Bài giảng Các hợp đồng kỳ hạn và thị trường phái sinh kỳ hạn

Phục vụ cho những khách hàng đặc trưng.  Không cần thiết phải thanh toán bất kỳ khoản tiền mặt nào.  Các hợp đồng kỳ hạn là phiên bản đơn giản hoá của cả hợp đồng tương lai và hợp đồng hoán đổi => giữ một vai trò quan trọng trong việc xây dựng và tìm hiểu các công cụ phái sinh khác

pdf61 trang | Chia sẻ: hao_hao | Lượt xem: 8270 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Các hợp đồng kỳ hạn và thị trường phái sinh kỳ hạn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 2: Các hợp đồng kỳ hạn và thị trường phái sinh kỳ hạn Giảng viên: Th.s Phạm Hiền Thảo Khoa Tài chính - Ngân hàng 2.1 Giới thiệu về hợp đồng kỳ hạn 2.2 Các loại hợp đồng kỳ hạn 2.3 Xác định giá các hợp đồng kỳ hạn 2.4 Vai trò của thị trường phái sinh kỳ hạn Nội dung chi tiết Định nghĩa Là một thoả thuận giữa hai đối tác, người mua và người bán, để mua hoặc bán một hàng hoá cơ sở vào một ngày cố định trong tương lai và tại một mức giá được thoả thuận trước vào ngày ký hợp đồng.  Là các thoả thuận riêng và được giao dịch trên thị trường phi tập trung.  Không yêu cầu ký quỹ hay thế chấp => Có rủi ro mất khả năng thanh toán. (Ai có khả năng không thanh toán cao hơn?) Đặc điểm của hợp đồng kỳ hạn Khi đáo hạn, có hai trường hợp xảy ra:  Trao hàng – lấy tiền (delivery): chuyển nhượng hàng hoá cơ sở  Quy đổi chênh lệch (cash settlement): thanh toán phần chênh lệch thuần Vậy thì khi nào người mua/người bán thực hiện quy đổi chênh lệch? Một đối tác có thể chấm dứt hợp đồng (close the position) trước ngày đáo hạn bằng cách tham gia vào một hợp đồng kỳ hạn đối ứng. Kết thúc hợp đồng trước khi đáo hạn Giới thiệu các thuật ngữ Người mua (buyer, the long) và người bán (seller, the short). Giá giao ngay (Spot price) Giá kỳ hạn (Forward price) Trường vị hoặc vị thế mua (long position) Đoản vị hoặc vị thế bán (short position) Ngày đáo hạn (Expiration date) Các loại hợp đồng kỳ hạn Hợp đồng chứng khoán vốn kỳ hạn Hợp đồng trái phiếu kỳ hạn Hợp đồng lãi suất kỳ hạn Hợp đồng tiền tệ kỳ hạn Hợp đồng chứng khoán vốn kỳ hạn (Forward contracts on equities) Hàng hoá cơ sở là các chứng khoán riêng lẽ, danh mục đầu tư chứng khoán hoặc chỉ số chứng khoán. Loại chứng khoán sẽ trả cổ tức trong thời gian nắm giữ cổ phiếu (ảnh hưởng đến giá kỳ hạn?) Ví dụ Nhà đầu tư A muốn mua 10.000 cổ phiếu IBM vào 90 ngày sau và muốn bảo hiểm rủi ro bằng cách sử dụng hợp đồng kỳ hạn. Nhà đầu tư B muốn bán cùng số lượng cổ phiếu như trên và định giá kỳ hạn của một hợp đồng kỳ hạn 90 ngày là $100 cho mỗi cổ phiếu IBM, thực hiện hình thức quy đổi chênh lệch. Câu hỏi Nhà đầu tư A,B nên tham gia vào vị trí nào (long/short position) trong hợp đồng kỳ hạn? Nếu như 90 ngày sau, giá của cổ phiếu IBM là $90/cổ phiếu. Số tiền