- Cá Ngạnh giai đoạn từ cá hương đến cá giống
ương ở mật độ 50 con/m2 cho tốc độ tăng trưởng
nhanh nhất (0,11±0,01 g/ngày và 0,24±0,01 cm/ngày)
và tỷ lệ sống (68,67±2,67 %) cao nhất. Vì vậy, có thể
được sử dụng mật độ này để bổ sung vào quy trình
sản xuất giống, ương cá Ngạnh giai đoạn từ hương
đến giống.
- Thức ăn là giun quế cho tốc độ tăng trưởng
nhanh nhất (0,096±0,005 g/ngày và 0,24±0,01 cm/
ngày) và tỷ lệ sống cao (70,67±2,67 %). Vì vậy, có
thể được sử dụng giun quế làm thức ăn để bổ sung
vào quy trình ương cá Ngạnh giai đoạn từ hương
đến giống.
6 trang |
Chia sẻ: linhmy2pp | Lượt xem: 346 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ảnh hưởng của thức ăn, mật độ ương đến tỷ lệ sống và tăng trưởng của cá ngạnh - Cranoglanis bouderius (Richardson, 1846) giai đoạn cá hương đến cá giống tại Nghệ An, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2015
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 73
THOÂNG BAÙO KHOA HOÏC
ẢNH HƯỞNG CỦA THỨC ĂN, MẬT ĐỘ ƯƠNG ĐẾN TỶ LỆ SỐNG
VÀ TĂNG TRƯỞNG CỦA CÁ NGẠNH - Cranoglanis bouderius
(Richardson, 1846) GIAI ĐOẠN CÁ HƯƠNG ĐẾN CÁ GIỐNG TẠI NGHỆ AN
EFFECT OF DIET AND STOCKING DENSITY ON SURVIVAL RATE AND GROWTH RATE
OF HELMET CATFISH - Cranoglanis bouderius (Richardson, 1846) FROM JUVENILE
TO FINGERLING STAGE IN NGHE AN PROVINCE
Nguyễn Đình Vinh1, Ngô Thị Hồng Giang2, Nguyễn Hữu Dực3 , Chu Chí Thiết4
Ngày nhận bài: 05/8/2015; Ngày phản biện thông qua: 26/8/2015; Ngày duyệt đăng: 15/9/2015
TÓM TẮT
Cá Ngạnh - Cranoglanis bouderius (Richardson, 1846) giống 30 ngày tuổi, cỡ 2,1-2,3 cm, có nguồn gốc sinh sản
nhân tạo, được tiến hành các thí nghiệm nhằm xác định thức ăn và mật độ ương nuôi phù hợp đến giai đoạn cá giống. Các
thí nghiệm được tiến hành trong các giai (kích thước: 2 m x 1,5 m x 1,2 m) trong ao đất tại Trại thực nghiệm thủy sản ngọt
trường Đại học Vinh, tại huyện Hưng Nguyên, Nghệ An. Kết quả thí nghiệm cho thấy, mật độ ương 50 con/m2, cá có tốc độ
tăng trưởng nhanh, đạt 0,11±0,01 g/ngày; 0,24±0,01 cm/ngày và tỷ lệ sống cao, đạt 68,67±2,67 %, có ý nghĩa so với cá
ương ở các mật độ 60 con/m2 và 70 con/m2 (P<0,05),nhưng khác nhau không có ý nghĩa so với cá ương ở mật độ 40 con/
m2 (P>0,05). Trong khi đó, thức ăn là giun quế, tốc độ tăng trưởng của cá nhanh nhất, đạt 0,096±0,005 g/ngày; 0,24±0,01
cm/ngày, có ý nghĩa so với cá cho ăn cá tạp và bột cá nhạt kết hợp với khô đậu nành (P<0,05). Nhưng khác nhau không có
ý nghĩa về tỷ lệ sống (70,67±2,67 %) của cá giữa các nghiệm thức thức ăn (P>0,05). Như vậy, mật độ ương 50 con/m2 và
thức ăn là giun quế có thể được sử dụng để bổ sung vào quy trình ương cá ngạnh giai đoạn từ hương đến giống.
