Áp dụng mẫu thiết kế trong xử lý phân tán - Ngô Thị Lan
Controller: Có một Parent-child hierarchy.
Trong một tầng có một cotroller. Trong tầng
trên nhất, đối tượng controller sẽ truyền sự
kiện xuống hệ thống phân cấp. Khi sự kiện
truyền đến bộ điều khiển cần xử lý nó có thể
hoặc không truyền tiếp.
- Model: Điều khiển thay đổi mô hình khi nó
nhận được một sự kiện yêu cầu cập nhập dữ
liệu. Nếu mô hình thay đổi, nó sẽ thay đổi
trạng thái và thông báo cho view. Thành phần
view lắng nghe sự kiện và thay đổi theo.
Bên phía server, có đối tượng điều khiển mức
trên riêng. Tất cả các yêu cầu được đưa lên bộ
điều khiển cấp cao nhất này. Khi yêu cầu
được nhận, dữ liệu được lấy từ chuỗi đầu vào.
Để không vượt ra ngoài phạm vi nghiên cứu
trong bài báo này, chúng tôi giả sử rằng các
máy chủ biết được định dạng dữ liệu được
chấp nhận bên phía client. Các dữ liệu cần
phải được đưa tới đúng thành phần. Dữ liệu
được chuyển thành các sự kiện và truyền
xuống các controller dưới trong cây phân cấp
của mẫu HMVC. Khi thông tin được chuyển
đến đúng thành phần nhận, nó sẽ thực thi
hành động của yêu cầu, trả kết quả về cho
Controller gốc. Điều khiển của Controller gốc
sẽ đưa kết quả ra theo đúng định dạng chấp
nhận của client.
THẢO LUẬN
Chúng tôi đã nghiên cứu, tổng hợp, đưa ra các
vấn đề cơ bản trong xử lý phân tán và cách áp
dụng mẫu thiết kế vào để thiết kế hệ thống
phân tán sao cho hệ thống dễ dàng thay đổi
mở rộng. Nghiên cứu của chúng tôi là nền
tảng cơ sở ban đầu để xây dụng ứng dụng
thực tế. Hiện chúng tôi đã áp dụng để xây
dựng hệ thống phân tán: Hệ thống quản lịch
cá nhân của giảng viên trường CNTT & TT –
Đại học Thái Nguyên. Do chương trình cần
thời gian để chạy thử nên chúng tôi xin trình
bày kết quả thử nghiệm của mình trong
nghiên cứu tiếp theo.
6 trang |
Chia sẻ: thucuc2301 | Lượt xem: 595 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Áp dụng mẫu thiết kế trong xử lý phân tán - Ngô Thị Lan, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngô Thị Lan và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 99(11): 73 - 78
73
ÁP DỤNG MẪU THIẾT KẾ TRONG XỬ LÝ PHÂN TÁN
Ngô Thị Lan*, Phạm Thị Thương, Lê Thu Trang
Trường Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông – ĐH Thái Nguyên
TÓM TẮT
Hiện nay hầu hết các hệ thống thông tin đều được xây dựng phân tán. Phát triển một hệ thống phân
tán là khó khăn do tính phức tạp vốn có của việc giao tiếp phân tán. Mặt khác phần mềm hiện đại
ngày càng đòi hỏi tính linh động, mở rộng cao để sẵn sàng đáp ứng được các yêu cầu thường
xuyên thay đổi của người sử dụng. Một yêu cầu không thể thiếu đối với phần mềm hiện đại là tính
tái sử dụng cao. Mẫu thiết kế được coi là giải pháp hữu hiệu để nâng cao tính tái sử dụng của phần
mềm. Trong bài báo này, chúng tôi trình bày kết quả nghiên cứu của mình về việc áp dụng mẫu
thiết kế trong tiến trình xây dựng và phát triển hệ thống phân tán sao cho hệ thống có khả năng tái
sử dụng và bảo trì cao.
