Đề tài: Áp dụng một số công cụ phân tích hệ thống cho dự án Du lịch sinh thái tại rừng Trà Sư
ĐẶT VẤN ĐỀ
Du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hoá bản địa gắn với giáo dục môi trường, có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương. (Định nghĩa về du lịch sinh thái ở Việt Nam)
Hiện nay, khách du lịch có xu hướng đến với những khu du lịch sinh thái để hoà mình vào thiên nhiên, tránh xa cuộc sống bận rộn và đầy ô nhiễm hàng ngày. Đó chính là những giây phút thư giãn, giúp mọi người lấy lại sức khỏe. trước tình hình đó, việc lập khu du lịch sinh thái trở nên rất cần thiết. Du lịch sinh thái đang phát triển mở rộng trên toàn thế giới, tạo ra các nguồn thu quan trọng và khích lệ vật chất tiềm ẩn để bảo về môi trường thiên nhiên. Trong thời gian gần đây, chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy du lịch sinh thái có ở khắp nơi. Hầu hết các khu du lịch sinh thái hiện nay được xây dựng theo kiểu phong trào, “thấy người ta có thì mình cũng phải có”, hơn là khai thác và đầu tư đúng đắn về du lịch sinh thái. Các khu du lịch này đang gây ra những ô nhiễm trầm trọng về môi trường, phá hoại cảnh quan thiên nhiên, làm thất vọng du khách.
Các công cụ phân tích hệ thống giúp các nhà lập dự án về du lịch sinh thái phân tích để hiểu rõ về hệ thống du lịch sinh thái từ đó thiết kế hệ thống du lịch sinh thái hoạt động hữu hiệu.
Đối tượng nghiên cứu là dự án du lịch sinh thái tại rừng tràm Trà Sư, tỉnh An Giang. Các công cụ được áp dụng để nghiên cứu là:
- SWOT;
- Stakeholder Analysis – SA (Phân tích các bên có liên quan);
- Logical Framework Analysis – LFA (Phân tích khung luận lý)
29 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2400 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Áp dụng một số công cụ phân tích hệ thống cho dự án du lịch sinh thái tại rừng Trà Sư, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
VIỆN MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN
|
Bài tập
Môn học
PHÂN TÍCH HỆ THỐNG MÔI TRƯỜNG
Đề tài
Giảng viên: TS. Chế Đình lý
Tên học viên: Đỗ Thị Bích Trâm
Lớp: Quản lý môi trường
TP HCM, 31/07/2008
ĐẶT VẤN ĐỀ
Du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hoá bản địa gắn với giáo dục môi trường, có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương. (Định nghĩa về du lịch sinh thái ở Việt Nam)
Hiện nay, khách du lịch có xu hướng đến với những khu du lịch sinh thái để hoà mình vào thiên nhiên, tránh xa cuộc sống bận rộn và đầy ô nhiễm hàng ngày. Đó chính là những giây phút thư giãn, giúp mọi người lấy lại sức khỏe. trước tình hình đó, việc lập khu du lịch sinh thái trở nên rất cần thiết. Du lịch sinh thái đang phát triển mở rộng trên toàn thế giới, tạo ra các nguồn thu quan trọng và khích lệ vật chất tiềm ẩn để bảo về môi trường thiên nhiên. Trong thời gian gần đây, chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy du lịch sinh thái có ở khắp nơi. Hầu hết các khu du lịch sinh thái hiện nay được xây dựng theo kiểu phong trào, “thấy người ta có thì mình cũng phải có”, hơn là khai thác và đầu tư đúng đắn về du lịch sinh thái. Các khu du lịch này đang gây ra những ô nhiễm trầm trọng về môi trường, phá hoại cảnh quan thiên nhiên, làm thất vọng du khách.
Các công cụ phân tích hệ thống giúp các nhà lập dự án về du lịch sinh thái phân tích để hiểu rõ về hệ thống du lịch sinh thái từ đó thiết kế hệ thống du lịch sinh thái hoạt động hữu hiệu.
Đối tượng nghiên cứu là dự án du lịch sinh thái tại rừng tràm Trà Sư, tỉnh An Giang. Các công cụ được áp dụng để nghiên cứu là:
SWOT;
Stakeholder Analysis – SA (Phân tích các bên có liên quan);
Logical Framework Analysis – LFA (Phân tích khung luận lý)
PHẦN I
TỔNG QUAN VỀ RỪNG TRÀM TRÀ SƯ
Khu rừng Tràm Trà Sư là vùng rừng ngập lũ sâu khoảng 2,5 – 3,0 mét, nằm giữa đất trời mênh mông, vắng lặng, bốn bề là nước, mỗi khi lũ về.
I.1. Phạm vi không gian lãnh thổ
Khu bảo vệ cảnh quan rừng tràm Trà Sư nằm trong vùng đất trũng ngập nước, giữa lòng tứ giác Long Xuyên, thuộc xã Văn Giáo - huyện Tịnh Biên - tỉnh An Giang được thành lập năm 1991, cách sông Mêkong 15 km về phía Đông Bắc và cách Campuchia 10 km về phía Tây Bắc.
Rừng tràm quốc gia Trà Sư có tổng diện tích 845ha và vùng đệm 645ha nằm trong hệ thống rừng đặc dụng của Việt Nam.
î Toạ độ: 10°35' N - 105°10'E
I.2. Giới thiệu rừng tràm Trà Sư
I.2.1. Lịch sử hình thành
Rừng tràm Trà Sư theo qui hoạch ban đầu trồng để khai thác gỗ kinh tế. Nhưng từ năm 1985 - 1990 đến nay, rừng Trà Sư trở thành nơi trú ngụ của rất nhiều loài chim cò.
Trà Sư chưa có tên trong bất kỳ quyết định nào của Chính phủ liên quan đến hệ thống rừng đặc dụng quốc gia (Bộ NN&PTNT, 1997, Cục Kiểm lâm, 2003). Theo kết quả khảo sát của BirdLiffe International và Viện Sinh thái & Tài nguyên Sinh vật, Trà Sư được đánh giá là nơi có tầm quan trọng Quốc tế trong công tác bảo tồn đất ngập nước tại đồng bằng Sông Cửu Long. Sau đó cả hai tổ chức đã đề xuất chính quyền địa phương xây dựng khu bảo vệ tại khu vực (Buckton et al. 1999).