Từ khóa: cá ngạnh, Cranoglanis bouderius, mật độ, tăng trưởng, tỷ lệ sống
ABSTRACT
Helmet catfish - Cranoglanis bouderius (Richardson, 1846) at juvenile stage (30 days-old) from hatchery, with the
size 2.1-2.3 cm in length, were studied to determine the best growth rate and survival rate of this fish up to fingerling stage.
The experiments were carried out in happas (with the size: 2 m x 1.5 m x 1.2 m) in earth pond at the Fresh-water Hatchery,
Vinh University, locates at Hung Nguyen District, Nghe An Province. The result of these experiments indicated that, at
the density of 50 fish.sqm-1, fish had significantly higher growth rate (0.11±0,01 g.day-1; 0.24±0.01 cm.day-1) and survival
rate (68.67±2.67%) compared to fish reared at the densities of 60 fish.sqm-1 and 70 fish.sqm-1 (P<0.05). But there was no
significant difference in growth and survival rate between fish reared at density of 40 fish.sqm-1 and 50 fish.sqm-1. On the
other hand, fish fed with earthworm had highest growth rate (0.096±0.005 g.day-1; 0.24±0.01 cm.day-1 compared to fish fed
with trashfish and fish meal mixed with soybean meal (P<0.05). However, there was no significant diference in survival rate
between the fish fed with treated diets (P>0.05). Therefore, density of 50 fish.sqm-1 and earthworm (Peryonyx excavatus)
were suitable, which can be added to rearing protocol of helmet catfish from jurvenile to fingerling stage in the future.
Keywords: Cranoglanis bouderius, growth rate, helmet catfish, stocking density, survival rate
1 ThS. Nguyễn Đình Vinh, 2 KS. Ngô Thị Hồng Giang: Khoa Nông – Lâm – Ngư, Trường Đại học Vinh
3 PGS.TS. Nguyễn Hữu Dực: Khoa Sinh học – Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
4 ThS. Chu Chí Thiết: Phân viện nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản Bắc Trung Bộ
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Cá Ngạnh - Cranoglanis bouderius (Richardson,
1846) là loài thuộc bộ cá nheo (Siluriformes), họ cá
Ngạnh (Cranoglanididae). Trên thế giới, cá Ngạnh
phân bố ở Thái Lan, Philippin, Indonesia, Trung
Quốc (các khu vực giáp danh với Việt Nam là đảo
Hải Nam, Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam).
Ở Việt Nam, cá Ngạnh thường bắt gặp ở tất cả
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2015
74 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
các hệ thống sông từ miền Bắc (sông Hồng, sông
Mã, sông Lam) đến miền Nam Trung Bộ. Giới hạn
thấp nhất về phía Nam biết được của loài cá này
là sông Trà Khúc-Quảng Ngãi (Nguyễn Hữu Dực,
1997). Cá Ngạnh phân bố ở tầng đáy và kề đáy,
thích sống ở những nơi nước chảy vừa hoặc chậm,
đáy nhiều bùn cát. Cá thường sống thành từng đàn,
chủ yếu ở vùng hạ lưu nhiều hơn trung và thượng
lưu ở các sông ở các tỉnh phía Bắc.
Zhang và cs (2009), đã tiến hành phân tích
thành phần axit béo để đánh giá giá trị dinh dưỡng
trong thịt cá Ngạnh Cranoglanis bouderius đã chỉ ra
rằng, có tổng số 11 axit béo trong thịt cá, trong đó
gồm 4 axit béo bão hòa và 7 axit béo không bão hòa.
Điểm chất lượng của axit béo bão hòa là 33,9%,
axit béo chưa bão hòa là 66,03%; trong đó, axit béo
mạch đơn chưa bão hòa là 50,49% và axit béo chưa
bão hòa mạch dài là 15,54%. Axit béo trong thịt cá
Ngạnh chứa 3 axit chính là C18:1, C16:0 và
C18:2n-6, đều có điểm chất lượng là 80,44% trong
tổng số. Ngoài ra, thành phần axit béo trong thịt cá
Ngạnh C. bouderius có sự khác biệt rõ ràng so với
các loài cá có giá trị kinh tế khác.
