục đầu tư chứ không chỉ tập trung vào chứng khoán. Đơn cử, VinaCapital chỉ dành 22% danh mục đầu tư cho chứng khoán. Đồng thời, cú ngã đau 2008 khiến họ thận trọng hơn trong việc giải ngân, thậm chí “án binh bất động” ngay cả lúc VN-Index giảm mạnh và chạm đáy vào tháng 2/2009, để rồi sau đó tiếc nuối khi VN-Index tăng mạnh trong nửa cuối năm 2009.
Nhóm quỹ đầu tư vào bất động sản trong năm 2009 cũng gặt hái ít nhiều thành công, nhưng chỉ tập trung ở một vài quỹ có chiến lược thích hợp với tình hình thị trường BĐS không mấy khởi sắc năm qua. Đó là chiến lược nhắm đến các dự án “đất sạch”, đặc biệt là các dự án chung cư, phân khúc có nhu cầu luôn ổn định bất chấp thị trường BĐS đang vào “mùa” nào. Được LCF Rothschild xếp đầu bảng là tân binh VPH (Vietnam Property Holding) của Saigon Asset Management (SAM), hoạt động chính thức vào năm 2008, với mức tăng trưởng là 12,9%. Quỹ bất động sản VPF của Dragon Capital đứng thứ hai với mức tăng trưởng NAV là 9,5%. Trong khi đó, quỹ VNL của VinaCapital chỉ ở mức tăng trưởng âm 14,4% khi đầu tư tập trung vào phân khúc cao cấp gồm các dự án cao ốc văn phòng và khách sạn, hướng đầu tư không phù hợp với bối cảnh khủng hoảng kinh tế đang trong thời điểm “tạo dấu ấn” năm 2009. Tuy nhiên, trong tình hình thị trường tài chính có nhiều bất ổn thì tiềm năng tăng trưởng của nhóm quỹ đầu tư BĐS là rất lớn trong năm 2010.
Năm 2010: Trong nửa đầu năm 2010, nguy cơ thoái vốn đe dọa các Quỹ đầu tư. Theo số liệu từ tập đoàn đầu tư và tư vấn tài chính LCF Rothschild, tính đến ngày 11/6, giá chứng chỉ quỹ của 9 quỹ đầu tư đều thấp hơn trung bình 39% so với NAV trên mỗi chứng chỉ quỹ. Các quỹ này có quy mô vốn từ 59 - 788 triệu USD.
Cụ thể, giá chứng chỉ quỹ Vietnam Equity Holding đang thấp hơn 58,5% NAV trên mỗi chứng chỉ quỹ, tiếp theo là DWS Vietnam Limited (51,2%), Vietnam Holding Limited (46,6%), Vietnam Infrastructure Limited (46,5%), VinaCapital Vietnam Opportunity Fund Ltd (41,4%)…Đối với 4 quỹ đầu tư đang niêm yết chứng chỉ quỹ trên sàn Tp.HCM, tính đến ngày 17/6, quỹ VFMVF1 đang dẫn đầu về tỷ lệ chênh lệch giữa giá chứng chỉ quỹ với NAV/chứng chỉ quỹ, với tỷ lệ chiết khấu 51,7%, tiếp đến là PRUBF1 (40,5%), MAFPF1 (25,8%) và VFMVF4 (34,3%).
Sự ra đời của quỹ đại chúng VFA do VFM quản lý, có quy mô trung bình 300 tỷ đồng, trong đó cổ đông chủ yếu là các CTCK lớn. VFM đã đóng quỹ thành công giữa tháng 3 và sẽ niêm yết chứng chỉ quỹ VFA trong tháng 6 năm 2010 là mọt dấu hiệu tích cực đối với thị trường chứng khoán.
Sự đa dạng hóa của các quỹ đóng khi đầu tư lâu dài giảm thiểu rủi ro nhưng cũng giảm thiểu sự đột phá. Các cổ phiếu phòng vệ như ngành điện, dược phẩm… triệt tiêu sự đột biến ở nhóm cổ phiếu tài chính, BĐS, khai khoáng. Kết quả, sự tăng trưởng NAV các quỹ chỉ ở mức trung bình.
