Bài giảng Bảo hiểm nhân thọ

Câu 20: Tổn thất không xác định được là: a) Tổn thất tinh thần b) Tổn thất tài sản c) Tổn thất do phát sinh trách nhiệm dân sự d) Tổn thất do người thứ ba gây ra

ppt84 trang | Chia sẻ: hao_hao | Lượt xem: 8979 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Bảo hiểm nhân thọ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BẢO HIỂM NHÂN THỌ CHƯƠNG 4 NỘI DUNG CHÍNH Đặc trưng của hợp đồng bảo hiểm nhân thọ 1 Các dạng chính của hợp đồng bảo hiểm nhân thọ 2 Quy trình kinh doanh bảo hiểm nhân thọ 3 MỤC TIÊU CHƯƠNG HỌC Xử lý thành thạo việc định phí BHNT, dự trữ toán học, giá trị giải ước và các trường hợp giải quyết quyền lợi bảo hiểm cho khách hàng. Nêu được quy trình kinh doanh BHNT Phân biệt và so sánh các loại hợp đồng BHNT Nêu và giải thích được các đặc trưng của BHNT và những nguyên tắc trong kinh doanh BHNT. 4 mục tiêu I. ĐẶC TRƯNG CỦA HĐBH NHÂN THỌ 1 2 3 4 Tính đa mục đích Các loại HĐBH nhân thọ rất đa dạng và phức tạp. Quá trình định phí khá phức tạp. BHNT cho phép bảo hiểm trong cùng một hợp đồng hai sự kiện trái ngược nhau. II. CÁC LOẠI HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM NHÂN THỌ Bảo hiểm nhân thọ trọn đời Bảo hiểm sinh kỳ Bảo hiểm tử vong Bảo hiểm trả tiền định kỳ Bảo hiểm nhân thọ hỗn hợp 2.1 BẢO HIỂM NHÂN THỌ TRỌN ĐỜI Định nghĩa: Loại hình bảo hiểm này cam kết chi trả cho người thụ hưởng bảo hiểm một số tiền bảo hiểm đã được ấn định trên hợp đồng, khi người được bảo hiểm chết vào bất kỳ lúc nào kể từ ngày kí hợp đồng. SỐNG CHẾT Thời hạn hiệu lực của hợp đồng: tuổi tham gia – chết SỐNG CHẾT SỐNG CHẾT SỐNG 2.1 BẢO HIỂM NHÂN THỌ TRỌN ĐỜI Thời hạn bảo hiểm không xác định. Phí bảo hiểm có thể đóng một lần hoặc đóng định kỳ và không thay đổi trong suốt thời gian bảo hiểm. 4 Phí bảo hiểm nhân thọ trọn đời cao hơn so với bảo hiểm tử kì. ĐẶC ĐIỂM Người thụ hưởng sẽ có được một khoản tiết kiệm sau khi nhận được tiền bảo hiểm. Số tiền bảo hiểm trả một lần khi người được bảo hiểm chết. 2.1 BẢO HIỂM NHÂN THỌ TRỌN ĐỜI Mục đích: - Đảm bảo các chi phí mai táng, chôn cất. - Đảm bảo thu nhập để ổn định cuộc sống gia đình của người được bảo hiểm. - Giữ gìn tài sản, tạo dựng và khởi nghiệp kinh doanh cho thế hệ sau. 2.2 BẢO HIỂM TỬ KỲ Định nghĩa: Là loại hợp đồng bảo hiểm nhân thọ có thời hạn chỉ từ vài tháng đến vài năm tùy theo lựa chọn của khách hàng. Nếu trong thời hạn hợp đồng, rủi ro tử vong không xảy ra, công ty bảo hiểm không phải chi trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng. 18 tuổi CHẾT SỐNG Thời hạn hiệu lực của hợp đồng: tuổi tham gia – 18 tuổi 2.2 BẢO HIỂM TỬ KỲ Thời hạn bảo hiểm xác định Trách nhiệm và quyền lợi mang tính tạm thời Mức phí bảo hiểm thấp ĐẶC ĐIỂM 2.2 BẢO HIỂM TỬ KỲ * Mục đích 2.3 BẢO HIỂM SINH KỲ THUẦN TÚY Định nghĩa: Là một phương pháp tiết kiệm đơn thuần trong thời