phải mà các nhà đầu tư phải thanh toán/được nhận là bao nhiêu? Hợp đồng trái phiếu kỳ hạn • Hàng hoá cơ sở: các trái phiếu riêng lẽ (trái phiếu không trả lãi trong kỳ, trái phiếu trả lãi định kỳ), các danh mục đầu tư trái phiếu và chỉ số trái phiếu. • Hợp đồng trái phiếu kỳ hạn phải có thời gian đáo hạn trước thời gian đáo hạn của trái phiếu. Hợp đồng trái phiếu kỳ hạn Ví dụ: một hợp đồng kỳ hạn trên trái phiếu không trả lãi trong kỳ, phi rủi ro (trái phiếu kho bạc, tín phiếu kho bạc) Nếu tín phiếu kho bạc 180 ngày đang bán tại giá chiết khấu 4%. Giá của nó trên mệnh giá $1 là bao nhiêu? LIBOR: lãi suất liên ngân hàng Anh => các ngân hàng sử dụng khi vay mượn tiền, từ các ngân hàng khác trên thị trường liên ngân hàng London, cũng như trên thị trường tiền tệ Châu Âu. LIBOR là lãi suất bình quân của các lãi suất được cung cấp từ các ngân hàng đại diện cho toàn thị trường. Tìm hiểu về LIBOR (London Interbank Offered Rate) Hợp đồng lãi suất kỳ hạn Thoả thuận lãi suất kỳ hạn (Forward rate agreement – FRA) FRAs là các hợp đồng kỳ hạn => thoả thuận tỷ lệ lãi suất cố định được thanh toán vào ngày đáo hạn hợp đồng. FRAs: hợp đồng kỳ hạn để vay/mượn tiền tại một mức lãi suất cố định trong tương lai tính trên khoản vốn vay ban đầu. Thoả thuận lãi suất kỳ hạn (Forward rate agreement – FRA) Vị thế mua (the long position) trong FRA là bên muốn vay tiền tại mức lãi suất cố định. Vị thế bán (the short position) là bên muốn cho vay tiền tại mức lãi suất cố định. Tại ngày đáo hạn Nếu lãi suất thị trường (LIBOR) > lãi vay trong FRA Nếu lãi suất thị trường (LIBOR) < lãi vay trong FRA Lưu ý rằng Đối với FRA 90 ngày dựa trên LIBOR 180 ngày, ngày đáo hạn là 90 ngày từ ngày ký thoả thuận, dựa vào LIBOR 180 ngày. (3×9 FRA) 2×5 FRA: thời gian thanh toán hoặc đáo hạn là sau 2 tháng từ khi ký thoả thuận, và khoản thanh toán sau 2 tháng dựa vào LIBOR 90 ngày (3 tháng). Ví dụ Xem xét một FRA đáo hạn sau 90 ngày trong đó dựa vào vốn gốc là $10 triệu và LIBOR 180 ngày. Lãi suất được cố định trong FRA là 5.5%. Giả sử vào ngày đáo hạn, LIBOR 180 ngày là 6%. Hãy tính toán khoản thanh toán phải trả vào ngày đáo hạn và xác định bên nào phải thực hiện khoản thanh toán đó. Hãy vẽ sơ đồ thời gian của FRA để minh hoạ. 270 90 0 FRA hết hạn Khoản vay bắt đầu Khoản vay hết hạn LIBOR 180 day: 6% Giá trị FRA Khoản lãi suất tiết kiệm Chiết khấu trở lại Sử dụng LIBOR 180 ngày FRA bắt đầu với lãi suất FRA là 5,5% Khung thời gian Công thức tổng quát để tính khoản thanh toán cho người mua khi đáo hạn hợp đồng 𝑉ố𝑛 𝑔ố𝑐 × 𝑙ã𝑖 𝑠𝑢ấ𝑡 𝑡ạ𝑖 𝑡ℎờ𝑖 đ𝑖ể𝑚 đá𝑜 ℎạ𝑛 − 𝑙ã𝑖 𝑠𝑢ấ𝑡 𝑘ỳ ℎạ𝑛 × 𝑠ố 𝑛𝑔à𝑦 𝑐ủ𝑎 𝑙ã𝑖 𝑠𝑢ấ𝑡 𝐿𝐼𝐵𝑂𝑅 360 1 + 𝑙ã𝑖 𝑠𝑢ấ𝑡 𝑡ạ𝑖 𝑡ℎờ𝑖 đ𝑖ể𝑚 đá𝑜 ℎạ𝑛 × 𝑠ố 𝑛𝑔à𝑦 𝑐ủ𝑎 𝑙ã𝑖 𝑠𝑢ấ𝑡 𝐿𝐼𝐵𝑂𝑅 360 Nếu là kết quả dương: người mua được nhận tiền từ người bán Nếu là kết quả âm: người mua thanh