Cá Ngạnh là đối tượng có giá trị kinh tế, là đặc
sản quý được nhiều người trong và ngoài nước ưa
dùng, với giá bán dao động từ 180.000 – 250.000
đồng/kg. Tuy nhiên, nguồn lợi cá này ngoài tự nhiên
ở nước ta đang bị suy giảm nghiêm trọng do khai
thác quá mức, do việc cải tạo của con người làm
thay đổi dòng chảy, nơi cư trú và bãi đẻ. Hiện nay,
cá Ngạnh được xếp vào nhóm có nguy cơ bị tuyệt
chủng ở sách Đỏ Trung Quốc (Yue và Chen, 1998),
Danh lục Đỏ của liên minh bảo tồn thiên nhiên quốc
tế (IUCN, 2014) và nằm trong danh mục các loài thủy
sinh quý hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng cần được
bảo vệ, phục hồi và phát triển theo quyết định số
82/2008-QĐ-BNN của Bộ Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn (loài có nguy cơ tuyệt chủng lớn-VU).
Bởi vây, cần có những nghiên cứu về thuần dưỡng
và sản xuất giống nhân tạo đối tượng này. Vì vậy,
chúng tôi thực hiện đề tài: “Ảnh hưởng của thức ăn,
mật độ ương đến tỷ lệ sống và tốc độ sinh trưởng
của cá Ngạnh - Cranoglanis bouderius (Richardson,
1846) giai đoạn cá hương đến cá giống”. Kết quả
của đề tài hy vọng sẽ đóng góp cho việc nghiên cứu
hoàn thiện quy trình sản xuất giống nhân tạo loài cá
quý hiếm này ở Việt Nam.
II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu
Cá Ngạnh - Cranoglanis bouderius (Richardson,
1846) kích cỡ trung bình 2,1 - 2,3 cm, có nguồn gốc
sinh sản nhân tạo tại Khoa Nông Lâm Ngư, Trường
Đại học Vinh.
2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
- Thời gian nghiên cứu: Từ 02/2015 đến 8/2015.
- Địa điểm nghiên cứu: Trại thực nghiệm Thủy
sản ngọt, Trường Đại học Vinh tại huyện Hưng
Nguyên, Nghệ An. Các thí nghiệm được triển khai
trong các giai (kích thước: 2 m x 1,5 m x 1,2 m)
trong ao. Giai ương được lắp đặt trong ao có độ sâu
nước 1,2 m, đáy giai cách đáy ao 20 cm, luôn được
giữ căng bảo đảm diện tích thực và tăng khả năng
thông thoáng với môi trường bên ngoài.
3. Phương pháp nghiên cứu
Thí nghiệm 1: Ảnh hưởng của mật độ ương
đến tỷ lệ sống và tốc độ tăng trưởng của cá Ngạnh
giai đoạn từ cá hương đến cá giống.
Thí nghiệm được tiến hành với 04 mật độ (MĐ)
khác nhau: MĐ1: 40 con/m2; MĐ2: 50 con/m2; MĐ3:
60 con/m2; MĐ4: 70 con/m2, được bố trí ngẫu nhiên
trong 12 giai. Mỗi nghiệm thức được bố trí lặp lại 3
lần. Cá thí nghiệm được cho ăn giun quế đến no với
tần suất 2 lần/ngày, vào 7 giờ và 16 giờ. Thí nghiệm
được tiến hành trong 60 ngày.
Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của thức ăn đến tỷ lệ
sống và tốc độ tăng trưởng của cá Ngạnh giai đoạn
từ cá hương đến cá giống.
Thí nghiệm được tiến hành với 03 loại thức
ăn (TA), gồm: TA1: sử dụng 100% cá tạp; TA2: sử
dụng 100% giun quế; TA3: sử dụng thức ăn tự chế
gồm 50% bột cá nhạt và 50% bột khô đậu nành.
Cá thí nghiệm được bố trí ngẫu nhiên trong 9 giai,
mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần. Mật độ cá thí
nghiệm là 50 con/m2, được lựa chọn từ kết quả thí
nghiệm 1. Cho cá ăn đến no với tần suất 2 lần/ngày
vào lúc 7 giờ và 16 giờ. Thí nghiệm được tiến hành
trong 60 ngày.
4. Phương pháp thu thập số liệu
Đánh giá tốc độ tăng trưởng của cá: được xác
định định kỳ 15 ngày/lần, trên 30 cá thể được thu
ngẫu nhiên, dựa theo chiều dài tiêu chuẩn (SL)
bằng thước kẹp chia vạch có độ chính xác đến 0,1
mm và khối lượng (W) toàn thân cá bằng cân điện
tử TANITA có độ chính xác đến 0,01 g.