gian bảo hiểm. Sự kiện bảo hiểm trong hợp đồng này là sự sống của người được bảo hiểm khi kết thúc hợp đồng. SỐNG SỐNG Thời gian hiệu lực của hợp đồng: tuổi tham gia – 18 tuổi 2.3 BẢO HIỂM SINH KỲ THUẦN TÚY Đặc điểm: Tương tự như bảo hiểm tử kỳ nhưng khác nhau ở biến cố trả tiền. Số tiền bảo hiểm phụ thuộc vào nhu cầu và khả năng tài chính của người mua. Phí bảo hiểm đóng một lần hoặc định kỳ. Mục đích: Tiết kiệm cho tương lai. 2.4 BẢO HIỂM NHÂN THỌ HỖN HỢP Định nghĩa Đây là sự kết hợp của hợp đồng nhân thọ có thời hạn và hợp đồng sinh kỳ thuần túy. Đặc điểm - Số tiền bảo hiểm được trả khi hết hạn hợp đồng hoặc người được bảo hiểm bị tử vong trong thời gian bảo hiểm. - Thời hạn bảo hiểm xác định - Phí bảo hiểm thường đóng định kỳ, không thay đổi. - Có thể được chia lãi và có thể được hoàn phí khi không có điều kiện để tiếp tục tham gia. 2.4 BẢO HIỂM NHÂN THỌ HỖN HỢP Đảm bảo ổn định cuộc sống gia đình, người thân Click to add Title Tạo lập quỹ giáo dục, hưu trí, trả nợ. Click to add Title Dùng làm vật thế chấp vay vốn ngân hàng Mục đích 2.5 BẢO HIỂM TRẢ TIỀN ĐỊNH KỲ Định nghĩa: Bảo hiểm trả tiền định kỳ là nghiệp vụ bảo hiểm cho trường hợp người được bảo hiểm sống đến một thời hạn nhất định, sau thời hạn đó, doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm định kỳ cho người thụ hưởng theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm. NHÀ BH TRẢ TIỀN ĐỊNH KỲ NGƯỜI MUA BH TRẢ PHÍ Thời hạn hiệu lực của hợp đồng: tuổi bắt đầu – chết 2.5 BẢO HIỂM TRẢ TIỀN ĐỊNH KỲ * ĐẶC ĐIỂM Thời hạn bảo hiểm của loại hợp đồng không xác định. Hợp đồng bảo hiểm niên kim được chia làm hai thời kỳ là thời kỳ tích lũy và thời kỳ niên kim. Người tham gia bảo hiểm cũng là người được bảo hiểm và là người thụ hưởng. MỤC ĐÍCH ThemeGallery is a Design Digital Content & Contents mall developed by Guild Design Inc. 2.5 BẢO HIỂM TRẢ TIỀN ĐỊNH KỲ * MỤC ĐÍCH - Mang sự an tâm, đảm bảo ổn định về tài chính cho tuổi già của người được bảo hiểm. - Một hình thức giúp các cơ quan tăng phúc lợi, chăm lo cho nhân viên khi họ về hưu. * Loại niên kim áp dụng tại Việt Nam là việc kết hợp giữa niên kim nhân thọ trả chậm và niên kim bảo đảm chi trả tối thiểu. Sản phẩm niên kim: an hưởng hưu trí, an bình hưu trí (Bảo Việt)… III. QUY TRÌNH KINH DOANH BẢO HIỂM NHÂN THỌ 1 Khai thác bảo hiểm 2 Tính phí bảo hiểm 3 Giải quyết quyền lợi bảo hiểm 3.1 KHAI THÁC BẢO HIỂM Đây là quá trình phân tích, định lượng rủi ro liên quan đến khách hàng để: + Loại bỏ những khách hàng có rủi ro cao. + Ra quyết định chấp nhận hay không chấp nhận bảo hiểm. + Xác định mức phí phù hợp. 3.1 KHAI THÁC BẢO HIỂM Các nguồn thông tin về rủi ro: Đơn đề nghị bảo hiểm Hồ sơ khám sức khỏe Báo cáo của đại lý Báo cáo của thanh tra Các nguồn thông tin khác 3.1.2 Các yếu tố đánh giá rủi ro Vóc dáng và tình trạng sức khỏe Độ tuổi Nghề