Ấn tượng mờ nhạt của CCQ khiến NĐT không mấy mặn mà, biểu hiện ở việc NĐT chiết khấu khá lớn NAV vào giá CCQ. Kể từ khi niêm yết cách đây 5 năm, chỉ có thời gian ngắn vào lúc TTCK nóng nhất, thị giá của VF1 cao hơn NAV. Thường trực sau đó, thị giá VF1 luôn thấp hơn NAV. Điều tương tự cũng xảy ra với "người em" của VF1 là VF4. Thậm chí với PRUBF1 và MAFBF1 sau 3 - 4 năm hoạt động, hiện tại thị giá của hai quỹ vẫn chưa thể trở lại vạch xuất phát ban đầu (mệnh giá). So với mức giá đóng cửa của ngày 10/6 và NAV công bố ngày 7/6 (số liệu giao dịch phiên ngày 3/6) thì hiện nay các CCQ đang có mức chiết khấu khá lớn từ 23,7% đến 51,8% (xem bảng). Không chỉ các CCQ đang niêm yết tại HOSE, nhiều CCQ của các quỹ tên tuổi đang niêm yết tại nước ngoài cũng chịu chung cảnh ngộ. Chẳng hạn, CCQ quỹ đóng Vietnam Opportunity Fund (VOF) do Vina Capital quản lý đang niêm yết tại sàn chứng khoán Luân Đôn (AIM) hiện có NAV/CCQ là 2,5 USD, nhưng giá giao dịch là 1,38 USD, thấp hơn 44%; Quỹ Vietnam Enterprice Investemet Ltd (VEIL) do Dragon Capital quản lý niêm yết tại sàn chứng khoán Iceland (NCB) có NAV/CCQ là 2,42 USD, nhưng giá mua ngày 3/6 chỉ là 1,77 USD, chênh lệch gần 27%...
Trong thời gian dài, thị giá chứng chỉ quỹ thấp hơn giá trị tài sản ròng (NAV), thể hiện các chứng chỉ quỹ kém hấp dẫn so với các hàng hoá khác trên sàn. Tiêu biểu là thị giá của cả bốn chứng chỉ quỹ đang niêm yết: ManuLife, VF1, VF4, Prudeltial đều thấp hơn NAV. Trong đó, giá thị trường của VF1 tính đến tuần cuối tháng 4 là 13.100 đồng/chứng chỉ quỹ trong khi NAV của quỹ này là 25.607 đồng/chứng chỉ quỹ, thị trường đã định giá VF1 thấp hơn giá trị tài sản ròng tới 48,84%.
Bảng 6: Biểu đồ mối quan hệ giữa NAV và thị giá chứng chỉ quỹ
của một số Quỹ đầu tư đầu năm 2010.
Nguồn : vneconomy.vn
Mặt khác, trong bốn quỹ đã niêm yết, có tới ba quỹ NAV/chứng chỉ quỹ vẫn thấp hơn mệnh giá, thể hiện họ vẫn chưa phục hồi được sau khủng hoảng. Trong khi đó, nhiều công ty trên sàn sau khủng hoảng, giá trị sổ sách đã cao hơn mệnh giá nhiều lần, dù đã chia thưởng.
Chênh lệch giữa NAV và thị giá đã từng biến việc giải thể quỹ thành giấc mơ làm giàu cho giới đầu cơ quốc tế mà quỹ offshore Indochina Capital Vietnam (ICV) là tâm bão. NAV của quỹ ICV liên tục giảm hơn 50% từ khi đóng quỹ tại đỉnh của VN-Index năm 2007 chỉ còn 4,66 đô la Mỹ tại thời điểm 31/12/2008. Như vậy, chỉ mất có 2,48 đô la Mỹ đã có thể mua được 1 chứng chỉ quỹ này để được tài sản hơn 87%. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện nay, quỹ ICV chưa thể bị giải thể mặc dù cổ đông quỹ đã thông qua việc rút vốn từ quý I/2009 và phần lớn danh mục cổ phiếu niêm yết đã được bán hết. Tính thanh khoản và chất lượng của tài sản thanh lý là vấn đề lớn đối với ICV khi danh mục còn lại tính đến cuối tháng 4/2010 gồm private equity (83%), OTC (10%), cổ phiếu niêm yết bị hạn chế chuyển nhượng đến tháng 8/2010 (4,6%).
Bảng 7: NAV và thị giá và một số chứng chỉ quỹ ngày 10/6/2010.
