Ba phương thức bình ổn đồng euro
Ba phương thức bình ổn đồng euro
Bắt đầu lưu hành từ năm 1999, đồng euro được coi như đồng tiền
chính thống của khu vực châu Âu góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo
cơ hội tăng cường trao đổi thương mại và đầu tư trong khu vực. Kể từ đó,
euro trở thành đồng tiền thứ 2 được giao dịch tích cực nhất sau đồng đôla
Mỹ và được sử dụng 1/3 trong tất cả các giao dịch ngoại hối.
Nhưng ngày càng nhiều áp lực đè nặng lên giá trị đồng tiền này do
cuộc khủng hoảng nợ tại châu Âu mà bắt đầu là Hy Lạp và Ireland. Tiếp đó
có thể là Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha. Vậy đồng euro sẽ đi về đâu? Mặc dù
gần đây đồng euro đã tăng giá nhưng đến ngày mùng 4 tháng 11 đồng euro
lại giảm đi 5,6%. Như vậy, trong năm nay đồng euro đã giảm đi 6,8% sau
khi tăng lên 2,51% trong năm 2009.
Các nhà lãnh đạo châu Âu trong đó bao gồm Thủ tướng Đức Angela
Merkel cũng khẳng định đồng tiền này sẽ vẫn tồn tại trong khủng hoảng.
Trong khi một số người đặt câu hỏi, liệu đồng tiền này thực sự còn giá trị
trong mớ lộn xộn tài chính? Nhiều nhà kinh tế cùng chung quan điểm, phá
giá đồng euro vào thời điểm hiện tại sẽ khiến châu Âu rơi vào thảm hoạ. Theo các chuyên gia thuộc Viện Kinh tế Quốc tế Peterson, có ba cách
để ổn định đồng euro tại thời điểm này:
Nhìn vào thực trạng các ngân hàng châu Âu
Một phần nguyên nhân khiến nền kinh tế châu Âu rơi vào khủng
hoảng là do chính sách tín dụng, chi tiêu và cho vay thiếu thận trọng của các
ngân hàng.
Theo chuyên gia Nicolas Veron tại Viện Kinh tế Quốc tế Peterson, tới
khi châu Âu có thể đánh giá sức mạnh của các ngân hàng trong khu vực, thì
niềm tin của nhà đầu tư đối với đồng euro và nền kinh tế khu vực châu Âu
cũng trở nên lung lay.
Tương tự như các cuộc rà soát nghiêm ngặt đối với các ngân hàng Mỹ
trong cuộc khủng hoảng tài chính, châu Âu cũng tiến hành thanh tra khả
năng ứng phó của các ngân hàng trong khu vực nhằm làm sáng tỏ cuộc
khủng hoảng nợ đang lây lan. Trong tháng 7 vừa qua, có tới 91 ngân hàng
tại Tây Ban Nha, Đức và Hy Lạp nằm dưới áp lực phải tăng vốn.
Kết quả thanh tra xấu hơn những gì nhiều nhà đầu tư mong đợi. Các
ngân hàng châu Âu không tiến hành giao dịch công khai và thiếu chi tiết
trong tài chính dẫn đến tình trạng không minh bạch. Vì thế, cuối tháng trước các nhà lãnh đạo châu Âu buộc phải tung gói
cứu trợ tài chính trị giá 115 tỷ đôla để giải cứu Ireland.
Đối với các nhà lãnh đạo châu Âu, để đối phó với cuộc khủng hoảng
tài chính, thì việc đánh giá khả năng ứng phó của các ngân hàng là điều quan
trọng nhất.
Đảm bảo khả năng chống lại khủng hoảng tương lai
Cuộc khủng hoảng tài chính châu Âu có thể lan rộng và thậm chí gây
áp lực tài chính kể từ bây giờ cho tới nhiều năm sau.
Chuyên gia nghiên cứu Jacob Funk Kirkegaard của Peterson nói rằng,
bước quan trọng đối với công cuộc bình ổn đồng euro là phải có quỹ cứu trợ
tài chính thường trực nhằm cung cấp bảo hiểm chống lại các cuộc khủng
hoảng trong tương lai.
Quỹ ổn định tài chính châu Âu (EFSF) trị giá 575 tỷ đôla được thành
lập vào tháng 5 năm 2010 là nguồn lực giải cứu Hy Lạp và Ireland thoát
khỏi khủng hoảng tài chính.