nghiệp Thói quen hiện tại Đạo đức Các yếu tố khác Các yếu tố đánh giá BÀI TẬP TÌNH HUỐNG Giả sử anh/chị là một đại lý bảo hiểm, hãy thực hiện một mẫu đối thoại giữa đại lý bảo hiểm và khách hàng và đưa ra những đánh giá chung của anh/chị về khách hàng đó. Thời gian chuẩn bị: 7 phút Thời gian trình bày: 7 – 10 phút 3.1.3 Phân loại và định lượng rủi ro 2 loại rủi ro: Rủi ro được bảo hiểm Rủi ro loại trừ 2 phương pháp định lượng rủi ro Phương pháp phán quyết Phương pháp điểm số 3.1.3 Phân loại và định lượng rủi ro Phương pháp phán quyết: Đặc trưng: + Là phương pháp định tính + Tính chủ quan cao, kết quả phụ thuộc vào trình độ, kinh nghiệm của người thẩm định + Mất nhiều thời gian, chi phí cao 3.1.3 Phân loại và định lượng rủi ro Phương pháp điểm số Đặc trưng: - Lượng hóa các yếu tố thông qua việc cho điểm - Tốn ít thời gian, chi phí thấp, khách quan - Thiếu linh hoạt 3.2 TÍNH PHÍ BẢO HIỂM NHÂN THỌ Cách tính phí thuần bảo hiểm nhân thọ Cơ sở kỹ thuật của bảo hiểm nhân thọ Nguyên tắc định phí thuần bảo hiểm Cơ cấu phí bảo hiểm nhân thọ 3.2.1 Cơ cấu phí bảo hiểm nhân thọ PHÍ THUẦN PHÍ BẢO HIỂM Add Your Text CHI PHÍ KHÁC là khoản tiền bên mua bảo hiểm phải đóng tương ứng với số tiền sẽ thanh toán cho khách hàng khi xảy ra sự kiện bảo hiểm. Là mà người tham gia bảo hiểm phải đóng cho công ty bảo hiểm. các khoản chi phí quản lý như chi phí ký kết hợp đồng, chi phí chung, một phần chi phí lợi nhuận và đảm bảo khả năng thanh toán. 3.2.2 Nguyên tắc định phí thuần bảo hiểm 3.2.2 Nguyên tắc định phí thuần bảo hiểm Điều kiện áp dụng - Thời điểm cân bằng - Giả định về số thu và số chi - Lãi suất 3.3.3 Cơ sở kỹ thuật của bảo hiểm nhân thọ Bảng tỷ lệ tử vong Bảng tỷ lệ tử vong là bảng thống kê về nhân khẩu nhằm nói lên số lượng người sống ở các lứa tuổi và số lượng người chết đi giữa các lứa tuổi. Dựa vào bảng tỷ lệ tử vong, ta có thể biết được tỷ lệ tử vong, tỷ lệ sống theo giới tính và độ tuổi của một nhóm đông dân số. Mẫu bảng 3.3.3 Cơ sở kỹ thuật của bảo hiểm nhân thọ Các ký hiệu được sử dụng trong bảng tỷ lệ tử vong: x: Độ tuổi qx: Tỷ lệ tử vong ở độ tuổi x Px: Tỷ lệ sống tại độ tuổi x lx : Số người sống tuổi x dx: Số người tử vong giữa độ tuổi x và (x+1) 3.3.3 Cơ sở kỹ thuật của bảo hiểm nhân thọ Mối quan hệ giữa các chỉ tiêu của bảng tỷ lệ tử vong được thể hiện như sau: - Tỷ lệ tử vong ở độ tuổi x: qx = dx/lx - Tỷ lệ sống ở độ tuổi x: Px = lx+1/lx - Số người tử vong giữa độ tuổi x và x + 1: dx = lx – lx+1 - Tổng tỷ lệ tử vong và tỷ lệ sống: Px + qx = 1 3.3.3 Cơ sở kỹ thuật của bảo hiểm nhân thọ Một số các hàm nhân thọ được dùng trong định phí Xác suất một người ở độ tuổi x sống tiếp được n năm nPx = lx + n /lx Xác suất một người ở độ tuổi x chết trong vòng n năm nqx = (lx – lx+n)/lx = 1 – nPx Trong đó: nPx: là xác suất một người ở độ tuổi x sống tiếp được n năm nqx: là