7.2.1.2. Mô tả và nêu đặc điểm hiện tượng
Trên cơ sở hiểu ngôn ngữ bản đồ, hs quan sát, mô tả, nêu đặc điểm hiện tượng
- Mức độ thấp: phát hiện dấu hiệu bề ngoài, riêng biệt
- Mức độ cao: phát hiện nguyên nhân bên trong, mối quan hệ tương hỗ giữa
các hiện tượng.
7.2.2. Phương pháp sử dụng átlát
- Dùng để khai thác kiến thức bài học
- Sử sử dụng phương pháp chồng ghép, so sánh
- Sử dụng trong học bài và làm bài ở nhà
7.2.3. Phương pháp sử dụng bản đồ trong sgk
- Phù hợp với từng chủ để bài học
- Tư duy địa lý gắn liền với lãnh thổ
- Sử dụng trên lớp và ở nhà (khi không có đủ átlát)
- Khi giảng, giáo viên có thể dừng lại trên trang bản đồ này để giải thích,
hướng dẫn quan sát, nêu vấn đề để học sinh trả lời
7.2.4. Phương pháp sử dụng bản đồ câm
- Bản đồ câm lớn được giáo viên dùng trong giờ học, dạy đến đâu điền nội
dung đến đó (học sinh dễ theo dõi)
- Bản đồ câm nhỏ dùng cho học sinh (thường đóng thành tập). Học sinh cũng
vừa nghe giảng, vừa chuyển nội dung vào bản đồ.
- Ra bài tập cho học sinh tự làm với bản đồ câm.
- Kiểm tra bằng bản đồ câm.
73 trang |
Chia sẻ: yendt2356 | Lượt xem: 590 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Bản đồ học Cao đẳng Sư Phạm Địa lý - Lê Đình Phương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
mỗi hình thức điểm chấm (hình tròn,
hình vuông...) đặc trưng cho một thời điểm. Số điểm chấm theo màu và hình thức
đó tương ứng với số dân của dân tộc và ở thời điểm biểu hiện. Trong trường hợp
này cần thể hiện kết hợp sao cho các đặc trưng của đối tượng cần biểu hiện (số
lượng, chất lượng, động lực) có thể dễ dàng nhận biết, nhưng không ảnh hưởng đến
đặc điểm (bản chất) của phương pháp chấm điểm và tính mĩ thuật của bản đồ.
Có 3 vấn đề cần giải quyết:
+ Trọng lượng điểm
+ Kích thước điểm
+ Cách bố trí các điểm
Về trọng lượng điểm: Thay đổi trọng lượng điểm sẽ thay đổi số lượng điểm
+ Trọng lượng điểm nhỏ sẽ tính được số điểm để thể hiện ở những khu vực
thưa thớt
+ Trọng lượng điểm to sẽ dễ thể hiện ở những khu vực dày đặc với ít số điểm
44
+ Như vậy cần có một sự thỏa hiệp
Về kích thước điểm: Các điểm phải đủ cách nhau để có thể đếm được số lượng
điểm
+ Kích thước điểm to sẽ khó bố trí ở những nơi dày đặc
+ Kích thước điểm nhỏ làm cho các điểm dường như cách xa nhau ngay cả ở
những nơi dày đặc.
+ Chọn kích thước điểm ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu ứng bản đồ về độ mau
thưa.
Về cách bố trí điểm:
+ Bố trí theo sự phân bố thực tế
+ Bố trí không theo sự phân bố thực tế
+ Bố trí theo sơ đồ
Tóm lại, về phương pháp chấm điểm
- Thể hiện sự phân tán của hiện tượng trên một vùng (phân bố dân cư).
- Dùng cho các đối tượng dạng vùng
- Mỗi điểm (hay một ký hiệu) sẽ tương đương với một số lượng hiện tượng qui
ước. (trọng số)
- Không đòi hỏi sự chính xác về mặt địa lý, chỉ thể hiện sự phân bố về mặt số
lượng và sự phân bố của hiện tượng
- Có thể dùng màu sắc hay các loại ký hiệu điểm khác nhau để thể hiện chất
lượng và động lực của hiện tượng (vd: chấm đỏ: nam, chấm xanh: nữ)
3.4.3. Phương pháp vùng phân bố
Thuật ngữ “Vùng phân bố” bắt nguồn từ gốc La tinh “Area” có nghĩa là diện
tích, nên phương pháp vùng phân bố ở một số tài liệu còn được gọi là phương pháp
Khoanh diện tích hoặc phương pháp Diện tích giới hạn.
3.4.3.1. Phương pháp này thường được dùng để biểu hiện những đối tượng,
hiện tượng phân bố theo diện nhưng không đều khắp và liên tục trên lãnh thổ, mà
chỉ có ở từng vùng, từng diện tích riêng lẻ nhất định.
Vd: Thể hiện sự phân bố các loài động vật, thực vật cụ thể trên bản đồ Động
vật và địa thực vật, các vùng băng tuyết vĩnh cửu, các vùng băng hà cổ trên bản đồ
45
khí hậu, v.v... Ở các bản đồ KT-XH như: Các bản đồ sử dụng đất, sự phân bố đất
cày, đồng cỏ hoặc sự phân bố các cây trồng khác nhau, v.v...
Các đối tượng, hiện tượng được thể hiện trên bản đồ với phương pháp vùng
phân bố có thể là:
- Vùng tuyệt đối: Hiện tượng được biểu hiện chỉ phổ biến ở một khu vực,
không gặp lại ở khu vực khác
- Vùng tương đối: Hiện tượng được biểu hiện không chỉ phân bố ở một khu
vực nhất định mà còn có mặt ở những khu vực khác
- Vùng tập trung: Hiện tượng được biểu hiện có sự phân bố dày đặc, liên tục
trong khu vực
- Vùng phân tán: Hiện tượng biểu hiện không liên tục, xen kẽ hiện tượng khác.
Bản chất có tính nguyên tắc của phương pháp vùng phân bố là nêu lên sự phổ
biến của một đối tượng, hiện tượng riêng lẻ nhất định nào đó dường như tách hẳn
với các đối tượng, hiện tượng khác chung quanh. Sự tách rời đó được xác định bằng
những đường giới hạn.
Trong mỗi khu vực giới hạn đó, được thể hiện các màu hoặc nét chải khác
nhau đặc trưng cho các đối tượng.
Tuy nhiên, không phải đối tượng, hiện tượng nào cũng có thể xác định được
chính xác các đường ranh giới trên bản đồ.
3.4.3.2. Khả năng biểu hiện
- Biểu hiện được số lượng tương đối, (tuyệt đối nếu có ranh giới rõ ràng)
- Thể hiện được chất lượng: màu sắc hoặc kẻ vạch khác nhau
- Động lực: các ranh giới có ghi chú thời gian
- Cấu trúc: chia nhỏ vùng phân bố
3.4.4. Phương pháp nền chất lượng
3.4.4.1. Phương pháp nền chất lượng được dùng để đặc trưng sự khác nhau về
chất của các hiện tượng họa đồ giữa các bộ phận (vùng) của lãnh thổ.
Vd: Sự phân bố các loại nham thạch khác nhau trên bản đồ địa chất, các quần
thể thực vật khác nhau trên bản đồ thực vật, các loại đất khác nhau trên bản đồ thổ
nhưỡng, các vùng cư trú của các dân tộc khác nhau trên bản đồ dân cư - dân tộc, các
46
vùng sản xuất nông nghiệp khác nhau trên bản đồ kinh tế, v.v...
3.4.3.2. Cách thể hiện:
Trên bản đồ được phân chia thành những vùng theo những dấu hiệu nhất định
nào đó và được giới hạn bởi những đường ranh giới cụ thể.
Mỗi vùng được thể hiện bằng một màu sắc khác nhau hoặc các nét chải khác
nhau và cũng có thể là các tiêu đề, các chữ số qui ước.
Thường sử dụng cho bản đồ về các điều kiện và hiện tượng tự nhiên, tài
nguyên thiên nhiên.
Chỉ dùng để biểu hiển các đối tượng phân bố liên tục
Lưu ý trong phương pháp nền chất lượng:
- Các ranh giới không được chồng lên nhau
- Không có phần để trống trên bản đồ
- Nếu dùng màu thì nên dùng nền màu nhạt
Khi thành lập bản đồ theo phương pháp nền chất lượng, điều quan trọng nhất
và thực hiện đầu tiên là khởi thảo sự phân loại hiện tượng biểu hiện. Tuỳ thuộc vào
đối tượng, hiện tượng biểu hiện mà lựa chọn sự phân loại khác nhau:
+ Phân loại theo một dấu hiệu phân loại nhất định
+ Phân loại tổng hợp: sự phân loại dựa trên sự phối hợp nhiều dấu hiệu khác
nhau.