- Sinh trưởng theo khối lượng và chiều dài bình
quân theo ngày của cá thí nghiệm, xác định bởi
công thức: ADG (g/ngày hoặc cm/ngày) = (Wt-W0)/
Dt hoặc = (Lt-L0)/Dt. Trong đó: W0 và L0 là khối lượng
và chiều dài của cá tại thời điểm bắt đầu thí nghiệm;
Wt và Lt là khối lượng và chiều dài của cá tại thời
điểm kết thúc thí nghiệm; Dt là số ngày thí nghiệm.
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2015
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 75
- Tốc độ tăng trưởng đặc biệt của cá, xác định
bởi công thức: SGR (%/ngày) = 100 x [Ln(w2) – Ln(w1)]/
Dt hoặc = 100 x [Ln(L2) – Ln(L1)]/Dt. Trong đó: W1 và L1
là khối lượng và chiều dài cá tại thời điểm bắt đầu
thí nghiệm; W2 và L2 là khối lượng và chiều dài cá
tại thời điểm kết thúc thí nghiệm; Dt là số ngày thí
nghiệm.
- Mức độ phân đàn của cá được xác định theo
công thức: CV (%) = (SD)/χ) x 100. Trong đó: SD là
độ lệch chuẩn mẫu, χ là kích cỡ cá trung bình.
Đánh giá tỷ lệ sống của cá thí nghiệm được
xác định theo công thức: SR (%) = 100 x (số cá thu
hoạch + số cá chết do thu mẫu)/số cá thả ban đầu.
5. Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu thí nghiệm được xử lý, phân tích theo
phương pháp phương sai một yếu tố (One way
ANOVA) và kiểm định để so sánh giá trị trung bình
giữa các nghiệm thức với độ tin cậy 95% (P<0,05)
bằng phần mềm SPSS Version 16.
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
1. Ảnh hưởng của mật độ ương đến sinh trưởng
và tỷ lệ sống của cá Ngạnh giai đoạn từ hương
đến giống
1.1. Ảnh hưởng của mật độ ương đến tốc độ tăng trưởng
Bảng 1. Tăng trưởng (theo khối lượng, g) của cá ngạnh theo mật độ thí nghiệm
Chỉ tiêu
khối lượng
Mật độ thí nghiệm (con/m2)
40 50 60 70
W0 (g) 1,03 ± 0,04 1,02 ± 0,03 1,01 ± 0,01 1,06 ± 0,04
Wfl (g) 7,51 ± 0,77
c 7,41 ± 0,67c 5,10 ± 0,04b 4,11 ± 0,08a
AGR(g/ngày) 0,11 ± 0,01c 0,11 ± 0,01c 0,07 ± 0,01b 0,05 ± 0,01a
SGR(%/ngày) 3,30 ± 0,12c 3,31 ± 0,18c 2,69 ± 0,01b 2,26 ± 0,05a
Ghi chú: Số liệu có chữ mũ trong cùng hàng khác nhau thì khác nhau có ý nghĩa (P<0,05); W0 (g) là khối lượng của cá tại thời điểm bắt
đầu thí nghiệm; Wfl (g) là khối lượng của cá tại thời điểm kết thúc thí nghiệm; AGR (g/ngày) là tốc độ tăng trưởng về khối lượng của cá theo
ngày; SGR(%/ngày) là tăng trưởng đặt biệt của cá trong thời gian thí nghiệm.
Kết quả tại bảng 1 cho thấy, cá được lựa chọn
cho thí nghiệm đồng đều, giao động từ 0,01 g đến
0,06 g, khác nhau không có ý nghĩa (P>0,05). Sau
60 ngày thí nghiệm, cá Ngạnh đạt khối lượng từ
4,11 g đến 7,51 g, có xu hướng tỷ lệ nghịch với mật
độ ương. Cá Ngạnh ương ở mật độ 70 con/m2 có
khối lượng thấp nhất (4,11±0,08 g) có ý nghĩa so
với cá ương ở các mật độ 60 con/m2, 50 con/m2 và
40 con/m2 (P<0,05), Cá ương ở mật độ 40 con/m2,
đạt khối lượng lớn nhất (7,51±0,77 g), có ý nghĩa so
với cá ương ở mật độ 60 con/m2 (5,10±0,04 g) và
70 con/m2 (P<0,05), nhưng không có ý nghĩa so với
cá ương ở mật độ 50 con/m2 (7,41±0,67 g) (P>0,05).