xác suất một người ở độ tuổi x chết trong vòng n năm lx – lx+n: số người chết giữa tuổi x và x+n 3.3.3 Cơ sở kỹ thuật của bảo hiểm nhân thọ Ví dụ bài tập: Hoàn thiện bảng tỷ lệ tử vong của một công ty bảo hiểm nhân thọ và tính toán xác suất sống và xác suất chết của một người 30 tuổi trong 5 năm tới. BÀI GIẢI BÀI GIẢI Số sống năm 30 tuổi: l30 = 97,931 Số sống năm 35 tuổi: l35 = 97,477 Xác suất sống của một người 30 tuổi trong 5 năm tới là: 5P30 = l35/l30 = 97,477/97,931 = 0.9953 Xác suất của một người 30 tuổi trong 5 năm tới là: 5q30 = 1 – 5P30 = 1 – 0,9953 = 0.0047 3.3.3 Cơ sở kỹ thuật của bảo hiểm nhân thọ b. Thu nhập đầu tư Thu nhập đầu tư được hình thành trên cơ sở vốn đầu tư ban đầu và tỷ lệ lãi suất. Lãi suất kỹ thuật: là lãi suất đầu tư dự kiến được nhà bảo hiểm dùng để tính toán phí bảo hiểm. 3.2.4 Cách tính phí thuần bảo hiểm nhân thọ Áp dụng nguyên lý cân bằng, phí thuần bảo hiểm nhân thọ có thể được xác định theo phương trình kinh tế sau: Tại thời điểm tham gia bảo hiểm Giá trị hiện tại = Giá trị hiện tại của của tổng thu phí tổng chi trả quyền lợi bảo hiểm bảo hiểm Tại thời điểm đáo hạn của hợp đồng bảo hiểm Giá trị đáo hạn của = Giá trị đáo hạn của tổng thu phí tổng chi trả quyền lợi bảo hiểm bảo hiểm 3.2.4 Cách tính phí thuần bảo hiểm nhân thọ Bảo hiểm tử kỳ: Phí một lần BTVD: Tính phí thuần cho bảo hiểm tử vong, đóng phí một lần thời hạn 5 năm bắt đầu năm 30 tuổi. Số tiền bảo hiểm là 10.000.000 đồng. Lãi suất kỹ thuật là 4%/năm. * => Công thức rút ra: fa = BÀI GIẢI Gọi P là mức phí thuần mà khách hàng phải đóng Phí thu: PVt = 97.931 x P Phí chi: PVc=84x107/(1+4%)+85x107/(1+4%)2+89x107/(1+4%)3 +95x107/(1+4%)4+101x107/(1+4%)5 = 4.026.982.207 đồng Áp dụng nguyên lý cân bằng: PVt = PVc  97.931P = 4.026.982.207 đồng  P = 41.120 đồng 3.2.4 Cách tính phí thuần bảo hiểm nhân thọ Bảo hiểm tử kỳ: Phí định kỳ BTVD: Tính phí thuần cho bảo hiểm tử vong, đóng phí hàng năm thời hạn 5 năm bắt đầu năm 30 tuổi.. Số tiền bảo hiểm là 10.000.000 đồng. Lãi suất kỹ thuật là 4%/năm. * Công thức rút ra: fb = BÀI GIẢI Gọi P là mức phí thuần mà khách hàng phải đóng PVt = P(97.931 + 97.847/1,04 + 97.762/1,042 + 97.673/1,043 + 97.578/1,044) = 452.642,143P PVc=84x107/1,04+85x107/(1,04)2+89x107/1,043 +95x107/1,044+101x107/1,045 = 4.026.982.207 đồng Áp dụng nguyên lý cân bằng: PVthu = PVchi 452.642,143P = 4.026.982.207 đồng  P = 8.896 đồng 3.2.4 Cách tính phí thuần bảo hiểm nhân thọ b. Bảo hiểm sinh kỳ: Phí một lần BTVD: Xác định phí thuần cho hợp đồng sinh kỳ, đóng phí một lần duy nhất, thời hạn 5 năm bắt đầu năm 30 tuổi. Số tiền bảo hiểm là 10.000.000 đồng. Lãi suất kỹ thuật là 4%/năm. * Công thức rút ra: BÀI GIẢI Gọi P là phí thuần của hợp đồng sinh kỳ. Phí thu: PVthu = 97.931 x P Phí chi: PVchi = 97.477 * 107 / (1,04)5 Áp dụng nguyên lý cân bằng: PVthu = PVchi  P = 