Từ khóa: Xử lý phân tán, mẫu thiết kế, hệ thống phân tán, giao tiếp phân tán, chia sẻ tài nguyên
ĐẶT VẤN ĐỀ*
Phát triển một hệ thống phân tán là khó khăn
do tính phức tạp vốn có của việc giao tiếp
phân tán. Xây dựng một hệ thống phân tán có
khả năng mở rộng, linh động, dễ sửa đổi còn
khó hơn. Erich Gamma cùng các đồng sự đã
đề xuất 23 mẫu thiết kế, nhằm đáp ứng được
nhiều yêu cầu đối với sản phẩm phần mềm:
dễ bảo trì, dễ nâng cấp, chất lượng cao và tiết
kiệm thời gianTrong đó, đáp ứng được tiêu
chí quan trọng là khả năng sử dụng lại các
đơn thể, thừa kế được các kinh nghiệm của
các chuyên gia trong quá trình phát triển phần
mềm [5]. Trong bài báo này chúng tôi
nghiên cứu áp dụng mẫu thiết kế vào giải
quyết một số vấn đề cơ bản khi thiết kế hệ
thống phân tán.
Bài báo có cấu trúc như sau: Sau phần đặt vấn
đề là phần trình bày về hệ phân tán và các vấn
đề của hệ phân tán. Tiếp theo, chúng tôi trình
bày tổng quan về mẫu thiết kế. Trong phần kế
tiếp, chúng tôi trình bày về cách áp dụng các
mẫu thiết kế vào giải quyết một số vấn đề cụ
thể của hệ thống phân tán. Cuối cùng là thảo
luận và tài liệu tham khảo.
CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA HỆ PHÂN TÁN
Một hệ thống phân tán là một hệ thống máy
tính, trong đó một số thành phần hợp tác bằng
cách giao tiếp qua mạng. Nói một cách tổng
quát hơn thì hệ thống phân tán là một hệ
*
Tel: 0943 870272, Email: ntlan@ictu.edu.vn
thống gồm các thành phần xử lý phân tán,
giao tiếp với nhau qua một cơ sở hạ tầng
truyền thông chung (www, internet, mạng
điện thoại..) [6].
Các vấn đề của hệ phân tán:
- Tính chia sẻ tài nguyên: Hệ thống phân tán
phải chia sẻ được tài nguyên trong hệ thống.
- Tính mở: Hệ thống có thể dễ dàng bổ sung
thêm dịch vụ mới mà không ảnh hưởng tới
các hoạt động đã có.
- Tính tương tranh: Trong hệ phân tán ta cần
xử lý được tính tương tranh, tính đồng bộ của
hệ thống.
- Khả năng thay đổi quy mô.
- Khả năng chịu lỗi: Hệ thống phân tán có
nguy cơ mất an toàn rất lớn. Vì vậy đòi hỏi hệ
thống phải có khả năng chịu lỗi cao.
- Tính co dãn: Thể hiện khả năng tương thích
của hệ thống.
- Tính trong suốt: Ẩn giấu sự rời rạc và những
nhược điểm nếu có của hệ phân tán đối với
người sử dụng (end-user) và những nhà lập
trình ứng dụng.
MẪU THIẾT KẾ
Định nghĩa về mẫu thiết kế
Mẫu thiết kế là cặp bài toán (vấn đề) và giải
pháp cho một vấn đề thiết kế thông dụng. Nó
không đơn thuần là một bước nào đó trong
các giai đoạn phát triển phần mềm và cũng
không phải là luật mà là các ý tưởng, sáng
kiến kinh nghiệm đã được kiểm tra, đúc kết
Ngô Thị Lan và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 99(11): 73 - 78
74
qua thực tế. Nó là lời khuyên cho người thiết
kế phần mềm áp dụng vào ngữ cảnh cụ thể.
Mỗi mẫu mô tả một vấn đề xảy ra lặp đi lặp
lại, và mô tả cốt lõi giải pháp của vấn đề đó,
ta có thể sử dụng một mẫu hơn triệu lần mà
không bao giờ thực hiện hai lần giống nhau [5].
Sự góp mặt của mẫu thiết kế sẽ giúp cho việc
xác định bài toán cần giải quyết nhanh gọn
hơn, từ đó đưa ra cách giải quyết hợp lý sao
cho phần mềm được xây dựng có tính tái sử
dụng cao, tránh bị thoái hóa thiết kế.
