Bài giảng bài 7: Hệ thống tiền tệ
Khi các ngân hàng thương mại cho vay nó tăng một lượng tiền trong nền kinh tế.
Vì ngân hàng nhà nước không thể lựa chọn được lượng tiền các ngân hàng thương mại cho vay và lượng tiền người dân đi gửi, nên sự kiểm soát về cung ứng tiền tệ của Ngân hàng trung ương là không hoàn hảo.
42 trang |
Chia sẻ: hao_hao | Lượt xem: 3012 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng bài 7: Hệ thống tiền tệ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 7 Hệ thống tiền tệ Ý nghĩa của tiền Tiền là của cải ở trong nền kinh tế mà mọi người thường sử dụng để mua hàng hóa và dịch vụ của người khác. Nếu không có tiền? Nền kinh tế tự cung tự cấp Self-sufficiency Nền kinh tế hàng đổi hàng Barter economy Tích lũy tài sản Sử dụng để mua bán Biểu tượng của sự giàu có Tiền? Các chức năng của tiền tệ Tiền có ba chức năng trong nền kinh tế: Dự trữ giá trị (Store of value) Đơn vị đo lường giá trị (Unit of account) Phương tiện thanh toán (Medium of exchange) Ba chức năng của Tiền Phương tiện thanh toán (Medium of Exchange) Dùng để thanh toán khi đi mua hàng hóa, dịch vụ: Trả tiền để mua thức ăn, đồ uống, xem phim, cắt tóc, sửa xe, đi du lịch, trả tiền cho người giúp việc, trả lương… Mọi thứ được mọi người chấp nhận dùng để thanh toán khi mua bán đều được gọi là phương tiện thanh toán. Thẻ tín dụng, vàng, cổ phiếu (trả lương bằng cổ phiếu), giấy ghi nợ… Công nghệ trong ngành tài chính ngân hàng càng hiện đại, càng xuất hiện nhiều hình thức tiền tệ Ba chức năng của Tiền 2. Đơn vị tính toán - đo lường giá trị (Unit of Account) Dùng tiền người ta có thể đo lường (định giá) được giá trị của một loại hàng hóa – dịch vụ hay một khoản vay nợ So sánh được giá trị của các loại hàng hóa dịch vụ khác nhau, so sánh được chi phí/ lợi ích của các phương án đầu tư kinh doanh khác nhau VD: giá của 1 giờ lao động = 50 000 VND = 4 bát phở = 1kg thịt = 1 cái áo Ba chức năng của Tiền 3. Dự trữ giá trị (Store of Value) Thu nhập ngày hôm nay có thể để tiết kiệm -chuyển thành đầu tư, tiêu dùng trong tương lai Tính thanh khoản + Tính thanh khoản – Liquidity: Là khả năng một tài sản có thể chuyển đổi ra phương tiện thanh toán (tiền mặt) một cách dễ dàng (với thiệt hại tối thiểu về giá trị danh nghĩa). + Tài sản có tính thanh khoản cao nhất? + So sánh tính thanh khoản của: - Tiền mặt - Tiền tiết kiệm không kỳ hạn - Tiền tiết kiệm kỳ hạn 3 tháng - Cổ phiếu - Trái phiếu - Bất động sản Tiền hàng hóa và Tiền pháp định Tiền tệ hàng hóa-Commodity money (hóa tệ) Dùng các hàng hóa có giá trị như vàng, bạc, đồng,… làm phương tiện thanh toán (Hình thức sơ khai của tiền tệ). Hóa tệ có giá trị thực tế. Tiền pháp định - Fiat money (tiền giấy) Bản thân tiền giấy không có giá trị thực tế, không được bảo chứng đầy đủ bằng những tài sản trung gian (vàng, bạc…). Giá trị của tiền giấy được đảm bảo bằng uy tín của quốc gia phát hành ra đồng tiền giấy đó. Vai trò của tiền tệ Tiền tệ thúc đẩy quá trình lưu thông hàng hóa, dịch vụ - giúp phân bổ các nguồn lực kinh tế một cách hiệu quả Tiền tệ tạo thuận lợi cho việc tiết kiệm – đầu tư - thúc đẩy quá trình tích tụ, mở rộng khả năng sản xuất kinh doanh Dòng lưu thông tiền tệ chính là huyết mạch của nền kinh tế, thúc đẩy mọi hoạt động trong nền kinh tế. Phân loại tiền tệ + M0: Tiền mặt (cash) + M1: Tiền mặt + Tiền gửi không kỳ hạn + M2: M1 + Tiền gửi có kỳ hạn ngắn + Trái phiếu ngắn