8.181.167 đồng. 3.2.4 Cách tính phí thuần bảo hiểm nhân thọ b. Bảo hiểm sinh kỳ: Phí định kỳ BTVD: Xác định phí thuần cho hợp đồng sinh kỳ, phí đóng hàng năm, thời hạn 5 năm bắt đầu năm 30 tuổi. Số tiền bảo hiểm là 10.000.000 đồng. Lãi suất kỹ thuật là 4%/năm. * Công thức rút ra: BÀI GIẢI Gọi P là phí thuần của hợp đồng sinh kỳ. Phí thu: PVt = P x (97.931 + 97.847/1,04 + 97.762/1,042 + 97.673/1,043+97.578/1,044) = 452.642,143P Phí chi: PVc = 97.477 * 107 / (1,04)5 Áp dụng nguyên lý cân bằng: PVthu = PVchi  P = 1.770.029 đồng. 3.2.4 Cách tính phí thuần bảo hiểm nhân thọ c. Bảo hiểm nhân thọ hỗn hợp: Phí một lần BTVD: Tính phí thuần của hợp đồng bảo hiểm nhân thọ hỗn hợp có thời hạn 5 năm bắt đầu năm 30 tuổi. Phí đóng một lần khi ký hợp đồng. Số tiền bảo hiểm là 10.000.000 đồng. Lãi suất 4%/năm.  Công thức rút ra: fe = fa + fc BÀI GIẢI Hình thức bảo hiểm nhân thọ hỗn hợp là hình thức kết hợp của bảo hiểm sinh kỳ và bảo hiểm tử kỳ. Do đó, phí thuần của loại hình này được xây dựng dựa trên phí thuần của bảo hiểm sinh kỳ đóng phí 1 lần và bảo hiểm tử kỳ đóng phí 1 lần. Phí của bảo hiểm hỗn hợp nhân thọ đóng phí 1 lần là: 41.120 + 8.181.167 = 8.222.287 đồng 3.2.4 Cách tính phí thuần bảo hiểm nhân thọ b. Bảo hiểm nhân thọ hỗn hợp: Phí định kỳ BTVD: Tính phí thuần của hợp đồng bảo hiểm nhân thọ hỗn hợp có thời hạn 5 năm bắt đầu năm 30 tuổi. Phí đóng một lần khi ký hợp đồng. Số tiền bảo hiểm là 10.000.000 đồng. Lãi suất 4%/năm. * Công thức rút ra: fh = fb + fd BÀI GIẢI Phí của bảo hiểm hỗn hợp nhân thọ đóng phí định kỳ là: 8.896 + 1.770.029 = 1.778.925 đồng 3.2.4 Cách tính phí thuần bảo hiểm nhân thọ b. Bảo hiểm nhân thọ trọn đời: Phí một lần Công thức tổng quát f = Phí định kỳ Công thức tổng quát 3.3 GIẢI QUYẾT QUYỀN LỢI THANH TOÁN GIÁ TRỊ GIẢI ƯỚC HOÀN LẠI PHÍ CHO VAY PHÍ TỰ ĐỘNG DUY TRÌ SỐ TIỀN BẢO HIỂM GIẢM THANH TOÁN TIỀN BẢO HIỂM CHO VAY TRÊN GIÁ TRỊ HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM 3.3.2 Thanh toán giá trị giải ước chỉ những hợp đồng mà việc hoàn trả là điều chắc chắn mới được chấp nhận giải ước thời điểm giải ước thông thường là 2 năm sau khi phát hành hợp đồng Việc giải ước phụ thuộc vào 3.3.2 Thanh toán giá trị giải ước 3.3.2 Thanh toán giá trị giải ước Tiếp cận theo nhóm Dự phòng phí là khoảng chênh lệch giữa giá trị hiện tại của số tiền bảo hiểm và giá trị hiện tại của phí bảo hiểm sẽ thu trong tương lai, được sử dụng để trả tiền bảo hiểm đối với những trách nhiệm đã cam kết khi xảy ra sự kiện bảo hiểm. Phương pháp quá khứ là phương pháp căn cứ vào các khoản đã thu và đã chi của công ty bảo hiểm nhân thọ trong quá khứ tính đến thời điểm lập dự phòng phí. Dự phòng toán học = Giá trị tích lũy - Giá trị tích lũy (pp quá khứ) của phí bh đã thu của tiền bh đã trả 3.3.2 Thanh toán giá trị giải ước Phương pháp tương lai là phương pháp căn cứ vào các khoản còn phải thu và còn phải chi trong tương lai của công ty bảo hiểm nhân thọ tính đến thời điểm lập dự phòng. Dự phòng toán học = Tổng hiện giá của - Tổng hiện giá của (pp tương lai) phí bh còn phải trả phí bh còn phải thu BTVD: Một hợp đồng bảo hiểm nhân thọ tử kỳ trong 10 năm, phí san bằng đóng hàng kỳ là 104.372 đồng. Mức lãi suất kỹ thuật là 4% với số tiền bảo hiểm 100.000.000 đồng. Xác định mức dự phòng toán học hàng năm cho hợp đồng này. 3.3.2 Thanh toán giá trị giải ước 3.3.2 Thanh toán giá trị giải ước VDBT: Có một hợp đồng bảo hiểm nhân thọ trọn đời tại Prudential như sau: thời hạn đóng phí giới hạn là 15 năm, giá trị hợp đồng là 100.000.000 triệu đồng, mức phí ròng phải nộp hàng năm là 5.000.000 đồng. Lãi suất đầu tư dự kiến hàng năm của nhà bảo hiểm 7%/năm. Tỷ lệ tử vong trong năm thứ nhất là 0,005 và năm thứ hai là 0,008. Sau hai năm đóng phí đầy đủ, khách hàng có ý định hủy bỏ hợp đồng. Chi phí giải ước chiếm khoảng 15% dự trữ của hợp đồng vào thời điểm giải ước. Hãy tính giá trị giải ước của hợp đồng trên. 3.3 GIẢI QUYẾT QUYỀN LỢI Áp dụng khi khách hàng gặp khó khăn, tạm thời không có khả năng đóng phí. Số tiền cho vay tối đa (gốc và lãi) không được lớn hơn giá trị giải ước của hợp đồng. Sau khi khách hàng trả đủ gốc và lãi, hợp đồng lại tiếp tục; ngược lại, hợp đồng chấm dứt và khách hàng không nhận được bất cứ khoản tiền nào. 3.3 GIẢI QUYẾT QUYỀN LỢI Áp dụng khi: Khách hàng không có khả năng tiếp tục đóng phí nhưng vẫn muốn duy trì hợp đồng đến khi đáo hạn. Số tiền bảo hiểm giảm được tính toán dựa vào giá trị dự trữ của hợp đồng. Giá trị này sẽ được tính toán ngay khi nhưng đóng phí những vẫn được tích lũy cho đến khi kết thúc hợp đồng. Cách tính: Số tiền bảo hiểm giảm = Dự trữ hd thời điểm ngưng đóng phí + Lãi đầu tư thu được hàng năm – Chi phí bh và hoạt động hàng năm. 3.3 GIẢI QUYẾT QUYỀN LỢI BÀI TẬP TÌNH HUỐNG Ông A góa vợ, đang nuôi dưỡng con trai ở độ tuổi đi học phổ thông THCS. Trong năm nay ông A mua một sản phẩm BHNT hỗn hợp, trị giá 50 triệu VND cho tính mạng của mình, thời hạn 10 năm, phí đóng theo định kỳ tháng. Công ty sẽ giải quyết như thế nào trong các trường hợp sau : a/ Ngay sau khi đóng phí lần đầu ông A huỷ bỏ cam kết b/ Con trai ông A tử vong sau 5 năm hợp đồng có hiệu lực c/ Vào năm thứ 5 của hợp đồng, ông A không có khả năng tiếp tục đóng phí d/ Ông A tử vong do sử dụng ma túy quá liều e/ Ông A tử vong do hành vi cố sát của người em vợ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM VÀ BÀI TẬP Câu 1: Thời hạn của một hợp đồng bảo hiểm nhân thọ thường là: a) < một năm b) Từ 1 đến 3 năm c) Từ 3 đến 5 năm d) Từ 5 năm trở lên CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM Câu 2: Câu nào sau đây là sai: a) Đối với hd bh sinh kỳ, nếu người mua bh không chết trong thời hạn bh thì nhà bh phải trả tiền