- Ưu: Trực quan, có thể kết hợp với các phương pháp khác, đôi khi có thể sử
dụng 2 nền chất lượng trên cùng một bản đồ
- Khuyết: Không thể hiện số lượng
■ So sánh sự khác nhau giữa phương pháp vùng phân bố và phương pháp nền
chất lượng ?
Vùng phân bố Nền chất lượng
- Ranh giới có thể không rõ ràng
- Có phần trống trên bản đồ
- Các ranh giới có thể chồng lên
nhau
- Ranh giới rõ ràng
- Không có phần trống trên bản đồ
- Các ranh giới không được chồng lên
nhau
47
3.4.5. Phương pháp đường chuyển động
Phương pháp kí hiệu đường chuyển động là phương pháp được sử dụng để thể
hiện sự dịch chuyển (chuyển động) của các đối tượng, hiện tượng địa lý.
Các đối tượng, hiện tượng được biểu hiện có thể là các hiện tượng tự nhiên
(các dòng hải lưu, hướng di cư của các loài chim ), các hiện tượng kinh tế - xã hội
(như sự di dân, sự trao đổi hàng hoá...), các mối liên hệ chính trị - lịch sử và các
hướng tiến công trong các chiến dịch quân sự v.v
3.4.5.1. Phương pháp kí hiệu đường chuyển động được sử dụng đối với mọi
đối tượng tồn tại dưới các dạng phân bố:
- Theo điểm (sự chuyển động của một con tàu)
- Theo đường (sự chuyển dịch của các front)
- Theo diện liên tục (sự di chuyển của các khối khí)
- Theo diện phân tán (sự di trú của các đàn gia súc chăn thả), v.v
5.4.5.2. Phương pháp kí hiệu đường chuyển động có khả năng phản ánh mọi
đặc tính chuyển động của các đối tượng họa đồ như đường chuyển dịch, hướng
chuyển dịch, phương thức chuyển dịch, tốc độ chuyển dịch, cường độ chuyển dịch
và chất lượng, cấu trúc của các hiện tượng chuyển dịch.
Phương tiện chủ yếu của phương pháp kí hiệu đường chuyển động để biểu
hiện sự chuyển dịch của các đối tượng, hiện tượng họa đồ là các vectơ (mũi tên).
Thông qua hình thức của các vectơ có thể phản ánh hướng chuyển dịch, số
lượng, chất lượng và cấu trúc của các đối tượng, hiện tượng biểu hiện.
- Số lượng hiện tượng được thể hiện bằng chiều dài hoặc chiều rộng của các
vectơ.
- Chất lượng hiện tượng được thể hiện bằng màu sắc, hình dáng của vectơ
- Cấu trúc của hiện tượng được thể hiện theo các đoạn hoặc các dải trong
vectơ có tỉ lệ tương ứng với các thành phần của đối tượng.
3.4.6.Phương pháp kí hiệu dạng đường
3.4.6.1. Phương pháp kí hiệu đường là phương pháp biểu hiện có dạng đường,
được dùng để truyền đạt các đối tượng địa lý phân bố theo những đường nhất định,
chạy dài theo tuyến, mà chiều rộng của chúng khi thể hiện lên bản đồ không theo tỉ
48
lệ, ví dụ đường giao thông, sông ngòi, v.v... Cũng có thể phản ánh những đối tượng
mà theo cách hiểu hình học, chúng được xem như những đường. Ví dụ: các đường
chia nước, các đường đứt gãy kiến tạo, mạng lưới điện, thông tin liên lạc, đường bờ
biển, ranh giới hành chính, v.v
Đôi khi các kí hiệu đường cũng được dùng để nhấn mạnh những hướng của
các đối tượng phân bố theo diện nhưng có dạng chạy dài, ví dụ các hướng chủ yếu
của các dải núi, thường thấy trên các bản đồ sơn văn.
3.4.6.2. Phương pháp kí đường có khả năng phản ánh
- Đặc điểm hình dạng: Đối tượng phân bố theo đường có dạng ngoại hình rất
đa dạng, như các đường bờ biển, các sông ngòi tự nhiên. Bằng kí hiệu đường,
phương pháp kí hiệu đường vẫn có thể phản ánh trung thực những đặc điểm ấy. Ví
dụ các kiểu bờ biển có nguồn gốc hình thành khác nhau (bờ biển frio, bờ biển bồi
tụ), sông ngòi tự nhiên với những công trình thuỷ lợi nhân tạo.v.v
- Chất lượng: màu sắc hoặc hình dạng khác nhau
- Số lượng: chiều rộng của đường
- Động lực và cấu trúc: sự kết hợp của các kí hiệu đường các đường này đặc
trưng cho các thời điểm khác nhau.
3.4.7. Phương pháp đường đẳng trị
- Các đường đẳng trị (chữ Hilap “usos” có ý nghĩa bằng nhau, đồng nhất) là
những đường cong mềm mại nối các điểm có cùng một trị số số lượng trên bản đồ.
Các đường đẳng trị có tính cổ điển là các đường bình độ hoặc các đường đẳng
cao trên bản đồ địa hình.
Ngày nay chúng được sử dụng rộng rãi trong các bản đồ khí hậu, bản đồ từ
trường, bản đồ địa chấn
- Các đường đẳng trị được sử dụng để biểu hiện những hiện tượng phân bố
liên tục, biến đổi về lượng dần dần trong không gian
- Để vẽ được các đường đẳng trị, trước hết, trên bản đồ phải xác định giá trị về
lượng của đối tượng ở những điểm xác định.
Về nguyên tắc, mật độ các điểm xác định này càng dày, tính xác thực của
đường bình độ càng cao và sự thể hiện càng dễ dàng. Sau đó tính nội suy để tìm các
49
đường có cùng giá trị và nối các điểm có cùng một trị số số lượng với nhau bằng
những đường cong mềm mại - đó là các đường đẳng trị.
Bản đồ được thể hiện bằng phương pháp đường đẳng trị bao giờ cũng gồm
một hệ thống các đường đẳng trị, vì thế vấn đề xác định biên độ (khoảng cách đều
về lượng) các đường đẳng trị là cực kì quan trọng, quyết định chất lượng bản đồ.
- Phương pháp các đường đẳng trị không trực tiếp biểu hiện chất lượng hiện
tượng, mà ẩn dưới đặc trưng số lượng. Có thể thông qua đặc trưng số lượng tìm
thấy đặc trưng chất lượng.
Ví dụ qua sự phân bố các đường đẳng nhiệt, đẳng mưa, biết được đđ khí hậu
của lãnh thổ.
- Để nâng cao tính trực quan và nhấn mạnh thêm các đặc trưng số lượng, trên
cơ sở các đường đẳng trị, có thể kết hợp thêm nền màu. Các nền màu khác nhau
giữa hệ thống các đường đẳng trị không những cho ta dễ nhận biết được đặc tính về
lượng của đối tượng mà thông qua đó còn nhận thức và phân biệt được đặc tính về
chất của đối tượng. các đường đẳng trị cũng có thể phản ánh động lực đối tượng
theo thời gian bằng sự sử dụng các đường đẳng trị có màu khác nhau. Ví dụ sự khác
nhau giữa các đường
- Phương pháp đẳng nhiệt, đẳng áp tháng Giêng và tháng Bảy, v.v...
Ưu điểm: Phương pháp các đường đẳng trị thể hiện đơn giản, trực quan và
không đòi hỏi những thuyết minh phức tạp trong phần chú giải, tiết kiệm diện tích
thể hiện trên bản đồ. Trên cùng một bản đồ có thể sử dụng đồng thời nhiều hệ thống
các đường đồng mức (phân biệt bằng màu) đặc trưng cho các đối tượng khác nhau
hoặc cũng có thể phối hợp với các phương pháp biểu hiện khác.
Ví dụ, trên bản đồ khí hậu, có thể đồng thời biểu hiện cả đặc trưng nhiệt độ,
lượng mưa, áp suất khí quyển, gió, v.v...
3.4.8. Phương pháp biểu đồ định vị
3.4.8.1. Phương pháp Biểu đồ định vị: là phương pháp dùng các biểu đồ đặt ở
những điểm đặc trưng nhất định trên bản đồ để phản ánh những hiện tượng phân bố
toàn bộ hoặc trên diện rộng nhưng có sự biến động theo mùa và có tính chất chu kì
như nhiệt độ, mưa, gió, v.v nhằm nêu lên những đặc trưng như tiến trình, tần suất,
50
cường độ, xác suất của hiện tượng.
Ví dụ như tiến trình nhiệt độ không khí, lượng mưa các tháng trong năm,
hướng gió, tần suất và tốc độ gió, sự phân bố tổng lượng dòng chảy hàng năm của
sông ngòi, v.v...
