Thức ăn có ảnh hưởng đến sinh trưởng và hệ số
FCR của cá dìa giai đoạn giống (2 - 5cm). Cá dìa sử
dụng thức ăn công nghiệp NRD 3/5 (INVE, Thái Lan)
sinh trưởng nhanh hơn so với các loại thức ăn khác.
Không có sai khác ý nghĩa về hệ số phân đàn và tỷ
lệ sống của cá dìa sử dụng các loại thức ăn khác
nhau.
Khẩu phần ăn cũng ảnh hưởng đến sinh trưởng
của cá dìa giai đoạn giống. Cá dìa đạt sinh trưởng
tốt nhất khi cho ăn khẩu phần 14 % khối lượng thân.
Thay đổi khẩu phần ăn không làm ảnh hưởng đến
hệ số phân đàn, FCR và tỷ lệ sống của cá dìa giai
đoạn này.
Trên cơ sở đó, nên sử dụng thức ăn NRD 3/5
với khẩu phần 14% khối lượng thân cho ương nuôi
cá dìa giai đoạn giống (2 - 5cm).
5 trang |
Chia sẻ: linhmy2pp | Lượt xem: 299 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ảnh hưởng của thức ăn và khẩu phần cho ăn đến sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá dìa giống (Siganus guttatus, Bloch 1787), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2014
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 71
THOÂNG BAÙO KHOA HOÏC
ẢNH HƯỞNG CỦA THỨC ĂN VÀ KHẨU PHẦN CHO ĂN
ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ TỶ LỆ SỐNG CỦA CÁ DÌA GIỐNG
(Siganus guttatus, Bloch 1787)
EFFECTS OF DIFFERENT DIETS AND FEEDING RATES ON GROWTH
AND SURVIVAL OF JUVENILE GOLDEN RABBIT FISH (Siganus guttatus, Bloch 1787)
Phan Văn Út1, Nguyễn Đắc Kiên2, Trần Vỹ Hích3
TÓM TẮT
Hai thí nghiệm được tiến hành nhằm đánh giá ảnh hưởng của thức ăn và khẩu phần cho ăn đến sinh trưởng của cá
dìa giống. Trong thí nghiệm 1, cá dìa có khối lượng trung bình 0,22g/con được bố trí ngẫu nhiên vào 15 bể (30 L/bể), mật
độ 4 con/L. Cá được cho ăn 5 loại thức ăn (Lansy + BS; NRD 3/5; Flake đỏ; Tảo khô và Lansy). Mỗi nghiệm thức được
lặp lại 3 lần. Kết quả cho thấy cá dìa đạt khối lượng và chiều dài cao nhất tại nghiệm thức sử dụng thức ăn NRD 3/5 và có
sai khác ý nghĩa với sinh trưởng của cá ở các nghiệm thức còn lại (P < 0,05). Không có sai khác về khối lượng, chiều dài
và tỷ lệ sống giữa cá dìa khi cho ăn thức ăn Lansy và Lansy + BS. Trong thí nghiệm 2, cá dìa được cho ăn thức ăn NRD
3/5 với 5 khẩu phần ăn khác nhau (6, 8, 10, 12 và 14% khối lượng thân). Kết quả cho thấy cá dìa đạt sinh trưởng tốt nhất
ở nghiệm thức cho ăn khẩu phần 14% khối lượng thân. Không có sự sai khác ý nghĩa về khối lượng cuối của cá dìa cho ăn
khẩu phần 6, 8, 10 và 12% khối lượng thân. Do đó sử dụng thức ăn NRD 3/5 với khẩu phần 14 % khối lượng thân là thích
hợp cho sinh trưởng của cá dìa giai đoạn giống.
Từ khóa: Cá dìa, khẩu phần thức ăn, Siganus guttatus
ABSTRACT
Two experiments were conducted to evaluate the effects of different diets and feeding rates on growth of juvenile
golden rabbit fi sh. In the fi rst experiment, the fi sh (0,22 g/individual) was randomly distributed to fi fteen tanks
(30 L/tank) with stocking rate was 4 fi sh per tank. Fish were fed 5 different diets including Lansy + BS; NRD 3/5; Red
Flake; Dried algae and Lansy with triplicates per each treatment. Results pointed out that the golden rabbit fi sh fed NRD
3/5 diet showed the highest weight and length and had signifi cant differences with that of fi sh fed other diets (P < 0,05).