Ngày 23/06/2003, UBND tỉnh An Giang đã đệ trình Công văn số 22/TT-UB lên Bộ NN&PTNT yêu cầu cho phép xây dựng kế hoạch đầu tư thành lập khu bảo tồn thiên nhiên tại Trà Sư. Bộ NN&PTNT sau đó đã phê duyệt theo yêu cầu của tỉnh bằng Công văn số 1609/CV-BNN-KL ngày 25/06/2003, đồng thời chỉ định Phân viện điều tra quy hoạch rừng II (Thành phố Hồ Chí Minh) chuẩn bị xây dựng kế hoạch đầu tư. Đến nay, kế hoạch đầu tư và ban quản lý vẫn chưa được xây dựng tại Trà Sư. Khu vực hiện thuộc sự quản lý của Ban Quản lý Rừng Đặc dụng và Phòng hộ tỉnh An Giang thuộc Chi cục Kiểm lâm An Giang hiện tại có 7 cán bộ đóng trụ sở tại một trạm bảo vệ rừng (Ban Quản lý Rừng Đặc dụng và Phòng hộ tỉnh An Giang, 2003).
Khu bảo vệ cảnh quan rừng tràm Trà Sư có chức năng bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và môi trường, phát triển động vật hoang dã, bảo vệ các di tích lịch sử cách mạng thời kháng chiến. Khu bảo tồn tự nhiên Trà Sư có 8 chương trình hoạt động sau:
1. Chương trình bảo vệ và phát triển rừng, bảo vệ cảnh quan và tài nguyên thực vật.
2. Chương trình bảo vệ và phát triển động vật hoang dã, nhất là các loài chim nước, bò sát, ếch nhái.
3. Chương trình quản lý và sử dụng bền vững tài nguyên thủy sản.
4. Chương trình phát triển du lịch sinh thái.
5. Chương trình tuyên truyền, giáo dục cộng đồng về bảo vệ rừng, bảo vệ đất ngập nước và môi trường.
6. Chương trình đào tạo, nâng cao kiến thức và năng lực quản lý khu rừng đặc dụng đất ngập nước.
7. Chương trình đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng.
8. Chương trình hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng đệm
I.2.2. Khí hậu
Khu vực này chịu ảnh hưởng của 2 mùa gió là : gió mùa Tây Nam và gió mùa Đông Bắc.
Gió Tây Nam mát và ẩm nên gây ra mùa mưa.
Gió mùa Đông Bắc thổi vào An Giang xuất phát từ biển nhiệt đới phía Trung Quốc, nên có nhiệt độ cao và có độ ẩm lớn, hanh khô, có phần nắng nóng.
Nhiệt độ trung bình cao và còn rất ổn định. Chênh lệch nhiệt độ giữa các tháng trong mùa khô chỉ hơn kém nhau khoảng 1,5° đến 3° ; còn trong các tháng mùa mưa chỉ vào khoảng trên dưới 1° . Nhiệt độ cao nhất năm thường xuất hiện vào tháng 4, dao động trong khoảng 36°- 38° ; nhiệt độ thấp nhất năm thường xuất hiện vào tháng 10 dưới 18°.
Mùa mưa thường bắt đầu vào tháng 5 và kết thúc vào tháng 11. Tổng lượng mưa mùa mưa chiếm 90% tổng lượng mưa năm.
Trong mùa khô do nắng nhiều, độ ẩm không khí thấp nên lượng bốc hơi lớn, bình quân 110mm/tháng (vào tháng 3 có tới 160mm) . Trong mùa mưa , lượng bốc hơi thấp hơn, bình quân 85mm/tháng , nhỏ nhất khoảng 52mm/tháng xuất hiện vào tháng 9 hoặc tháng 10, là thời kỳ có mưa nhiều, độ ẩm cao.
I.2.3. Địa hình
Khu vực nằm trong đồng bằng sông Cửu Long nên có địa hình bằng phẳng.
I.2.4. Đặc điểm địa chất
Đất ở rừng Trà Sư thuộc loại đất than bùn chứa phèn.
Nhóm đất này được hình thành do quá trình biển tiến cách đây 6.000 năm để lại, đặc biệt trong môi trường vũng vịnh biển nông, trên đó rừng ngập mặn phát triển mạnh mẽ như đước, sú, mắm…Các loại thực vật này thường tích lũy chất lưu huỳnh trong thân và rễ dưới dạng các hợp chất hữu cơ. Khi những khu rừng này bị vùi lấp, xác của chúng được các vi sinh vật yếm khí phân hủy và thải lưu huỳnh ra môi trường dưới dạng sunfit. Chúng kết hợp với các ion kim loại sắt, nhôm vừa được dòng nước mang đến từ lục địa tạo thành những lớp đất chứa nhiều pyrite. Pyrite chứa trong tầng trầm tích đầm lầy còn gọi là tầng phèn tiềm tàng, nhưng chúng lại dễ bị oxy hóa trong điều kiện tiếp xúc với không khí.
Loại đất này được đặc trưng bởi lớp than bùn dày, xốp bên dưới thường phân bố dọc theo các thung lũng sông cổ và lung đìa. Trong đất than bùn độ khoáng tương đối thấp và nghèo nàn nhưng bù lại hàm lượng đạm rất cao; được phân bố dọc theo thung lũng sông cổ ở Tri Tôn, ven theo các cánh rừng tràm Trà Sư, một số ở các xã Lương An Trà , Tà Đảnh.
I.2.5. Chế độ thủy văn
Nằm trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long nên rừng Trà Sư không thoát khỏi qui luật: sáu tháng ngập nước, sáu tháng khô. Trà Sư là khu vực ngập nước theo mùa bởi lũ từ sông Bassac. Vào mùa nước nổi, rừng Trà Sư như một ốc đảo xanh giữa biển nước mênh mông trắng xoá.
Chênh lệch giữa triều lên và triều xuống (biên độ triều) thường xấp xỉ nhau. Trong một năm, biên độ triều của các trạm ven sông có những biến động mạnh mẽ. Vào mùa kiệt, biên độ triều tăng dần và đạt trị số lớn nhất vào tháng 4 hoặc tháng 5. Tiếp đó mùa lũ về, biên độ triều giảm và đạt trị số nhỏ nhất vào tháng 9 hoặc tháng 10.