Chứng chỉ quỹ
VFMVF1
VFMVF4
PRUBF1
MAFPF1
Giá trị tài sản ròng/CCQ (NAV) (đồng)
24,300
11,085
8,906
7,079
Thị giá (đồng)
11.700
7.400
5.300
5.400
Mức chiết khấu giữa thị giá và NAV (%)
51,8%
33,2%
40,5%
23,7%
Tất cả những điều trên, đã ảnh hưởng khiến các quỹ mới khó thuyết phục nhà đầu tư, mà theo phó chủ tịch một công ty quản lý quỹ trong nước: “các công ty quản lý quỹ, dù muốn gọi vốn, vẫn chưa đưa ra được sản phẩm đầu tư nào hấp dẫn được nhà đầu tư. Có quỹ đại chúng vẫn còn loay hoay với lỗ của năm 2009, không trả được cổ tức, danh mục đầu tư vẫn cơ cấu lớn những cổ phiếu mang tính an toàn, ít biến động giá.”
Ngoài ra, nhiều công ty quản lý quỹ cũng mở rộng, tìm kiếm nguồn vốn ngoại chủ yếu từ thị trường tiềm năng Nhật Bản bằng cách thành lập các quỹ offshore: DSCAP - Vietnam Growth Investment Fund 50 triệu USD, dự kiến đóng quỹ là 100 triệu USD quản lý bởi SSIAM; hay gần đây là quỹ Vietnam Dream Fund với quy mô 100 triệu USD do MB Capital quản lý. Sức hấp dẫn của TTCK mới nổi như ở Việt Nam khiến nhà đầu tư khó lòng cưỡng nổi cơ hội sinh lời cao, mức vốn hóa của toàn thị trường đạt 55% GDP tính đến quý II/2010.
Lợi thế hơn các quỹ onshore, các quỹ offshore có thể đa dạng hóa danh mục tốt hơn khi được phép đầu tư vào vốn cổ phần tư nhân (private equity) hay các dự án bất động sản do quỹ được thành lập ở nước ngoài và có tư cách pháp nhân. Điển hình là Quỹ VOF của VinaCapital đã đầu tư 15 triệu đô la Mỹ để nắm giữ 7% cổ phần của Prime Group, tập đoàn sở hữu 8 nhà máy gạch ceramic, chiếm thị phần 25% cả nước. Tuy nhiên, việc thoái vốn private equity không dễ dàng nếu đại diện quỹ không tìm được tiếng nói chung với ban quản trị điều hành công ty, cũng như tìm kiếm đối tác nhượng lại. Trường hợp của DragonCapital (D.C) chuyển nhượng 70% cổ phần tại liên doanh Nuiphaovica cho Masan Group cũng gây bất ngờ. Một xu hướng thịnh hành gần đây là việc “lướt sóng” của các quỹ để gia tăng lợi nhuận như SSIVF vừa mua vừa bán cổ phiếu VHL, VF1 lướt sóng cổ phiếu SD5. Thay vì trạng thái nằm im và giữ dài hạn danh mục, quỹ có thể hiện thực hóa lợi nhuận bằng cách “đảo hàng” - mua đi bán lại một phần danh mục. Khả năng thu được lợi nhuận 15 - 20% là khả thi, đồng nghĩa với sự tăng trưởng NAV trong điều kiện quỹ không còn tiền mặt hoặc chưa giải ngân thêm.
Đây là giải pháp hài hòa cho lợi ích cả đôi bên: bộ phận quản lý và cổ đông quỹ khi quy định pháp luật hạn chế các công cụ đầu tư như repo, đòn bẩy tài chính, sản phẩm phái sinh và đầu cơ khi giá xuống.
Kể từ cuối tháng 5 cho đến nay, thị trường chứng khoán Việt Nam đã có những bước đi khá chậm nhưng chắc chắn. Từ ngưỡng 486 điểm được thiết lập vào ngày 24/5, VN-Index đã tăng khoảng 5% trong vòng một tháng qua. Giới chuyên môn cho rằng, đây là một mức tăng không quá thất vọng trong bối cảnh thị trường thế giới có nhiều biến động phức tạp như giai đoạn hiện tại.
Thị trường chứng khoán Việt Nam đang trong quá trình hoàn thiện và phát triển, mức tăng trưởng hàng năm của thị trường là khá cao và lớn hơn so bình quân toàn thế giới. Tuy nhiên, khoảng 80% đối tượng tham gia thị trường là những nhà đầu tư nhỏ lẻ còn thiếu hiểu biết cũng như kinh nghiệm đầu tư, họ dễ trở thành nạn nhân trong thị trường chưa thực sự minh bạch và đặc tính đầu cơ rất cao. Sự hình thành các quỹ đầu tư theo chỉ số sẽ mang đến cho nhà đầu tư nhỏ lẻ trong nước một sản phẩm tài chínhkhá an toàn với mức sinh lời tương đối cao. Nếu như năm 2009, mức sinh lời trung bình toàn thị trường đạt khoảng trên 50%, còn trong năm 2010 kỳ vọng ở mức khiêm tốn hơn là 20%.