Chuyên gia Kirkegaard cũng cho rằng, quỹ cứu trợ thường trực là điều
tất yếu để ổn định khu vực eurozone. Quỹ EFSF sẽ hết hạn vào năm 2013 nhưng quỹ này có thể sẽ là quỹ cố định vĩnh viễn thông qua Cơ chế ổn định
châu Âu, đã được thông qua nhằm hỗ trợ tài chính cho các nước khu vực
châu Âu trước vấn đề thanh khoản (nhưng không có khả năng thanh toán).
Sự thật, quỹ này có thể khuyến khích những hành vi nguy hiểm vì các
thành viên khu vực châu Âu cho rằng họ sẽ được các nước láng giềng cứu
trợ nếu gặp phải các vấn đề tài chính. Nhưng chuyên gia Kirkegaard lập luận
rằng, điều này sẽ không xảy ra bởi chương trình cứu trợ còn kèm theo các
điều kiện nghiêm ngặt để các thành viên có động cơ cân đối tài chính của
mình.
Chia đều trách nhiệm cho từng thành viên
Thật dễ hiểu khi quỹ thường trực có thể giải quyết cuộc khủng hoảng
tài chính và trở thành chiếc nạng quen thuộc cho các thành viên khu vực
đồng euro. Trong đó, 2 thành viên lớn nhất và giàu nhất khu vực là Đức và
Pháp có thể sẽ phải chịu gánh nặng chi phí.
Để công bằng, cần có một hệ thống cứu trợ tại chỗ để các chính phủ
làm tất cả những gì có thể nhằm ngăn chặn cuộc khủng hoảng nợ chủ quyền.
Thông qua quỹ thường trực, các nhà lãnh đạo châu Âu có thể làm cho
các nhà đầu tư trong lĩnh vực tư nhân thiệt hại trong trường hợp xảy ra khủng hoảng nợ chủ quyền. Từ đó tạo ra áp lực thị trường đối với các chính
phủ, buộc họ phải ngăn chặn khủng hoảng nợ bằng cách thực thi các chính
sách tài chính có trọng tâm.
6 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1928 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ba phương thức bình ổn đồng euro, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ba phương thức bình
ổn đồng euro
Bắt đầu lưu hành từ năm 1999, đồng euro được coi như đồng tiền
chính thống của khu vực châu Âu góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo
cơ hội tăng cường trao đổi thương mại và đầu tư trong khu vực. Kể từ đó,
euro trở thành đồng tiền thứ 2 được giao dịch tích cực nhất sau đồng đôla
Mỹ và được sử dụng 1/3 trong tất cả các giao dịch ngoại hối.
Nhưng ngày càng nhiều áp lực đè nặng lên giá trị đồng tiền này do
cuộc khủng hoảng nợ tại châu Âu mà bắt đầu là Hy Lạp và Ireland. Tiếp đó
có thể là Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha. Vậy đồng euro sẽ đi về đâu? Mặc dù
gần đây đồng euro đã tăng giá nhưng đến ngày mùng 4 tháng 11 đồng euro
lại giảm đi 5,6%. Như vậy, trong năm nay đồng euro đã giảm đi 6,8% sau
khi tăng lên 2,51% trong năm 2009.
Các nhà lãnh đạo châu Âu trong đó bao gồm Thủ tướng Đức Angela
Merkel cũng khẳng định đồng tiền này sẽ vẫn tồn tại trong khủng hoảng.
Trong khi một số người đặt câu hỏi, liệu đồng tiền này thực sự còn giá trị
trong mớ lộn xộn tài chính? Nhiều nhà kinh tế cùng chung quan điểm, phá
giá đồng euro vào thời điểm hiện tại sẽ khiến châu Âu rơi vào thảm hoạ.
Theo các chuyên gia thuộc Viện Kinh tế Quốc tế Peterson, có ba cách
để ổn định đồng euro tại thời điểm này:
Nhìn vào thực trạng các ngân hàng châu Âu
Một phần nguyên nhân khiến nền kinh tế châu Âu rơi vào khủng
hoảng là do chính sách tín dụng, chi tiêu và cho vay thiếu thận trọng của các
ngân hàng.
