Bài 32: Hiđro sunfua - Lưu huỳnh đioxit – Lưu huỳnh trioxit (tiết 1)

1/ Dẫn 200ml dd H2S 0,1M vào300ml dd NaOH 0,1M. sản phẩm tạo thành gồm những muối nào? 2/ Hoàn thành sơ đồ pư sau:

doc8 trang | Chia sẻ: phanlang | Lượt xem: 3442 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài 32: Hiđro sunfua - Lưu huỳnh đioxit – Lưu huỳnh trioxit (tiết 1), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 05/03/2015 Ngày giảng: 09/03/2015 Dạy lớp:10A8 Tiết 53 BÀI32: HIĐRO SUNFUA-LƯU HUỲNH ĐIOXIT –LƯU HUỲNH TRIOXIT (tiết 1) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Biết được: - Tính chất vật lí, trạng thái tự nhiên và điều chế của hiđro sunfua - Tính axit yếu của axit sunfuhiđric - Tính chất của các muối sunfua. -Hiểu được: - Cấu tạo phân tử, tính chất khử mạnh của hiđro sunfua - Vận dụng: - Viết PTHH minh hoạ tính chất của H2S. - Phân biệt khí H2S với khí khác đã biết như khí oxi, hiđro, clo. 2.Kĩ năng: - Dự đoán, kiểm tra, kết luận được về tính chất hoá học của H2S. - Giải được bài tập 3. Thái độ-Tình cảm: - Ý thức được sự độc hại của H2S - Nghiêm túc, tích cực, chủ động, nhanh nhẹn trong giờ học. 4. phát triển năng lực HS: - Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học. - Năng lực tính toán. - Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa. - Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống. II. CHUẨN BỊ: 1.Giáo viên - Tranh, ảnh về hiđrosunfua. 2. Học sinh: - học bài cũ và làm bài tập ở nhà trước khi đến lớp, chuẩn bị bài mới. III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: 1. Kiểm tra bài cũ: 2. Nội dung bài mới: Hoạt động 1: (1 phút) Đặt vấn đề: Một trong những hợp chất của lưu huỳnh hay gặp trong thực tế cuộc sống, bài hôm nay ta đi tìm hiểu hợp chất đó là H2S. HOẠT ĐỘNG NỘI DUNG GHI BẢNG GIÁO VIÊN HỌC SINH Hoạt động 2: (5 ‘) - Phân tử H2S có cấu tạo tương tự phân tử nước. Viết công thức cấu tạo của H2S? - Giải thích tại sao ở điều kiện thường nước ở thể lỏng, hiđro sunfua ở thể khí? - Xác định liên kết trong phân tử H2S và số oxi hóa của S trong hợp chất này là bao nhiêu? Hoạt động 3: (5’) - Yêu cầu HS tham khảo SGK và nêu lên tính chất vật lí của H2S. - Yêu cầu HS tính tỉ khối của H2S đối với không khí. Rút ra nhận xét? - GV lưu ý:H2S là chất khí rất độc vì vậy nên cẩn thận khi làm việc với nó. Hoạt động 4:(12 ‘) - Thông báo cho HS biết axit sunfuhidric là một axit rất yếu (< H2CO3). - Yêu cầu HS cho biết axit sunfuhidric là axit mấy nấc? Có thể tạo ra những muối nào? - Yêu cầu HS viết PTHH của NaOH với axit H2S? Rút ra nhận xét về tỉ lệ số mol giữa nMOH/naxit và thành phần muối tạo thành. - Yêu cầu HS dự đoán xem H2S còn có tính chất nào nữa không? (gợi ý cho HS nhận xét về số oxi hóa của lưu huỳnh trong hợp chất H2S). Yêu cầu HS viết PTPƯ chứnh minh? - Thông báo cho HS biết thêm người ta dùng phản ứng này để thu hồi lại S có trong các khí thải của các nhà máy. -Ngoài ra: + khí H2S còn tác dụng với các chất oxi hóa khác như: nước Clo, dd KMnO4. - Yêu cầu HS cân bằng phản ứng. Hoạt động 6:(5’) - Yêu cầu HS tìm hiểu SGK và cho biết khí H2S thường tồn tại ở đâu? - Thông báo cho HS biết trong công nghiệp người ta không sản xuất khí H2S. Còn trong PTN, người ta điều chế bằng cách cho FeS tác dụng axit HCl. Hoạt động 5:(10’) - Yêu cầu học sinh quan sat SGK nêu một số muối hiđro sunfua. - Kết