Ngày 24/3/2010, lãnh đạo Ủy ban chứng khoán và vụ chức năng sẽ tổ chức buổi tọa đàm với đại diện các công ty chứng khoán, ngân hàng lưu ký để thảo luận và chuẩn bị triển khai dự thảo hướng dẫn quy định về giao dịch bán chứng khoán sau ngày giao dịch (giao dịch T+2). Hiện Ủy ban Chứng khoán cũng đã xây dựng dự thảo hướng dẫn cụ thể để đưa ra thảo luận tại cuộc tọa đàm này. Việc cho phép T+2 sẽ tạo điều kiện để nhà đầu tư chủ động hơn trong giao dịch.
Tất cả các khó khăn của các công ty quản lý quỹ có kế hoạch huy động vốn trên thị trường nội địa để thành lập quỹ đại chúng sắp được giải quyết bằng việc UBCK đang có các nỗ lực tạo ra hành lang pháp lý cho mô hình quỹ mở phát triển. Theo dự thảo Thông tư, các quỹ sẽ tiến hành tối thiểu 2 lần mua mỗi tháng, tuy nhiên tần suất và thời gian cụ thể của việc phát hành và mua lại CCQ mở được quy định cụ thể trong điều lệ và bản cáo bạch từng quỹ. Điều này giúp thị giá CCQ mở sẽ bám sát NAV hơn, tháo gỡ một vướng mắc lớn hiện nay từ phía cả NĐT và ban quản lý quỹ. Tại TTCK phát triển, các tổ chức đầu tư nắm giữ số chứng khoán chiếm từ 40 - 60% thị trường, trong đó số lượng quỹ đóng chưa tới 5%. Tại Việt Nam, mô hình quỹ mở là sự đòi hỏi tất yếu khi thị trường phát triển. hành lang pháp lý cho quỹ mở hoạt động sẽ giúp các công ty quản lý quỹ thành lập các quỹ quy mô thực sự như quỹ hưu trí.
Như vậy, sự phát triển của quỹ mở là tất yếu. Tuy nhiên, giai đoạn ban đầu, mô hình mới có thành công hay không vẫn là dấu hỏi, khi hiện nay các CCQ bị chiết khấu NAV cao không phải quỹ có một danh mục đầu tư tồi mà là ở niềm tin của NĐT vào CCQ và cả tâm lý thích tự kinh doanh của các NĐT cá nhân.
* Thông tin về một số mã chứng khoán nổi bật:
OGC: 6 tháng lãi trên 400 tỷ đồng
STB: Amersham Industries Limited bán xong 2,5 triệu CP
SJS: Dự kiến đạt 202,35 tỷ đồng trong quý 2, tăng trưởng 223,7% so với cùng kỳ năm trước.
TMC: 5 tháng lãi 10.6 tỷ đồng LNST, đạt 45.21% kế hoạch năm
SJS: Lợi nhuận sau thuế quý 2 ước đạt hơn 202 tỷ đồng
PVD: 6 tháng ước đạt Lợi nhuận 400 tỷ đồng
III. Giải pháp thúc đẩy sự hình thành và nâng cao hiệu quả hoạt động của các Quỹ đầu tư chứng khoán
1. Về phía Nhà nước
1.1. Duy trì sự ổn định kinh tế vĩ mô
Sự ổn định và tăng trưởng bền vững của nền kinh tế vĩ mô có mốiquan hệ mật thiết tới thị trường chứng khoán nói chung và sự phát triểncủa các Quỹ đầu tư chứng khoán nói riêng. Chỉ trong một nền kinh tế ổn định, các chỉ số vĩ mô như lạm phát, tỷ lệ tăng trưởng, tỷ giá hối đoái, mức lãi suất ổn định thì mới tạo lập được niềm tin và kích thích người đầu tư xoá bỏ tâm lý e ngại, dè chừng khi tham gia vào một hình thức đầu tư mới. Từ đó khuyến khích các tổ chức kinh tế tích cực hơn trong quyết định thành lập Quỹ đầu tư chứng khoán cũng như tạo ra môi trường tốt cho hoạt động của các Quỹ đầu tư phát triển.