3.4.8.2. Thể hiện các hiện tượng: phân bố liên tục hoặc trên toàn bộ mặt đất có
sự biến đổi theo chu kỳ và việc nghiên cứu chúng được tiến hành ở những điểm
nhất định như các hiện tượng trong khí quyển.
- Đặt biểu đồ thể hiện mối tương quan giữa các đặc trưng đo đạc hay tính chất
của hiện tượng muốn thể hiện vào vị trí của hiện tượng đó.
- Thường dùng cho đối tượng dạng điểm.
- Những hiện tượng phân bố liên tục hoặc bao phủ trên một diện tích rất lớn
và có sự biến đổi theo chu kì với những tần suất nhất định.
Ví dụ như các yếu tố khí tượng, mà khi nghiên cứu thường được tiến hành
theo những trạm quan trắc đặt trên các điểm đặc trưng, thì để biểu hiện chúng trên
bản đồ.
3.4.8.3. Các biểu đồ biểu thị sự biến động về lượng của các hiện tượng theo
thời gian, có thể được thể hiện với các hệ toạ độ và các dạng biểu đồ khác nhau.
Những hệ tọa độ được sử dụng tương đối phổ biến là hệ tọa độ Đề Các (hệ tọa độ
vuông góc) và hệ tọa độ cực với các dạng biểu đồ thường dùng như biểu đồ cột,
biểu đồ đường và biểu đồ kết hợp (cột và đường).v.v
- Các biểu đồ “Hoa hồng” (dạng hoa) thường được dùng để biểu thị hướng
gió, tần suất, tốc độ gió diễn ra trong năm. Các biểu đồ “Hoa hồng” có thể được thể
hiện dưới nhiều hình thức khác nhau.
Thông thường là dạng tia xuất phát từ tâm: Hướng của tia chỉ hướng gió tính
theo phần trăm (%), độ dài của tia chỉ tần suất hướng gió, màu sắc các tia chỉ tốc độ
trung bình của hướng gió tính bằng m/giây và tâm hoa hồng chỉ thời gian lặng gió
(phần trăm).
Lưu ý: Về hình thức kí hiệu biểu đồ của phương pháp Biểu đồ định vị rất gần
gũi với các biểu đồ của phương pháp Bản đồ biểu đồ và các kí hiệu của phương
pháp kí hiệu điểm, vì thế rất dễ dẫn đến sự lầm lẫn.
51
Để phân biệt chúng, phải phân tích bản chất của phương pháp:
+ Phương pháp kí hiệu điểm thể hiện các đối tượng phân bố độc lập từng
điểm
+ Phương pháp Bản đồ biểu đồ thể hiện tổng lượng đối tượng theo các lãnh
thổ
+ Phương pháp Biểu đồ định vị phản ánh đặc điểm hiện tượng phân bố toàn
bộ hoặc trên diện rộng nhưng được đặc trưng ở những điểm nhất định.
3.4.9. Phương pháp bản đồ – biểu đồ (Cartodiagram)
- Trường hợp mà các tư liệu bản đồ chỉ đưa ra sự phân chia lãnh thổ (thường
là lãnh thổ hành chính), không định vị được từng vị trí phân bố của đối tượng và các
tài liệu đặc trưng cho đối tượng là các số liệu thống kê theo những lãnh thổ đó, hoặc
yêu cầu của bản đồ thành lập chỉ dừng ở mức nêu lên tổng lượng của đối tượng
trong mỗi đơn vị lãnh thổ, thì phương pháp biểu hiện được sử dụng phổ biến là
phương pháp Bản đồ biểu đồ.
- Biểu hiện các đối tượng, hiện tượng họa đồ bằng cách đặt biểu đồ trong các
đơn vị phân chia lãnh thổ.
Mỗi đơn vị lãnthổ họa đồ được đặt một biểu đồ có giá trị tổng lượng theo số
lượng thống kê của đối tượng phân bố trong lãnh thổ đó.
- Nếu trong một đơn vị lãnh thổ, muốn biểu hiện nhiều đối tượng khác nhau,
có thể thể hiện nhiều biểu đồ khác nhau. Mỗi biểu đồ đặc trưng cho một đối tượng.
Vd: như tổng diện tích canh tác, tổng giá trị sản lượng, v.v)
Điều này cho phép kết hợp biểu hiện được nhiều nội dung và xác lập các mối
tương quan số lượng của các đối tượng. Vì thế phương pháp này còn được gọi là
phương pháp Bản đồ thống kê. Phương pháp Bản đồ biểu đồ được sử dụng rộng rãi
đối với các bản đồ KT-XH - những đối tượng được nghiên cứu gắn liền với thống
kê.
- Khả năng:
Phương pháp Bản đồ biểu đồ có khả năng phản ánh được nhiều đặc tính của
đối tượng như số lượng, chất lượng, cấu trúc và động lực.
+ Mỗi biểu đồ được xem như một kí hiệu đặt trong một đơn vị lãnh thổ, các
52
đặc trưng của đối tượng được phản ánh qua biểu đồ.
+ Số lượng đối tượng được thể hiện theo kích thước biểu đồ. Kích thước này
có thể tính theo sự phụ thuộc theo đường, theo diện tích hoặc theo thể tích và theo
sự khả ước tuyệt đối hoặc tương đối, có thể là sự khả ước tuyệt đối liên tục và cũng
có thể là khả ước tuyệt đối theo thang bậc.
+ Cấu trúc và chất lượng hiện tượng được thể hiện qua các thành phần của
biểu đồ có tỉ lệ tương ứng với các thành phần của đối tượng bằng màu sắc khác
nhau.
+ Động lực hiện tượng được thể hiện bằng các biểu đồ đặt lồng lên nhau
(biểu đồ hình tròn, hình vuông) hoặc đặt cạnh nhau (biểu đồ hình cột) (xem lại phần
phương pháp kí hiệu điểm).
- Ưu điểm:
+ Thể hiện rõ ràng, dễ đọc, dễ so sánh.
+ Có thể kết hợp nhiều chỉ tiêu (nội dung) và xác lập các mối tương quan số
lượng của các đối tượng.
- Nhược điểm:
Khó kết hợp với các phương pháp khác.
* Lưu ý:
Khi thành lập bản đồ biểu đồ không được đặt biểu đồ chờm ra ngoài ranh giới
của lãnh thổ.
Phương pháp bản đồ biểu đồ và phương pháp kí hiệu điểm, về hình thức có
những điểm giống nhau.
Kí hiệu của phương pháp kí hiệu điểm và biểu đồ của phương pháp bản đồ
biểu đồ rất giống nhau về hình dạng cũng như cách thể hiện.
Phương pháp kí hiệu điểm Phương pháp Bản đồ biểu đồ
- Phân bố cụ thể theo điểm.
- Mỗi đối tượng được đặc trưng
bằng một kí hiệu đặt đúng vị trí phân bố
của chúng trên bản đồ.
- Sự biểu hiện bản đồ không quan
- Biểu hiện tổng lượng của đối
tượng theo từng đơn vị lãnh thổ.
- Không thể hiện đến từng điểm
phân bố của đtượng, mà chỉ thể hiện sự
phân bố của đối tượng theo từng đơn vị
53
hệ trực tiếp đến sự phân chia lãnh thổ,
không nhất thiết phải có đường ranh giới
của các đơn vị lãnh thổ.
- Cơ sở của sự biểu hiện là các
điểm phân bố cụ thể.
lãnh thổ.
- Phương pháp Bản đồ biểu đồ gắn
liền với sự phân chia lãnh thổ, đến các
đơn vị lãnh thổ.
- Cơ sở của sự biểu hiện là các đơn
vị lãnh thổ.
Bản đồ được thành lập bằng phương pháp Bản đồ biểu đồ có tính địa lý không
cao nhưng được sử dụng rất phổ biến, nhất là đối với các bản đồ KT-XH vì phương
pháp này có nhiều ưu thế.
- Tài liệu thành lập bản đồ không đòi hỏi cao và chi tiết. Tài liệu cơ bản là các
số liệu thống kê theo các đơn vị phân chia lãnh thổ (thường là đơn vị hành chính) và
bản đồ nền có sự phân chia lãnh thổ theo các đơn vị tương ứng.
- Sự thành lập bản đồ đơn giản, sử dụng bản đồ không phức tạp và dễ dàng so
sánh, đối chiếu sự phân hoá của đối tượng, hiện tượng theo các đơn vị lãnh thổ.
■ Quan sát trang bản đồ tài nguyên nước của các hệ thống sông, hãy cho biết
biểu đồ nào chưa được thể hiện một cách đúng nhất phương pháp bản đồ biểu đồ?
Tại sao? Đối với những lãnh thổ quá nhỏ, nên thể hiện biểu đồ như thế nào cho hợp
lý?