Ban quản lý rừng đã cho đào một con kênh bao chung quanh để bảo vệ trong những tháng khô, ngăn không cho kẻ lạ xâm nhập với mục đích xấu và nhằm giữ nước cho hệ sinh thái của rừng.
I.2.6. Tài nguyên
Đây là nơi cư trú của nhiều loài chim nước, động vật hoang dã và thủy sinh vật thuộc hệ thống rừng đặc dụng Việt Nam.
I.2.6.1. Tài nguyên động vật
Là hệ sinh thái rừng ngập nước đã được các ngành, các cấp giữ gìn cẩn thận như giữ gìn báo vật. Trong nhiều năm qua, khu vực này không bị cháy, không bị chặt phá và ít bị tác động bởi những hoạt động của con người. Chính vì vậy, nơi đây tạo được niềm tin của các loài chim quý hiếm, cá, thuỷ sinh vật đặc trưng tìm đến khi lũ tràn về, chọn làm nơi cư trú thích hợp để sinh sản.
Khu hệ chim thì có thể nói là rất đa dạng và phong phú. Hiện nay, đây là nơi cư trú của 70 loài chim thuộc 13 bộ và 31 họ, trong đó nhiều nhất là bộ sẻ với 26 loài; đặc biệt có 2 loài chim quí hiếm được ghi trong sách đỏ Việt Nam là cò Lạo Ấn Độ (Mycteria leucocephala) và Cổ rắn Điêng Điểng (Anhinga melanogaster). Trên những vùng hiện còn rừng, Trà Sư vẫn còn lưu giữ trên 62 loài chim nước (Nguyễn Cữ, IEBR). Nhiều loài quí hiếm đang bị đe doạ trong vùng hay toàn cầu. Đó là Diệc lửa (A. purpurea) đặc trưng của vùng ĐBSCL, Rồng rộc vàng (Ploceus hypoxanthus) cũng là loài gần bị đe dọa toàn cầu, phân bố ở rất ít điểm ở ĐBSCL (như Tràm Chim, Trà Sư), loài Vạc Nycticorax nycticorax và Cốc đế nhỏ Phalacrocorax niger
Ngoài ra, nơi đây còn là nơi di trú theo mùa của Sếu đầu đỏ (Sarus crane), được phát hiện từ những năm 1992 (Lê Diên Dực), hay loài Bồ nông chân xám (Pelecanus philippensis) và loài sắp bị đe dọa toàn cầu là Giang sen (Mycteria leucocephala) (Seng Kim Hout et al. 2003) nay vẫn tìm về hàng năm, với số lượng gần trăm con trong mùa nước rút.
Ngoài chim muông, theo số liệu khảo sát bước đầu của một số nhà khoa học cho biết, về hệ động vật hoang dã đã tồn tại, nơi đây đã có đến 11 loài thú trong 6 họ và 4 bộ. Ngoài ra, còn có 20 loài bò sát và 5 loài ếch nhái, là những loài phổ biến cũng xuất hiện trong khu vực. Về loài cá thì có 23 loài, là những loài có giá trị kinh tế cao .
Do việc bảo tồn rừng Tràm Trà Sư thành khu vực bảo vệ cảnh quan, số lượng và mật độ của nhiều loài chim, cá, bò sát ngày càng đông. Điều này chứng tỏ sự ổn định và khả năng hồi phục rất nhanh của hệ sinh thái đa dạng này nếu được duy trì bảo vệ.
I.2.6.2. Tài nguyên thực vật
Rừng là nơi qui tụ 11 sinh cảnh thực vật rừng. Hệ thực vật nơi đây cũng rất phong phú và đa dạng với 140 loài, thuộc 52 họ và 102 chi; trong đó có 22 loài cây gỗ, 25 loài cây bụi, 10 loài dây leo, 70 loài cỏ và 13 loài thủy sinh. Nếu xét theo tỉ lệ tổng số loài thực vật so với tổng diện tích khu vực điều tra thì khu vực này có tỷ tệ khá cao, đứng thứ hai khu bảo tồn thiên nhiên khu vực ĐBSCL, sau Xẻo Quít tỉnh Đồng Tháp.
Thực vật chiếm ưu thế ở vùng này trước kia là tràm thuộc họ sim, mọc ở trũng thấp. Ngoài tràm, còn có nhiều loài thực vật thuộc các họ khác nhau, trong đó có nhiều loài có giá trị phát triển và khai thác. Thảm thực vật của hệ sinh thái này có vai trò ngăn cản quá trình pyrits (oxid hóa khoáng sinh phèn) và quá trình jarosite (khoáng phèn) ở tầng đất dưới, đồng thời góp phần điều hòa khí hậu, độ ẩm, cản dòng chảy, làm tồn đọng phù sa.
Rừng tràm ở An Giang là kiểu rừng có những cây thẳng đứng cao từ 15-20m , có khi đạt tới 25m, xen kẻ lẻ một số cây gừa, mật cật, tràm sẻ, cà dăm…, tầng dưới hợp bởi các cây mua, sậy, để, dây cương, choại…
Ở ven bìa khu vực rừng tràm, trên các vùng đất khô cằn, bạc màu, ít ngập nước, còn xen lẫn với 1 số thực vật trong vùng như: mun, chổi, sim, mai đực, mồng gà…
Các vùng ngập nước kéo dài, còn có các loài sen, súng, lúa ma, mồm mở, rau muống, rau dừa, nghễ, bèo tai chuột…
Ven rừng còn có các loại bình bát, gừa, trâm, mây nước, bòng bong, dây vác, dây mủ, dây cương, dây choại và các cây bụi thấp như ô rô, cóc kèn, ráng dại, mua…
I.2.6.3. Tài nguyên nhân văn
î Đặc điểm về dân cư:
Ngoài người Kinh, ở đây tập trung nhiều nhất là người Khmer. Họ là dân bản địa kì cựu, hầu hết đều sinh ở Việt Nam nên gọi là người Việt gốc Khmer. Phong tục và tiếng nói của họ cũng không khác người Khmer ở chánh quốc. Họ sùng bái đạo Phật, tôn kính các sư sãi và sẵn sàng dâng cúng cho chùa những huê lợi do họ làm ra để cầu phúc.