Trong bối cảnh nền kinh tế vĩ mô có nhiều dấu hiệu bất ổn, thiếu sự kiểm soát thì các nhà đầu tư không thể mạo hiểm tham gia vào thị trường chứng khoán vì họ không tin tưởng vào khả năng sinh lợi trên thị trường này. Điều này dẫn đến sự đình trệ trong hoạt động của các Quỹ đầu tư chứng khoán nói riêng và thị trường chứng khoán nói chung.
Một nền kinh tế ổn định còn giúp cho hệ thống doanh nghiệp có thể duy trì sự phát triển ổn định của mình, thu hút được các nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước. Khi các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, quan tâm tới việc mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, họ sẽ có nhu cầu về vốn rất cao và tìm cách huy động dưới nhiều hình thức trong đó có việc tham gia vào thị trườngchứng khoán. Đây là xu hướng tất yếu của các doanh nghiệp trong một nền kinh tế phát triển. Như vậy, nguồn cung hàng hoá cho thị trường chứng khoán sẽ phong phú.
Đồng thời, khi đó các chứng khoán được phát hành ra sẽ hấp dẫn hơn đối với người đầu tư, do đó sẽ làm tăng tính thanh khoản của các chứng khoán, làm cho hoạt động kinh doanh chứng khoán sôi động.
Để có thể duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, ổn định, kiểm soát lạm phát trong điều kiện chịu sự ảnh hưởng của những biến động kinh tế thế giới trong xu hướng toàn cầu hoá mạnh mẽ như hiện nay thì Việt Nam phải thực hiện một số biện pháp cơ bản sau:
- Thực hành tiết kiệm để tạo và nuôi dưỡng nguồn vốn cho đầu tư phát triển. Chính sách tiết kiệm phải đi đôi với chính sách khuyến khích đầu tư và chính sách khuyến khích sản xuất hàng xuất khẩu, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.
- Đầu tư phát triển phải là vấn đề ưu tiên hàng đầu trong các quyết sách kinh tế quốc gia. Đầu tư phải có trọng điểm, có ưu tiên theo hướng chuyển dịch cơ cấu theo hướng kết hợp phát triển theo chiều rộng với việc hoàn thiện, cải tiến thiết bị công nghệ theo chiều sâu.
1.2. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp lý
Việc hoàn thiện hệ thống pháp lý là để tạo hành lang cho các tổ chức tài chính và doanh nghiệp hoạt động một cách công bằng và hiệu quả.
Hiện nay, chúng ta đã có luật các tổ chức tín dụng nhưng chưa đề cập rõ về Quỹ đầu tư. Việc điều chỉnh các hoạt động của Quỹ đầu tư chứng khoán chỉ dựa vào quy chế tổ chức và hoạt động của Quỹ đầu tư và công ty quản lý quỹ kèm theo.
Quyết định số 05/1998/QĐ-UBCK ngày 13/10/1998. Nhưng để cácvăn bản này đi vào thực tiễn và phát huy hiệu lực thì cần sớm đưa các nộidung này vào trong khuôn khổ pháp lý cao hơn dưới hình thức các luật nhưLuật về Chứng khoán và thị trường chứng khoán, Luật các định chế tài chínhtrung gian khi thị trường chứng khoán Việt Nam dần đi vào hoạt động ổnđịnh.
Ngoài ra, do Quỹ đầu tư chứng khoán có một số đặc điểm riêng sovới các chủ thể kinh doanh khác trên thị trường nên nó chịu sự chi phối củanhiều bộ luật khác có liên quan như Luật doanh nghiệp, Luật dân sự… Các bộ luật này và các văn bản dưới luật đi kèm có một số điểm bất đồng, chồng chéo nhau và chưa có sự bổ sung điều chỉnh đối với một hình thức đầu tư mới - đầu tư qua quỹ. Do vậy, một yêu cầu đang được đặt ra là cần phải tiếp tục bổ sung, hoàn thiện các bộ luật này để tạo nên một hệ thống pháp luật đồng bộ, tạo sự công bằng cho các nhà đầu tư, các doanh nghiệp cũng như nhằm giải quyết một cách nhanh chóng khi có tranh chấp xảy ra. Ví dụ như đối với Luật đầu tư nước ngoài, cần nhanh chóng chỉnh sửa nhằm khuyến khích và tạo điều kiện cho các Quỹ đầu tư nước ngoài được nắm giữ một tỷ lệ cổ phiếu của một công ty lớn hơn tỷ lệ hiện nay là 30%.