Theo chuyên gia Nicolas Veron tại Viện Kinh tế Quốc tế Peterson, tới
khi châu Âu có thể đánh giá sức mạnh của các ngân hàng trong khu vực, thì
niềm tin của nhà đầu tư đối với đồng euro và nền kinh tế khu vực châu Âu
cũng trở nên lung lay.
Tương tự như các cuộc rà soát nghiêm ngặt đối với các ngân hàng Mỹ
trong cuộc khủng hoảng tài chính, châu Âu cũng tiến hành thanh tra khả
năng ứng phó của các ngân hàng trong khu vực nhằm làm sáng tỏ cuộc
khủng hoảng nợ đang lây lan. Trong tháng 7 vừa qua, có tới 91 ngân hàng
tại Tây Ban Nha, Đức và Hy Lạp nằm dưới áp lực phải tăng vốn.
Kết quả thanh tra xấu hơn những gì nhiều nhà đầu tư mong đợi. Các
ngân hàng châu Âu không tiến hành giao dịch công khai và thiếu chi tiết
trong tài chính dẫn đến tình trạng không minh bạch.
Vì thế, cuối tháng trước các nhà lãnh đạo châu Âu buộc phải tung gói
cứu trợ tài chính trị giá 115 tỷ đôla để giải cứu Ireland.
Đối với các nhà lãnh đạo châu Âu, để đối phó với cuộc khủng hoảng
tài chính, thì việc đánh giá khả năng ứng phó của các ngân hàng là điều quan
trọng nhất.
Đảm bảo khả năng chống lại khủng hoảng tương lai
Cuộc khủng hoảng tài chính châu Âu có thể lan rộng và thậm chí gây
áp lực tài chính kể từ bây giờ cho tới nhiều năm sau.
Chuyên gia nghiên cứu Jacob Funk Kirkegaard của Peterson nói rằng,
bước quan trọng đối với công cuộc bình ổn đồng euro là phải có quỹ cứu trợ
tài chính thường trực nhằm cung cấp bảo hiểm chống lại các cuộc khủng
hoảng trong tương lai.
Quỹ ổn định tài chính châu Âu (EFSF) trị giá 575 tỷ đôla được thành
lập vào tháng 5 năm 2010 là nguồn lực giải cứu Hy Lạp và Ireland thoát
khỏi khủng hoảng tài chính.
Chuyên gia Kirkegaard cũng cho rằng, quỹ cứu trợ thường trực là điều
tất yếu để ổn định khu vực eurozone. Quỹ EFSF sẽ hết hạn vào năm 2013
nhưng quỹ này có thể sẽ là quỹ cố định vĩnh viễn thông qua Cơ chế ổn định
châu Âu, đã được thông qua nhằm hỗ trợ tài chính cho các nước khu vực
châu Âu trước vấn đề thanh khoản (nhưng không có khả năng thanh toán).
Sự thật, quỹ này có thể khuyến khích những hành vi nguy hiểm vì các
thành viên khu vực châu Âu cho rằng họ sẽ được các nước láng giềng cứu
trợ nếu gặp phải các vấn đề tài chính. Nhưng chuyên gia Kirkegaard lập luận
rằng, điều này sẽ không xảy ra bởi chương trình cứu trợ còn kèm theo các
điều kiện nghiêm ngặt để các thành viên có động cơ cân đối tài chính của
mình.
Chia đều trách nhiệm cho từng thành viên
Thật dễ hiểu khi quỹ thường trực có thể giải quyết cuộc khủng hoảng
tài chính và trở thành chiếc nạng quen thuộc cho các thành viên khu vực
đồng euro. Trong đó, 2 thành viên lớn nhất và giàu nhất khu vực là Đức và
Pháp có thể sẽ phải chịu gánh nặng chi phí.
Để công bằng, cần có một hệ thống cứu trợ tại chỗ để các chính phủ
làm tất cả những gì có thể nhằm ngăn chặn cuộc khủng hoảng nợ chủ quyền.
Thông qua quỹ thường trực, các nhà lãnh đạo châu Âu có thể làm cho
các nhà đầu tư trong lĩnh vực tư nhân thiệt hại trong trường hợp xảy ra
khủng hoảng nợ chủ quyền. Từ đó tạo ra áp lực thị trường đối với các chính
phủ, buộc họ phải ngăn chặn khủng hoảng nợ bằng cách thực thi các chính
sách tài chính có trọng tâm.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Ba phương thức bình ổn đồng euro.pdf