No signifi cant differences on fi nal weight and length of fi sh fed Lansy diet and Lansy + BS. In the second one, fi sh was fed
NRD 3/5 diet with fi ve feeding rates (6, 8, 10, 12 and 14% wet body weight). Results indicated that the golden rabbit fi sh
fed 14% of feeding rate showed the highest growth rate and had signifi cant difference with other fi sh fed lower feeding
rates (P < 0,05). The increasing of feeding rate from 6 to 12% did not signifi cantly effect on the fi nal weight of juvenile fi sh
(P > 0,05). Thus, the using of NRD 3/5 diet with feeding rate at 14 % wet body weight are suitable for the growth of juvenile
golden rabbit fi sh.
Keywords: Golden rabbit fi sh, feeding rates, siganus guttatus
1 ThS. Phan Văn Út: Viện Nuôi trồng thủy sản - Trường Đại học Nha Trang
2 ThS. Nguyễn Đắc Kiên: Viện Công nghệ sinh học và Môi trường - Trường Đại học Nha Trang
3 TS. Trần Vỹ Hích: Trung tâm Nghiên cứu sản xuất giống và Dịch bệnh thủy sản - Trường Đại học Nha Trang
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Cá dìa (Siganus guttatus) là đối tượng cá biển,
phân bố nhiều ở vùng Đông Ấn Độ Dương và Tây
Thái Bình Dương (Woodland, 1990). Đây là loài có
tiềm năng lớn trong nuôi trồng thủy sản nhờ khả
năng sinh sản tốt trong điều kiện nuôi nhốt, nằm ở
mức thấp trong chuỗi thức ăn và dễ dàng được thị
trường chấp nhận (Zhao và ctv, 2013). Cá dìa đã
được sinh sản nhân tạo thành công ở Trung Quốc,
tuy nhiên những thông tin sâu hơn về ương giống
và nuôi thương phẩm vẫn còn nhiều hạn chế (Zhao
và ctv, 2013).
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2014
72 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
Trong sản xuất giống cá biển, việc xác định loại
thức ăn phù hợp với từng giai đoạn nuôi có ý nghĩa
quan trọng vì đây là giai đoạn cá dần hoàn thiện hệ
thống tiêu hóa. Trong tự nhiên, cá dìa là đối tượng ăn
thực vật và thường trú ngụ ven bờ trong các vịnh hay
đầm phá (Woodland, 1997). Trong giai đoạn ấu trùng
thì cá dìa ăn động vật phù du, trong khi giai đoạn
giống, thức ăn chủ yếu là các thực vật biển, ngay
cả tảo cũng không tìm thấy trong đường ruột của
chúng (Suyehiro, 1942; Gundermann và ctv, 1983).
Giai đoạn trưởng thành tính ăn của chúng vẫn không
khác giai đoạn giống, nhưng có xu hướng ăn những
loại thức ăn có kích cỡ lớn hơn như các loài rong
biển, cỏ biển. Trong điều kiện nuôi nhốt, chúng còn
có thể sử dụng được các loài thức ăn công nghiệp
và chế biến nhưng hiệu quả kém hơn hẳn những
loại thức ăn có nguồn gốc từ các loại thực vật biển.
Ismael (1976), chỉ ra rằng Siganus virgatus sẽ tăng
trưởng tốt hơn khi ăn Sargassum sp thay vì các loại
thức ăn bột viên. Tuy nhiên những thông tin về loại
thức ăn phù hợp cho từng giai đoạn nuôi của cá dìa
để từng bước hoàn thiện quy trình sản xuất giống
nhân tạo thì vẫn còn nhiều hạn chế. Bên cạnh đó
việc xác định khẩu phần cho ăn thích hợp để đạt tăng
trưởng tối ưu và hạn chế thấp nhất thức ăn thừa và ô
nhiễm môi trường nuôi là yếu tố quan trọng trong sản
xuất giống cá biển (Sun và ctv., 2006). Theo Sun và
ctv (2006), tăng khẩu phần ăn từ 3 lên 9 % khối lượng
cơ thể trên ngày có thể giúp cải thiện tăng trưởng,
tuy nhiên cũng làm tăng mức năng lượng trong trong
thức ăn thải ra ngoài môi trường nuôi. Mục đích của
thí nghiệm này nhằm xác định được loại thức ăn và
khẩu phần ăn phù hợp cho cá dìa giai đoạn 2 - 5cm
trên cơ sở thử nghiệm các loại thức ăn thường được
sử dụng trong ương các loài cá biển khác.
II. ĐỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là cá dìa (Siganus guttatus)
giai đoạn giống (2cm). Cá giống được thu từ kết
quả sản xuất giống nhân tạo và được nuôi trong
bể composite 2 tuần trước khi bắt đầu thí nghiệm.
Sau đó cá dìa có khối lượng trung bình 0,22 g/con
được bố trí ngẫu nhiên vào trong các bể composite
(60 L/bể) với mật độ 4 con/L.
2. Bố trí thí nghiệm
Trong thí nghiệm 1, cá dìa được cho ăn 5 loại
thức ăn khác nhau gồm: Lansy + BS: Thức ăn
Lansy có bổ sung các vitamin và men tiêu hóa; NRD
3/5 (INVE, Thái Lan); Flake đỏ; Tảo khô Spirulina và
Lansy. Thành phần dinh dưỡng của thức ăn được
trình bày trong bảng 1. Các nghiệm thức được bố
trí ngẫu nhiên hoàn toàn, mỗi nghiệm thức được
lặp lại 3 lần. Cá được cho ăn bằng tay, khẩu phần
ăn theo nhu cầu, cho ăn 4 lần/ngày vào lúc 6h; 10h;
14h và 18h
Thí nghiệm 2, Dựa trên kết quả của thí nghiệm 1,
thức ăn NRD 3/5 được sử dụng cho thí nghiệm 2.
Cá được cho ăn 5 khẩu phần khác nhau: 6; 8; 10; 12
và 14 % khối lượng thân.
Bảng 1. Thành phần dinh dưỡng của thức ăn
Thức ăn Protein (%) Lipid (%) Tro (%) Độ ẩm (%) Chất xơ (%) Kích thước (µm)
Lansy > 48 > 9 < 13 < 9 < 2,5 150 - 400
NRD 3/5 > 55 > 9 < 14,5 < 8 < 1,9 300 - 500
Flake đỏ ≥ 45 ≥ 8 ≤ 8 ≤ 3 50 - 400
Tảo khô ≥ 60 ≤ 6 ≤ 10 ≤ 10 ≤ 2 5 - 30
3. Chăm sóc quản lý thí nghiệm
Thời gian thí nghiệm kéo dài trong 4 tuần. Các
yếu tố môi trường: Nhiệt độ, độ muối (S‰), pH, NH3
được đo 2 tuần/lần. Nhiệt độ 28 - 320C, pH: 7.8 - 8.5,
DO > 5 mg/L, NH3< 1 mg/L, NO2 < 1.5 mg/L. Hàng
ngày tiến hành thu thức ăn thừa và vệ sinh bể nuôi,
thay nước 100%.
4. Phương pháp thu mẫu và xử lý số liệu
Trước khi kết thúc thí nghiệm tiến hành cân khối
lượng và đo chiều dài của cá. Trước khi cân đo,
cá thí nghiệm được ngừng cho ăn trong 24 h và
gây mê bằng Etylen Glycon Mono-Phenylether với
nồng độ 300 ppm Sau đó tiến hành cân khối lượng
của cá bằng cân điện tử với độ chính xác 0,01g.
Chiều dài và chiều cao của cá được đo bằng giấy kẻ
ô ly có độ chính xác 1mm. Số lượng mẫu 30 con/bể.
Các chỉ tiêu đánh giá:
● Tỷ lệ sống:
Trong đó: Nt: Số cá tại thời điểm đo
N0: Số cá thả ban đầu
● Tốc độ tăng trưởng đặc trưng (SGR) về khối
lượng của cá được xác định theo công thức:
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2014
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 73
SGRW (%/ngày) =
x 100%
Trong đó: W1, W2: chiều dài và khối lượng cá
tương ứng ở thời điểm t1, t2.
● Hệ số phân đàn về chiều dài
(CVSL –Coeffi cient of Variantion: %):
CVSL (%) = x 100%
Trong đó: CV: hệ số phân tán dữ liệu, S: độ lệch
chuẩn của khối lượng và chiều dài kinh tế, : trung
bình của khối lượng và chiều dài toàn thân.