hạnđược mua lại của NHTM + M3: M2 + Tiền gửi tiết kiệm dài hạn + Trái phiếu dài hạnđược mua lại của NHTM + L: M3 + Trái phiếu + Cổ phiếu + Thương phiếu… Ví dụ: Tiền trong nền kinh tế Mỹ Copyright©2003 Southwestern/Thomson Learning Tỷ USD • Tiền mặt ($580 tỷ) • Tiền gửi không kỳ hạn • ’ Các khoản tiền gửi có thể viết séc khác ($599 tỷ) Tiền gửi có kỳ hạn ($4,276 tỷ) 0 Mức cung tiền-Money Supply Cung tiền (money supply): là lượng tiền có trong nền kinh tế Cung tiền = Tiền mặt trong lưu thông + Tiền gửi tại ngân hàng Các nước thường sử dụng M0 hoặc M1 để tính mức cung tiền Chính sách tiền tệ (Monetary Policy): là việc kiểm soát lượng cung tiền trong nền kinh tế Hệ thống ngân hàng Chính sách tiền tệ được thực hiện bởi Ngân hàng Trung ương. Việt Nam: Ngân hàng nhà nước Việt Nam Mỹ: Cục dự trữ liên bang Mỹ FED Nhật: Ngân hàng Trung ương Nhật Bản Các chức năng của NHNN Việt Nam: + Xây dựng và trình Chính phủ, các dự án Luật, quy định, chiến lược phát triển về tiền tệ và hoạt động ngân hàng. + Ban hành và chịu trách nhiệm thực hiện, kiểm tra việc thực hiện các quyết định, chỉ thị thuộc phạm vi quản lý của Ngân hàng Nhà nước. + Thay mặt chính phủ, thực hiện các hoạt động hợp tác quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng. The Fed’s Organization Thực hiện chức năng Ngân hàng trung ương: + Tổ chức in, đúc, bảo quản, vận chuyển tiền; thực hiện nghiệp vụ phát hành, thu hồi, thay thế và tiêu huỷ tiền; + Thực hiện tái cấp vốn nhằm cung ứng tín dụng ngắn hạn và phương tiện thanh toán cho nền kinh tế; + Điều hành thị trường tiền tệ; thực hiện nghiệp vụ thị trường mở; + Kiểm soát dự trữ quốc tế, quản lý dự trữ ngoại hối Nhà nước; + Tổ chức hệ thống thanh toán qua ngân hàng, làm dịch vụ thanh toán, quản lý việc cung ứng các phương tiện thanh toán; + Làm đại lý và các dịch vụ ngân hàng cho Kho bạc nhà nước Vai trò của Ngân hàng Trung ương + Là ngân hàng của Chính phủ: giữ tài khoản cho chính phủ và hỗ trợ các chính sách vĩ mô của chính phủ + Giám sát hệ thống ngân hàng: đảm bảo các ngân hàng thương mại tuân thủ các quy định của nhà nước và đảm bảo các hoạt động của hệ thống ngân hàng lành mạnh và hiệu quả. + Thực hiện chính sách tiền tệ: Điều tiết lượng cung tiền trong nền kinh tế + Đóng vai trò Ngân hàng của các ngân hàng: quản lý dự trữ của các ngân hàng thương mại, cho các ngân hàng thương mại vay, là người cho vay cuối cùng của các ngân hàng trong mọi tình huống. Hệ thống ngân hàng và lượng cung tiền Các ngân hàng có thể tác động đến lượng tiền gửi trong ngân hàng và lượng cung tiền trong nền kinh tế. Hệ thống ngân hàng và lượng cung tiền + Dự trữ (Reserves) là các khoản tiền gửi ngân hàng nhận được nhưng chưa đem cho vay. + Dự trữ bắt buộc (Reserve requirements): quy định buộc các ngân hàng phải giữ một tỷ lệ nhất định dự trữ tiền gửi, và chỉ được cho vay trong phần còn lại. VD: Có 1000 người gửi tiền ở ngân hàng X, mỗi người gửi 100 triệu (VND). Quy định tỷ lệ dự trữ bắt buộc là r = 10%: Tổng lượng tiền gửi D = 100 tỷ VND Ngân hàng phải giữ lại tối thiểu: 10% * 100 tỷ = 10 tỷ VND Ngân hàng có thể cho vay tối đa: 100 tỷ - 10 tỷ = 90 tỷ VND Hệ thống ngân hàng và lượng cung tiền r = R/ D - r: tỷ lệ dự trữ bắt buộc - R: dự trữ bắt buộc - D: lượng tiền gửi Tại sao phải quy định tỷ lệ dự trữ bắt buộc? Khả năng tạo tiền của hệ thống ngân hàng Lượng tiền cơ sở B: là Lượng tiền mặt được phát hành (Monetary