Các yếu tố xác định mẫu thiết kế
Một mẫu thiết kế được xác định qua các yếu
tố sau:
- Tên mẫu (pattern name): Mỗi mẫu đặc trưng
bởi tên của nó. Dựa vào tên mẫu ta có thể
hình dung một cách nhanh chóng và hiệu quả
về mẫu.
- Vấn đề (Problem): Mô tả tình huống áp
dụng mẫu.
- Giải pháp (Solution): Thể hiện các lớp và
đối tượng tham gia giải quyết vấn đề và mối
quan hệ, trách nhiệm của các thành phần tham
gia vào mẫu. Mẫu cung cấp một mô tả trừu
tượng của vấn đề được thiết kế và việc sắp xếp
các phần tử cần thiết để giải quyết vấn đề đó.
- Kết quả: Cho chúng ta thấy việc áp dụng
các giải pháp để giải quyết các vấn đề đặt ra
có hiệu quả hay không. Kết quả sẽ đặt ra cho
chúng ta các lựa chọn, để từ đó có thể xem
xét lựa chọn nào là phù hợp nhất, tốt nhất.
Các bước để lựa chọn mẫu thiết kế
Để lựa chọn mẫu thiết kế phù hợp với ngữ
cảnh cụ thể của hệ thống ta thực hiện các
bước sau: [9]
- Xác định được cần thiết kế gì, các vấn đề
phát sinh trong khi thiết kế, các vấn đề đó
thuộc loại nào và tham khảo xem ứng với loại
vấn đề đó có thể dùng mẫu nào để giải quyết.
- Tham khảo lần lượt từng mẫu được chọn,
xem mục đích sử dụng, đối chiếu với các vấn
đề thiết kế gặp phải (Design Problems). Bước
này giúp ta hiểu rõ hơn về các mẫu và tác
dụng thực của mẫu lên vấn đề cần giải quyết.
- Tìm hiểu sự tương tác giữa các mẫu thiết kế
để xác định được các nhóm mẫu phù hợp với
bài toán của mình.
- Cố gắng tìm kiếm, khảo sát các nguyên nhân
có thể dẫn tới việc thoái hóa thiết kế
(redesigning) để cô lập hóa, nhằm tránh các
thay đổi không cần thiết.
- Xác định các thành phần (module, lớp đối
tượng) có thể thay đổi trong tương lai. Từ
đó quyết định xem phải làm gì để có thể thay
đổi hệ thống mà không cần phải thiết kế lại.
ÁP DỤNG MẪU THIẾT KẾ TRONG XỬ
LÝ PHÂN TÁN
Hệ thống phân tán thông thường được xây
dựng trên mô hình client – server và truyền
thông với nhau qua giao thức TCP/IP. Server
sẽ chịu trách nhiệm trả lời các yêu cầu của
client. Khi thiết kế phía server nên thiết kế
sao cho độ ghép cặp thấp để dễ mở rộng trong
tương lai nhưng phải kết dính chặt với các
chức năng sẽ bổ sung. Đồng thời, các thành
phần khác nhau phía server nên thiết kế sao
cho dễ dàng chuyển giao. Client sẽ cung cấp
các yêu cầu dữ liệu đến server, xử lý các phản
hồi từ server.
Để thực hiện giao tiếp giữa server và client
trở nên trong suốt đối với người dùng và tối
ưu thời gian xử lý của hệ thống khi client truy
xuất các tài nguyên hay yêu cầu các dịch vụ
từ server thì chúng ta sử dụng mẫu proxy.
Proxy trì hoãn việc khởi tạo đối tượng cho
đến khi cần thiết nó sẽ chuyển lời gọi hàm tới
đối tượng mà nó đại diện để yêu cầu khởi tạo.
Mặt khác khi dùng mẫu proxy ta có thể hạn
chế được các nguy cơ mất an toàn đối với
server do client truy cập đến. Do proxy có thể
thực hiện các chính sách được thiết lập cho hệ
thống trước khi thực hiện yêu cầu của Client.
Nếu server phát hiện có tấn công phá hoại từ
một client nào đó thông qua proxy, thì server
chỉ cần xóa bỏ tiến trình của proxy hiện tại để
chấm dứt cuộc tấn công [1,3].