Tốc độ tăng của cá Ngạnh tương đối nhanh,
nhưng cũng có xu hướng tỷ lệ nghịch với các mật
độ ương. Ở các mật độ 40 con/m2 và 50 con/m2, tốc
độ tăng trưởng của cá khác nhau không có ý nghĩa,
lần lượt là 0,11±0,01 g/ngày; 3,30±0,12 %/ngày
và 0,11±0,01 g/ngày; 3,31±0,18 %/ngày (P>0,05),
nhưng cao hơn có ý nghĩa so với cá ương ở mật
độ 60 con/m2 (0,07±0,01 g/ngày; 2,69±0,01 %/ngày)
và 70 con/m2 (0,05±0,01 g/ngày; 2,26±0,05 %/ngày)
(P<0,05). Tốc độ tăng trưởng của cá Ngạnh thấp
nhất khi ương ở mật độ 70 con/m2 (P<0,05).
Bảng 2. Tăng trưởng (theo chiều dài, cm) của cá ngạnh theo mật độ thí nghiệm
Chỉ tiêu
kích thước
Mật độ thí nghiệm (con/m2)
40 50 60 70
TL0 (cm) 2,20 ± 0,02 2,20 ± 0,14 2,19 ± 0,01 2,11 ± 0,09
TLfl (cm) 16,11 ± 0,83
c 16,44 ± 0,45c 12,28 ± 0,54b 10,64 ± 0,56a
AGR(cm/ngày) 0,23 ± 0,01c 0,24 ± 0,01c 0,17 ± 0,01b 0,14 ± 0,01a
SGR (%/ngày) 3,32 ± 0,09c 3,35 ± 0,14c 2,87 ± 0,08b 2,70 ± 0,03a
CV (60, %) 2,46 ± 0,11a 2,45 ± 0,19a 2,92 ± 0,18b 3,20 ± 0,38b
Ghi chú: Số liệu có chữ mũ trong cùng hàng khác nhau thì khác nhau có ý nghĩa (P<0,05); W0 (cm) là kích cỡ của cá tại thời điểm bắt
đầu thí nghiệm; Wfl (cm) là kích cỡ của cá tại thời điểm kết thúc thí nghiệm; AGR (cm/ngày) là kích cỡ của cá tăng thêm sau khi kết thúc thí
nghiệm; SGR(%/ngày) là tăng trưởng đặt biệt của cá trong thời gian thí nghiệm; CV (60, %) là hệ số phân đàn của cá sau 60 ngày thí nghiệm.
Kết quả bảng 2 cho thấy, sau 60 ngày thí
nghiệm, cá Ngạnh đạt chiều dài từ 10,64 cm đến
16,44 cm. Chiều dài của cá ương ở mật độ ương
40 con/m2 và 50 con/m2 lần lượt đạt 16,11 ± 0,83 cm
và 16,44 ± 0,45 cm, khác nhau không có ý nghĩa
(P>0,05), nhưng cao hơn, có ý nghĩa so với cá ương
ở các mật độ 60 con/m2 và 70 con/m2 (P<0,05).
Cá ương ở mật độ 70 con/m2 đạt kích thước
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2015
76 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
theo chiều dài thấp nhất (10,64±0,56 cm), có ý nghĩa
so với cá ương ở các mật độ 60 con/m2, 50 con/m2
và 40 con/m2 (P<0,05). Giữa các mật độ ương 40
con/m2 và 50 con/m2, kích thước của cá lần lượt là
16,11±0,83 cm và 16,44±0,45 cm, khác nhau không
có ý nghĩa (P>0,05), nhưng lớn hơn cá ương ở các
mật độ 60 và 70 con/m2, lần lượt là12,28±0,54 cm
và 10,64±0,56 cm (P<0,05).