bh b) Đối với hd bh tử kỳ, nếu người mua bh không sống hết thời hạn bh thì nhà bh phải trả tiền bh c) Đối với hd bh hỗn hợp, nhà bh trả tiền bh vào bất kỳ lúc nào cái chết xảy ra. d) Trong cùng 1 thời hạn của hợp đồng bh,với một STBH như nhau, phí bảo hiểm sinh kỳ thông thường cao hơn phí bh tử kỳ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM Câu 3: Câu nào sau đây là đúng: a) Đối với hd bh sinh kỳ có thời hạn, nếu độ tuổi càng cao thì phí bh đóng càng cao b) Đối với hd bh tử kỳ có thời hạn, nếu độ tuổi càng thấp thì phí bh đóng càng cao c) Đối với hd bh tử kỳ, những người trong độ tuổi từ 18 – 45 tuổi có phí đóng bh thấp nhất d) Đối với hd bh sinh kỳ, những người trong độ tuổi từ 60 tuổi trở lên có phí đóng bh cao nhất CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM Câu 4: Nhân tố nào sau đây không ảnh hưởng đến phí bh thuần trong bảo hiểm tử kỳ: a) Lãi suất thị trường b) Số người tham gia mua bh c) Chi phí giám định tai nạn d) Tuổi thọ của người dân CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM Câu 5: Nhân tố nào sau đây không ảnh hưởng đến phí bảo hiểm nhân thọ: a) Tuổi thọ của người mua bh b) Nghề nghiệp của người mua bảo hiểm c) Học vấn của người mua bảo hiểm d) Địa bàn cư trú của người mua bảo hiểm CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM Câu 6: Điểm giống nhau giữa bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm TNDS là: a) Thời hạn hiệu lực của hợp đồng b) Khả năng chuyển nhượng hợp đồng c) Mục đích bảo hiểm d) Cơ sở kỹ thuật của bảo hiểm CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM Câu 7: Điểm khác nhau giữa bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm TNDS là: a) Mức độ thanh khoản của quỹ bảo hiểm b) Quan hệ giữa STBH và phí bh c) Tần suất xảy ra biến cố d) Câu a và b đúng e) Câu a và c đúng CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM Câu 8: Nguyên tắc nào sau đây đều được áp dụng trong bh nhân thọ và bh tài sản, ngoại trừ: a) Nguyên tắc trung thực tuyệt đối b) Nguyên tắc cầu hoàn c) Nguyên tắc bồi thường d) Câu a và b đúng e) Câu b và c đúng CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM Câu 9: Xét trên bình diện quốc tế, loại hình bh phát triển nhất là: a) Bảo hiểm tài sản b) Bảo hiểm TNDS c) Bảo hiểm con người phi nhân thọ d) Bảo hiểm nhân thọ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM Câu 10: Câu nào sau đây là đúng: a) Bảo hiểm nhân thọ và bh tài sản đều có cùng tính chất tiết kiệm b) Bảo hiểm nhân thọ mang tính chất tiết kiệm hơn là rủi ro, trong khi bh tài sản mang tính chất rủi ro hơn là tiết kiệm c) Bảo hiểm nhân thọ vừa mang tính tiết kiệm vừa mang tính rủi ro, trong khi bảo hiểm tài sản hoàn toàn mang tính rủi ro d) Bảo hiểm nhân thọ có tính rủi ro cao hơn bh tài sản CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM Câu 11: Đặc điểm