- Client Object: yêu cầu một dịch vụ từ server
và triệu gọi một phương thức của nó.
- Server Object: Cung cấp dịch vụ cho Client
Object.
- Client-Side Proxy: Đại diện cho đối tượng
của client. Nó chịu trách nhiệm truyền đối số
cho đối tượng cục bộ từ xa (remote object
location). Nó sử dụng đối tượng tham chiếu
Reference Manager để chuyển đổi đối tượng
tham chiếu gửi tới tên phân tán (distributed
Ngô Thị Lan và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 99(11): 73 - 78
75
names) và nhận distributed names từ đối
tượng tham chiếu. Nó cũng sử dụng
Reference Manager để lấy một một đối tượng
Data Interface.
Hình 1: Cấu trúc mẫu proxy trong xử lý phân tán
- Server-Side Proxy: chịu trách nhiệm hỗ trợ
phân tán cho đối tượng Server Object trên
server. Nó là điểm truy cập cho yêu cầu từ xa
tới server.
- Reference Manager: Chịu trách nhiệm kết
nối với đối tượng tham chiếu cục bộ và proxy,
với distributed names.
- Client-Side Communicator và Server-
SideCommunicator: Chịu trách nhiệm cài đặt
giao tiếp phân tán ở tầng vật lý.
Để xử lý các trường hợp nhiều đối tượng liên
quan đến nhau mà khi một đối tượng trong số
đó thay đổi trạng thái thì các đối tượng còn lại
cần biết được và cập nhập theo thì ta sử dụng
mẫu Observer. Trong hệ phân tán, ta cần đồng
bộ một số đối tượng ở server và client.
Các đối tượng trong phần 1 (hình 2) được
thiết kế bên server thì các đối tượng trong
phần 2 (hình 2) sẽ được thiết kế bên client và
ngược lại.
Tần suất sử dụng mẫu Observer là cao. Tuy
nhiên, trong hệ thống phân tán khi sử dụng
mẫu Observer, ta cần chú ý một số vần đề nảy
sinh sau:
Hình 2: Mẫu Observer trong hệ thống phân tán
- Đố tượng Subject và Observer có thể được
đặt ở các nút mạng khác nhau.
- Giao tiếp giữa 2 bên có tốc độ khác nhau,
giao tiếp không đáng tin cậy và khả năng của
các bên là giới hạn.
Khi đó, để giải quết các vấn đề trên, ta cố
gắng giảm số lượng cập nhập, giảm kích
thước của các cập nhập, giảm số lượng các
đối tượng Observer. Khi các cập nhập quá
phức tạp ta có thể kết hợp mẫu Meditor. Sử
dụng mẫu Meditor để quản lý các thay đổi
cần thực hiện.
Hình 3: Mẫu Observer khi chiến lược update
phức tạp
Mẫu Command đóng gói các yêu cầu vào
trong các đối tượng riêng biệt. Trong hệ thống
phân tán, ta sử dụng mẫu Command để quản
lý các yêu cầu từ phía client gửi đến, quản lý
đăng nhập, thực hiện hủy thao tác (undo)
ClientObject ReenceInterface>
+m()
Client-SideProxy
+convertArgument()
ServerObject
DataInterface>
+invoke()
ReferenceManager
Client-SideCommunicator
+marshaling()
+unMarshaling()
+sendMessage()
Server-SideProxy
+convertArguments()
Server-SideCommunication
+marshaling()
+unMarshaling()
+returnMessage()
SimpleChangeManager
+Register(Subjects, Observer)
+unRegister(Subjects, Observer)
+notyfy()
DAGChangeManager
+Register(Subjects, Observer)
+unRegister(Subjects, Observer)
+notyfy()
Subjects
+attach(Observer o)
+detach(Observer o)
+notyfy()
ChangeManager
-subjectObserverMapping
+Register(Subjects, Observer)
+unregister(Subjects, Observer)
+notyfy()
Obsever
+update(Subjects)
+subject
+observer
Ngô Thị Lan và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 99(11): 73 - 78
76
hoặc lấy lại thao tác vừa hủy (redo) hoặc khi
cần thực hiện chậm các yêu cầu (Command sẽ
đưa các yêu cầu vào hàng đợi và thực thi sau).