toán tiền cho người bán Hợp đồng tiền tệ kỳ hạn Hợp đồng tiền tệ kỳ hạn là hợp đồng kỳ hạn trong đó một đối tác đồng ý hoán đổi một số lượng đơn vị tiền tệ nhất định cho một số lượng đơn vị tiền tệ nhất định khác vào một ngày xác định trong tương lai. Ví dụ Công ty A kỳ vọng nhận được 50.000 USD vào 90 ngày sau, và tham gia vào một hợp đồng tiền tệ kỳ hạn với điều khoản quy đổi chênh lệch với BIDV để hoán đổi số lượng USD này thành VND với tỷ giá 1 USD = 20.000. Nếu tỷ giá thị trường là 1 USD = 19.000 VND vào ngày đáo hạn. Số tiền phải thanh toán hoặc được nhận bởi công ty là bao nhiêu? Phân biệt ghép lãi rời rạc và ghép lãi liên tục Ghép lãi rời rạc (discrete compouding) Tần suất ghép lãi của một lãi suất là một đơn vị đo lường (ngày, tháng, quý, năm). Nếu trong một năm ghép lãi một lần thì chúng ta có lãi hàng năm (annually), chúng ta có lãi bán niên (semiannually), lãi theo quý (quarterly), lãi theo tháng (monthly), lãi theo ngày (daily). Ghép lãi rời rạc (discrete compouding) Công thức để tính lãi kép là: 𝑆𝑇 = 𝑆0 1 + 𝑟 𝑛 𝑛𝑇 Trong đó: • ST: số tiền cuối cùng • S0: Tiền vốn (vốn đầu tư) • r: lãi suất hàng năm • n: số lần lãi suất được ghép lãi trong năm • T: số năm Ví dụ Công ty A đầu tư 10.000.000 VND trong 1 năm với mức lãi suất 5%/năm. Hãy tính số tiền công ty A nhận được nếu khoản đầu tư đó được ghép lãi hàng tháng và bán niên. Ghép lãi liên tục (continous compounding) Khi số lần ghép lãi lớn đến vô cùng thì việc ghép lãi diễn ra liên tục. Khi ấy chúng ta có lãi kép liên tục (continuous compounding interest). Lãi suất ghép lãi liên tục là rc. 𝑆𝑇 = 𝑆0𝑒 𝑟𝑐𝑇 Ví dụ Hãy tính lại ví dụ trên với nhưng ghép lãi liên tục Trường hợp định giá kỳ hạn tổng quát • S0: Giá giao ngay (Spot price) tại t = 0 St: giá tại thởi điểm t ST: giá tại thời điểm T • F0: giá kỳ hạn, giá bán của hợp đồng kỳ hạn tại thời điểm t = 0 (được quyết định khi ký hợp đồng) và đáo hạn tại thời điểm T • T: Kỳ hạn của hợp đồng kỳ hạn, được đo lường theo năm • r: Lãi suất phi rủi ro cho kỳ hạn T Giả định: • Không có chi phí giao dịch • Mức thuế suất như nhau cho tất cả các lợi nhuận giao dịch • Lãi suất đi vay = lãi suất cho vay = lãi suất phi rủi ro, lãi suất ghép lãi đơn. • Không có cơ hội kinh doanh chênh lệch giá Ví dụ t = 0 T Danh mục đầu tư A - Mua một hợp đồng kỳ hạn 0 ST – F0 Danh mục đầu tư B - Vay - Mua một chứng khoán S0 -S0 - S0(1+r) T ST Cả hai danh mục đầu tư yêu cầu khoản đầu tư ban đầu như nhau tại thời điểm t = 0. Nếu không có cơ hội kinh doanh chênh lệch tỷ giá, chúng nên có giá trị như nhau tại thời điểm T. Vì vậy: • ST – F0 = ST - S0(1+r) T => F0 = S0(1+r) T Ví dụ Giá kỳ hạn Vì vậy, giá bán kỳ hạn (forward price) bằng với giá bán giao ngay (spot price) được ghép lãi với mức lãi vay thích hợp theo kỳ hạn của hợp đồng (T) F0 = S0(1+r) T Nếu lãi suất được ghép lãi liên tục tại mức rc rc = ln(1+r) => (1+r) = 𝑒 𝑟𝑐=> (1+r)T = 𝑒𝑟𝑐𝑇 F0 = 𝑆0𝑒 𝑟𝑐𝑇 Trường hợp hàng hoá cơ sở cung cấp các khoản thu nhập Khi một tài sản đầu tư cung cấp các khoản thu nhập như là cổ tức trên cổ phiếu, khoản trả coupon trên trái phiếu. F0 = (S0 – I)(1+r) T Trong đó I là giá trị hiện tại của thu nhập trong suốt kỳ hạn của hợp đồng kỳ hạn Khi hàng hoá cơ sở cung cấp một lợi suất thu nhập liên tục như lợi suất cổ tức 𝐹0 = 𝑆0𝑒 𝑟𝑐−𝑞 𝑇 Trong đó q là cổ tức, lợi suất trong suốt kỳ hạn của hợp đồng kỳ hạn Trả cổ tức, lợi suất thu nhập liên tục Biểu đồ thể hiện lợi nhuận từ hợp đồng kỳ hạn Lợi nhuận từ hợp đồng kỳ hạn Lợi nhuận của vị thế mua khi đáo hạn hợp đồng là: ST – F0 Lợi nhuận của vị thế bán khi đáo hạn hợp đồng là: F0 – ST Xác định giá kỳ hạn hợp đồng chứng khoán vốn kỳ hạn Một chứng khoán, một danh mục đầu tư chứng khoán, hoặc một chỉ số chứng khoán có thể trả cổ tức trong thời hạn của hợp đồng kỳ hạn Cổ tức ảnh hưởng như thế nào đến giá của hợp đồng chứng khoán vốn kỳ hạn? Cổ tức làm giảm giá kỳ hạn. Tại sao? Trường hợp 1: Cổ phiếu trả cố tức rời rạc (lãi suất được ghép lãi kép) Để tính được giá của hợp đồng chứng khoán kỳ hạn => điều chỉnh cổ tức bằng cách trừ đi giá trị hiện tại của cổ tức kỳ vọng trong thời hạn hợp đồng khỏi giá cổ phiếu. F0 = (S0 – I)(1+r) T Trong đó I là tổng giá trị hiện tại của cổ tức kỳ vọng. I = 𝐷𝑖 1+𝑟 𝑡𝑖 𝑛𝑖=0 Hoặc bằng cách trừ giá trị tương lai của cổ tức trong thời hạn hợp đồng khỏi giá tương lai. F0 = S0(1 + r) T – FVI Trong đó FVI là tổng giá trị tương lai của cổ tức kỳ vọng FVI = 𝐷𝑖 1 + 𝑟 𝑇−𝑡𝑖 𝑛 𝑖=0 Một hợp đồng chứng khoán kỳ hạn hiện tại có giá là $35, đáo hạn trong 300 ngày. Lãi suất phi rủi ro là 4%/năm. Chứng khoán trả cổ tức theo kế hoạch như sau: Ví dụ Số ngày tính đến ngày trả cổ tức kế tiếp Cổ tức 10 $0.40 193 $0.42 375 $0.44 Khung thời gian 0 10 193 300 375 0,42 0,44 0,4 Trường hợp 2: Chứng khoán trả cổ tức liên tục hoặc một lợi suất cổ tức q Chứng khoán (thường là các chỉ số chứng khoán) trả cổ tức liên tục hoặc một lợi suất cổ tức q (lãi suất được ghép lãi liên tục). Để tính được giá kỳ hạn, chúng ta điều chỉnh cổ tức bằng cách chiết khấu giá chứng khoán tại mức lợi suất cổ tức. 𝐹0 = 𝑆0𝑒 𝑟𝑐−𝑞 𝑇 Xem xét một hợp đồng kỳ hạn 2 năm trên chỉ số CAC 40 của Pháp. Chỉ số đang ở mức 5475, lợi suất cổ tức ghép lãi liên tục là 1,5%/năm và lãi suất ghép lãi định kỳ là 4,73%. Hãy xác định giá kỳ hạn của hợp đồng kỳ hạn này. Ví dụ Xác định giá kỳ hạn hợp đồng trái phiếu kỳ hạn Giá của hợp đồng trái phiếu kỳ hạn được tính toán tương tự như trường hợp tổng quát nhưng có sự điều chỉnh đối với những khoản thanh toán coupon (tương tự như cổ tức). Để tính được giá của hợp đồng trái phiếu kỳ hạn, bạn cần điều chỉnh các khoản thanh toán coupon