3.4.10. Phương pháp bản đồ đồ giải (Cartogram)
Phương pháp Bản đồ đồ giải là phương pháp được dùng để biểu hiện cường
độ trung bình (giá trị tương đối) của các đối tượng, hiện tượng địa lý theo các đơn
vị lãnh thổ. Ví dụ mật độ dân số trên 1 km2, năng suất cây trồng trên 1 km2 đất canh
tác của xã, huyện, tỉnh, v.v
- Thể hiện số lượng tương đối:
Các cường độ TB của đối tượng được biểu hiện trên các đơn vị lãnh thổ bản
đồ không theo sự biến thiên liên tục, mà được chia ra các nhóm, tạo thành các thang
cấp bậc. Mỗi thang cấp bậc được chọn một cường độ màu sắc hoặc nét chải.
Quan trọng nhất là hệ thống phân chia các đơn vị lãnh thổ và hệ thống thang
bậc sao cho hợp lý.
54
Tuy nhiên, nếu quá nhiều thang bậc thì sự phân biệt về màu sắc khó khăn, tính
rõ ràng của bản đồ bị hạn chế. Vì thế, phải tuỳ theo mục đích thành lập bản đồ và
đặc trưng các chỉ số tương đối của đối tượng mà chọn hệ thống các thang bậc thích
hợp.
Theo kinh nghiệm, một bản đồ không nên sử dụng quá 6 hoặc 7 thang bậc. Có
thể chọn biên độ thang theo cấp số cộng, cấp số nhân hoặc thang hỗn hợp.
Thang cấp số cộng (sử dụng khi cường độ các đối tượng thay đổi chậm với
biên độ không lớn) được tính theo nguyên tắc: a; a+b; a+b+b; ...
Ví dụ: nhỏ hơn 50
Từ 51 - 100
Từ 101 - 150
Từ 151 - 200,v.v
Thang cấp số nhân (khi cường độ các đối tượng thay đổi nhanh với biên độ
lớn) được tính theo nguyên tắc: a; ak; ak2; ak3;
Ví dụ: nhỏ hơn 100
Từ 101 - 1000
Từ 1001 - 10.000
Từ 10001 - 100.000,v.v...
Thang hỗn hợp được tính tuỳ ý (khi cường độ các đối tượng biến đổi thất
thường, đột biến, phân tán).
- Ưu: Phương pháp Bản đồ mật độ sử dụng rất có hiệu quả trong việc nêu lên
những số lượng tương đối của các đối tượng, hiện tượng địa lý phân bố theo các
đơn vị lãnh thổ khác nhau.
Thành lập bản đồ tương đối đơn giản, dễ chế biến, xử lí số liệu và bản đồ có
tính trực quan cao. Tài liệu thành lập bản đồ dễ thu thập, chỉ cần có các số liệu
thống kê các đối tượng cần biểu hiện theo các đơn vị lãnh thổ và trên bản đồ nền có
sự phân chia lãnh thổ tương ứng. Vì thế phương pháp này được sử dụng rất phổ
biến ở cả các bản đồ địa lý tự nhiên và địa lý KT-XH.
- Nhược: Làm sai lệch sự phân bố thực tế
(khắc phục bằng cách chia nhỏ lãnh thổ)
55
■ Quan sát bản đồ và cho biết: cách nhận biết nhanh một bản đồ thể hiện
bằng phương pháp bản đồ đồ giải khác phương pháp nền chất lượng cơ bản ở chỗ
nào?
Lưu ý: Một đối tượng, hiện tượng có thể được thể hiện bằng nhiều phương
pháp biểu hiện bản đồ khác nhau.
3.5. Phối hợp các phương pháp biểu hiện khi biên vẽ bản đồ
Qua sự phân tích các phương pháp biểu hiện bản đồ như đã trình bày, ta thấy
các phương pháp biểu hiện bản đồ có những đặc điểm bản chất khác nhau, khả năng
đặc trưng đối với các loại đối tượng, hiện tượng họa đồ khác nhau, những yêu cầu
về các điều kiện thành lập (nguồn tư liệu) và sự thể hiện khác nhau.
Vì thế khi vận dụng các phương pháp biểu hiện trong thành lập bản đồ, phải
căn cứ vào nhiều yếu tố: đặc điểm của đối tượng, hiện tượng họa đồ, mức độ chi tiết
và phong phú của các nguồn tài liệu có quan hệ với nội dung bản đồ, mục đích-yêu
cầu của bản đồ thành lập và đặc điểm bản chất của phương pháp biểu hiện.
- Cần phải hiểu rằng, không phải một phương pháp biểu hiện chỉ biểu hiện đối
với một đối tượng, hiện tượng nhất định, mà có thể được vận dụng biểu hiện đối với
nhiều đối tượng, hiện tượng và ngược lại một đối tượng, hiện tượng có thể được
biểu hiện bằng nhiều phương pháp khác nhau.
- Trong thực tế thành lập bản đồ, ở từng trường hợp cụ thể, có thể sử dụng và
phối hợp các phương pháp biểu hiện khác nhau trên mỗi bản đồ cụ thể, để biểu hiện
các đối tượng, hiện tượng.
Cụ thể là:
- Để truyền đạt một đối tượng, hiện tượng, có thể sử dụng những phương pháp
biểu hiện khác nhau.
- Để truyền đạt một đối tượng, hiện tượng có thể cùng sử dụng nhiều phương
pháp biểu hiện để nêu lên nhiều đặc trưng của hiện tượng.
- Để truyền đạt một số đối tượng, hiện tượng khác nhau, có thể sử dụng cùng
một phương pháp.
- Để truyền đạt nhiều đối tượng, hiện tượng trên bản đồ có thể sử dụng phối
hợp nhiều phương pháp biểu hiện khác nhau.
56
Vì thế, sử dụng phối hợp các phương pháp biểu hiện bản đồ không thể thực
hiện tuỳ ý, phải dựa trên cơ sở bản chất của phương pháp biểu hiện và đặc điểm đối
tượng, hiện tượng được biểu hiện, đồng thời lựa chọn hệ thống ngôn ngữ bản đồ
một cách khoa học.
CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG III
1. Khái niệm ngôn ngữ bản đồ? Ý nghĩa của ngôn ngữ bản đồ và những
đặc trưng cơ bản của ký hiệu bản đồ?
2. Những nguyên tắc cơ bản trong sự thể hiện ngôn ngữ bản đồ trên bản
đồ địa lý?
3. Tại sao sự biểu hiện các đối tượng, hiện tượng địa lý trên bản đồ phải
vận dụng nhiều pp biểu hiện khác nhau? Những phương pháp biểu hiện được sử
dụng phổ biến là những phương pháp biểu hiện nào? Đối tượng của chúng?
4. Trong các phương pháp biểu hiện bản đồ, những phương pháp có hình
thức thể hiện tương đối giống nhau? Cơ sở phân biệt chúng? Những phương
pháp biểu hiện nào có thể chuyển đổi hoặc kết hợp được với nhau?
5. Sự vận dụng phương páp biểu hiện bản đồ dựa trên những cơ sở nào?
Nêu một số trường hợp vận dụng và phối hợp phương pháp biểu hiện bản đồ
trong thành lập các bản đồ địa lý?
6. Ý nghĩa của chữ viết trên bản đồ và việc sử dụng chúng?
57
Chương 4. TỔNG QUÁT HÓA BẢN ĐỒ
Mục tiêu:
- Hiểu được khái niệm tổng quát hóa
- Hiểu các nhân tố ảnh hưởng đến tổng quát hóa, quá trình tổng quát hóa.
4.1. Khái niệm
Bản chất của tổng quát hóa bản đồ là sự lựa chọn cái thực chất, cái chủ yếu, là
sự tổng quát hóa không gian và tổng quát hóa nội dung của các đối tượng địa lý.
D.D. Gorski, V.A. Shtoph, K.Bakradze, S.B.Certeli, và nhiều tác giả cho rằng:
Bên cạnh tổng quát hóa bản đồ còn có cả trừu tượng hóa.
Như vậy, mỗi sự tổng quát hoá đều bao hàm trong nó cả qúa trình trừu tượng
hoá.
Tổng quát hoá - trừu tượng hóa bản đồ là dạng trừu tượng hoá logic - đồ họa
và tư duy cảm tính. Nó nằm trong cái riêng, cái cá biệt. Nhưng trong mỗi cái riêng
thể hiện dưới dạng tổng quát - trừu tượng những dấu hiệu chung, thực chất, tiêu
biểu và có tính quy luật. Không gian được trừu tượng hóa trong bản đồ biểu hiện sự
thống nhất đặc trưng giữa cái riêng và cái chung. Cái riêng về không gian trong sự
thống nhất với cái chung về nội dung trong biểu hiện bản đồ đạt được bởi “trạng
thái” ký hiệu được “nhồi nhân” ý nghĩa nội dung.
