Bài giảng An toàn lao động - Chương 5: Kỹ thuật an toàn điện

III. CÁC BIỆN PHÁP AN TOÀN KHI SỬ DỤNG ĐIỆN + Bảo vệ nối đất - Tạo nên giữa vỏ thiết bị và đất một mạch điện có độ dẫn điện lớn hơn điện dẫn người, để cho dòng điện đi qua người khi chạm vào vỏ không gây nguy hiểm. + Bảo vệ nối dây trung tính - Dùng cho mạng điện 4 dây (<1000 V), nối vỏ các thiết bị với dây trung tính, dây trung tính được nối đất ở nhiều nơi

pdf16 trang | Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 18/03/2022 | Lượt xem: 233 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng An toàn lao động - Chương 5: Kỹ thuật an toàn điện, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ ĐỒNG NAI KHOA: ĐIỆN, ĐIỆN TỬ, CƠ KHÍ & XÂY DỰNG BỘ MÔN : AN TOÀN LAO ĐỘNG Chương 5: KỸ THUẬT AN TOÀN ĐIỆN I. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ AN TOÀN ĐIỆN + Dòng điện có thể làm chết người: - Khoảng 100[mA], có trường hợp (5 ÷10)[mA] tuỳ thuộc điều kiện xảy ra tai nạn và sức khỏe. + Điện trở người: - Điện trở người phụ thuộc vào lớp sừng da, trạng thái sức khỏe, môi trường xung quanh.. + Tác hại dòng điện: - Khi con người tiếp xúc với nguồn điện, sẽ có dòng điện qua cơ thể và tác dụng vào cơ thể. - Huỷ hoại cơ quan thần kinh điều khiển các giác quan bên trong của người, làm tê liệt cơ bắp I. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ AN TOÀN ĐIỆN + Tác hại dòng điện: - Huỷ hoại cơ quan hô hấp, sưng màng phổi, cơ quan tuần hoàn máu. - Mức độ nguy hiểm của điện giật tuỳ theo: Biên độ dòng điện (trị số dòng điện). •Tần số dòng điện. •Đường đi của dòng điện. •Thời gian tồn tại điện giật. •Trình trạng sức khỏe (hoàn cảnh xảy ra tai nạn và phản xạ của nạn nhân).  I ng I. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ AN TOÀN ĐIỆN + Tác hại dòng điện Tác hại đối với người I,[mA] Điện xoay chiều AC, Điện một chiều DC f = (50 ÷60)[Hz] 0,6 ÷ 1,5 Bắt đầu thấy tê Chưa có cảm giác 2 ÷ 3 Tê tăng mạnh Chưa có cảm giác 5 ÷ 7 Bắp thịt bắt đầu co Đau như bị kim đâm 8 ÷10 Tay không rời vật có Nóng tăng dần điện 20÷ 25 Tay không rời vật có Bắp thịt co và rung điện, bắt đầu khó thở 50÷ 80 Tê liệt hô hấp, tim bắt Tay khó rời vật có đầu đập mạnh điện, khó thở 90 ÷100 Nếu kéo dài với t 3[s] Hô hấp tê liệt tim ngừng đập I. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ AN TOÀN ĐIỆN + Thời gian điện giật: - Thời gian điện giật càng lâu, điện trở người càng giảm, lúc này tác hại với cơ thể người càng tăng lên. + Đường đi của dòng điện: - Để đánh mức độ nguy hiểm của các con đường của dòng điện người ta dựa vào phân lượng dòng điện qua tim người. I. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ AN TOÀN ĐIỆN + Nguyên nhân có thể gây ra tai nạn điện: - Do trình độ tổ chức, quản lý công tác lắp đặt, xây dựng, sửa chữa công trình điện chưa tốt. - Do vi phạm quy trình kỹ thuật an toàn, đóng điện khi có người đang sửa chữa, công tác vận hành thiết bị điện không đúng qui trình. I. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ AN TOÀN ĐIỆN + Các dạng tai nạn điện: - Chấn thương do điện: là sự phá huỷ cục bộ các mô của cơ thể do dòng điện hoặc hồ quang điện. * Bỏng điện: bỏng do dòng điện qua cơ thể con người hoặc do bột kim loại nóng bắn vào gây bỏng. * Co giật cơ: khi có dòng điện qua người, các cơ bị co giật. * Viêm mắt do tác dụng của tia cực tím. I. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ AN TOÀN ĐIỆN + Các dạng tai nạn điện: - Điện giật: Dòng điện qua cơ thể sẽ gây kích thích các mô kèm theo co giật cơ ở các mức độ khác nhau: Cơ bị co giật nhưng không bị ngạt. Cơ bị co giật, người bị ngất nhưng vẫn duy trì được hô hấp và tuần hoàn. Người bị ngất, hoạt động của tim và hệ hô hấp bị rối loạn. Chết lâm sàng (không thở, hệ tuần hoàn không hoạt động). II. SƠ CỨU KHI BỊ ĐIỆN GIẬT + Cách ly nạn nhân ra khỏi nguồn điện: - Nhanh chóng cắt cầu dao điện nơi gần nhất hoặc lấy cây gỗ khô, vật cách điện gạt dây ra khỏi nạn nhân. - Đứng tấm ván khô, vật liệu cách điện kéo nạn nhân khỏi nguồn điện (không chạm vào người). - Khi xảy ra dưới nước phải đứng trên cao, cách ly với nước và xử lý theo các bước như trên. II. SƠ CỨU KHI BỊ ĐIỆN GIẬT + Sơ cứu khi bị điện giật: - Hô hấp nhân tạo khi nạn nhân ngưng thở: * Để nạn nhân nằm ở nơi thoáng mát * Nới rộng quần áo và dây thắt lưng * Đệm dưới cổ cho đầu hơi ngửa ra sau, để đường hô hấp được thông thoáng. * Một tay bịt mũi nạn nhân, tay kia kéo hàm xuống dưới để miệng hở ra * Ngậm chặt miệng nạn nhân rồi thổi hai hơi liên tục, sau 2 giây chuyển sang xoa bóp tim ngoài lồng ngực, mỗi phút thổi khoảng 10- 12 lần. II. SƠ CỨU KHI BỊ ĐIỆN GIẬT + Sơ cứu khi bị điện giật: - Làm hô hấp nhân tạo: II. SƠ CỨU KHI BỊ ĐIỆN GIẬT + Sơ cứu khi bị điện giật: - Xoa bóp tim ngoài lồng ngực: * Người tiến hành ép tim quỳ gối bên trái nạn nhân * Hai bàn tay chồng lên nhau rồi để trước tim, tương ứng với điểm giữa lồng ngực hoặc khoang liên sườn 4 - 5 bên ngực trái, từ từ ấn sâu xuống khoảng 1/3 cho đến một nửa bề dày lồng ngực, sau đó nới lỏng tay ra. * Tiếp tục hà hơi thổi ngạt 2 lần liên tiếp, sau 2 giây lại ép tim khoảng 4÷6 lần cho đến khi có sự trợ giúp y tế. II. SƠ CỨU KHI BỊ ĐIỆN GIẬT + Sơ cứu khi bị điện giật: III. CÁC BIỆN PHÁP AN TOÀN KHI SỬ DỤNG ĐIỆN + Các quy tắc chung: - Khi sử dụng phải hiểu biết về kỹ thuật điện, các thiết bị điện - Khi sửa điện trên cao, phòng kín phải có thêm người theo dõi - Chọn đúng điện áp sử dụng, phải che chắn các thiết bị, bộ phận của mạng điện. - Thực hiện nối đất hay nối trung tính các thiết bị điện.. III. CÁC BIỆN PHÁP AN TOÀN KHI SỬ DỤNG ĐIỆN + Các biện pháp kỹ thuật - Cách điện giữa các pha với nhau bằng vỏ tốt. - Những nơi có điện nguy hiểm phải có hàng rào che chắn, biển báo nguy hiểm, tín hiệu báo.. - Sử dụng máy cắt điện an toàn, cầu dao tự động, công tắc phải được đặt trong hộp tủ kín và có dây tiếp đất an toàn. - Khi đóng mở cầu dao phải trang bị ủng cách điện, phải ghi rõ điện áp sử dụng trên thiết bị III. CÁC BIỆN PHÁP AN TOÀN KHI SỬ DỤNG ĐIỆN + Bảo vệ nối đất - Tạo nên giữa vỏ thiết bị và đất một mạch điện có độ dẫn điện lớn hơn điện dẫn người, để cho dòng điện đi qua người khi chạm vào vỏ không gây nguy hiểm. + Bảo vệ nối dây trung tính - Dùng cho mạng điện 4 dây (<1000 V), nối vỏ các thiết bị với dây trung tính, dây trung tính được nối đất ở nhiều nơi

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbai_giang_an_toan_lao_dong_chuong_5_ky_thuat_an_toan_dien.pdf
Tài liệu liên quan