î Đặc điểm về lịch sử:
Trong những năm kháng chiến chống Mỹ, rừng Trà Sư là nơi trú ẩn của các chiến sĩ cách mạng.
î Những điều kiện kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến khu rừng Trà Sư:
Người dân ở đây cuộc sống còn nhiều khó khăn. Họ sống chủ yếu dự vào trồng trọt với kỹ thuật lạc hậu. Nhu cầu về luơng thực tăng kéo theo nhu cầu về sử dụng đất tăng. Người dân đã phá rừng để lấy đất trồng trọt, cùng đó là nạn săn bắt chim trái phép dẫn đến sự diệt vong của các loài chim quý sống trong rừng. Rừng Trà Sư bị đe doạ hàng ngày bởi chính những nhu cầu trong cuộc sống của người dân sống xung quanh rừng.
PHẦN II
ÁP DỤNG SWOT, SA, LFA CHO DỰ ÁN DU LỊCH SINH THÁI RỪNG TRÀ SƯ NHẰM BẢO TỒN HỆ SINH THÁI RỪNG
II.1 Hệ thống du lịch hiện có tại rừng Trà Sư
Hiện nay tại rừng Trà Sư có tổ chức tham quan du lịch, nhưng đây là loại hình thông thường, mục tiêu của dự án là xây dựng chương trình du lịch theo các tiêu chuẩn mô hình du lịch sinh thái tại rừng Trà Sư
II.2 Phân tích SWOT cho dự án
Dùng công cụ SWOT để xác định các ưu thế, yếu thế và khảo sát các cơ hội và thách thức mà dự án du lịch sinh thái tại rừng Trà Sư gặp phải khi được thực hiện.
Qua công cụ này, người xây dựng dự án sẽ tập trung các hoạt động vào các lĩnh vực mà việc xây dựng dự án có ưu thế và ở đó có cơ hội nhiều nhất
Ranh giới của hệ thống du lịch tại rừng Trà Sư được xác định bằng ranh giới giữa các thành phần bên trong hệ thống du lịch sinh thái vàv các thành phần bên ngoài hệ thống du lịch sinh thái.
« Bên trong hệ thống du lịch tại rừng Trà Sư: là các thành phần có tham gia vào thực hiện du lịch sinh thái (các thành phần thuộc hệ thống du lịch sinh thái, cấu thành nên một hệ thống du lịch sinh thái)
Rừng
Động vật
Đất
Nước
Không khí
Khu di tích lịch sử
Đường sá
Phương tiện tham quan (xe khách, tắc ráng, xe đạp đôi …)
Các loại hình vui chơi (, …)
Nhà điều hành tour (Công ty du lịch)
Hướng dẫn viên
Ban quản lý rừng
Hạ tầng du lịch (đường sá, cửa hàng, quán ăn, nhà nghỉ, khách sạn,…)
Chất thải
Phương tiện thu gom và xử lý
« Bên ngoài hệ thống: là các thành phần sử dụng hệ thống (du khách), hay có liên quan đến sự phát triển của hệ thống.
Các tổ chức phi chính phủ
Các chuyên gia về du lịch sinh thái – sinh thái rừng ngập mặn
Chính phủ - UBND tỉnh, huyện
Du khách
Người dân
II.2.1 Xác định mục tiêu
Xây dựng mô hình du lịch sinh thái tại rừng Trà Sư
II.2.2 Xác định SWOT
S
Cảnh đẹp, hệ động thực vật phong phú (Từ năm 2005, rừng tràm Trà Sư được công nhận là rừng đặc dụng – bảo vệ cảnh quan nằm trong hệ thống rừng đặc dụng quốc gia);
Có các di tích lịch sử;
Phương tiện tham quan thuận lợi, không gây ô nhiễm môi trường (tắc ráng, xe đạp đôi);
Đội ngũ nhân viên quản lý rừng được huấn luyện tốt trong công tác bảo vệ rừng (Trong nhiều năm qua, khu vực này được quản lý chặt chẽ, rừng không bị cháy, không bị chặt phá và ít bị tác động bởi những hoạt động của con người);
Chất thải được thu gom mang đi xử lý;
Môi trường chưa bị ô nhiễm.
W
Đường sá kém, khó đi.
Vị trí không thuận lợi, xa các thành phố lớn
Hướng dẫn viên chưa có chuyên môn nhiều về bảo vệ môi trường.
Hạ tầng du lịch kém (Nhà nghỉ, khách sạn chưa đáp ứng nhu cầu phát triển của ngành du lịch)
Các loại hình du lịch còn đơn giản, chưa phong phú (Chủ yếu là ngồi trên tắc ráng, đạp xe đạp đôi hoặc leo lên các trạm ngắm cảnh, thưởng thức các món ăn ngay tại rừng, ngủ qua đêm tại các chòi trong rừng.)
Rừng Trà Sư còn mới lạ, chưa được khách du lịch biết đến nhiều
Nhà điều hành tour chưa có kinh nghiệm, chuyên môn về du lịch sinh thái.
Đất rừng là đất phèn tiềm tàng. Các hoạt động khai thác dễ làm môi trường đất, nước bên trên nhiễm phèn gây hại cho hệ sinh thái.
O
UBND tỉnh ủng hộ xây dựng tour sinh thái.
Có sự ủng hộ của người dân trong việc phát triển ngành du lịch tại địa phương
Du lịch sinh thái là xu hướng chung của ngành du lịch tại Việt Nam và trên thế giới.
Sự thu hút đối với các nhà đầu tư về mỹ quan và đa dạng sinh học
Sự tài trợ, giúp đỡ của các tố chức phi chính phủ (RAMSAR)
Sự giúp đỡ của các chuyên gia về du lịch sinh thái .
T
Thiếu kinh phí đầu tư xây dựng tour du lịch sinh thái.
Người dân ở đây cuộc sống còn nhiều khó khăn. Họ sống chủ yếu dựa vào trồng trọt với kỹ thuật lạc hậu. Nhu cầu về luơng thực tăng kéo theo nhu cầu về sử dụng đất tăng. Người dân đã phá rừng để lấy đất trồng trọt, cùng đó là nạn săn bắt chim trái phép dẫn đến sự diệt vong của các loài chim quý sống trong rừng.