Tốc độ tăng trưởng của cá theo chiều dài cũng
tỷ lệ nghịch với mật độ ương. Giữa các mật độ
ương 40 con/m2 và 50 con/m2, tốc độ tăng trưởng
riêng và tăng trưởng tuyệt đối theo ngày khác nhau
không có ý nghĩa, lần lượt là 3,32±0,09 %/ngày;
0,23±0,01 g/ngày và 3,35±0,14 %/ngày; 0,24±0,01
g/ngày (P>0,05), nhưng cao hơn, có ý nghĩa so với
cá ương ở các mật độ 60 con/m2 và 70 con/m2. Cá
ương ở mật độ 70 con/m2 có tốc độ tăng trưởng
thấp nhất (2,70±0,03 %/ngày; 0,14±0,01 g/ngày)
(P<0,05), tiếp theo là cá ương ở mật độ 60 con/m2
(2,87±0,08 %/ngày; 0,17±0,01 g/ngày) có ý nghĩa
so với cá ương ở các mật độ thí nghiệm (P<0,05).
Xét về mức độ phân đàn của cá sau 60 ngày
ương, cho thấy, cá ương ở mật độ cao có mức phân
đàn cao hơn so với cá ương ở mật độ thấp. Giữa
mật độ ương 60 con/m2 và 70 con/m2, mức phân
đàn của cá khác nhau không có ý nghĩa, lần lượt
là 2,92±0,18% và 3,20±0,38% (P>0,05), nhưng cao
hơn có ý nghĩa so với cá ương ở mật độ 40 con/m2
(2,46±0,11%) và 50 con/m2 (2,45±0,19%) (P<0,05).
Mức phân đàn của cá ương ở mật độ ương 40
con/m2 và 50 con/m2 khác nhau không có ý nghĩa
(P>0,05).
1.2. Ảnh hưởng của mật độ ương đến tỷ lệ sống
Hình 1. Tỷ lệ sống của cá ngạnh
theo mật độ ương thí nghiệm
Kết quả hình 1 cho thấy, tỷ lệ sống của cá có xu
hướng giảm khi tăng mật độ ương. Tỷ lệ sống của
cá ương ở mật độ 40 con/m2 và 50 con/m2 lần lượt
là 70,28±2,55% và 68,67±2,67% khác nhau không
có ý nghĩa (P>0,05), nhưng cao hơn có ý nghĩa
với cá ương ở các mật độ 60 con/m2 và 70 con/m2
(P<0,05). Giữa các mật độ 60 con/m2 và 70 con/m2,
tỷ lệ sống của cá cũng khác nhau không có ý nghĩa,
lần lượt là 58,33±3,89% và 53,81±0,95% (P>0,05).
Như vậy, kết quả thí nghiệm cho thấy, mật độ
50 con/m2 là phù hợp, có thể được lựa chọn để bổ
sung vào quy trình ương cá Ngạnh giai đoạn từ cá
hương đến cá giống.
2. Ảnh hưởng của thức ăn đến sinh trưởng
và tỷ lệ sống của cá Ngạnh giai đoạn từ hương
đến giống
Bảng 3. Tăng trưởng (theo khối lượng, g) của cá Ngạnh theo thức ăn
Chỉ tiêu
khối lượng
Thức ăn thí nghiệm
Cá tạp Giun quế Bột cá nhạt+Khô đậu nành(Tỷ lệ 1:1)
W0(g) 1,05 ± 0,01
a 1,06 ± 0,02a 1,06 ± 0,01a
Wfl(g) 4,80 ± 0,23
a 6,82 ± 0,30b 4,95 ± 0,28a
AGR(g/ngày) 0,063 ± 0,004a 0,096 ± 0,005b 0,065 ± 0,005a
SGR(%/ngày) 2,53 ± 0,08a 3,11 ± 0,05b 2,57 ± 0,10a
Ghi chú:Số liệu có chữ mũ trong cùng hàng khác nhau thì khác nhau có ý nghĩa (P<0,05); W0 (g) là khối lượng của cá tại thời điểm bắt
đầu thí nghiệm; Wfl (g) là khối lượng của cá tại thời điểm kết thúc thí nghiệm; AGR (g/ngày) là tốc độ tăng trưởng tuyệt đối về khối lượng của cá
theo ngày; SGR(%/ngày) là tăng trưởng đặt biệt của cá trong thời gian thí nghiệm.