luận về tính tan của các muối sunfua. GV bổ sung: + Muối sunfua: một số kim loại nặng như: PbS, CuS, HgS, Ag2S không tan trong nước và cũng không tác dụng với các axit HCl, H2SO4 loãng. + Muối sunfua của những kim loại còn lại như FeS, ZnS không tan trong nước nhưng tan được trong các axit HCl, H2SO4 loãng: ZnS + H2SO4 " ZnSO4 + H2S # HS trả lời Vì độ âm điện của S nhỏ hơn nhiều so với oxi (S= 2.58, O= 3.44, H=2.2 ). Hiệu độ âm điện giữa S và H khá nhỏ nên phân tử H2S ít phân cực. Những chất chỉ chứa liên kết cộng hóa trị ít phân cực hay không phân cực thường là chất khí. HS trả lời HS trả lời HS trả lời HS lên bảng HS trả lời HS lên bảng HS lên bảng HS trả lời HS trả lời HS nghe giảng I. Cấu tạo phân tử. CTCT: + Liên kết H – S: Cộng hoá trị có cực. + Số oxi hoá của S: - 2 II. Tính chất vật lí - Chất khí, không màu, mùi trứng thối, rất độc. - Nặng hơn không khí ( d = =1,17) - Hóa lỏng ở nhiệt độ - 60oC - Tan trong nước S = 0,38g/100g nước. => tạo dung dịch axit yếu II. Tính chất hóa học 1. Tính axit yếu - Khí H2S dd axit sunfuhiđric. Là axit rất yếu ( < H2CO3). NaAlO2 + CO2 + H2O →Al(OH)3 + NaH CO3 NaAlO2 + H2S + H2O → ko xảy ra - Làm qùi tím hóa đỏ. - Tác dụng với dd bazơ mạnh H2S + NaOH → NaHS + H2O H2S + 2NaOH → Na2S + 2H2O Đặt a=nMOH/naxit - a≤1: tạo ra muối axit NaHS - a≥2: tạo ra muối trung hòa Na2S - 1<a<2: tạo ra cả 2 loại muối NaHS và Na2S 2. Tính khử mạnh - Trong H2S thì S có số oxi hoá là -2→ nên S thể hiện tính khử S-2 → S0, S+4, S+6 a.Tác dụng với oxi Trong đk thiếu oxi Trong đk dư oxi b.Tác dụng với chất oxi hóa khác III. Trạng thái tự nhiên và điều chế 1. Trạng thái tự nhiên - Trong tự nhiên, hyđrosunfua có trong một số suối nước nóng, trong khí núi lửa và từ sự phân hủy xác chết của sinh vật, khí thải nhà máy, khí ga,... 2. Điều chế - Nguyên tắc : Dùng muối sufua tác dụng với axit Trong PTN: FeS + 2HCl → FeCl2 + H2S↑ IV. Tính chất của muối hiđro sunfua Công thức: M2Sn( M:kim loại, n: hoá trị) + Muối sunfua KL IA, IIA (trừ Be) vừa tan trong nước,vừa tan trong axit: Na2S + 2HCl "2NaCl +H2S # 3. Củng cố:(5’) 1/ Dẫn 200ml dd H2S 0,1M vào300ml dd NaOH 0,1M. sản phẩm tạo thành gồm những muối nào? 2/ Hoàn thành sơ đồ pư sau: SO2 H2S S FeS Giải 1 Ta có : n(NaOH)= 0,03 mol; n(H2S)= 0,02 mol Þ → 2 muối NaHS và Na2S 2 Fe + S " FeS FeS + 2HNO3 " Fe(NO3)2 + H2S# 4. Hướng dẫn HS tự học ở nhà ( 1’) - Làm bài tập trong Sgk/176, 177. - Chuẩn bị bài 32 ( tiết 2) V. RÚT KINH NGHIỆM SAU GIỜ DẠY: Thời gian ............................................................................................................................................................................................................................................ Nội dung ............................................................................................................................................................................................................................................ Phương pháp ............................................................................................................................................................................................................................................

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docgiao_an_bai_32_hoa_hoc_10_1915.doc
Tài liệu liên quan