Như vậy, không gian của các đối tượng được biểu thị trong bản đồ luôn luôn
được trừu tượng hóa, còn nội dung thì luôn luôn được tổng quát hoá.
4.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình tổng quát hóa bản đồ
4.2.1. Mục đích sử dụng
Trong các nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến quá trình tổng quát hoá phải kể
đến nhân tố mục đích. Hai bản đồ có cùng nội dung nhưng mục đích sử dụng khác
nhau sẽ khác nhau về mức độ tổng quát hoá
Bản đồ giáo khoa được tổng quát hoá rất cao phù hợp với chương trình học tập
của sinh viên. Trong khi bản đồ dùng để nghiên cứu đòi hỏi phản ảnh chi tiết đối
tượng và đảm bảo tính rõ ràng của bản đồ
Vd: Bản đồ hệ thống sông ngòi dùng để giảng dạy thì chỉ cần nêu lên sự phân
58
bố không gian mạn lưới sông ngòi. Ngược lại, bản đồ dùng để nghiên cứu phải nêu
được lưu vực sông, đặc tính của sông dưới ảnh hưởng địa hình.
Tóm lại do mục đích sử dụng khác nhau nên nội dung bản đồ khác nhau. Nội
dung được lựa chọn nhiều hay ít, chi tiết hay đơn giản phụ thuộc vào mức độ tổng
quát hoá ít hay nhiều, phù hợp với mục đích sử dụng đó.
4.2.2. Chủ đề của bản đồ
Sự lựa chọn các đối tượng thể hiện trên bản đồ phải phù hợp với chủ đề bản
đồ.
Vd: Bản đồ giao thông có các yếu tố về giao thông như đường bộ, đường thuỷ,
đường hàng không ... được ưu tiên thể hiện, những yếu tố không liên quan đến chủ
đề thì bị loại bỏ hoặc chỉ thể hiện ở mức độ cần thiết để làm nổi rõ nội dung chính
mà thôi.
4.2.3. Tỷ lệ của bản đồ
Tỷ lệ bản đồ ảnh hưởng thuần tuý về mặt hình học đối với quá trình tổng quát
hoá, tỷ lệ bản đồ càng nhỏ thì khoảng rộng để biểu hiện các kí hiệu càng nhỏ nên
đòi hỏi mức độ tổng quát hoá càng cao, nghĩa là không biểu hiện khía cạnh chi tiết
các đối tượng. Ngược lại bản đồ tỷ lệ lớn đòi hỏi nên chi tiết đối tượng nên mức độ
tổng quát hoá thấp hơn. Ta thấy rằng tỷ lệ bản đồ ảnh hưởng trực tiếp tới nội dung,
phương pháp biểu hiện và mức độ tổng quát hoá đối tượng.
4.2.4. Đặc thù địa phương
Mức độ tổng quát hoá đối tượng không những phải căn cứ vào những đặc
điểm riêng biệt của đối tượng mà còn ưu tiên biểu hiện những đối tượng đó để nói
lên những đặc điểm địa phương.
Vd: con đường mòn miền núi phải được thể hiện và có thể còn cường điệu lên
vì nó có ý nghĩa lớn đối với miền núi.
4.2.5. Tài liệu tư liệu
Đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình tổng quát hoá. Các tài liệu tư liệu
càng chi tiết, đầy đủ bao nhiêu càng tạo sự thuận lợi cho quá trình tổng quát hoá bấy
nhiêu. Hơn nữa có thể thông qua các tài liệu đó để xét bản chất của đối tượng
Vd: Trên bản đồ dân cư, tài liệu đầy đủ cho phép ta vạch được sự phân bố cụ
59
thể của từng điểm dân cư và xu hướng phát triển của chúng
Nguồn tài liệu tư liệu thành lập bản đồ càng mới, càng hiện đại, càng phù hợp
với xu hướng phát triển của KHKT hiện nay thì bản đồ càng trở thành công cụ đắc
lực trong việc tích luỹ và truyền đạt thông tin hiện đại nhất.
4.2.6. Phương pháp biểu hiện
Vì mỗi phương pháp biểu hiện bản đồ đều có đặc tính riêng nên chúng đòi hỏi
mức độ tổng quát hoá nhất định
Vd: Phương pháp kí hiệu qua quá trình tổng quát hoá vẫn giữ được độ chính
xác chi tiết. Ngược lại phương pháp đường đồng cao, qua quá trình tổng quát hoá
không thể giữ được mức độ chi tiết
4.3. Quá trình tổng quát hóa bản đồ
4.3.1. Chọn lọc các đối tượng lập bản đồ
Vì thành lập bản đồ là xây dựng mô hình thực tế khách quan của một vài đối
tượng, hiện tượng liên quan đến nội dung. Nên theo yêu cầu của nội dung bản đồ,
lựa chọn các đối tượng hiện tượng cần phải phù hợp với nội dung, loại bỏ những đối
tượng không cần thiết. Những hiện tượng chọn lọc phải: liên quan đến nội dung,
phù hợp với nhiệm vụ đề tài, với tỷ lệ bản đồ và phù hợp với đặc điểm địa lý lãnh
thổ
Vd: Trên bản đồ giao thông vận tải thì các yếu tố về thổ nhưỡng, thực vật,
địa chất khí hậu... là không cần thiết.
4.3.2. Tổng quát hoá các đặc trưng số lượng
Là quá trình chuyển từ thang liên tục sang thang bậc và tăng dần khoảng cách
giữa các bậc.
Vd: Trên bản đồ địa hình tỷ lệ 1:1.000.000 thì thang tầng độ cao là 0-50-100-
150-200-300... còn trên bản đồ 1:5.000.000 là 0-200-500-1000-2000 ...
Tỷ lệ càng nhỏ thì khoảng cao đều giữa các tầng địa hình càng tăng.
4.3.3. Tổng quát hoá các đặc trưng chất lượng
Nhằm giảm bớt sự khác nhau về chất giữa các mặt nào đó của đối tượng
Vd: Trên bản đồ phân bố nông nghiệp 1:500.000 thể hiện chi tiết sự phân bố các
loại đất: đất trồng lúa, khoai, sắn, ngô... Trên bản đồ 1:1.000.000 thì 3 loại đất trên
60
gọi chung là đất trồng cấy lương thực.
4.3.4. Tổng quát hoá về mặt hình học
Khi thu nhỏ các đối tượng lại thì đường nét của chúng phải được đơn giản hoá,
nhưng vẫn có thể giữ được đặc điểm của các đường ngoại hình.
4.3.5. Tổng quát hoá tập hợp đối tượng
Là thay đổi những đối tượng riêng biệt (đảo nhỏ, đồi, gò...) bằng các kí hiệu
tập hợp đối tượng, kí hiệu này phải nêu rõ hướng phân bố, dáng phân bố và mối
quan hệ giữa các đối tượng
Vd: Trên bản đồ tỷ lệ lớn (1:25.000) thể hiện từng khu nhà, bản đồ tỷ lệ nhỏ
(1:50.000) thể hiện từng khu phố, đường phố. Tỷ lệ nhỏ hơn (1:100.000) thể hiện
đường ngoại hình của các thành phố, tỷ lệ nhỏ hơn nữa (1:1.000.000) dân cư được
biểu hiện bằng một chấm tròn (phương pháp kí hiệu)
Hình 4. Tổng quát hóa số lượng
CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG V
1. Tổng quát hóa bản đồ là gì?
2. Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến sự tổng quát hóa bản đồ?
3. Trình bày quá trình tổng quát hóa trên bản đồ.
61
Chương 5. PHÂN LOẠI BẢN ĐỒ
Mục tiêu:
- Nắm được các nguyên tắc phân loại bản đồ
- Biết cách phân loại bản đồ dùng trong nhà trường
5.1. Ý nghĩa và nguyên tắc phân loại bản đồ
Sự phân chia hệ thống bản đồ địa lí theo nhóm dựa trên những dấu hiệu nhất
định gọi là sự phân loại bản đồ.
5.1.1. Phân loại khoa học các bản đồ địa lí nhằm
- Nghiên cứu và xác định quy luật, xác định đặc điểm của các bản đồ riêng
biệt
- Tìm cách phản ánh trong các tác phẩm bản đồ và tổ chức xuất bản bản đồ.
- Lập danh mục bản đồ và sắp xếp có hệ thống ở nơi lưu giữ bản đồ
5.1.2. Nguyên tắc phân loại
Sự phân loại khoa học bản đồ cần phải thoả mãn các yêu cầu lôgíc sau:
- Đảm bảo tính liên tục khi chuyển từ khái niệm chung (lớp) sang khái niệm
riêng (loại, kiểu), nghĩa là tuần tự phân chia khái niệm rộng sang khái niệm hẹp
hơn.
Vd: tất các bản đồ địa lí được phân ra bản đồ địa lý chung và bản đồ chuyên
đề.