Kết quả bảng 3 cho thấy, sau 60 ngày thí
nghiệm với 3 loại thức ăn, khối lượng cá Ngạnh
giao động từ 4,80 g đến 6,82 g. Khối lượng cá cao
nhất (6,82±0,30 g) ở các giai cho ăn bằng giun quế,
có ý nghĩa so với thức ăn là cá tạp và bột cá nhạt
kết hợp với khô đậu nành (P<0,05). Giữa các giai
ương sử dụng thức ăn là cá tạp và bột cá nhạt kết
hợp với khô đậu nành, cá có khối lượng lần lượt là
4,80±0,23 g và 4,95±0,28 g, khác nhau không có ý
nghĩa (P>0,05).
Tốc độ tăng trưởng về khối lượng của cá Ngạnh
khá cao ở các nghiệm thức thí nghiệm. Tốc độ tăng
trưởng của cá cao nhất khi cho ăn giun quế (3,11±0,05
%/ngày; 0,096±0,005 g/ngày), có ý nghĩa so với cá
cho ăn cá tạp và bột cá nhạt kết hợp với bột khô
đậu nành (P<0,05). Nhưng tốc độ tăng trưởng của cá
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2015
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 77
cho ăn cá tạp và và bột cá nhạt kết hợp với khô đậu nành khác nhau không có ý nghĩa, lần lượt là 2,53±0,08 %/
ngày; 0,063±0,004 g/ngày và 2,57±0,10 %/ngày; 0,065±0,005 g/ngày (P>0,05).
Bảng 4. Tăng trưởng (theo chiều dài, cm) của cá Ngạnh theo thức ăn thí nghiệm
Chỉ tiêu chiều dài
Thức ăn thí nghiệm
Cá tạp Giun quế Bột cá nhạt+Khô đậu nành(Tỷ lệ 1:1)
TL0(cm) 2,25 ± 0,02
a 2,23 ± 0,05a 2,25 ± 0,02a
TLfl(cm) 12,94 ± 0,28
a 16,47 ± 0,45b 13,27 ± 0,87a
AGR(cm/ngày) 0,18 ± 0,01a 0,24 ± 0,01b 0,18 ± 0,01a
SGR(%/ngày) 2,92 ± 0,05a 3,33 ± 0,03b 2,96 ± 0,10a
CV60(%) 3,44 ± 0,09a 2,74 ± 0,33b 3,32 ± 0,48a
Ghi chú: Số liệu có chữ mũ trong cùng hàng khác nhau thì khác nhau có ý nghĩa (P<0,05); W0 (cm) là kích cỡ của cá tại thời điểm bắt đầu
thí nghiệm; Wfl (cm) là kích cỡ của cá tại thời điểm kết thúc thí nghiệm; AGR (cm/ngày) là tốc độ tăng trưởng tuyệt đối của cá theo ngày; SGR(%/
ngày) là tăng trưởng đặt biệt của cá trong thời gian thí nghiệm; CV (60, %) là hệ số phân đàn của cá sau 60 ngày thí nghiệm.
Kết quả bảng 4 cho thấy, sau 60 ngày thí
nghiệm, chiều dài của cá Ngạnh từ 12,94 cm đến
16,47 cm. Kích thước của cá lớn nhất khi cho ăn
giun quế (16,47±0,45 cm) có ý nghĩa so với cá ương
bằng thức ăn cá tạp và bột cá nhạt kết hợp khô đậu
nành (P<0,05). Trong khi đó, chiều dài của cá ương
bằng cá tạp và bột cá nhạt kết hợp với khô đậu nành
khác nhau không có ý nghĩa, lần lượt là 12,94±0,28
cm và 13,27±0,87 cm (P>0,05).
Tương tự với tăng trưởng về khối lượng, tốc độ
tăng trưởng của cá Ngạnh theo chiều dài cao nhất
khi cho ăn giun quế (3,33±0,03 %/ngày; 0,24±0,01
g/ngày), có ý nghĩa so với cá ương ở nghiệm thức cá
tạp và bột cá nhạt kết hợp khô đậu nành (P<0,05).
Cá ương bằng cá tạp và bột cá nhạt kết hợp với khô
đậu nành có tốc độ sinh trưởng khác nhau không
có ý nghĩa, lần lượt là 2,92±0,05 %/ngày; 0,18±0,01
g/ngày và 2,96±0,10 %/ngày; 0,18±0,01 g/ngày
(P>0,05).