Hoạt động của du khách làm ảnh hưởng đến hệ sinh thái tự nhiên của rừng
Dịch cúm H5N1 đe doạ chim rừng và du khách.
II.2.3 Phân tích chiến lược
SO
1. Lập dự án vay vốn đầu tư công tác bảo tồn hệ sinh thái rừng, trùng tu các di tích lịch sử.
1. Lập dự án kêu gọi đầu tư phát triển du lịch sinh thái;
2. Mở các khoá huấn luyện về công tác bảo vệ rừng cho các nhân viên quản lý rừng
11. Xây dựng hệ thống thu gom và xử lý chất thải phát sinh từ hoạt động du lịch.
5. Tuyên truyền về ích lợi của du lịch sinh thái đối với người dân và môi trường cho cộng đồng dân cư trong khu vực.
4. Mời các chuyên gia về du lịch sinh thái và sinh thái rừng ngập mặn tham gia dự án
6. Lập dự án kêu gọi hỗ trợ của các tổ chức phi chính phủ để bảo tồn hệ sinh thái rừng
ST
1. Kêu gọi các nhà đầu tư phát triển du lịch sinh thái ở rừng Trà Sư
2. Nâng cao công tác giám sát, bảo vệ rừng
10. Đẩy mạnh công tác xử lý các hành vi xâm hại hệ sinh thái rừng
5. Xây dựng chương trình giáo dục và nâng cao ý thức cộng đồng.
12. Hướng dẫn, hỗ trợ cồng động dân cư xung quanh tham gia làm du lịch sinh thái
13. Theo dõi, giám sát phòng ngừa cúm gia cầm
9. Xây dựng những quy định, hướng dẫn du khách về bảo vệ môi trường và hệ sinh thái rừng khi đi tham quan
WO
1. Đầu tư nâng cấp, mở rộng đường sá.
1. Đầu tư xây dựng, nâng cấp hạ tầng du lịch.
4. Đào tạo hướng dẫn viên kiến thức về sinh thái rừng và bảo vệ sinh thái rừng.
7. Quảng bá hình ảnh rừng Trà sư thông qua các phương tiện thông tin đại chúng
4. Mời các chuyên gia về du lịch sinh thái và sinh thái rừng ngập mặn hợp tác với nhà điều hành tour xây dựng chương trình du lịch sinh thái.
WT
8. Có cơ chế, chính sách hỗ trợ để thu hút các nhà đầu tư
4. Xây dựng chương trình huấn luyện về du lịch sinh thái cho các hướng dẫn viên
1. Kêu gọi đầu tư xây dựng, nâng cao hạ tầng du lịch
II.2.4 Sắp xếp chiến lược
Lập dự án vay vốn, kều gọi đầu tư của các thành phần kinh tế, phát triển du lịch sinh thái rừng Trà sư;
Huấn luyện, nâng cao công tác quản lý, bảo vệ rừng cho đội ngũ ban quản lý rừng;
Có cơ chế thu hút sự tham gia hỗ trợ của các chuyên gia về du lịch sinh thái;
Đào tạo cho đội ngũ hướng dẫn viên về du lịch sinh thái;
Xây dựng chương trình giáo dục, nâng cao ý thức nhận thức cộng đồng;
Lập dự án kêu gọi hỗ trợ của các tổ chức phi chính phủ để bảo tồn hệ sinh thái rừng;
Quảng bá hình ảnh rừng Trà sư thông qua các phương tiện thông tin đại chúng
Có cơ chế, chính sách hỗ trợ để thu hút các nhà đầu tư;
Xây dựng những quy định, hướng dẫn du khách về bảo vệ môi trường và hệ sinh thái rừng khi đi tham quan;
Đẩy mạnh công tác xử lý các hành vi xâm hại hệ sinh thái rừng;
Xây dựng hệ thống thu gom và xử lý chất thải phát sinh từ hoạt động du lịch;
Hướng dẫn, hỗ trợ cồng động dân cư xung quanh tham gia làm du lịch sinh thái;
Theo dõi, giám sát phòng ngừa cúm gia cầm.
II.3 Công cụ SA (phân tích các bên liên quan)
Dùng công cụ SA để xác định lợi ích và ảnh hưởng của các nhóm khác nhau có liên hệ đến sự thay đổi từ tình trạng du lịch hiện có tại rừng Trà Sư sang mô hình du lịch sinh thái .
Công cụ SA được áp dụng ngay từ bước đầu của dự án du lịch sinh thái rừng Trà Sư.
II.3.1 Phân tích bối cảnh dự án
Hiện trạng du lịch sinh thái tại rừng Trà Sư còn tự phát. Các hoạt động du lịch gây tổn hại đến môi trường và hệ sinh thái tự nhiên của rừng Trà Sư.