Nhờ mẫu này mà khi muốn mở rộng chương
trình thêm các yêu cầu mới vào ta không phải
sửa lại chương trình mà chỉ cần thay đổi ở lớp
Command.
Hình 4: Mẫu Command
Đối tượng Client yêu cầu tạo Command trên
nút nhận cục bộ (local Receiver node). Đối
tượng Receiver phải cung cấp tập các yêu cầu
cụ thể (ConcreteCommand), chỉ tạo yêu cầu
khi cần truyền đi. Việc tạo và điều phối các
yêu cầu được thực hiện tại client.
Trong hệ phân tán, client gửi yêu cầu tới
server, server gửi kết quả trả về cho client.
Yêu cầu gửi server và kết quả trả về có thể
hiển thị ở các định dạng khác nhau. Ta sử
dụng mẫu Strategy để xác định các thuật toán
hiển thị, thực hiện đóng gói đối với từng thuật
toán, cho phép client lựa chọn thuật toán cụ
thể trong số đó để sử dụng.
Hình 5: Mẫu Strateggy
Trong những hệ thống phân tán có kết nối tới
cơ sở dữ liệu lớn, để hệ thống tối ưu về tốc độ
thì thay vì làm việc với nhiều đối tượng cơ sở
dữ liệu ta dùng mẫu Sinleton để tạo ra một thể
hiện duy nhất của cơ sở dữ liệu.
Ta có thể sử dụng mẫu MVC (Model – View
– Controller) để tách các thành phần mô hình,
trình diễn, điều khiển riêng biệt, giúp hệ
thống dễ xây dựng và bảo trì hay mở rộng.
Mẫu MVC có 3 thành phần:
- Model nắm giữ dữ liệu.
- View: (tầng giao diện) hiển thị các dữ liệu
trong Model theo Controller.
- Controller điều khiển việc tương tác giữa
đối tượng giao diện với người sử dụng cũng
như những đối tượng khác.
Mẫu MVC thường sử dụng mẫu Observer
khi nó làm mới lại để hiển thị các lớp dữ
liệu thay đổi.
Một biến thể cải tiến của MVC là mẫu
Hierarchical Model View Controller (HMVC)
[7]. Bên phía client, mô hình HMVC sẽ phân
tầng client vào cấu trúc phân cấp cha – con
(parent-child MVC) cho phép thiết kế hữu
hiệu các tầng kiến trúc của client.
Hình 6: Mẫu HMVC
- View: Là nơi diễn ra tương tác. Trong tương
tác, view liên kết với controller để đưa ra một
sự kiện.
Controller
Model View
Layer 1
Controller
Model View
Layer
Controller
Model View
Layer
Ngô Thị Lan và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 99(11): 73 - 78
77
- Controller: Có một Parent-child hierarchy.
Trong một tầng có một cotroller. Trong tầng
trên nhất, đối tượng controller sẽ truyền sự
kiện xuống hệ thống phân cấp. Khi sự kiện
truyền đến bộ điều khiển cần xử lý nó có thể
hoặc không truyền tiếp.
- Model: Điều khiển thay đổi mô hình khi nó
nhận được một sự kiện yêu cầu cập nhập dữ
liệu. Nếu mô hình thay đổi, nó sẽ thay đổi
trạng thái và thông báo cho view. Thành phần
view lắng nghe sự kiện và thay đổi theo.
Bên phía server, có đối tượng điều khiển mức
trên riêng. Tất cả các yêu cầu được đưa lên bộ
điều khiển cấp cao nhất này. Khi yêu cầu
được nhận, dữ liệu được lấy từ chuỗi đầu vào.
Để không vượt ra ngoài phạm vi nghiên cứu
trong bài báo này, chúng tôi giả sử rằng các
máy chủ biết được định dạng dữ liệu được
chấp nhận bên phía client. Các dữ liệu cần
phải được đưa tới đúng thành phần. Dữ liệu
được chuyển thành các sự kiện và truyền
xuống các controller dưới trong cây phân cấp
của mẫu HMVC. Khi thông tin được chuyển
đến đúng thành phần nhận, nó sẽ thực thi
hành động của yêu cầu, trả kết quả về cho
Controller gốc. Điều khiển của Controller gốc
sẽ đưa kết quả ra theo đúng định dạng chấp
nhận của client.