Mức phân đàn của cá cũng ảnh hưởng bởi
thức ăn thí nghiệm. Mức phân đàn của cá thấp
nhất (2,74±0,33%) khi cho ăn giun quế, có ý nghĩa
so với cá cho ăn bằng cá tạp và bột cá nhạt kết hợp
với khô đậu nành (P<0,05). Mức phân đàn của cá
cao khi cho ăn cá tạp và bột cá nhạt kế hợp với khô
đậu nành, lần lượt là 3,44±0,09% và 3,32±0,48%,
nhưng giữa chúng khác nhau không có ý nghĩa
(P>0,05).
Hình 2. Tỷ lệ sống của cá Ngạnh theo thức ăn thí nghiệm
Kết quả tại hình 2 cho thấy, không có sự khác
nhau về tỷ lệ sống của cá Ngạnh sau khi kết thúc thí
nghiệm ương bằng cá tạp, giun quế và bột cá nhạt
kết hợp với khô đậu nành, lần lượt là 68,89±3,01%,
70,67±2,67% và 69,78±1,68% (P>0,05). Thức ăn
thí nghiệm không ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của cá
Ngạnh trong quá trình ương nuôi.
Như vậy, kết quả thí nghiệm cho thấy, giun
quế là loại thức ăn tốt cho cá Ngạnh, có thể
xem xét để bổ sung vào quy trình ương giống cá
Ngạnh giai đoạn hương đến giống, nhằm tăng tốc
độ tăng trưởng của cá, rút ngắn được thời gian
ương nuôi.
IV. KẾT LUẬN
- Cá Ngạnh giai đoạn từ cá hương đến cá giống
ương ở mật độ 50 con/m2 cho tốc độ tăng trưởng
nhanh nhất (0,11±0,01 g/ngày và 0,24±0,01 cm/ngày)
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2015
78 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
và tỷ lệ sống (68,67±2,67 %) cao nhất. Vì vậy, có thể
được sử dụng mật độ này để bổ sung vào quy trình
sản xuất giống, ương cá Ngạnh giai đoạn từ hương
đến giống.
- Thức ăn là giun quế cho tốc độ tăng trưởng
nhanh nhất (0,096±0,005 g/ngày và 0,24±0,01 cm/
ngày) và tỷ lệ sống cao (70,67±2,67 %). Vì vậy, có
thể được sử dụng giun quế làm thức ăn để bổ sung
vào quy trình ương cá Ngạnh giai đoạn từ hương
đến giống.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2008), Danh mục các loài thủy sinh quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng cần được bảo
vệ, phục hồi và phát triển. Quyết định số 82/QĐ/BNN ngày 17 tháng 07 năm 2008.
2. Nguyễn Hữu Dực (1995), Góp phần nghiên cứu Khu hệ cá nước ngọt Nam Trung bộ, Việt Nam. Luận án Tiến sĩ Khoa học
Sinh học.
3. Nguyễn Văn Hảo và Ngô Sỹ Vân (2001), Cá nước ngọt Việt Nam. NXB Nông nghiệp Hà Nội.
4. Nguyễn Đình Vinh, Trân Ngọc Hùng, Tạ Thị Bình (2013), Nghiên cứu sản xuất giống cá Ghé (Bagarius rutilus Ng&Kottelat,
2000) giống trong điều kiện nhân tạo tại Nghệ An. Tạp chí khoa học Trường Đại học Vinh – Tập 42, số 2A, 2013.
Tiếng Anh
5. Biswas, SP., (1993), Manual of methods in fish biology, South Asian Publishers, PvtLtd., New Delhi. 157pp
6. Drury, R.A.B., and E.A. Wallington,(1973), Carlton’s Histological Technique, Fourth Edition, Oxford University Press.
432pp.
7. Zhang ZhuQing; Zhou Lu; Yang Xing; Yang Kai; Hu ShiRan; Li DaoYou; Zhang LongTao, 2009, Determine of muscle
content and its nutrients composition of Cranoglanis bouderius. Journal Guizhou Agricultural Sciences 2009 No. 6 pp.
126-129.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- anh_huong_cua_thuc_an_mat_do_uong_den_ty_le_song_va_tang_tru.pdf