● Hệ số tiêu tốn thức ăn (FCR) = khối lượng
thức ăn cho ăn (g)/ khối lượng cá gia tăng (g)
Số liệu được trình bày ở dạng trung bình ± độ
lệch chuẩn (SD). Tất cả các số liệu được phân tích
bằng phương pháp ANOVA một nhân tố. Sự sai khác
giữa các nghiệm thức được so sánh theo phương
pháp Duncan’s multiple range test trên phần mềm
SPSS Version 17.0. Sự sai khác có ý nghĩa được
xem xét khi P < 0,05.
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
1. Ảnh hưởng của các loại thức ăn đến sinh
trưởng, hệ số FCR và tỷ lệ sống của cá dìa
Sau 28 ngày thí nghiệm, kết quả sinh trưởng
và tỷ lệ sống của cá dìa cho ăn các loại thức ăn
khác nhau được trình bày trong bảng 2. Cá dìa đạt
khối lượng cuối, SGR và chiều dài cuối cao nhất
tại nghiệm thức sử dụng thức ăn NRD 3/5 và có
sai khác ý nghĩa với sinh trưởng của cá dìa ở các
nghiệm thức còn lại (P < 0,05). Không có sự sai
khác ý nghĩa về khối lượng cuối, SGR và chiều dài
cuối của cá dìa khi sử dụng thức ăn Lansy + BS;
Flake đỏ và Lansy (P > 0,05). Sinh trưởng của cá
dìa đạt thấp nhất ở nghiệm thức cho ăn thức ăn tảo
khô và có sai khác ý nghĩa với sinh trưởng của cá ở
các nghiệm thức khác (P < 0,05).
Bảng 2. Sinh trưởng, CVSL, FCR và tỷ lệ sống của cá dìa cho ăn các loại thức ăn khác nhau.
Thức ăn Lansy + BS NRD 3/5 Flake đỏ Tảo khô Spirulina Lansy
Wban đầu (g/con) 0,22 ± 0,06 0,22 ± 0,06 0,22 ± 0,06 0,22 ± 0,06 0,22 ± 0,06
Lban đầu (mm) 24,70 ± 2,25 24,70 ± 2,25 24,70 ± 2,25 24,70 ± 2,25 24,70 ± 2,25
Wkết thúc (g/con) 1,05 ± 0,06
b 1,47 ± 0,09c 0,97 ± 0,06b 0,74 ± 0,01a 1,01 ± 0,03b
Lkết thúc (mm) 41,29 ± 1,35
b 48,83 ± 0,87c 40,05 ± 1,23b 35,03 ± 1,00a 40,11 ± 1,39b
SGR (%/ngày) 5,58 ± 0,22b 6,78 ± 0,21c 5,27 ± 0,24b 4,31 ± 0,05a 5,42 ± 0,10b
CVSL (%) 7,26 ± 1,12 9,19 ± 0,83 8,51 ± 2,80 9,07 ± 1,57 7,95 ± 0,77
FCR 1,07 ± 0,15a 1,10 ± 0,10a 1,17 ± 0,06a 1,37 ± 0,06b 1,17 ± 0,06a
Tỷ lệ sống (%) 74,44 ± 9,48 68,33 ± 10,24 60,56 ± 9,94 58,89 ± 4,19 68,61 ± 5,67
Số liệu trình bày TB ± SD. Các ký tự khác nhau trong cùng hàng thể hiện sự sai khác ý nghĩa ở mức (P < 0,05).
Hệ số CV (%) thể hiện mức độ phân đàn của
cá (Ngô Văn Mạnh và ctv, 2014). Trong nghiên cứu
trên, cá dìa sử dụng các loại thức ăn khác nhau có
hệ số CV dao động từ 7,26 - 9,19% và không có sự
sai khác ý nghĩa giữa các nghiệm thức thí nghiệm.
Không có sự ảnh hưởng của các loại thức ăn khác
nhau đến tỷ lệ sống của cá dìa sau 4 tuần thí nghiệm
(P > 0,05). Tỷ lệ sống dao động từ 58,92 - 74,41%.