UBND tỉnh đã phê duyệt phương án mời gọi đầu tư phát triển du lịch sinh thái rừng tràm Trà Sư. Từ năm 2005, rừng tràm Trà Sư được công nhận là rừng đặc dụng - bảo vệ cảnh quan nằm trong hệ thống rừng đặc dụng quốc gia
II.3.2 Xác định mục tiêu, phạm vi dự án
Mục tiêu và phạm vi của dự án được thể hiện thông qua sơ đồ sau đây
Sơ đồ các bên có liên quan
Xây dựng mô hình du lịch sinh thái tại rừng Trà Sư
Người dân
Du khách
Chính phủ - UBND tỉnh, huyện
Các chuyên gia về du lịch sinh thái và sinh thái rừng ngập mặn
Tổ chức phi chính phủ
Ban quản lý rừng
Hướng dẫn viên
Công ty du lịch
II.3.3 Xác định các bên có liên quan chính và lợi ích của họ
Bảng liệt kê các bên có liên quan
Các bên có liên quan
Đánh giá mức độ tác động của dự án đến bên liên quan
Đánh giá mức độ ảnh hưởng, quyền lực của bên liên quan đối với dự án
Vai trò tiềm tàng trong dự án
Ghi chú thuyết minh về kết quả đánh giá
Thứ yếu
Quan trọng
Hướng dẫn viên
+++
+
X
Công ty du lịch
+++
+
X
Ban quản lý rừng
++
+++
X
Người dân
+++
+
X
Du khách
+
+
X
Tổ chức phi chính phủ
0
++
X
Chính phủ - UBND tỉnh, huyện
+++
+++
X
Các chuyên gia về du lịch sinh thái và rừng ngập mặn
0
++
X
Ghi chú:
+++ : có ảnh hưởng à tác động mạnh
++ : có ảnh hưởng à tác động trung bình
+ : có ảnh hưởng à tác động ít
0 : không có ảnh hưởng / không có tác động
II.3.4 Đánh giá ảnh hưởng và tầm quan trọng của các bên liên quan cũng như tác động tiềm tàng của dự án đến mỗi bên có liên quan
Lưới phân tích các bên liên quan
Ảnh hưởng nhiều hơn
Cung cấp thông tin
Đối thoại
- Các tổ chức phi chính phủ
- Chính phủ - UBND tỉnh, huyện
Bị tác động ít hơn
- Các chuyên gia về du lịch sinh thái và rừng ngập mặn
- Ban quản lý rừng
Bị tác động nhiều hơn
Thu thập thông tin
Tham vấn ý kiến
- Du khách
- Hướng dẫn viên
- Công ty du lịch
- Người dân
Ảnh hưởng ít hơn
II.3.5 Xác định cách phối hợp các bên có liên quan tốt nhất
Bảng sách lược hành động
Sách lược hành động phối hợp
Các bên cần phối hợp
Ghi chú
Cung cấp thông tin cho họ
Các tổ chức phi chính phủ
- Gửi các hồ sơ về dự án du lịch sinh thái tại rừng Trà Sư;
- Gửi các tư liệu, hình ảnh, thông tin chi tiết về hệ sinh thái rừng Trà Sư;
- Gửi các tư liệu thuyết minh về sự cần thiết của dự án;
- Gửi các thông tin về hiện trạng kinh tế - xã hội của khu vực.
Các chuyên gia
Đối thoại với họ
Chính phủ - UBND tỉnh, huyện
- Tổ chức các cuộc thảo luận về du lịch sinh thái và những tác động tích cực của dự án mang lại;
- Trao đổi về các giải pháp xây dựng và phát triển du lịch sinh thái tại rừng Trà Sư
Ban quản lý rừng
Thu thập thông tin
Du khách
- Thực hiện phiếu thăm dò về tình hình du lịch hiện nay, phiếu khảo sát ý kiến về du lịch sinh thái.
Tham vấn ý kiến
Hướng dẫn viên
- Thực hiện phiếu thăm dò;
- Tổ chức họp, trao đổi, thảo luận về giải pháp và các hành động cần thiết để phát triển du lịch sinh thái;
Công ty du lịch
Người dân
II.4 Công cụ phân tích khung luận lý (Logical framework analysis – LFA)
Sử dụng công cụ LFA nhằm thiết lập các mục tiêu ưu tiên cần thực hiện của, xác định rõ các kết quả mong đợi và các hoạt động của dự án du lịch sinh thái tại rừng Trà Sư.
Qua công cụ này, ta sẽ có cái nhìn tổng quát về dự án
Công cụ LFA được thực hiện như sau:
II.4.1 Giai đoạn phân tích
II.4.1.1 Phân tích hoàn cảnh dự án
Hiện trạng du lịch sinh thái tại rừng Trà Sư còn tự phát. Các hoạt động du lịch gây tổn hại đến môi trường và hệ sinh thái tự nhiên của rừng Trà Sư.
UBND tỉnh đã phê duyệt phương án mời gọi đầu tư xây dựng và phát triển du lịch sinh thái rừng tràm Trà Sư.
II.4.1.2Phân tích các bên liên quan
Sơ đồ các bên liên quan
Xây dựng mô hình du lịch sinh thái tại rừng Trà Sư
Người dân
Du khách
Chính phủ - UBND tỉnh, huyện
Các chuyên gia về du lịch sinh thái và sinh thái rừng ngập mặn
Tổ chức phi chính phủ
Ban quản lý rừng
Hướng dẫn viên
Công ty du lịch
II.4.1.3 Phân tích vấn đề
Thiếu sự hấp dẫn đối với du khách
Chưa đóng góp nhiều vào sự phát triển kinh tế của tỉnh
Gây ô nhiễm môi trường
Gây tổn hại hệ sinh thái
Du lịch tự phát
Du lịch sinh thái tại rừng Trà Sư chưa phát triễn
Thiếu chủ trương
Quản lý hạ tầng kém
Thiếu
kinh phí
Chưa có chuyên gia có trình độ
Thiếu thông tin về du lịch sinh thái
Chưa tuyên truyền, giới thiệu về du lịch sinh thái
Cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng nhu cầu của ngành du lịch
Hình ảnh rừng Trà sư chưa được quảng bá rộng rãi
Nhân lực yếu kém chuyên môn
Chưa có chuyên gia có trình độ
Nguời dân và nhà quản lý và nhà đầu tư chưa nhận thức ích lợi của du lịch sinh thái
Rừng Trà Sư chưa thu hút khách du lịch
Nhà quản lý và Nhà đầu tư chưa biết cách làm du lịch sinh thái
II.4.1.4 Phân tích các mục tiêu
Không gây ô nhiễm môi trường
Đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế của tỉnh
Thu hút du khách
Bảo tồn hệ sinh thái