của hd bh tử kỳ là, ngoại trừ: a) Thời hạn bh xác định b) Trách nhiệm và quyền lợi mang tính tạm thời c) Mức phí bh thấp d) Tất cả các câu trên đều sai CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM Câu 12: Đặc điểm của hd bh nhân thọ trọn đời là: a) Thời hạn bh không xác định b) Phí bh cao hơn so với bh tử kỳ có thời hạn c) Nhà bh chắc chắn phải chi trả STBH d) Tất cả các câu trên đều đúng CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM Câu 13: Câu nào sau đây là sai khi nói về đặc điểm của hd bh sinh kỳ: a) Trợ cấp định kỳ cho người được bh trong thời gian xác định hoặc cho đến khi chết b) Phí bh đóng 1 lần c) Sự kiện bh chắc chắn sẽ xảy ra d) Tất cả các câu ở trên đêu ở trên đúng CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM Câu 14: Đặc điểm của hd bh nhân thọ hỗn hợp là: a) Thời hạn bh không xác định b) Sự kiện bh có thể không xảy ra c) Ít phổ biến trên thế giới d) Tất cả các câu trên đều sai CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM Câu 15: Câu nào sau đây là đúng: a) Quá trình định phí bh thường xem xét các yếu tố trong tương lai, còn quá trình xác định giá thành sản phẩm thường xem xét các yếu tố trong quá khứ b) Về mặt bản chất, không có sự khác nhau giữa quá trình định phí bảo hiểm và quá trình xác định giá thành sản phẩm c) Giá thành sản phẩm cũng như phí bh là một tồn tại lịch sử. d) So với giá thành sản phẩm, phí bảo hiểm chịu ảnh hưởng của ít biến số vi mô và vĩ mô hơn. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM Câu 16: Các loại bh dựa trên kỹ thuật phân bổ là, ngoại trừ: a) bh tài sản b) bh con người phi nhân thọ c) bh nhân thọ d) bh trách nhiệm dân sự CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM Câu 17: Các loại bh dựa trên kỹ thuật dồn tích là: a) bh trách nhiệm dân sự b) bh tai nạn con người c) bh xe cơ giới d) bh sinh kỳ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM Câu 18: Kỹ thuật phân bổ trong bh thương mại là: a) Phân bổ phí thu được cho người được bh b) Phân bổ số tiền bồi thường cho năm tài chính sau c) Phân bổ phí thu được cho trách nhiệm chưa hoàn thành của nhà bh cho năm tài chính sau d) Phân bổ trách nhiệm của công ty bh gốc cho các công ty tái bh CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM Câu 19: Kỹ thuật dồn tích trong bh thương mại là: a) Dồn tích số phí thu được để trả tiền bh khi sự kiện bh xảy ra b) Dồn tích trách nhiệm của công ty bh c) Dồn tích số phí thu được đều đặn hàng năm d) Dồn tích số phí bh mà người được bh còn nợ công ty bh CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM Câu 20: Tổn thất không xác định được là: a) Tổn thất tinh thần b) Tổn thất tài sản c) Tổn thất do phát sinh trách nhiệm dân sự d) Tổn thất do người thứ ba gây ra CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pptchuong_4_6157.ppt
Tài liệu liên quan