Sử dụng các loại thức ăn khác nhau cũng làm
ảnh hưởng đến hệ số chuyển hóa thức ăn của cá
dìa giai đoạn giống. Hệ số FCR cao nhất ở nghiệm
thức cho ăn thức ăn tảo khô (Spirulina) và có sai
khác ý nghĩa với hệ số FCR của cá dìa ở các
nghiệm thức khác (P < 0,05). Không có sai khác
về FCR của cá dìa sử dụng thức ăn Lansy + BS,
NRD 3/5, Flake đỏ và Lansy (P > 0,05). Theo
quan sát thì thức ăn tảo khô (Spirulina) dễ hoà
tan nhanh vào trong nước nhất và làm nước
chuyển màu xanh ngay sau khi cho ăn. Điều này
có thể dẫn đến làm giảm khả năng bắt mồi của cá
dìa và tăng hệ số FCR. Trong khi đó thức ăn NRD
3/5 lâu tan nhất so với 4 loại thức ăn còn lại và
kích thước mảng thức ăn cũng lớn nhất. Cá dìa
ở giai đoạn 2 cm này có tập tính rỉa mồi với mọi
vật thể lơ lửng trong nước, do đó những thức ăn
viên có độ bền trong nước có thể phù hợp hơn
với tập tính ăn của cá dìa. Bên cạnh đó, nhiều
nghiên cứu đã cho thấy kích cỡ hạt thức ăn có ảnh
hưởng đến tốc độ tăng trưởng cũng như hệ số
chuyển hóa thức ăn ở nhiều loài cá như cá rô phi
Oreochromis niloticus (Azaza và ctv., 2010); cá
tráp Sparus aurata (Goldan và ctv., 1997); cá hồi
Đại Tây Dương Salmo salar (Wankowski & Thorp,
1979). Kích thước hạt thức ăn nhỏ gây khó khăn
cho cá khi định hướng tìm kiếm thức ăn, đặc biệt
là những loài tìm kiếm thức ăn dựa chủ yếu vào
thị giác (Knights., 1983). Bên cạnh đó mật độ hạt
thức ăn trong nước tăng nhanh khi kích thước hạt
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2014
74 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
thức ăn giảm, điều này có thể dẫn đến sự nhiễu
loạn trong hoạt động bắt mồi của cá (Laurel và
ctv., 2001). Trong nghiên cứu trên, kích cỡ của
các hạt thức ăn của thức ăn Lansy, tảo khô và
flake đỏ có kích thước hạt thức ăn nhỏ (bảng 1),
điều này có thể ảnh hưởng đến khả năng bắt
mồi của cá dìa giai đoạn 2 - 5cm, qua đó ảnh
hưởng đến tăng trưởng của cá giai đoạn này.
Trong khi đó, thức ăn NRD 3/5 có kích cỡ hạt lớn
và phù hợp hơn với kích cỡ miệng của cá. Thức
ăn này được sử dụng cho ương nuôi cá biển để
tập chuyển đổi từ thức ăn sống (Artemia) sang
thức ăn tổng hợp và ương trong giai đoạn cá mới
sử dụng được hoàn toàn thức ăn công nghiệp
như cá chim vây vàng (Lại Văn Hùng., 2011). Kết
quả trong nghiên cứu trên cũng cho thấy sử dụng
thức ăn NRD 3/5 là thích hợp cho ương cá dìa
giai đoạn 2 - 5cm.
2. Ảnh hưởng của khẩu phần ăn đến sinh
trưởng, hệ số FCR và tỷ lệ sống của cá dìa
Sau 4 tuần thí nghiệm, kết quả nghiên cứu cho
thấy thay đổi khẩu phần ăn làm ảnh hưởng đến
sinh trưởng của cá dìa giai đoạn giống. Cá dìa đạt
khối lượng và chiều dài cuối cao nhất (1,33 g/con;
44,27 mm/con) ở nghiệm thức cho ăn khẩu phẩn
14% khối lượng thân và có sai khác ý nghĩa với
sinh trưởng của cá dìa cho ăn các thức ăn khác
(P < 0,05). Không có sự sai khác ý nghĩa về khối
lượng cuối, tốc độ tăng trưởng đặc trưng theo khối
lượng của cá dìa ở các nghiệm thức cho ăn khẩu
phần 6 đến 12 % khối lượng thân (P > 0,05).