Chương trình du lịch theo chuẩn du lịch sinh thái
Xây dựng chương trình du lịch sinh thái tại rừng Trà Sư
Nhà quản lý và Nhà đầu tư biết cách làm du lịch sinh thái
Nguời dân và nhà quản lý và nhà đầu tư nhận thức được ích lợi của du lịch sinh thái
Thu hút khách du lịch
Đào tạo đội ngũ nhân viên, cán bộ
Thuê chuyên gia có trình độ
Tuyên truyền, giới thiệu về du lịch sinh thái
Cung cấp thông tin về du lịch sinh thái
Cơ sở hạ tầng đáp ứng nhu cầu của ngành du lịch
Hình ảnh rừng Trà sư được quảng bá rộng rãi
Đầu tư
kinh phí
Tăng cường quản lý, đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch
Thuê có chuyên gia có trình độ
II.4.1.5 Sắp xếp chiến lược
Xây dựng chương trình du lịch sinh thái tại rừng Trà Sư
Mục tiêu dự án
Nguời dân và nhà quản lý và nhà đầu tư nhận thức được ích lợi của du lịch sinh thái
Thu hút khách du lịch
Nhà quản lý và Nhà đầu tư , công ty du lịch biết cách làm du lịch sinh thái
Mục tiêu thành phần
Mở các lớp tập huấn hướng dẫn về du lịch sinh thái;
Tố chức tham quan học hỏi các mô hình du lịch sinh thái đã thành công;
Tìm kiếm tài trợ của hoạt động tuyên truyền;
Thuê các chuyên gia về du lịch sinh thái;
Mở lớp tuyên truyển về những lợi ích mà du lịch sinh thái mang lại;
Tìm kiếm nguồn tài trợ cho hoạt động quảng bá;
Tìm kiếm nguồn tài trợ, nguồn vốn đầu tư cho cơ sở hạ tầng;
Giới thiệu về Trà Sư trên báo đài, internet;
Xây dựng mới và nâng cấp cơ sở hạ tầng du lịch;
Tăng cường quản lý cơ sở hạ tầng;
Các hoạt động
Các lớp tập huấn;
Các chương trình tham quan, học hỏi kinh nghiệm
Các bài báo, chương trình quảng cáo, trang web giới thiệu về rừng Trà Sư;
Cơ sở hạ tầng du lịch được xây dựng đạt tiêu chuẩn
Cơ sở hạ tầng được duy tu và bảo quản
Các lớp tuyên truyền, poster, băng rôn;
Sự tham gia của các chuyên gia
Các kết quả
Tiền đầu tư của tỉnh;
Các chuyên gia;
Các Khu du lịch sinh thái thành công;
Cán bộ tổ chức tập huần;
Nhà đầu tư, công ty du lịch và nhà quản lý
Nhà đầu tư, tổ chức tài trợ;
Tiền tài trợ;
Các chuyên gia;
Cán bộ phụ trách tuyên truyền;
Tài liệu về du lịch sinh thái;
Người dân và nhà quản lý
Nhà đầu tư, tổ chức tài trợ;
Vốn đầu tư, tiền tài trợ
Các cơ quan báo đài, internet;
Công nhân xây dựng;
Cán bộ quản lý;
Nguồn lực
II.4.2Giai đoạn lập kế hoạch
II.4.2.1 Lập ma trận khung luận lý
Thành phần
Chỉ thị đo
Các phương pháp đo
Các giả định
Mục tiêu tổng thể
Xây dựng chương trình du lịch sinh thái tại rừng Trà Sư
Chương trình du lịch sinh thái rừng Trà Sư
- Kiểm tra, đánh giá của tổ chức, chuyên gia về du lịch và du lịch sinh thái;
- Ý kiến đánh giá của du khách;
Mục đích dự án
Xây dựng chương trình du lịch sinh thái tại rừng Trà Sư nhằm bảo tồn hệ sinh thái , không gây ô nhiễm môi trường , hấp dẫn du khách, đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế của tỉnh
Hệ sinh thái rừng Trà Sư được bảo tồn;
- Kiểm tra, đánh giá đa dạng sinh học của các tổ chức môi trường và các chuyên gia về sinh thái rừng ngập mặn;
- Du khách và người dân tham gia du lịch kết hợp các hoạt động bảo tồn hệ sinh thái rừng;
- Có sự hướng dẫn của các hướng dẫn viên đã được đào tạp về bảo tồn đa dạng sinh học.
Môi trường trong khu vực không bị ô nhiễm
- Quan trắc, đo đạc, giám sát hiện trạng, chất lượng môi trường;
- Du khách và người dân tham gia hoạt động du lịch theo giảm thiểu tác động làm ô nhiễm môi trường;
- Có sự giám sát chặt chẻ của đội ngũ quản lý rừng;
Du khách đến tham quan tăng
- Báo cáo tổng kết về số lượng du khách hàng năm;
- Thăm dò ý kiến, đánh giá của du khách;
- Nhà điều hành tour tổ chức các chương trình du lịch phong phú hấp dẫn kết hợp bảo vệ môi trường;
Hoạt động du lịch đóng góp đáng kể vào ngân sách của tỉnh
- Báo cáo tổng kết tình hình tài chính của hoạt động du lịch đã đóng góp cho ngân sách
- Báo cáo, đánh giá các chính sách của nhà quản lý về du lịch sinh thái.
Mục tiêu thành phần
Thu hút khách du lịch
Du khách đến tham quan tăng
- Báo cáo tổng kết về số lượng du khách hàng năm;
- Nhà điều hành tour tổ chức các chương trình du lịch phong phú hấp dẫn kết hợp bảo vệ môi trường;
- Thăm dò ý kiến, đánh giá của du khách;
Nguời dân và nhà quản lý và nhà đầu tư nhận thức được ích lợi của du lịch sinh thái
Người dân hưởng ứng các hoạt động du lịch sinh thái;
- Thăm dò ý kiến của người dân về du lịch sinh thái;
- Người dân tham gia các lớp tuyên truyền về du lịch sinh thái;
Nhà quản lý có chính sách khuyến khích hoạt động du lịch sinh thái.
- Báo cáo, đánh giá các chính sách của nhà quản lý về du lịch sinh thái.
- Các nhà quản lý hưởng ứng các lớp tuyên truyền;
Nhà quản lý và Nhà đầu tư , công ty du lịch biết cách làm du lịch sinh thái
Nhà quản lý có cơ chế khuyến khích, hỗ trợ các nhà đâu tư; ban hành các quy định đối với hoạt động du lịch sinh thái
- Báo cáo, đánh giá các chính sách của nhà quản lý về du lịch sinh thái.