bằng cách trừ đi giá trị hiện tại của các khoản thanh toán coupon kỳ vọng trong thời hạn hợp đồng khỏi giá trái phiếu. F0 = (S0 – I)(1+r) T Xác định giá kỳ hạn hợp đồng trái phiếu kỳ hạn Xem xét trái phiếu coupon 4% với các khoản thanh toán coupon bán niên. Trái phiếu có thời gian đáo hạn hiện tại là 583 ngày. Kỳ thanh toán lãi suất kế tiếp sẽ xảy ra lần lượt sau 37, 219, 401 và 583 ngày. Giả sử giá trái phiếu hiện tại là $984.45 cho mệnh giá (par value) $1.000. Lãi suất phi rủi ro là 5,75%/năm. Giả định rằng hợp đồng kỳ hạn đáo hạn sau 310 ngày Ví dụ Câu hỏi Hãy xác định giá kỳ hạn của hợp đồng trái phiếu kỳ hạn và vẽ khung thời gian của dòng tiền cho trái phiếu này. Khung thời gian 0 37 219 401 583 310 Xác định giá kỳ hạn hợp đồng lãi suất kỳ hạn Giá kỳ hạn của một FRA là một lãi suất kỳ hạn, được thoả thuận cụ thể trong FRA khi bạn ký hợp đồng, được tính theo lãi suất hàng năm dựa trên một năm có 360 ngày. (Lưu ý: LIBOR cũng được tính theo lãi suất hàng năm và dựa trên một năm có 360 ngày). Giá kỳ hạn của FRA Giá kỳ hạn của FRA tại thời điểm t = 0, đáo hạn trong h ngày, dựa trên khoản vay LIBOR m-ngày tính từ thời điểm ký hợp đồng (t=0): 𝐹𝑅𝐴 0, ℎ,𝑚 = 1 + 𝐿0 ℎ +𝑚 ℎ +𝑚 360 1 + 𝐿0 ℎ ℎ 360 − 1 360 𝑚 Ví dụ Tính giá kỳ hạn của một FRA 3×9. Hiện tại, LIBOR 90 ngày là 5,6% và LIBOR 270 ngày là 6%. Khi nào FRA này đáo hạn? Khoản vay được bắt đầu khi nào? Thời hạn của khoản vay là bao nhiêu? Khung thời gian 270 90 0 FRA hết hạn Khoản vay bắt đầu Khoản vay hết hạn FRA bắt đầu Xác định giá kỳ hạn hợp đồng tiền tệ kỳ hạn  S0: tỷ giá hối đoái tại thởi điểm t = 0, hay là số lượng đồng nội tệ trên một đơn vị ngoại tệ  rFC: lãi suất đồng ngoại tệ  rDC: lãi suất đồng nội tệ  F0: giá của hợp đồng tiền tệ kỳ hạn đáo hạn trong số năm T, hoặc giá kỳ hạn của một đơn vị ngoại tệ, hoặc F0là số lượng đồng nội tệ trên một đơn vị ngoại tệ.  T đo lường theo năm, sử dụng năm với 365 ngày để xác định giá kỳ hạn kỳ hạn. Giá của hợp đồng tiền tệ kỳ hạn là giá kỳ hạn của một đơn vị ngoại tệ xét về mặt nội tệ. Giá của hợp đồng tiền tệ kỳ hạn bằng với: 𝐹0 = 𝑆0 1 + 𝑟𝐷𝐶 𝑇 1 + 𝑟𝐹𝐶 𝑇 Ví dụ Tỷ giá hối đoái giao ngay là 1AUD = $0.5987. Lãi suất ở Mỹ là 5,5%/năm và ở Úc là 4,75%/năm. Hãy xác định giá kỳ hạn của hợp đồng kỳ hạn 180 ngày? 𝐹0 = 𝑆0 1 + 𝑟𝐷𝐶 𝑇 1 + 𝑟𝐹𝐶 𝑇 (Số lượng đồng nội tệ - USD trên một đơn vị ngoại tệ - AUD) Vai trò của thị trường phái sinh kỳ hạn  Phục vụ cho những khách hàng đặc trưng.  Không cần thiết phải thanh toán bất kỳ khoản tiền mặt nào.  Các hợp đồng kỳ hạn là phiên bản đơn giản hoá của cả hợp đồng tương lai và hợp đồng hoán đổi => giữ một vai trò quan trọng trong việc xây dựng và tìm hiểu các công cụ phái sinh khác. Kết thúc chương 2

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfchuong_2_8442.pdf
Tài liệu liên quan