THẢO LUẬN
Chúng tôi đã nghiên cứu, tổng hợp, đưa ra các
vấn đề cơ bản trong xử lý phân tán và cách áp
dụng mẫu thiết kế vào để thiết kế hệ thống
phân tán sao cho hệ thống dễ dàng thay đổi
mở rộng. Nghiên cứu của chúng tôi là nền
tảng cơ sở ban đầu để xây dụng ứng dụng
thực tế. Hiện chúng tôi đã áp dụng để xây
dựng hệ thống phân tán: Hệ thống quản lịch
cá nhân của giảng viên trường CNTT & TT –
Đại học Thái Nguyên. Do chương trình cần
thời gian để chạy thử nên chúng tôi xin trình
bày kết quả thử nghiệm của mình trong
nghiên cứu tiếp theo.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Alan H. Karp, Kevin Smathers, Three Design
Patterns for Secure Distributed Systems, HP
Laboratories Palo Alto, HPL-2003-40, February
25th, 2003
[2]. Ant´onio Rito Silva1, Francisco Assis Rosa2,
Teresa Gonc¸alves2 and Miguel Antunes1,
Distributed Proxy:A Design Pattern for the
Incremental Development of Distributed
Applications, 2000
[
=10.1.1.32.7664]
[3]. DONG T. B. Thuy and TRAN D. Thu, User
Interface Design by Applying Object – Oriented
Design Patterns, Addendum Contributions to the
4th IEEE International Conference on Computer
Sciences Research, Innovation & Vision for the
Future, February 12-16, Hochiminh City,
Vietnam, 2006.
[4]. Gamma, Erich; Richard Helm, Ralph Johnson,
and John Vlissides (1995). Design Patterns:
Elements of Reusable Object-Oriented Software,
hardcover, 395 pages, Addison-Wesley. ISBN 0-
201-63361-2.
[5]. George Coulouris, Jean Dillimore and Tim
Kindberg, Distributed Systems: Concepts and
Design, Edition 4, Addison Wesley 2005.
[6]. HMVC: The layered pattern for developing
strong client tiers
[
2000/jw-0721-hmvc.html]
[7]. Karli Kirsimäe, Classical Design Patterns in
Distributed Computing, Research Paper, University
Tartu of mathematic and ìnormatics, 2008.
[8]. Nguyễn Quý Minh, Tăng Nguyễn Trung Hiếu,
Phạm Anh Vũ, Lê Hải Dương, Phương Lan, Design
Patterns. Nhà xuất bản Phương Đông, 2005
[9]. Observer (Java 2 Platform SE v 1.4.2)
[
bserver.html]
[10]. Trương Đình Huy, Võ Trung Hùng, Ứng
dụng mẫu thiết kế trong quá trình phát triển phần
mềm, Tạp chí khoa học và công nghệ Đà Nẵng, số
3(38), 2010.
Ngô Thị Lan và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 99(11): 73 - 78
78
SUMMARY
APPLICATION OF DESIGN PATTERNS TO DISTRIBUTED COMPUTING
Ngo Thi Lan*, Pham Thi Thuong, Le Thu Trang
College of Information and Communication Technology - TNU
Nowadays most of information systems are built distributed. Development of a distributed system
is difficult due to the inherent complexity of distributed communication. On the other hand modern
software increasingly requires highly flexible expansion to be ready to meet the constantly
changing requirements of the user. An indispensable requirement for the modern software is
highly reusable. Design is considered to be an effective measure to improve the reuse of software.
In this paper, we present the results of their research on the application of design patterns in the
process of construction and development of distributed systems so that the system has the ability to
re-use and high maintenance.
Key words: design pattern, distributed computing
Ngày nhận bài: 12/11/2012, ngày phản biện: 20/11/2012, ngày duyệt đăng:10/12/2012
*
Tel: 0943 870272, Email: ntlan@ictu.edu.vn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- brief_36951_40534_20320139192773_2543_2052156.pdf