Base) B Tiền cơ sở = C Tiền mặt trong lưu thông + R Dự trữ tiền tại ngân hàng Khả năng tạo tiền của hệ thống ngân hàng Tiền gửi trong ngân hàng được ghi dưới dạng các khoản nợ (lialibilities) và tài sản (assets) Các khoản cho vay được tính là tài sản của ngân hàng B Tiền cơ sở = C Tiền mặt trong lưu thông + R Dự trữ tiền tại ngân hàng Khả năng tạo tiền của hệ thống ngân hàng Bảng cân đối tài sản T-Account của ngân hàng: - Nhận tiền gửi, giữ một phần dự trữ, cho vay phần còn lại. - Tỷ lệ dự trữ bắt buộc là 10%. Tài sản Nợ Ngân hàng Quốc gia thứ nhất Dự trữ $10.00 Cho vay $90.00 Tiền gửi $100.00 Tổng tài sản $100.00 Tổng nợ $100.00 Khả năng tạo tiền của ngân hàng + Khi một ngân hàng cho vay, khoản cho vay đó thường lại trở thành tiền gửi ở một ngân hàng khác. Ngân hàng thứ 2 lại có thể cho vay từ lượng tiền gửi này. + Như thế, lượng tiền gửi tăng lên, và lượng tiền cho vay cũng tăng lên. + Mức cung tiền = Tổng lượng tiền gửi trong nền kinh tế + Khi một ngân hàng cho vay từ dự trữ tiền gửi của mình, mức cung tiền tăng lên. Khả năng tạo tiền của hệ thống ngân hàng Tài sản Nợ Ngân hàng quốc gia thứ nhất Dự trữ BB $10.00 Cho vay $90.00 Tiền gửi $100.00 Toàn bộ tài sản $100.00 Toàn bộ nợ $100.00 Tài sản Nợ Ngân hàng quốc gia thứ hai Dự trữ BB $9.00 Cho vay $81.00 Tiền gửi $90.00 Toàn bộ tài sản $90.00 Toàn bộ nợ $90.00 Lượng cung tiền = $190.00! Khả năng tạo tiền của hệ thống ngân hàng Ngân hàng 1 Ngân hàng 2 Ngân hàng 3 Tài sản Nợ Tài sản Nợ Tài sản Nợ DTBB $10 Cho vay $90 Tiền gửi $10 DTBB $9 Cho vay $81 Tiền gửi $90 Tiền gửi $81 DTBB $8.1 Cho vay $72.9 Quá trình chuyển tiền từ tiết kiệm sang cho vay được gọi là trung gian tài chính (financial intermediation) Tổng lượng tiền cuối cùng sẽ được tạo ra trong nền kinh tế? D = 100 tỷ + 90 tỷ + 81 tỷ +…….. + Ngân hàng thứ nhất tạo ra: D1 = (1 – 0.1) 100 tỷ = 90 tỷ + Ngân hàng thứ hai tạo ra: D2 = (1 – 0.1) (1 – 0.1) 100 tỷ = 81 tỷ ……. + Ngân hàng thứ n tạo ra: Dn = (1 – 0.1)n 100 tỷ Tổng lượng tiền tạo ra: D = D0 + D1 + D2 + ..... + Dn Số nhân tiền Số nhân tiền là lượng tiền mà hệ thống ngân hàng tạo ra với từng đô la dự trữ. D = Do 1/r Số nhân tiền Số nhân tiền tỷ lệ nghịch với tỷ lệ dự trữ M = 1/R Khả năng tạo tiền của hệ thống ngân hàng phụ thuộc vào tỷ lệ DTBB. Nếu các NH không được cho vay (Tỷ lệ dự trữ = 100%). Hệ thống NH không tác động được tới mức cung tiền Số nhân tiền tệ + Số nhân tiền tệ tỷ lệ nghịch với tỷ lệ DTBB M = 1/r + Khả năng tạo tiền của hệ thống ngân hàng phụ thuộc vào tỷ lệ DTBB. + Nếu các NH không được cho vay (Tỷ lệ dự trữ = 100%). Hệ thống NH không tác động được tới mức cung tiền + Biết lượng tiền gửi là 20 triệu. Với tỷ lệ dự trữ bắt buộc là20%, số nhân tiền tệ là bao nhiêu? Tổng lượng tiền trong nền kinh tế được tạo ra là bao nhiêu? + Thực tế: tỷ lệ dự trữ thực tế lớn hơn tỷ lệ dự trữ bắt buộc vì một phần tiền được công chúng giữ lại trong lưu thông, và các ngân hàng cũng thường không cho vay hết khả năng. Mức cung tiền M1 = C + D Mức cung tiền Tiền mặt Tiền gửi + Mức cung tiền được xác định bởi: lượng tiền cơ sở do NHTƯphát hành và khả năng tạo tiền của hệ thống ngân hàng + Mức cung tiền không chỉ phụ thuộc vào NHTƯ mà còn phụ thuộc vào hành vi giữ tiền mặt của người dân và các ngân hàng thương mại. Monetary Base M= m+B Monney supply Money multiplier Vì tiền cơ sở có tác động lớn đến lượng cung tiền nên Tiền cơ sở còn được gọi