1.3. Nhà nước cần khuyến khích và hỗ trợ tích cực việc hình thành và phát triển của Quỹ đầu tư.
Khi thị trường chứng khoán đã đi vào hoạt động thì việc hình thànhcác Quỹ đầu tư là hết sức cần thiết để tạo điều kiện cho công chúng cóthể tham gia vào thị trường chứng khoán. Tuy nhiên, Quỹ đầu tư chứng khoán còn là vấn đề rất mới và trong điều kiện hiện nay còn nhiều khó khăn để quỹ ra đời và hoạt động, do vậy rất cần có sự trợ giúp của nhà nước.
Kinh nghiệm Hàn Quốc cho thấy, giai đoạn đầu phát triển thị trường chứng khoán, chính phủ Hàn Quốc đóng vai trò to lớn trong việc thúc đẩy trợ giúp sự hình thành và phát triển Công ty tín thác đầu tư. Tại Malaixia có Quỹ đầu tư chứng khoán do chính phủ thành lập tên là PNB. Nó có những quỹ chi nhánh theo chuyên ngành để hỗ trợ, giúp đỡ người dân mua các cổ phiếu của các công trình, công ty làm ăn có lãi. Giống với Malaixia, ở Singapore chính phủ cũng thành lập một Quỹ đầu tư chứng khoán của nhà nước với mục đích tham gia vào các doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài. Số vốn của các quỹ đó ngày càng tăng khiến cho quỹ có thể mở rộng đầu tư ra nước ngoài.
Do vậy, sự trợ giúp của nhà nước thể hiện ở việc nhà nước cần đi tiên phong trong việc thành lập công ty quản lý quỹ và thiết lập các Quỹ đầu tư để mở đầu tạo niềm tin cho công chúng trong đầu tư. Việc mở đầu thành công có ý nghĩa rất quan trọng để khuyến khích, thu hút các thành phần kinh tế và các tổ chức khác.
1.4. Thu hút đầu tư gián tiếp
Chúng ta nên có chế độ ưu tiên đối với lĩnh vực đầu tư gián tiếpcũng được ưu đãi như đầu tư trực tiếp. Đầu tư gián tiếp nước ngoài là mộthình thức đầu tư phổ biến trên thế giới và quan trọng không kém so với hìnhthức đầu tư trực tiếp nước ngoài. Việt Nam đã rất thành công trong thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài nhưng xem ra việc thu hút đầu tư nước ngoài gián tiếp vẫn còn bị bỏ ngỏ. Các nhà quản lý hình như chưa có chính sách thông thoáng để thu hút nguồn vốn đầu tư gián tiếp này, một phần vì sợ các nhà đầu tư nước ngoài có quyền rút vốn ồ ạt gây khủng hoảng cho nền tài chính quốc gia tương tự như cuộc khủng hoảng khu vực xảy ra vào năm 1997. Nhưng trên thực tế, tỷ lệ vốn đầu tư gián tiếp trên thị trường Việt Nam hiện nay chiếm chưa đến 1% vốn đầu tư trực tiếp trong khi ở Thái Lan khi xảy ra khủng hoảng tỷ lệ này là 80%. Chính vì vậy, Việt Nam phải quan tâm hơn nữa tới kênh thu hút vốn này.
1.5. Phát triển hệ thống ngân hàng ở Việt Nam
Thị trường chứng khoán và hệ thống ngân hàng có mối quan hệchặt chẽ và gắn bó hữu cơ với nhau. Thị trường chứng khoán chỉ có thể pháttriển vững chắc trên cơ sở một hệ thống ngân hàng lành mạnh và được kiểmsoát tốt. Đối với các Quỹ đầu tư, ngân hàng đóng vai trò là chủ thể giám sát, bảo quản tài sản của quỹ. Muốn trở thành ngân hàng giám sát, ngân hàng đó phải đáp ứng các điều kiện do Uỷ ban chứng khoán nhà nước đề ra.
Điều này đòi hỏi ngân hàng phải nỗ lực liên tục cơ cấu lại tổ chức, hoàn thiện các nghiệp vụ phục vụ khách hàng và từng bước chuẩn hoá các quy trình nghiệp vụ. Ngân hàng nhà nước nên có chế độ giám sát đảm bảo độ an toàn của các ngân hàng thương mại, xây dựng các môi trường pháp lý chặt chẽ, xây dựng các tiêu chuẩn hạch toán, báo cáo tài chính kế toán, kiểm toán rõ ràng và trung thực để các ngân hàng thương mại có thể đáp ứng một nghiệp vụ mới này.