- Đảm bảo tính nhất quán trong quá trình phân loại.
Mỗi cấp phân loại cần sử dụng một dấu hiệu nhất định (cơ sở phân loại).
Vd: Bản đồ địa lí chung được phân ra bản đồ khái quát, bản đồ địa hình khái
quát, bản đồ địa hình và bản đồ giáo khoa. Việc làm này là không đúng, vì trong
phân loại đã sử dụng đồng thời hai dấu hiệu phân loại: theo tỉ lệ và theo mục đích.
- Khi phân chia khái niệm rộng ra các khái niệm hẹp hơn, tổng các khái niệm
hẹp phải tương đương với dung lượng của khái niệm rộng.
Vd: Phân chia bản đồ địa chất ra 2 nhóm: bản đồ địa tầng và bản đồ kiến tạo là
chưa đầy đủ. Bởi vì 2 nhóm này không bao trùm toàn bộ các bản đồ địa chất. Trong
số các bản đồ địa chất còn có bản đồ trầm tích đệ tứ, bản đồ khoáng sản có ích
62
5.2. Các hệ thống phân loại bản đồ chủ yếu
5.2.1. Phân loại bản đồ theo phạm vi lãnh thổ biểu hiện
Bản đồ TG, bản đồ bán cầu, bản đồ lục dịa, đại dương, bản đồ khu vưc, quốc
gia, vùng, miền
5.2.2.Phân loại bản đồ theo nội dung biểu hiện
Nếu dựa vào tính chất của nội dung, thì tất cả các bản đồ địa lí có thể được
phân thành hai nhóm lớn: Bản đồ địa lí chung và bản đồ chuyên đề.
Nhóm bản đồ địa lí chung thể hiện những đối tượng tự nhiên, kinh tế, văn hoá,
xã hội có trên bề mặt Trái Đất. Những đối tượng đó là thuỷ hệ, địa hình, đất, thực
vật, quần cư, kinh tế, văn hoá, ranh giới hành chính - chính trị. Những đối tượng
này được biểu hiện trên bản đồ bằng các dấu hiệu bề ngoài, biểu hiện một cách
đồng đều, không ưu tiên đối tượng nào.
5.2.3. Phân loại bản đồ theo tỷ lệ bản đồ
Là sự phân loại căn cứ vào mức độ thu nhỏ của bản đồ so với thực tế, cùng
đồng nghĩa với mức độ tổng quát hoá. Theo dấu hiệu tỉ lệ, các bản đồ được phân
thành ba loại:
- Bản đồ tỉ lệ lớn (tỉ lệ lớn hơn 1/.200 .000)
- Bản đồ tỉ lệ trung bình (tỉ lệ từ 1/ 200.000 – 1/1.000.000)
- Bản đồ tỉ lệ nhỏ (tỉ lệ nhỏ hơn 1/ 1000.000)
5.2.4. Phân loại bản đồ theo mục đích
Nhằm phục vụ các đối tượng sử dụng bản đồ khác nhau, giải quyết những
nhiệm vụ nhất định.
Do đối tượng sử dụng ngày càng rộng rãi và lĩnh vức sử dụng bản đồ ngày
càng đa dạng, hiện nay chưa có một sơ đồ phân loại bản đồ theo mục đích nào đầy
đủ và được thống nhất thừa nhận, tuy nhiên về cơ bản có thể phân ra một số loại
chính sau đây:
- Những bản đồ phục vụ các nhu cầu khoa học, giáo dục, văn hoá.
- Những bản đồ phục vụ nền kinh tế quốc dân.
- Những bản đồ phục vụ quốc phòng, kỹ thuật.
63
5.3. Tập bản đồ địa lý (Atlas) và hướng dẫn khai thác tập bản đồ
Tập bản đồ là một hệ thống các bản đồ có sự liên hệ với nhau một cách hữu cơ
và bổ sung cho nhau, được thành lập theo những chủ định và mục đích sử dụng nhất
định. Các bản đồ trong tầp bản đồ được xây dựng theo một chương trình chung như
một tác phẩm hoàn chỉnh.
Hiện nay, nhiều tập bản đồ đã được thành lập phục vụ cho nhiều mục đích
khác nhau, với những chủ đề khác nhau, với quy mô lãnh thổ khác nhau và kích cỡ
khác nhau. Vì thế các tập bản đồ cũng được phân loại để bảo đảm cho sự thành lập
và sử dụng một cách khoa học và thuận tiện.
5.3.1 Tính hoàn chỉnh
Tính hoàn chỉnh là phẩm cơ bản và quan trọng nhất của một tập bản đồ địa lí,
được quy định bởi sự thống nhất đầy đủ bên trong của tập bản đồ. Một tập bản đồ
được coi là hoàn chỉnh, đẩy đủ khi các bản đồ trong tập bản đồ phản ánh tới mức
cần thiết và giải thích được đầy đủ tất cả các vấn đề thuộc về phạm vi đề mục theo
mục đích của tập bản đồ.
5.3.2 Tính thống nhất
Tập bản đồ là một tác phẩm bản đồ. Các bản đồ trong tập bản đồ phải bảo đảm
được sự bổ sung, sự phù hợp và sự so sánh. Tập bản đồ không phải là một tập hợp
các bản đồ được sắp xếp một cách cơ giới. Vì thế, tập bản đồ phải đảm bảo sự thống
nhất bên trong của tập bản đồ về nguyên tắc biểu hiện, về cấu trúc và nhiều yếu tố
khác nữa.
Tính thống nhất được biểu hiện qua
- Cơ sở toán học của bản đồ là sự lựa chọnhợp lí các phép chiếu hình bản đồ.
Nên lựa chọn ít phép chiếu trong một tập bản đồ trên cùng một lãnh thổ. Tuy nhiên,
các bản đồ được sử dụng chung một phép chiếu chỉ giới hạn ở một tỉ lệ nhất định và
các tỉ lệ có thể dễ dàng thiết lập mối quan hệ với nhau (các tỉ lệ là bội số của nhau).
- Phương pháp biểu hiện và kí hiệu bản đồ. Bảo đảm tính thống nhất của các
phương pháp biểu hiện và các chỉ số thu nạp, sự tương đồng của các kí hiệu trên các
bản đồ.
- Tổng quát hoá đối tượng thống nhất về phương hướng
64
- Sự ứng hợp của nội dung bản đồ với những thời kì nhất định.
- Cấu trúc lôgíc, bố trí các bản đồ trong tập bản đồ đảm bảo tính liên tục, hệ
thống.
Hiện nay, nhiều tập bản đồ được thành lập phục vụ cho nhiều mục đích khác
nhau, với những chủ đề khác nhau, với quy mô lãnh thổ khác nhau và kích cỡ khác
nhau. Vì thế các tập bản đồ cũng được phân loại để đảm bảo cho sự thành lập và sử
dụng các tập bản đồ một cách khoa học và thuận tiện.
Cụ thể sự phân loại các tập bản đồ như sau:
5.3.2.1. Phân loại theo lãnh thổ:
Với sự phân loại này, các tập bản đồ được phân thành:
- Các tập bản đồ thế giới, biểu hiện những hiện tượng, đối tượng địa lí trên
toàn hành tinh và các châu lục.
- Các tập bản đồ quốc gia, phản ánh những đặc điểm địa lý của đất nước. Ví
dụ: Tập bản đồ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Các tập bản đồ khu vực (có thể là vùng hoặc tỉnh) trình bày những đặc điểm
địa lí của các bộ phận lãnh thổ của quốc gia, như tập bản đồ Tây Nguyên, tập bản
đồ tỉnh Lai Châu.
5.3.2.2. Theo nội dung (chủ đề)
- Tập bản đồ địa lý đại cương, phản ảnh những đặc điểm địa lí chung, thường
gặp là tập bản đồ địa lý đại cương thế giới (tập bản đồ tra cứu thế giới của Liên Xô -
1967).
- Các tập bản đồ địa lý tự nhiên, biểu hiện những đặc điểm địa lý tự nhiên
chung hoặc địa lí tự nhiên bộ phận, như các tập bản đồ khí hậu, tập bản đồ địa lý
động thực vật
- Các tập bản đồ kinh tế – xã hội, có thể là tập bản đồ chung nền kinh tế quốc
dân hoặc từng ngành kinh tế – xã hội, như tập bản đồ dân cư, tập bản đồ nông
nghiệp.
- Các tập bản đồ địa lý tổng hợp, phản ảnh toàn bộ các đặc điểm địa lí lãnh thổ
bao gồm tất cả các yếu tố tự nhiên và kinh tế – xã hội - chính trị (tập bản đồ quốc
gia của các nước).
65
5.3.2.3. Theo mục đích
Theo dấu hiệu phân loại này, có các tập bản đồ giáo khoa, tập bản đồ nghiên
cứu khoa học, tập bản đồ lịch sử, tập bản đồ du lịch, tập bản đồ quốc phòng v.v.