Tăng khẩu phần ăn từ 6 lên 14 % khối lượng
thân không làm ảnh hưởng đến hế số phân đàn,
hệ số chuyển hóa thức ăn và tỷ lệ sống của cá dìa
giai đoạn này (P > 0,05). Hệ số FCR dao động từ
1,17 ÷ 1,27 và tỷ lệ sống dao động từ 66,94 ÷ 73,33%.
Bảng 3. Sinh trưởng, CVSL, FCR và tỷ lệ sống của cá dìa cho ăn các khẩu phần khác nhau
Thức ăn 6% 8% 10% 12% 14%
Wban đầu (g/con) 0,23 ± 0,02 0,23 ± 0,02 0,23 ± 0,02 0,23 ± 0,02 0,23 ± 0,02
Lban đầu (mm) 24,60 ± 0,80 24,60 ± 0,80 24,60 ± 0,80 24,60 ± 0,80 24,60 ± 0,80
Wkết thúc (g/con) 1,11 ± 0,08
a 1,08 ± 0,15a 1,13 ± 0,02a 1,16 ± 0,03a 1,33 ± 0,01b
Lkết thúc (cm) 40,35 ± 0,67
ab 39,58 ± 0,89a 40,53 ± 0,94ab 41,51 ± 0,22b 44,27 ± 0,39c
SGR (%/ngày) 5,60 ± 0,26a 5,51 ± 0,52a 5,67 ± 0,07a 5,77 ± 0,09a 6,28 ± 0,02b
CVSL (%) 8,54 ± 1,88 8,08 ± 1,22 8,27 ± 1,31 6,47 ± 0,60 8,56 ± 1,14
FCR 1,17 ± 0,12 1,17 ± 0,06 1,23 ± 0,06 1,23 ± 0,06 1,27 ± 0,06
Tỷ lệ sống (%) 66,94 ± 10,88 73,33 ± 10,63 68,61 ± 4,59 70,28 ± 4,28 72,50 ± 5,20
Số liệu trình bày TB ± SD. Các ký tự khác nhau trong cùng hàng thể hiện sự sai khác ý nghĩa ở mức (P < 0,05)
Thay đổi khẩu phần ăn có ảnh hưởng lớn đến
tốc độ tăng trưởng, hiệu quả sử dụng thức ăn (FCE)
và tỷ lệ sống của một số loài cá giai đoạn giống
như cá hồng Lutjanus argentimaculatus (Abbas &
Siddiqui., 2009); cá tầm Acipenser transmontanus
(Hung & Lutes., 1987). Tăng khẩu phần ăn giúp
tăng tốc độ tăng trưởng và hiệu quả sử dụng thức
ăn. Abbas & Siddiqui (2009) chỉ ra rằng tăng trưởng
và FCE của cá hồng tăng khi tăng khẩu phần ăn từ
1 lên 2,5% BW/ngày, tuy nhiên tăng trưởng không
tăng và FCE giảm dần khi tiếp tục tăng khẩu phần
ăn từ 2,5 lên 4,5% BW/ngày. Trong thí nghiệm trên
tăng trưởng của cá dìa tăng khi tăng khẩu phần của
cá từ 6 lên 14% BW/ngày. Sự khác biệt này có thể
do mức khẩu phần cho ăn trong thí nghiệm này còn
thấp và cần có các nghiên cứu sâu hơn.
III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Thức ăn có ảnh hưởng đến sinh trưởng và hệ số
FCR của cá dìa giai đoạn giống (2 - 5cm). Cá dìa sử
dụng thức ăn công nghiệp NRD 3/5 (INVE, Thái Lan)
sinh trưởng nhanh hơn so với các loại thức ăn khác.
Không có sai khác ý nghĩa về hệ số phân đàn và tỷ
lệ sống của cá dìa sử dụng các loại thức ăn khác
nhau.
Khẩu phần ăn cũng ảnh hưởng đến sinh trưởng
của cá dìa giai đoạn giống. Cá dìa đạt sinh trưởng
tốt nhất khi cho ăn khẩu phần 14 % khối lượng thân.
Thay đổi khẩu phần ăn không làm ảnh hưởng đến
hệ số phân đàn, FCR và tỷ lệ sống của cá dìa giai
đoạn này.