Các ngân hàng thương mại là những tổ chức đóng vai trò tích cực trong hoạt động kinh doanh chứng khoán. Bởi vậy, hệ thống ngân hàng thương mại hoạt động lành mạnh và được ngân hàng trung ương kiểm soát và giám sát chặt chẽ sẽ có ảnh hưởng lớn đến tính lành mạnh của thị trường chứng khoán.
Qua đó đã gián tiếp tạo điều kiện cho sự ra đời của các Quỹ đầu tư. Nhà nước tích cực khuyến khích các ngân hàng tham gia tạo lực lượng nòng cốt cho thị trường chứng khoán. Ngân hàng nhà nước có thể dành một khoản chi nhất định cho việc thành lập các công ty chứng khoán hoặc tăng vốn điều lệ cho các ngân hàng thương mại quốc doanh để tạo cơ sở cho các ngân hàng thành lập công ty chứng khoán hoặc thực hiện việc liên doanh với công ty chứng khoán nước ngoài. Bên cạnh đó, ngân hàng không ngừng nâng cao nghiệp vụ, áp dụng các phương thức thanh toán…tạo điều kiện cho mọi hoạt động trên thị trường chứng khoán nói chung cũng như hoạt động của các Quỹ đầu tư nói riêng và nhất là có thể đáp ứng được các điều kiện để trở thành tổ chức bảo quản và giám sát tài sản cho các Quỹ đầu tư. Một tin vui mới đến cho các ngân hàng là vừa qua Uỷ ban chứng khoán nhà nước đã ký giấy phép công nhận Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam và Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam là ngân hàng lưu ký chứng khoán. Đây là bước chuẩn bị nhằm tiến tới việc thành lập các ngân hang giám sát các Quỹ đầu tư khi ra đời.
1.6. Thực hiện chính sách ưu đãi về thuế đối với hoạt động đầu tư chứng khoán của Quỹ đầu tư.
Quỹ đầu tư chứng khoán là một loại hình tổ chức đầu tư còn rất mớimẻ, chắc chắn khi thành lập và những năm đầu mới đi vào hoạt động sẽgặp nhiều khó khăn. Do vậy, việc thực hiện ưu đãi về thuế đối với hoạt độngđầu tư chứng khoán của quỹ là việc hỗ trợ hết sức quan trọng và cần thiếtcủa nhà nước đối với sự hoạt động và phát triển của Quỹ đầu tư chứngkhoán. Hiện tại, chưa có bất cứ một quy định nào về thuế đối với Quỹ đầutư.
1.7. Tạo lập thị trường hàng hoá cho thị trường chứng khoán bằng các biện pháp tăng cung kích cầu.
Quỹ đầu tư là một loại hình hoạt động gắn liền với thị trường chứngkhoán. Để Quỹ đầu tư hình thành và phát triển lành mạnh, tích cực,việc đẩy mạnh hoạt động của thị trường chứng khoán Việt Nam cũng là mộtnhân tố quan trọng. Trên thực tế, số lượng và giá trị của các cổ phiếu và tráiphiếu được niêm yết trên thị trường tập trung là rất nhỏ, trong khi chưa cóthị trường giao dịch ngoài quầy, mức cầu cũng không khả quan. Đểkhuyến khích việc ra đời của các Quỹ đầu tư chứng khoán, nhà nước phải đảm bảo hoạt động của các quỹ này thông qua các biện pháp tăng cung kích cầu trên thị trường chứng khoán.
2. Về phía các Quỹ đầu tư
2.1. Chú trọng và đẩy mạnh việc đào tạo cơ bản đội ngũ cán bộ quản lý đầu tư chuyên nghiệp.
Kinh nghiệm của nhiều nước cho thấy, một yếu tố có tính chất quyếtđịnh đến sự thành công của một Quỹ đầu tư đó là trình độ năng lực củanhà quản lý đầu tư chuyên nghiệp. Ở nhiều nước, các nhà đầu tư riêng lẻ thường chọn Quỹ đầu tư dựa trên cơ sở xem xét tài năng của các nhà đầu tư chuyên nghiệp của quỹ, người ta cũng sẵn sàng rút ra khỏi quỹ khi mà nhà quản lý chuyên nghiệp xuất sắc đó không còn làm cho quỹ nữa.Thông thường ở một số nước Quỹ đầu tư do một nhà quản lý đầu tư chuyên nghiệp điều hành, vừa thực hiện chiến lược đầu tư, vừa chịu trách nhiệm điều hành công việc hàng ngày. Hỗ trợ cho sự hoạt động của nhà quản lý chuyên nghiệp còn có đội ngũ chuyên viên phân tích tài chính. Hiện nay, các tổ chức thành lập Quỹ đầu tư chuẩn bị đội ngũ nhân lực cho quỹ theo các kênh:
- Cử một số nhân viên theo học các khoá đào tạo cơ bản về đầu tư,phân tích chứng khoán, về khung pháp lý cho hoạt động đầu tư và cáckiến thức nghiệp vụ tài chính tín dụng. Sau đó các nhân viên này sẽ nhậnđược chứng chỉ và tham gia kỳ thi sát hạch để được cấp giấy phép hành nghềđầu tư chuyên nghiệp.