5.3.2.4. Theo khuôn khổ, kích thước
- Căn cứ vào khuôn khổ, kích thước của tập bản đồ chia ra:
- Các tập bản đồ lớn (đại Atlat), kích thước khoảng 60cm x 45cm (tập bản đồ
biển của Liên Xô; tập bản đồ quốc gia Việt Nam)
- Các tập bản đồ cỡ trung bình, kích thước khoảng 40cm x 25 cm
- Các tập bản đồ cỡ nhỏ (tiểu Atlat).
CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 5
1. Ý nghĩa và nguyên tắc của sự phân loại bản đồ địa lý?
2. Phân tích mục đích, ý nghĩa và nội dung của các hệ thống phân loại bản
đồ địa lý?
66
Chương 6. BẢN ĐỒ ĐỊA HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP
SỬ DỤNG BẢN ĐỒ ĐỊA HÌNH
Mục tiêu:
- Nắm được các đặc điểm của bản đồ địa hình
- Biết cách sử dụng bản đồ trong phòng và ngoài thực địa.
6.1. Khái quát chung về bản đồ địa hình
6.1.1. Khái niệm bản đồ địa hình
Bản đồ địa hình thuộc bản đồ địa l í chung có tỷ lệ lớn (≥ 1:100.000)
Bản đồ địa hình thể hiện chính xác, đầy đủ các đối tượng. Thể hiện đồng đều các
yếu tố địa hình, TN, KTXH. Mức độ tỉ mỉ của nội dung phải phù hợp với mục đích
sử dụng, tỉ lệ bản đồ và khu vực thành lập bản đồ.
Bản đồ địa hình được dùng trong các ngành KT khác nhau, trong quân sự quốc
phòng, trong qui hoạch, khảo sát thiết kế, trong giảng dạy học tập và dùng để thành
lập những bản đồ đồ có tỷ lệ nhỏ hơn.
6.1.2. Cơ sở toán học bản đồ địa hình
Bao gồm các yếu tố: tỷ lệ, hệ thống tọa độ, phép chiếu, phân mảnh
Tỷ lệ: Bản đồ địa hình được thành lập theo các tỉ lệ 1:2.000, 1:5.000, 1:10.000,
1:25.000, 1:50.000 và 1:100.000
Phép chiếu Gauss và UTM: Ở nước ta những bản đồ có tỷ lệ ≥ 1:500.000 được
thành lập theo phép chiếu Gauss hoặc UTM. Sử dụng múi chiếu 60 đối với những
bản đồ có tỷ lệ ≤ 1:10.000, múi chiếu 30 đối với những bản đồ có tỷ lệ >1:10.000
Lưới chiếu: Trong phép chiếu Gauss các kinh vĩ tuyến là những đường cong
nhưng độ cong của các đường kinh tuyến rất nhỏ nên hầu như được thể hiện là
đường thẳng ở các tỷ lệ. Đối với đường vĩ tuyến, ở bản đồ có tỷ lệ £ 1:100.000 thì
được thể hiện là đường cong, còn những tỷ lệ lớn hơn được biểu hiện bằng đường
thẳng.
Trên bản đồ ≤ 1:500.000 các đường kinh vĩ tuyến được vẽ trên bản đồ. Những
bản đồ có tỷ lệ lớn hơn các kinh vĩ tuyến được đánh dấu dọc theo khung bản đồ,
trên bản đồ thể hiện mạng lưới các đường tọa độ vuông góc (X,Y), gọi là lưới km.
67
Chia mảnh và danh pháp bản đồ: Bản đồ địa hình có tỷ lệ lớn nên muốn
thành lập bản đồ cho một khu vực rộng lớn cần phải có nhiều mảnh, khi cần ta ghép
chúng lại với nhau. Mỗi mảnh bản đồ có tên gọi tương ứng (danh pháp bản đồ)
trong hệ thống phận mảnh. Bao giờ cũng có sự tướng ứng giữa danh pháp bản đồ,
diện tích khu vực, giới hạn khung của bản đồ trong hệ thống. Mỗi phép chiếu Gauss
hay UTM đều có cách phân mảnh riêng.
6.1.3. Phương pháp biểu diễn các đối tượng trên bản đồ địa hình
6.1.3.1. Phương pháp đường bình độ
- Đường bình độ là đường nối liền các điểm có cùng độ cao tạo thành đường
cong khép kín.
- Các đường bình độ có những tính chất căn bản:
+ Các đường bình độ không bao giờ cắt nhau vì chúng song song với nhau.
Mỗi đường mang 1 đặc tính số lượng về độ cao.
+ Các đường bình độ bao nhau thì đặc tính số lượng tăng hay giảm dần.
+ Các đường bình độ bao nhau mà số hiệu bằng nhau thì hướng dóc luôn
ngược nhau.
Các đường bình độ đối xứng nhau thì có độ cao bằng nhau. Địa hình âm có độ
cao tăng từ trong ra ngoài địa hình dương có độ cao tăng từ ngoài vào trong.
+ Các đường bình độ cách đều nhau theo chiều cao, khoảng cách giữa chúng
trên bản đồ đặc trưng cho độ dốc của sườn. Độ dốc bằng nhau thì khoảng cách giữa
các đường bình độ bằng nhau, sườn thoải thì các đường bình độ thưa, sườn dốc thì
các đường bình độ dày.
Trên bản đồ những đường vuông góc với các đường bình độ nối liền những
điểm độ cao phân chia nước xuống hai phía là các đường phân thủy. Đường tụ nước
chính là đường trục của vùng trũng sâu và vuông góc với các đường bình độ.
Các đường bình độ thường cách nhau bằng độ cao đều đặn gọi là khoảng cao
đều. Mỗi loại bản đồ có tỉ lệ khách nhau thì khoảng cao đều khác nhau. Khoảng cao
đều được quy định đối với từng kiểu địa hình và theo tỉ lệ.
Các đường bình độ vẽ theo các điểm cao đều cơ bản đã quy định theo tỉ lệ gọi
là các đường bình độ cơ bản (bình độ con) được vẽ theo nét thường. Đường bình độ
68
vẽ nét đậm thường cứ 5 đường bình độ cơ bản lại vẽ 1 đường bình độ nét đậm gọi là
đường bình độ cái.
Như vậy phương pháp thể hiện địa hình bằng đường bình độ là một trong
những phương pháp tốt nhất với các ưu điểm đảm bảo độ chính xác cao giúp ta dễ
dàng tính độ cao độ đốc các điểm trên đường bình độ hay nằm giữa các đường
đường bình độ.
Thể hiện chi tiết các điểm địa hình nhưng không làm che lấp các yếu tố khác
Hình dạng các đường bình độ phản ánh trung thực hình dạng địa hình thực địa
Nhược điểm: Phương pháp này chỉ biểu hiện được các địa hình biến thiên liên tục,
trường hợp đột biến không thể thể hiện được như núi đá vôi.
Nếu độ dốc trên 40 độ thì khó biểu hiện được các đường bình độ vì khoảng
cách giữa haiđường bình độ giáp nhau rất nhỏ khi in dễ bị chập vào nhau và khó
đọc
6.1.3.2. Phương pháp phân tầng màu
Là phương pháp thể hiện địa hình bằng các đường bình độ có tô màu các các
tầng độ cao.
6.1.3.3. Phương pháp nét chải (kẻ gạch)
Dùng các đường bình độ làm cắn cứ để vẽ các nét gạch thể hiện các đường
dóc nhất giữa các đường bình độ. Độ mau thưa của các nét chải chỉ rõ độ dốc nhiều
hay ít, dốc nhiều thì nét chải mau, dốc ít thì nét chải thưa.
- Nội dung bản đồ địa hình
Các yếu tố nội dung bản đồ địa hình được chia thành 7 nhóm lớp theo 7
chuyên đề là: Cơ sở toán học, Thủy hệ, Địa hình, Dân cư, Giao thông, Ranh giới và
Thực vật.
- Nhóm lớp "Cơ sở toán học" bao gồm khung bản đồ, lưới km, các điểm
khống chế trắc địa, giải thích, trình bày ngoài khung và các nội dung có liên quan.
- Nhóm lớp "Dân cư" bao gồm nội dung dân cư và các đối tượng kinh tế, văn
hoá, xã hội.
- Nhóm lớp "Địa hình" bao gồm các yếu tố dáng đất, chất đất, các điểm độ
cao.
69
- Nhóm lớp "Thủy hệ" bao gồm các yếu tố thủy văn và các đối tượng liên
quan.
- Nhóm lớp "Giao thông" bao gồm các yếu tố giao thông và các thiết bị phụ
thuộc.
- Nhóm lớp "Ranh giới" bao gồm đường biên giới, mốc biên giới; địa giới
hành chính các cấp; ranh giới khu cấm; ranh giới sử dụng đất.