Trên cơ sở đó, nên sử dụng thức ăn NRD 3/5
với khẩu phần 14% khối lượng thân cho ương nuôi
cá dìa giai đoạn giống (2 - 5cm).
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2014
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 75
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Lại Văn Hùng, 2011. Thử nghiệm sản xuất giống cá chim vây vàng (Trachinotus blochii Lacepède, 1801) tại Khánh Hòa.
Báo cáo tổng kết đề tài tỉnh Khánh Hòa.
2. Ngô Văn Mạ nh, Châu Việ t Anh, Lại Văn Hùng, Ngô Anh Tuấn, 2014. Ảnh hưởng của thời gian chiếu sáng và số lần cho ăn
trong ngày lên sinh trưởng, tỉ lệ sống của cá Chim vây vàng (Trachinotus blochii Lacepede, 1801) ở giai đoạn giống. Tạp chí
Khoa học và Công nghệ Thủy sản. Số 4/2013.
Tiếng Anh
3. Abbas, G., Siddiqui, J. A., 2009. Effects of different feeding level on the growth, feed effi ciency and body composition of
juvenile mangrove red snapper, Lutjanus argentimaculatus (Forsskal 1775). Aquaculture Research, 40, 781-789.
4. Azaza, M.S., Dhraïef, M.N., Kraïem, M.M., Baras, E., 2010. Infl uences of food particle size on growth, size heterogeneity,
food intake and gastric evacuation in juvenile Nile tilapia, Oreochromis niloticus, L., 1758. Aquaculture, 309, 193-202.
5. Goldan, O., Popper, D., Karplus, I., 1997. Management of size variation in juvenile gilthead seabream (Sparus aurata) I:
particle size and frequency of feeding dry and live food. Aquaculture, 152, 181–190.
6. Gundermann, N. , Popper, D. M., Lichatowich, T., 1983. Biology and life cycle of Siganus vermiculatus (Siganidae, Pisces).
Pac.Sci, Volume 37, Issue 2, 165-180.
7. Hung, S.S.O., Lutes, P. B., 1987. Optimum feeding rate of hatchery-product juvenile white sturgeon (Acipenser transmontanus)
at 20 0C. Aquaculture, 65, 307 - 317.
8. Ismael, W., 1976. Culture experiment on siganid, Siganus virgatus and grouper, Epinephelus spp in the lagoon of Pari Island,
Jakarta Bay. Laporan Penelitian Perikanan. Mar.Fish.Res.Rep 1, 1-36.
9. Knights, B., 1983. Food particle-size preferences and feeding behaviour in warmwater aquaculture of European eel,
Anguilla anguilla (L.). Aquaculture 30, 173-190.
10. Laurel, B.J., Brown, J.A., Anderson, B., 2001. Behaviour, growth and survival of redfi sh larvae in relation to p rey availability.
Journal of Fish Biology, 884-901.
11. Sun, L., Chen, H., Huang, L., Wang, Z., Yan, Y., 2006. Growth and energy budget of juvenile cobia (Rachycentron canadum)
relative to ration. Aquaculture, 257, 214-220.
12. Suyehiro, Y., 1942. A study on the digestive system and feeding habits of fi sh. Japanese Journal of Zoology, Volume 10,
Issue l, l-303.
13. Zhao, F., Wang, Y., Zhang, L., Zhuang, P., Liu, J., 2013. Survival, growth, food conversion effi ciency and plasma osmolality
of juvenile Siganus guttatus (Bloch, 1787): experimental analyses of salinity effects. Fish Physiol Biochem, 39:1025-1030.
14. Wankowski, J.W.J., Thorpe, J.E., 1979. The role of food particle size in the growth of ju venile Atlantic salmon (Salmo salar L.).
Journal of Fish Biology. 14, 351-370.
15. Woodland, D. J., 1990. Revision of the fi sh family Siganidae with descriptions of two new species and comments on
distribution and biology. Indo-Pacifi c Fish, 19:1-136.
16. Woodland, D. J., 1997. Siganidae. Spinefoots, rabbitfi shes. In: Carpenter KE, Niem VH (eds) FAO species identifi cation
guide for fi shery purposes. FAO, Rome, 2069-2790.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- anh_huong_cua_thuc_an_va_khau_phan_cho_an_den_sinh_truong_va.pdf