- Tuyển nhân viên có kiến thức về đầu tư hoặc có kinh nghiệm tronglĩnh vực tài chính tiền tệ, sau đó tiếp tục bồi dưỡng và bổ sung nâng caotrình độ kiến thức cho các nhân viên này.
- Cử nhân viên ra nước ngoài khảo sát, học tập, nghiên cứu về hệthống Quỹ đầu tư ở một số nước. Những điều kiện trên cho thấy, một nhà quản lý chuyên nghiệp thực thụ của Quỹ đầu tư chứng khoán phải có một kiến thức chuyên môn sâu rộng và đạo đức nghề nghiệp trong sáng, tạo cơ sở và niềm tin cho công chúng. Điều đó đòi hỏi phải có kế hoạch, chương trình đào tạo có hệ thống để xây dựng đội ngũ các nhà quản lý chuyên nghiệp cho quỹ.
2.2. Chú trọng nghiên cứu đồng thời phổ biến rộng rãi Quỹ đầu tư ra công chúng.
Những vấn đề về tín thác và Quỹ đầu tư là những vấn đề còn rấtmới mẻ ở Việt Nam. Do vậy, một mặt cần tiếp tục nghiên cứu về mặt lý luậnvà kinh nghiệm thực tiễn của các nước trong việc phát triển hệ thống tínthác đầu tư. Mặt khác, cần phổ biến rộng rãi những kiến thức cơ bản và thông tin về Quỹ đầu tư cho công chúng qua sách báo và các phương tiện thông tin đại chúng. Đối tượng thu hút các nhà đầu tư tham gia vào Quỹ đầu tư chủ yếu là công chúng. Vì thế sự thành công của quỹ phụ thuộc rất lớn vào sự hiểu biết và tham gia của công chúng.
Hiện nay, bên cạnh các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ cho những người đisâu vào thị trường chứng khoán, Uỷ ban chứng khoán nhà nước đang córất nhiều hình thức để phổ cập kiến thức về chứng khoán và thị trường chứng khoán cho công chúng như tổ chức các bài giảng, các lớp học ngắn ngày cho những ai quan tâm đến lĩnh vực này hay trang chuyên đề giải đáp trên các tạp chí chứng khoán.
Nhưng với vai trò là người quản lý thị trường chứng khoán, Uỷ ban chứng khoán nhà nước cần phải đảm bảo các thông tin trên thị trường chứng khoán là chính xác, trung thực. Có như vậy mới giúp những người ít hiểu biết nhất vẫn tránh được rủi ro và việc quản lý thị trường được dễ dàng.
Tuy nhiên, công tác tuyên truyền trong thời gian qua chưa được thực hiện một cách liên tục và có hệ thống, chưa thực sự nhận được sự quan tâm thích đáng tương xứng với tầm quan trọng và sự phát triển của thị trường. Nhiều chương trình tuyên truyền mới chỉ dừng lại ở mức thảo luận và đề xuất ý kiến mà chưa được triển khai kịp thờivà bài bản.
2.3. Chiến lược đầu tư thích hợp
Tại Việt Nam, quy mô vốn của một dự án chỉ vào khoảng 10 triệuUSD,do đó các Quỹ đầu tư cần xác định chiến lược đầu tư phù hợp, tậptrung tìm kiếm các dự án thích hợp với mục tiêu đầu tư của mình. Mặt khác,các quỹ nên hạ thấp yêu cầu về tỷ suất lợi nhuận của các dự án cho phù hợpvới tình hình kinh tế Việt Nam hiện tại. Có như vậy, các Quỹ đầu tư mớikhông bị trói buộc vào thị trường đầu tư của chính mình. Tuy có một đội ngũ quản trị viên xuất sắc song chủ yếu là người nước ngoài vì vậy các quỹ nên tham khảo ý kiến của nhiều chuyên gia trong lĩnh vực đầu tư của Việt Nam hơn nữa nhằm có một chiến lược tương thích với môi trường đầu tư Việt Nam.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- quy_dau_tu_3334.doc