- Nhóm lớp "Thực vật" bao gồm ranh giới và các loại thực phủ trên bề mặt địa
hình.
6.2. Phương pháp sử dụng bản đồ địa hình
6.2.1. Đọc hiểu nội dung bản đồ địa hình
Bản đồ địa hình có nội dung phong phú, chi tiết, có độ chính xác cao nên được
sử dụng rộng rãi trong thực tiễn. Việc đọc hiểu nội dung bản đồ là rất cần thiết, giúp
ta tìm hiểu nét chung về lãnh thổ (đặc điểm , vị trí, phân bố của hiện tượng) Đọc
kỹ bản đồ để nhận biết được đối tượng ngoài thực địa.
6.2.2. Tính toán trên bản đồ địa hình
- Xác định tọa độ địa lý và tọa độ ô vuông
- Đo tính cao độ trên bản đồ
- Đo tính khoảng cách trên bản đồ
- Đo tính độ dốc
- Đo tính diện tích trên bản đồ
- Xác định diện tích lưu vực
- Xác địn đường lên núi theo một độ dốc nhất định
- Vẽ lát cắt địa hình
6.2.3. Sử dụng bản đồ địa hình ngoài thực địa
- Đặt bản đồ phù hợp với ngoài thực địa
+ Phương pháp sử dụng la bàn
+ Phương pháp không sử dụng la bàn
- Xác định vị trí quan sát thực địa trên bản đồ
+ Dựa vào những địa vật đặc biệt
+ Phương pháp ngắm 3 điểm
70
Chương 7. THÀNH LẬP VÀ SỬ DỤNG BẢN ĐỒ ĐỊA LÝ
DÙNG TRONG NHÀ TRƯỜNG
Mục tiêu:
- Biết cách thiết kế, biên tập bản đồ, sơ đồ dùng trong nhà trường.
- Biết cách sử dụng các mô hình bản đồ giáo khoa.
7.1. Quá trình thành lập bản đồ
7.1.1. Khái quát quá trình thành lập bản đồ
- Xác định mục đích và nhiệm vụ của bản đồ
- Xác định cơ sở toán học
- Xác định nội dung của bản đồ
- Thiết kế các pp và phương tiện biểu hiện (ký hiệu và chữ)
- Thiết kế bảng chú giải
7.1.2. Công tác biên tập và biên vẽ bản đồ, sơ đồ
Sau khi lập kế hoạch biên tập bản đồ, tiến hành biên vẽ bản đồ
- Đầu tiên là sao hoặc thu phóng bản đồ bằng bút chì, có thể sao từng yếu tố
nội dung hoặc từng khu vực
- Tô nền bản đồ, chú ý tô màu sáng trước, màu tối sau, tô nền trước, vẽ nét sau
- Vẽ nét, các ký hiệu
Kẻ chữ: chữ trên bản đồ phải mẫu mực, gọn gàng, dễ đọc
- Kẻ khung bản đồ, tên bản đồ, tỉ lệ, ghi chú
7.2. Sử dụng bản đồ trong dạy học địa lý ở trường phổ thông
7.2.1. Phương pháp sử dụng bản đồ treo tường
7.2.1.1. Đọc và chỉ bản đồ
- Rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo đọc và sử dụng bản đồ
Nguyên tắc:
+ Đọc tên bản đồ
+ Làm rõ tỉ lệ bản đồ
+ Nghiên cứu bản chú giải
71
7.2.1.2. Mô tả và nêu đặc điểm hiện tượng
Trên cơ sở hiểu ngôn ngữ bản đồ, hs quan sát, mô tả, nêu đặc điểm hiện tượng
- Mức độ thấp: phát hiện dấu hiệu bề ngoài, riêng biệt
- Mức độ cao: phát hiện nguyên nhân bên trong, mối quan hệ tương hỗ giữa
các hiện tượng.
7.2.2. Phương pháp sử dụng átlát
- Dùng để khai thác kiến thức bài học
- Sử sử dụng phương pháp chồng ghép, so sánh
- Sử dụng trong học bài và làm bài ở nhà
7.2.3. Phương pháp sử dụng bản đồ trong sgk
- Phù hợp với từng chủ để bài học
- Tư duy địa lý gắn liền với lãnh thổ
- Sử dụng trên lớp và ở nhà (khi không có đủ átlát)
- Khi giảng, giáo viên có thể dừng lại trên trang bản đồ này để giải thích,
hướng dẫn quan sát, nêu vấn đề để học sinh trả lời
7.2.4. Phương pháp sử dụng bản đồ câm
- Bản đồ câm lớn được giáo viên dùng trong giờ học, dạy đến đâu điền nội
dung đến đó (học sinh dễ theo dõi)
- Bản đồ câm nhỏ dùng cho học sinh (thường đóng thành tập). Học sinh cũng
vừa nghe giảng, vừa chuyển nội dung vào bản đồ.
- Ra bài tập cho học sinh tự làm với bản đồ câm.
- Kiểm tra bằng bản đồ câm.
CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 6 & 7
1. Trình bày các phương pháp biểu diễn các đối tượng trên bản đồ địa
hình.
2. Vận dụng các kiến thức đã học, xây dựng một bản đồ giáo khoa vẽ
tay dùng cho giảng dạy địa lý ở phổ thông cơ sở.
72
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Lâm Quang Dốc (2005), Bản đồ học đại cương, NXB Đại học Sư phạm,
Hà Nội.
[2]. Ngô Đạt Tam (1986), Bản đồ học, NXB Giáo dục, Hà Nội.
[3]. Lê Huỳnh (1998), Bản đồ học, NXB Giáo dục, Tp. Hồ Chí Minh
[4]. Lâm Quang Dốc (2003), Thực hành Bản đồ học, NXB ĐHS
[5]. A.M.Berliant (2004), Phương pháp nghiên cứu bằng bản đồ, NXB
ĐHQG Hà Nội.
[6]. K.A.Xalixev (2006), Bản đồ học, NXB ĐHQG Hà Nội.
73
MỤC LỤC
Trang
Chương 1. BẢN ĐỒ HỌC VÀ BẢN ĐỒ ĐỊA LÝ
1.1. Định nghĩa bản đồ học và bản đồ địa lý.3
1.2. Các tính chất cơ bản của bản đồ địa lý 5
1.3. Đối tượng nghiên cứu và nhiệm vụ môn học 6
1.4. Vai trò và ý nghĩa của bản đồ học đối với khoa học, đời sống và sản xuất .. 7
1.5. Vài nét về lịch sử phát triển của ngành bản đồ học .. 8
Chương 2. CƠ SỞ TOÁN HỌC BẢN ĐỒ
2.1. Mô hình biểu diễn Trái đất 14
2.2. Tỷ lệ bản đồ . .18
2.3. Phép chiếu hình bản đồ địa lý .20
2.4. Hệ tọa độ địa lý ...22
2.5. Phương hướng và các phương pháp xác định phương hướng 24
2.6. Khung và bố cục bản đồ . 25
2.7. Hệ thống phân mảnh và danh pháp bản đồ địa hình . 25
Chương 3. NGÔN NGỮ BẢN ĐỒ
3.1. Khái quát về ngôn ngữ bản đồ 31
3.2. Hệ thống ký hiệu quy ước trên bản đồ 31
3.3. Các phương pháp biểu hiện bản đồ 33
3.4. Phối hợp các phương pháp biểu hiện khi biên vẽ bản đồ .. 35
3.5. Phối hợp các phương pháp biểu hiện khi biên vẽ bản đồ 55
Chương 4. TỔNG QUÁT HÓA BẢN ĐỒ
4.1. Khái niệm ... 57
4.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình tổng quát hóa bản đồ . 57
4.3. Quá trình tổng quát hóa bản đồ . 59
Chương 5. PHÂN LOẠI BẢN ĐỒ
5.1. Ý nghĩa và nguyên tắc phân loại bản đồ 61
5.2. Các hệ thống phân loại bản đồ chủ yếu . 62
5.3. Tập bản đồ địa lý (Atlas) và hướng dẫn khai thác tập bản đồ 63
Chương 6. BẢN ĐỒ ĐỊA HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG BẢN ĐỒ
ĐỊA HÌNH
6.1. Khái quát chung về bản đồ địa hình .. 66
6.2. Phương pháp sử dụng bản đồ địa hình ...69
Chương 7. THÀNH LẬP VÀ SỬ DỤNG BẢN ĐỒ ĐỊA LÝ DÙNG TRONG
NHÀ TRƯỜNG
7.1. Quá trình thành lập bản đồ 70
7.2. Sử dụng bản đồ trong dạy học địa lý ở trường phổ thông . 71
TÀI LIỆU THAM KHẢO ... 73
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ban_do_hoc_199_2042627.pdf