- Các nhà quản lý nghiêm túc tham gia tập huấn về phương cách thực hiện du lịch sinh thái
Nhà đầu tư xây dựng chương trình du lịch đáp ứng các tiêu chuẩn của mô hình du lịch sinh thái
- Thường xuyên kiểm tra, đánh giá hoạt động du lịch
- Các nhà đầu tư hưởng ứng các lớp đào tạo về thực hiện du lịch sinh thái
Các hoạt động
Tìm kiếm nguồn tài trợ cho hoạt động quảng bá;
- Nguồn tài trợ, đầu tư
- Báo cáo tài chánh
- Nhà quản lý, nhà đâu tư lập dự án vay vốn, xin tài trợ
Giới thiệu về Trà Sư trên báo đài, internet;
- Các chương trình quảng cáo trên báo đài, trang web
- Thăm dò, đánh giá mức phổ biến của rừng Trà Sư trong du khách
- Đội ngũ nhân viên tích cực tiến hành các hoạt động quảng bá
Xây dựng mới và nâng cấp cơ sở hạ tầng du lịch;
- Cơ sở hạ tầng được xây dựng và nâng cấp
- Kiểm tra, đánh giá của ban quản lý;
- Ban quản lý tăng cường tìm nguồn vốn xây dựng, cải tạo cơ sở hạ tầng
Tăng cường quản lý cơ sở hạ tầng;
- Cơ sở hạ tầng được bảo quản, tu sửa
- Kiểm tra, đánh giá của ban quản lý;
- Ban quản lý theo dõi chặt chẽ chất lượng cơ sở hạ tầng
Thuê các chuyên gia về du lịch sinh thái;
- Sự tham gia của các chuyên gia
- Báo cáo các đóng góp của các chuyên gia
- Nhà quản lý và nhà đâu tư mời các chuyên gia tham vấn
Mở lớp tuyên truyển, tập huấn về những lợi ích mà du lịch sinh thái mang lại;
- Các lớp tuyên truyền, tập huấn về du lịch sinh thái
- Báo cáo, đánh giá về các lớp của đội tuyên truyền
- Lập đội ngũ tuyên truyền về du lịch sinh thái
Tố chức tham quan học hỏi các mô hình du lịch sinh thái đã thành công;
- Chương trình tham quan các chương trình du lịch sinh thái điển hình
- Báo cáo đánh giá chất lượng chương trình tham quan của ban tuyên truyền
- Lập đội ngũ tuyên truyền về du lịch sinh thái
Các kết quả
Các bài báo, chương trình quảng cáo, trang web giới thiệu về rừng Trà Sư;
- Nội dung có tính thu hút, quảng bá được hình ảnh hệ sinh thái rừng Trà Sư
- Thăm dò ý kiến người xem
- Sự hợp tác của các hãng thông tấn, đội ngũ biên tập chương trình tuyên truyền
- Đánh giá của ban tuyên truyền
Cơ sở hạ tầng du lịch được xây dựng đạt tiêu chuẩn
- Cơ sở hạ tầng đáp ứng nhu cầu của khách du lịch
- Thăm dò ý kiến khách du lịch
- Sự tham vấn của các chuyên gia về du lịch
Cơ sở hạ tầng được duy tu và bảo quản
- Chất lượng cơ sở hạ tầng được duy trì
- Đánh giá của ban quản lý
- Đội ngũ quản lý thường xuyên kiểm tra, giám sát, chất lượng cơ sở hạ tầng
Các lớp tuyên truyền, poster, băng rôn;
- Tính tuyên truyền cao
- Thăm dò ý kiến ngừoi dân
- Có sự tham vấn của các chuyên gia
Sự tham gia của các chuyên gia
- Tính chính xác của các thông tin và hướng dẫn về du lịch sinh thái
- Trao đổi, đánh giá lẫn nhau giữa nhà quản lý và các chuyên gia
- Lập dự án, cung cấp thông tin để các chuyên gia tham vấn
Các lớp tập huấn;
- Thông tin chính xác, dễ hiểu
- Trao đổi, đánh giá lẫn nhau giữa nhà quản lý và các chuyên gia
- Lập dự án, cung cấp thông tin để các chuyên gia tham vấn
Các chương trình tham quan, học hỏi kinh nghiệm
- Có tính giáo dục cao, truyền đạt được kinh nghiệm
- Đánh giá của các đối tượng tham quan
- Hở trợ của các khu du lịch sinh thái điển hình
Xây dựng tiến độ thực hiện các hoạt động
Dự toán trình tự cho chi phí và nguồn lực
(Căn cứ vào tình hình thực tế để lập kế hoạch về thời gian và tài chính)
ĐẶT VẤN ĐỀ
Phân tích hệ thống môi trường là sự vận dụng tư duy hệ thống để hiểu biết sâu sắc có tính hệ thống về những hoạt động của con người tác động đến môi trường tự nhiên, từ đó đưa ra các giải pháp hữu hiệu nhằm ngăn chặn các nguy cơ là suy thoái môi trường tự nhiên, đồng thời làm cho xã hội ngày càng phát triển theo hướng bền vững;
Với dự án du lịch sinh thái tại rừng Trà Sư, các công cụ phân tích hệ thống đã bước đầu định hướng, thiết kế cho dự án
- Với công cụ SWOT, các điểm mạnh, điểm yếu, cũng như các cơ hội và thách thức đối với việc xây dựng một chương trình du lịch sinh thái tại rừng Trà Sư đã được nhận diện. Thông qua đó, các hoạt động ở các lĩnh vực có lợi thế sẽ được xác định và tập trung vào thực hiện, giúp dự án du lịch sinh thái tại rừng Trà Sư được thực hiện một cách hiệu quả;
- Với công cụ SA, người viết dự án có thể xác định lợi ích các bên có liên quan đến chương trình du lịch sinh thái khi chương trình được xây dựng. Qua công cụ SA, các xung đột tiếm tàng giữa các bên đối với dự án hay các rủi ro gây tổn hại dự án sẽ được nhận diện cũng như thông qua đó sẽ có hướng phục;
- Với công cụ LFA, người viết dự án có thể lập kế hoạch xây dựng chương trình du lịch sinh thái tại rừng Trà Sư, quản lý các hoạt động trong suốt quá trình chuẩn bị, đánh giá và thực hiện dự án.
Thông qua một số công cụ phân tích hệ thống như trên, có thể thấy, các công cụ này hỗ trợ rất hiệu quả trong việc lập dự án du lịch sinh thái tại rừng Trà Sư, giúp dự án có thể đạt được mục tiêu. Các công cụ phân tích hệ thống còn có thể mở rộng cho tất các các dự án liên quan đến môi trường.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Giáo trình môn học PHÂN TÍCH HỆ THỐNG MÔI TRỪONG – TS.GVC Chế Đình Lý – Viện MT& TN – ĐHQG Tp.HCM, 2008
- www.angiang.gov.vn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- PTHT_DLST rung Tra Su - DO THI BICH TRAM.doc