là Tiền mạnh (high-powered money) Những yếu tố tác động đến mức cung tiền + Lượng tiền cơ sở (B): do NHTƯ phát hành. Lượng tiền cơ sở tăng, giảm khi NHTƯ bơm thêm tiền mặt ra nền kinh tế thông qua mua vào trái phiếu, ngoại tệ, tái cấp vốn cho các NHTM + Tỷ lệ dự trữ (r): Khi các ngân hàng tích cực cho vay, tỷ lệ dự trữ thấp, sẽ làm tăng mức cung tiền và ngược lại. + Tỷ lệ tiền mặt/ tiền gửi : Khi người dân có xu hướng giữ ít tiền mặt hơn, lượng tiền đưa vào hệ thống ngân hàng nhiều hơn, khả năng tạo tiền của ngân hàng tăng lên - mức cung tiền tăng Chính sách tiền tệ +Chính sách tiền tệ là các chính sách điều tiết mức cung tiền của Ngân hàng Trung ương +Mục tiêu của chính sách tiền tệ: điều tiết mức cung tiền để đảm bảo tăng trưởng kinh tế ổn định Các công cụ của Chính sách tiền tệ 1.Nghiệp vụ thị trường mở: Muốn mở rộng cung tiền: NHTƯ mua vào trái phiếu để bơm tiền ra thị trường Muốn giảm cung tiền: NHTƯ bán ra trái phiếu để thu lại một lượng tiền mặt đang lưu hành VD: Tháng 3/2008, nhằm mục tiêu thắt chặt tiền tệ NHNN Việt Nam bán ra một lượng trái phiếu trị giá 20.300 tỷ đồng và yêu cầu các ngân hàng thương mại mua. Các công cụ của Chính sách tiền tệ 2. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc + Muốn tăng cung tiền: NHTƯ có thể giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc - các NHTM sẽ tăng lượng cho vay - tăng M + Muốn giảm cung tiền: NHTƯ có thể tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc – các NHTM hạn chế cho vay - giảm M Các công cụ của Chính sách tiền tệ 3. Tỷ lệ lãi suất chiết khấu: Khi các NHTM gặp khó khăn trong việc duy trì tỷ lệ DTBB, khi có quá nhiều người đồng loạt đến rút tiền khỏi ngân hàng -1 NHTM phải đến vay NHT Ư như một “cứu cánh cuối cùng” – the lender of last resort Tỷ lệ lãi suất mà NHTƯ áp dụng cho các khoản các NHTM vay của NHTƯ + Khi muốn tăng cung tiền NHTƯ giảm tỷ lệ lãi suất chiết khấu + Khi muốn giảm mức cung tiền NHTƯ tăng tỷ lệ lãi suất chiết khấu Các công cụ của Chính sách tiền tệ 1) Nghiệp vụ thị trường mở (Open Market Operations): mua và bán trái phiếu 2) Yêu cầu về Dự trữ bắt buộc (Reserve requirements): Yêu cầu tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với các ngân hàng thươngmại. 3) Lãi suất chiết khấu (Discount rate): lãi suất mà các ngân hàng thương mại phải trả khi vay Ngân hàng Trung ương (trong trường hợp không đủ dự trữ bắt buộc) Tóm tắt Tiền là khái niệm để chỉ những tài sản mà mọi người thường sử dụng để mua bán hàng hóa và dịch vụ. Tiền có ba chức năng trong nền kinh tế:phương tiện trao đổi, đơn vị hạch toán và phương tiện cất giữ giá trị. Tiền hóa tệ (Commodity money) là tiền có giá trị cố hữu. Tiền pháp định (Fiat money) là tiền không có giá trị cố hữu ,nó không có giá trị nếu không dùng làm tiền. Tóm tắt Ngân hàng nhà nước Việt Nam có vai trò trong việc quyết định chính sách tiền tệ của Việt nam. Ngân hàng nhà nước Việt Nam khống chế lượng tiền cung qua Ngiệp vụ thị trường mở, tỷ lệ dự trữ bắt buộc và lãi xuất chiết khấu. Tóm tắt Khi các ngân hàng thương mại cho vay nó tăng một lượng tiền trong nền kinh tế. Vì ngân hàng nhà nước không thể lựa chọn được lượng tiền các ngân hàng thương mại cho vay và lượng tiền người dân đi gửi, nên sự kiểm soát về cung ứng tiền tệ của Ngân hàng trung ương là không hoàn hảo.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai7_tien_te_va_he_thong_ngan_hang_9805.ppt